Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 (tuần 1) - Bài 1: Cậu bé thông minh
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 (tuần 1) - Bài 1: Cậu bé thông minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 (tuần 1) - Bài 1: Cậu bé thông minh
TUẦN 1 Thứ hai ngày 17 tháng 8 năm 2015 Tiếng Việt Bài 1A: Cậu bé thông minh I. Mục tiêu: - Đọc và hiểu câu chuyện : Cậu bé thông minh. - Nói những điều em biết về một số trẻ thông minh thời xưa. II. Chuẩn bị : GV : Nội dung ( hoặc hình ảnh ) câu chuyện: Lương Thế Vinh. HS: Sưu tầm những câu chuyện kể về một bạn nhỏ thông minh. III. Các hoạt động: Tiết 1 * Khởi động - HĐTQ tổ chức cho cả lớp chơi một trò chơi: Đố vui. Hè về áo đỏ như son Hè đi thay lá xanh non mượt mà Bao nhiêu tay toả rộng ra Như vẫy như đón bạn ta đến trường? Là cây gì? Da trắng muốt Ruột trắng tinh Bạn với học sinh Thích cọ đầu vào bảng? Là cái gì? HĐTQ tổng kết trò chơi - tuyên dương những bạn trả lời nhanh và đúng HĐTQ mời cô giáo hướng dẫn tiêt học HS ghi tên bài vào vở HS đọc thầm mục tiêu bài - chia sẻ mục tiêu bài trong nhóm và trước lớp A.Hoạt động cơ bản Nghe thầy ( cô ) kể chuyện về Lương Thế Vinh. Nghe thầy ( cô ) đọc câu chuyện: Cậu bé thông minh. - Cả lớp theo dõi cô giáo đọc và đọc thầm theo. Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa: Việc 1: Đọc 2 lần các từ ngữ và lời giải nghĩa trong sách ( trang 4 ) Việc 2: Đọc thầm cả bài, tìm từ mới cần giải nghĩa ( nếu có) - Không nhìn vào sách, em và bạn nói cho nhau nghe nghĩa của các từ. - Nhóm trưởng hỏi: Trong nhóm mình có bạn nào còn từ không hiểu trong bài không? Nếu có, nhóm trưởng đề nghị bạn đưa ra từ ngữ chưa hiểu, các bạn khác nghe và giải thích cho bạn (hoặc tìm hiểu ở từ điển hoặc nhờ cô giáo giúp đỡ). 4.Tìm hiểu cách đọc ( Nội dung 4 – trang 4) Việc 1: Em đọc mỗi câu 2 lần Việc 2: Trả lời các câu sau: Mỗi câu trên được ngắt hơi mấy lần? Ngắt hơi sau tiếng nào ? (hoặc dấu gì ?) Cách ngắt hơi sau cụm từ hoặc sau dấu phẩy có tác dụng gì? - Em và bạn đọc , trao đổi với nhau về cách đọc các câu trên . Việc 1: Nhóm trưởng mời các bạn đọc và nhận xét cách đọc. Việc 2: Trao đổi, thống nhất cách phát âm đúng, cách ngắt hơi trong các câu văn dài. Cùng luyện đọc. - Một bạn đọc- một bạn nghe rồi chia sẻ cách đọc với bạn và ngược lại. ( đọc hai lượt để mỗi bạn được đọc hết cả bài) V1: Nhóm trưởng phân công mỗi bạn đọc một đoạn, nối tiếp nhau trong nhóm và 1-2 bạn đọc hết bài . (* Lưu ý : Khi bạn đọc thì các bạn còn lại lắng nghe, theo dõi để nhận xét, sửa lỗi cho bạn) V2: Góp ý cho bạn, hướng dẫn bạn cách đọc đúng và thực hiện lại ( nếu đọc chưa đúng). Thi đọc. V1: HĐTQ điều hành thi đọc giữa các nhóm. ( Mỗi nhóm cử một bạn thi đọc nối tiếp; 1 bạn đọc cả bài). V2: HĐTQ tổ chức bình chọn – tuyên dương những bạn đọc