Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Bài 46: Cây - Lê Thị Hồng Khương

doc 4 trang Lê nhi 13/11/2023 1430
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Bài 46: Cây - Lê Thị Hồng Khương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Bài 46: Cây - Lê Thị Hồng Khương

Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Bài 46: Cây - Lê Thị Hồng Khương
Bài 46:
LÁ CÂY
I/ MỤC TIÊU :
Sau bài học, HS biết :
- Mô tả sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và độ lớn của lá cây
- Nêu đặc điểm chung về cấu tạo ngoài của lá cây.
- Phân loại các lá cây sưu tầm được. 
II/ CHUẨN BỊ :
 Các hình trong SGK trang 86, 87, sưu tầm các lá cây khác nhau.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học Sinh
A.Bài cũ : Rễ cây ( tiếp theo )
 + Rễ cây có chức năng gì ?
-Nhận xét bài cũ
B.Bài mới :
*Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 
a/Mục tiêu: Biết mô tả sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và độ lớn của lá cây
-Nêu đặc điểm chung về cấu tạo ngoài của lá cây
b/Cách tiến hành :
- Giáo viên cho học sinh làm việc theo nhóm:
+ Quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trang 86, 87 trong SGK và kết hợp quan sát những lá cây học sinh mang đến lớp.
+ Nói về màu sắc, hình dạng, kích thước của những lá cây quan sát được.
+ Hãy chỉ đâu là cuống lá, phiến lá của một số lá cây sưu tầm được. 
- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
® Kết luận: Lá cây thường có màu xanh lục, một số ít lá có màu đỏ hoặc vàng. Lá cây có nhiều hình dạng và độ lớn khác nhau. Mỗi chiếc lá thường có cuống lá và phiến lá, trên phiến lá có gân lá. 
Hoạt động 2: Làm việc với vật thật 
a/Mục tiêu: Biết phân loại các lá cây sưu tầm được
b/Cách tiến hành :
-Giáo viên phát cho mỗi nhóm một tờ bìa và băng dính. Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đính các lá cây đã sưu tầm được theo từng loại và ghi chú ở dưới theo từng nhóm có kích thước, hình dạng tương tự nhau. 
-Các nhóm giới thiệu bộ sưu tập các loại lá của mình trước lớp và nhận xét nhóm nào sưu tầm được nhiều, trình bày đúng, đẹp và nhanh.
-Liên hệ giáo dục học sinh BVMT.
D.Nhận xét – Dặn dò : 
-GV nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài: Khả năng kì diệu của lá cây.
-Học sinh trình bày 
-Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
-Các nhóm khác nghe và bổ sung.
-Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
-Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Bài 47 :	HOA
I. Mục tiêu:	Giúp học sinh:
	- Quan sát, so sánh tìm ra được sự khác nhau về màu sắc, hương thơm của các loài hoa.
	- Xác định được các bộ phận thường có của một bông hoa
	- Nêu được chức năng và ích lợi của hoa trong cuộc sống.
*GDKNS: Kĩ năng quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về đặc điểm bên ngoài của một số loài hoa. Biết tổng hợp, phân tích thông tin để biết vai trò, ích lợi của các loài hoa đối với đời sống thực vật và đời sống con người. 
II. Chuẩn bị
- Một số bông hoa thật 
- Các hình minh hoạ trong SGK
- Các loại hoa học sinh sưu tầm
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hoạt động khám phá: 
* Trò chơi: Ai thính mũi hơn
- GV giới thiệu trò chơi, sau đó gọi 2 học sinh lên bảng chơi trò chơi.
- Bịt mắt học sinh, lần lượt cho các em ngửi 3 loại hoa và yêu cầu học sinh đoán xem đó là hoa gì ?
- Cho học sinh nhận xét, sau đó đưa ra 3 bông hoa cho học sinh ngửi lại.
* Giới thiệu bài mới: ghi đề
* Hoạt động 1: Sự đa dạng về sắc màu, mùi hương, hình dạng của hoa.
- GV cho học sinh thảo luận nhóm
- Yêu cầu học sinh để ra trước mặt các bông hoa hoặc tranh vẽ hoa đã sưu tầm được.