hay, nhóm đọc tốt. GV nhận xét- đánh giá tiết học Tiết 2 B. Hoạt động thực hành. * Khởi động : HĐTQ Tổ chức cho cả lớp chơi một trò chơi ( hoặc hát và khởi động theo lời bài hát) 1. Thảo luận và trả lời câu hỏi . Việc 1: Đọc thầm đoạn 1, trả lời hai câu hỏi nội dung 1 / trang 5. Việc 2: Đọc thầm đoạn1, đoạn 2 và chọn câu trả lời đúng rồi ghi vào vở nháp. (Nội dung 2 / trang 5). Việc 3: Chọn ra hai việc làm của cậu bé để chỉ ra được sự vô lí trong lệnh của nhà vua (Nội dung 3 / trang 5). - Em và bạn chia sẻ câu trả lời.- Nhận xét, bổ sung. V1: Nhóm trưởng điều hành chia sẻ các câu hỏi trên.( gọi lần lượt từng bạn trong nhóm trả lời – bạn khác nghe và bổ sung ý kiến ) V2: Nhóm trưởng tổng hợp ý kiến thống nhất của cả nhóm và báo cáo cô giáo. 2. Đọc phân vai. V1: Ban học tập tổ chức thi đọc phân vai. đọc và mời các bạn trong lớp trả lời, các bạn khác chú ý nghe, đánh giá và bổ sung. Câu chuyện “ Cậu bé thông minh” có mấy nhân vật ? Đó là những nhân vật nào? Giọng đọc của từng nhân vật được thể hiện như thế nào? ( Giọng người kể chuyện? Vua? Cậu bé? ) V2: Ban học tập tổ chức cho các bạn bắt thăm phân vai và thi đọc phân vai đoạn 2 của câu chuyện.( Mỗi nhóm cử dại diện 1 bạn lên bắt thăm và đọc ) V3: Ban học tập mời cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất. V4: Mời các nhóm nhận xét, đánh giá việc học bài trong nhóm theo bảng tiến độ. C. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với người thân về nội dung câu chuyện em vừa học. - Kể cho người thân nghe những bạn nhỏ thông minh ở trường, lớp mình ! Toán Bài 1: ÔN TẬP VỀ ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ I. Mục tiêu: Em ôn lại cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số. II. Chuẩn bị : GV : Phiếu bài tập III. Các hoạt động: * Khởi động: - Hội đồng tự quản Tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi xếp hàng thứ tự ( nội dung 1 trang 3) - HĐTQ tổng kết trò chơi- tuyên dương những bạn trả lời nhanh và đúng - HĐTQ mời cô giáo hướng dẫn tiêt học - HS ghi tên bài vào vở - HS đọc thầm mục tiêu bài - chia sẻ mục tiêu bài trong nhóm và trước lớp A. Hoạt động thực hành: 2. Mỗi bạn viết 4 số có ba chữ số, rồi đọc các số đó -Việc 1: Em đọc thầm nội dung 2 trang 3 -Việc 2: Em viết 4 số có 3 chữ số vào nháp -Việc 3: Trả lời: +Em đọc số có 3 chữ số theo thứ tự nào? + Em viết số có 3 chữ số theo thứ tự nào? -V1: Em và bạn đổi bài kiểm tra -V2: Mỗi bạn đọc lại các số vừa viết cho bạn kia nghe -V3. Nhận xét, góp ý cách viết và đọc của bạn -V1: Nhóm trưởng mời 1 bạn đọc số của mình -V2: Các bạn khác nhận xét -V3: Nhóm trưởng mời các bạn nêu cách đọc, viết các số có ba chữ số 3. Thực hiện nội dung 3, 4, 5 trang 4 -V1: Em đọc thầm nội dung 3 và làm phiếu bài tập + Các số ở phần a được xếp theo thứ tự nào?+Các số ở phần b được xếp theo thứ tự nào? -V2: Em đọc thầm nội dung 4 và làm phiếu bài tập + Nêu cách so sánh các số có 3 chữ số? -V3: Em đọc thầm nội dung 5 và làm vào vở nháp + Em làm cách nào để tìm được số lớn nhất, số bé nhất? -V1: Em và bạn đổi bài kiểm tra -V2: Nhận xét, sửa cho bạn (nếu sai) -V1. Nhóm trưởng mời các bạn trình bày nội dung 3,4,5 -V2. Nhận xét bổ sung cho nhau, thống nhất kết quả -V3. Nhóm trưởng hỏi các câu hỏi trên mời các bạn trả lời. - HĐTQ hỏi: + Khi viết số có 3 chữ số ta viết theo thứ tự nào? + Khi đọc số có 3 chữ số ta đọc theo thứ tự nào? + Nêu cách so sánh các số có 3 chữ số? B. Hoạt động ứng dụng: Nhờ bố mẹ đọc lần lượt 5 số có ba chữ số rồi viết các số đó theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé Thứ ba ngày 18 tháng 8 năm 2015 Tiếng Việt Bài 1A: Cậu bé thông minh (tiết 3) Toán BÀI 2 : ÔN TẬP VỀ CỘNG,TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ ( không nhớ) I. Mục tiêu: -Cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ) và giải bài toán có lời văn về nhiều hơn, ít hơn. -Tìm thành phần chưa biết của phép tính ( phép cộng, phép trừ) II. Chuẩn bị : GV : Phiếu bài tập, 4 hình tam giác trong bộ đồ dùng học toán III. Các hoạt động: Tiết 1 * Khởi động - HĐTQ Tổ chức cho cả lớp chơi một trò chơi ( hoặc hát và khởi động theo lời bài hát) - HĐTQ tổng kết trò chơi- tuyên dương những bạn trả lời nhanh- đúng - HĐTQ mời cô giáo hướng dẫn tiêt học - HS ghi tên bài vào vở - HS đọc thầm mục tiêu bài - chia sẻ mục tiêu bài trong nhóm và trước lớp B. Hoạt động thực hành. 1. Chơi trò chơi truyền điện “ Cộng trong phạm vi 20” ( nội dung 1 trang 5) * Luật chơi : Mỗi bạn sẽ nghĩ một phép cộng trong phạm vi 20, bạn bên cạnh sẽ đưa ra kết quả của phép tính đó. Các bạn tiếp theo thực hiện tương tụ như vậy. 2. Tính nhẩm - Việc 1 : Em đọc nội dung 2 trang 5. - Việc 2 : Viết kết quả các phép tính nhẩm vào phiếu bài tập. - Việc 1: Các bạn trong nhóm đọc kết quả bài làm của mình. - Việc 2: Nhận xét bài làm của bạn - Việc 3: Nhóm trưởng hỏi: + Bạn hãy nêu cách tính nhẩm? + Bạn có nhận xét gì về các số ở phần a và b? 3. Thực hiện nội dung 3, 4, 5 trang 6 - Em đọc thầm và làm vào vở lần lượt các nội dung 3,4,5 - 2 bạn đổi bài kiểm tra - Nhận xét sửa cho bạn (nếu sai) -V1. Nhóm trưởng gọi 1 bạn trình bày nội dung 3 - Các bạn nhận xét bổ sung cho nhau, thống nhất kết quả -V2. Nhóm trưởng hỏi: + Khi đặt tính bạn cần lưu ý gì? + Bạn bắt đầu tính từ đâu? -V3. Nhóm trưởng gọi 1 bạn trình bày nội dung 4- Các bạn nhận xét bổ sung cho nhau, thống nhất kết quả -V4. Nhóm trưởng hỏi: + Nêu vai trò của x ở từng phần a,b,c? -V5. Nhóm trưởng gọi 1 bạn trình bày nội dung 5- Các bạn nhận xét bổ sung cho nhau, thống nhất kết quả -V6. Nhóm trưởng hỏi: + Số vịt nhà bác Hằng nhiều hơn nhà bác Hoa là bao nhiêu con? +Muốn