- Yêu câu các em quan sát màu sắc, hương thơm của mỗi bông hoa của mình, sau đó giới thiệu cho các bạn trong nhóm cùng biết.
- Tổ chức làm việc cả lớp
- Nhận xét khen ngợi sự chuẩn bị của học sinh.
- Hoa có những màu sắc như thế nào ?
- Mùi hương của các loài hoa giống hay khác nhau ?
- Hình dạng của các loài hoa khác nhau thế nào ?
* Kết luận: Các loài hoa thường khác nhau về hình dạng và màu sắc. Mỗi loài hoa có một mùi hương riêng.
* Hoạt động 2: Các bộ phận của hoa
- Giáo viên cho học sinh quan sát một bông hoa có đủ các bộ phận ( hoặc tranh vẽ mọt bông hoa )
- Giáo viên chỉ vào các bộ phận và yêu cầu học sinh gọi tên, sau đó giới thiệu lại về tên các bộ phận cho học sinh biết: Hoa thường có các bộ phận là: Cuống hoa, đài hoa, cánh hoa và nhị hoa.
- Giáo viên yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh chỉ và giới thiệu cho nhau về các bộ phận của bông hoa mình đã sưu tầm được.
- Gọi một số HS lên bảng chỉ và gọi tên các bộ phận của một bông hoa 
* Hoạt động 3: Vai trò và ích lợi của hoa.
- Yêu cầu học sinh làm việc cặp đôi cùng quan sát các loại hoa trong hình 5, 6, 7, 8, trang 91SGK và cho biết hoa đó dùng để làm gì ?
- Sau 3 phút gọi học sinh báo cáo kết quả làm việc.
- Yêu cầu học sinh kể thêm những ích lợi khác nhau của hoa mà em biết.
* Giáo viên nêu: Hoa có nhiều ích lợi, hoa dùng để trang trí, làm nước hoa, ướp chè, để ăn, để làm thuốc. Hoa là cơ quan sinh sản của cây.
* Hoạt động kết thúc.
* Mở rộng: Hoa có hương thơm, nhưng chúng ta có nên ngửi nhiều hương thơm hoa không? Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta để quá nhiều hoa trong phòng kín, đầu giường ngủ ?
- Một số phần hoa như hoa mơ có thể gây ngứa nên chúng ta cần chú ý khi tiếp xúc với các loại hoa.
- Tổng kết giờ học dặn học sinh sưu tầm một số quả ( hoặc tranh ảnh về quả) chuẩn bị cho giờ học sau.
	* Bài sau: Quả
- 2 học sinh lên bảng
- 2 học sinh bịt mắt được ngửi hoa và đoán tên hoa rồi ghi lên bảng.
- Các học sinh khác nhận xét đúng, sai
- Học sinh làm việc theo nhóm, thực hiện yêu cầu của giáo viên.
- Học sinh quan sát các bông hoa và lần lượt giới thiệu cho các bạn trong nhóm nghe về hoa mình có ( Tên hoa, màu hoa, mùi hương. )
- 4 – 5 học sinh lên bảng giới thiệu với cả lớp
- Hoa có nhiều màu sắc khác nhau: trắng, đỏ, hồng,..
- Mùi hương của hoa khác nhau
- Hoa có hình dạng rất khác nhau, có hoa to như trong như cái kèn, có hoa tròn, có hoa dài,.
- Học sinh quan sát
- Học sinh trả lời và lắng nghe giáo viên giới thiệu.
- Học sinh làm việc theo nhóm
- Học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu. Các học sinh khác nhận xét bổ sung.
- Học sinh làm việc theo cặp cùng quan sát hoa trong các hình và nói cho bạn bên cạnh biết hoa để làm gì ?
- 2 + 3 học sinh trả lời trước lớp về lợi ích của từng loại hoa trong hình minh hoạ.
- Học sinh động não để kể tên và lợi ích của hoa đó.
- 1 – 2 học sinh nhắc lại kết luận.
- Không nên ngửi nhiều hoa vì sẽ không tốt cho sức khoẻ. Nếu trong phòng kín có nhiều hoa hoặc đặt lọ hoa ở đầu giường khi đi ngủ sẽ rất khó thở.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_3_bai_46_cay_le_thi_hong_khuo.doc
  • docBia Giao an.doc