biết nhà bác Hằng nuôi bao nhiêu con vịt em làm như thế nào? + Quãng đường từ nhà Lan đến trường ngắn hơn quãng đường từ nhà Lan đến chợ bao nhiêu mét ? + Muốn biết quãng đường từ nhà Lan đến trường dài bao nhiêu mét em làm như thế nào? Tiết 2 6. Xếp 4 hình tam giác thành hình ngôi nhà ( trang 6) -Em suy nghĩ tìm cách để xếp 4 hình tam giác thành hình ngôi nhà. -Em và bạn thảo luận và cùng xếp 4 hình tam giác thành hình ngôi nhà. -Việc 1: Chia sẻ hình ghép được của nhóm mình. -Việc 2: Nhóm trưởng tuyên dương cặp ghép được hình nhanh 7. Chơi trò chơi “ Lập phép tính đúng” -Việc 1: Em đọc nội dung 7( trang 7) -Việc 2: Em lấy thẻ số và dấu xếp thành các phép tính đúng. - Nhóm trưởng mời lần lượt từng bạn trong nhóm đọc các phép tính đã lập của mình - Các bạn nhận xét cho bạn. B. Hoạt động ứng dụng: Cùng người thân thực hiện phần hoạt động ứng dụng trang 7. Tiếng Việt Bài 1B: TRẺ EM THÔNG MINH NHƯ THẾ NÀO ? I. Mục tiêu: - Kể câu chuyện Cậu bé thông minh. - Củng cố cách viết chữ hoa A. Viết đúng từ ngữ chứa tiếng có vần oao, từ ngữ chứa tiếng cóvần an/ ang hoặc từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng l/n. Nghe viết một đoạn văn . - Nhớ 10 chữ cái đầu tiên trong bảng chữ cái. Nhận biết từ chỉ sự vật, nhận biết phép so sánh. II. Chuẩn bị: - GV chuẩn bị Phiếu bài tập , tài liệu hướng dẫn học. III. Các hoạt động: Tiết 1 *Hoạt động khởi động: Chơi trò chơi “ Ai thông minh hơn.” - HĐTQ: Tớ sẽ lần lượt đọc các câu hỏi, các nhóm giơ biển đỏ để giành quyền trả lời. Nhóm nào trả lời được nhiều câu hỏi nhóm đó chiến thắng. + Câu 1: Hãy kể tên những nhân vật trong câu chuyện Cậu bé thông minh? + Câu 2: Nhà vua đã nghĩ ra kế nào để tìm người tài? + Câu 3: Cậu bé đã làm gì để vua thu lại lệnh? + Câu 4: Vì sao cậu bé lại đưa cho sứ giả chiếc kim? - HĐTQ tổng kết điểm các nhóm đạt được, tổng kết trò chơi- tuyên dương những bạn trả lời nhanh và đúng - HĐTQ mời cô giáo hướng dẫn tiêt học - HS ghi tên bài vào vở - HS đọc thầm mục tiêu bài - chia sẻ mục tiêu trong nhóm và trước lớp *Hoạt động cơ bản: 1. Nói về một người bạn thông minh. ( nội dung 1 trang 7) - Nhóm trưởng mời từng bạn nói cho các bạn nghe về một người bạn thông minh mà mình biết (Các bạn trong nhóm chú ý lắng nghe và nhận xét) 2. Kể trong nhóm từng đoạn câu chuyện. ( nội dung 2 trang 7) - V1: Em quan sát tranh và đọc lời gợi ý ở dưới. -V2: Lần lượt kể từng đoạn câu chuyện dựa vào tranh và gợi ý. - V1: Em và bạn kể mỗi người một đoạn đến hết bài. - V2: Nghe, nhận xét bạn kể. -V1: Nhóm trưởng( NT) phân công mỗi bạn trong nhóm kể 1đoạn. -V2: Các bạn còn lại nghe, nhận xét, góp ý. -V3: NT cho các bạn bình chọn bạn kể hay nhất. -V4: Thống nhất cử đại diện thi kể với nhóm khác. -V5: NT giơ biển báo thực hiện xong các nội dung.( Nếu còn thời gian, NT gọi các bạn kể lượt 2 thay đổi để các bạn kể đoạn không trùng với lượt 1) 3. Thi kể trước lớp. ( nội dung 3 trang 7) -V1: HĐTQ lên điều hành: Mời mỗi nhóm cử 1 bạn đại diện thi kể trước lớp. -V2: Các bạn còn lại lắng nghe và bình chọn bạn kể tốt. ( Tiêu chí đánh giá: thuộc nội dung câu chuyện, giọng kể truyền cảm, kể đúng giọng nhân vật, kết hợp các cử chỉ cho sinh động,....) -V3: HĐTQ tuyên dương bạn kể tốt. *Hoạt động ứng dụng: Kể câu chuyện Cậu bé thông minh cho người thân nghe Tiết 2 * Khởi động: - Hội đồng tự quản Tổ chức cho các bạn trong lớp hát 1 bài HĐTQ mời cô giáo hướng dẫn tiêt học HS ghi tên bài vào vở HS đọc thầm mục tiêu bài - chia sẻ mục tiêu bài trong nhóm và trước lớp Bài 4: Tìm sự vật so sánh với nhau (nội dung 4 trang 8) -V1. HS đọc thầm nội dung 4 -V2. Viết những sự vật được so sánh với nhau vào nháp theo mẫu: Hai bàn tay em – hoa đầu cành -V1: Đổi bài, kiểm tra -V2: Nhận xét, sửa cho bạn (nếu sai) Bài 5: HS làm phiếu bài tập -V1. Đọc thầm nội dung 5, quan sát và đọc kĩ mẫu -V2. Viết những sự vật được so sánh với nhau vào phiếu bài tập -V3. Tự tìm từ so sánh trong mỗi câu và viết vào phiếu bài tập V1: Đổi bài, kiểm tra V2: Nhận xét, sửa cho bạn (nếu sai) V1. Nhóm trưởng gọi mỗi bạn trình bày 1 câu của nội dung 5 V2. Nhận xét, bổ sung cho nhau, thống nhất kết quả V3. Nhóm trưởng hỏi cho các bạn chia sẻ: + Vì sao tác giả so sánh 2 bàn tay em bé với hoa đầu cành? + 2 sự vật trong câu a có đặc điểm gần giống nhau không? + Mặt biển được so sánh với gì? vì sao? *Hoạt động thực hành: Bài 1: Chơi truyền điện đọc tên các chữ cái (nội dung 1 trang 9) - Nhóm trưởng mời lần lượt từng bạn đọc tên chữ cái theo số thứ tự trong bảng ở nội dung 1 trang 9 Bài 2: Học sinh viết chính tả. - HS đọc thầm đoạn văn bài Cậu bé thông minh (từ Hôm sau, nhà vua đến để luyện thành tài), viết ra giấy nháp những từ khó ( tên riêng, tiến có âm l, x, ch, vần uyu) - Mỗi bạn đọc phân tích1tiếng khó và nêu cách viết từ đó, lần lượt đến hết ( chú ý nghe để nhận xét, sửa cho bạn nếu bạn sai ) V1. Nhóm trưởng mời đại diện 1 cặp báo cáo kết quả trao đổi, yêu cầu các bạn trong nhóm chú ý nghe để nhận xét, bổ sung, sửa cho bạn nếu cần V2. - Nhóm trưởng hỏi: Những chữ nào trong bài được viết hoa? Vì sao? - GV đọc cho HS viết bài. 3. Đổi vở soát lỗi HS đổi bài để soát lỗi. -V1. GV đọc cho HS soát lỗi. -V2. Trả vở bạn, chỉ cho bạn lỗi sai (nếu có) -HS chữa lỗi sai (nếu có). - GV nhận xét tiết học. Tiết 3 * Khởi động: - Hội đồng tự quản Tổ chức cho các bạn trong lớp hát 1 bài - HĐTQ mời cô giáo hướng dẫn tiêt học - HS ghi tên bài vào vở - HS đọc thầm mục tiêu bài - chia sẻ mục tiêu bài trong nhóm và trước lớp Bài 4: Tìm từ viết đúng ( nội dung 4 trang 9) - V1: Em đọc 2 lần các từ trong khung - V2: Tìm các từ đúng và viết vào vở nháp. - Em và bạn đổi bài, nhận xét, sửa cho nhau. - V1: Nhóm trưởng mời 1 bạn đọc bài làm -V2: Các bạn còn lại nghe, nhận xét và thống nhất ý kiến. Bài 5: Ghi vở từ đúng vừa tìm được của bài 4. - Em viết vào vở từ đúng vừa tìm được của bài 4. - Em và bạn đổi bài, nhận xét, sửa cho nhau. 6. Viết vào vở theo mẫu. -V1. HS đọc thầm nội dung 6 trang 9 (2 lần) -V2. Trả lời các câu hỏi: + Chữ hoa A cao mấy dòng li? Gồm mấy nét? + Nêu điểm bắt đầu, điểm kết thúc của chữ A? + Viết mấy lần chữ hoa A? +Viết mấy lần tên riêng Vừ A Dính? +Nêu độ cao các con chữ trong từ Vừ A Dính? + Viết mấy lần câu ứng dụng? -V3. Tập viết 1 dòng chữ hoa A, 1 dòng tên riêng vào bảng -V1. Nhóm trưởng hỏi như trên -V2. Nhận xét bổ sung cho nhau -V1. Em quan sát mẫu trên bảng -V2. Viết bài -V1: Em và bạn đổi bài kiểm tra -V2: Nhận xét sửa cho bạn (nếu sai) Bài 7: Hát cả lớp bài: Em yêu trường em. - Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp cho cả lớp hát. Bài 8: Viết vào vở từ ngữ chỉ sự vật. -V1: Em đọc đoạn thơ nội dung 8 trang 10. - V2: Em viết vào vở từ ngữ chỉ sự vật. - Em và bạn đổi bài, nhận xét, sửa cho nhau. -Việc 1: HĐTQ: Các bạn hãy cho biết, hôm nay chúng ta đã thực hiện được những mục tiêu nào của bài? -Việc 2: Mời các nhóm tự đánh giá kết quả bài học. - Nhóm trưởng điều hành các bạn chia sẻ xem mình đã đạt được mục tiêu bài học chưa? Còn phải bổ sung điều gì? - Nhận xét, đánh giá việc học bài trong nhóm theo bảng tiến độ. *Hoạt động ứng dụng: Tìm 5 từ ngữ chỉ sự vật ở nhà, viết và chia sẻ với người thân Tự nhiên xã hội Bài 1: HOẠT ĐỘNG THỞ VÀ CƠ QUAN HÔ HẤP I. Mục tiêu: Sau bài học, em: - Chỉ và nói tên các bộ phận chính của cơ quan hô hấp trên hình vẽ - Giải thích được vì sao nên thở bằng mũi, không nên thở bằng miệng. - Nêu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người. II. Chuẩn bị. GV chuẩn bị gương soi, khăn sạch, bóng bay III. Các hoạt động: Tiết 1 * Khởi động: - Hội đồng tự quản Tổ chức cho các bạn trong lớp khởi động theo nội dung 1a trong sách trang 3 (tập bài Thể dục buổi sáng) A. Hoạt động cơ bản: 1. Khởi động Việc1:Đọc thầm nội dung 1b. Việc2: Trả lời câu hỏi trong sách / tr 3 Nhóm trưởng gọi từng bạn trả lời các câu hỏi / tr 3 2. Cùng thực hiện động tác hít thở sâu. Việc1: Đọc thầm nội dung 2 / tr 4. Việc2: Thực hiện như yêu cầu của nội dung 2 Việc 1: NT nêu câu hỏi phần b, các bạn trả lời. Việc 2: Các bạn khác nhận xét. Việc 3: Cả nhóm thống nhất, cử 1 bạn trả lời lại. 3. Quan sát và trả lời Việc1:Đọc thầm nội dung 3 / tr 4. Việc2:Trả lời câu hỏi trong sách Việc1: em và bạn thay phiên nhau chỉ đường đi của không khí khi hít vào. Việc 2: em và bạn thay phiên nhau chỉ đường đi của không khí khi thở ra. Việc 3: em và bạn thay phiên nhau hỏi và trả lời các câu hỏi trong sách Việc1: Nhóm trưởng yêu cầu 1 bạn chỉ đường đi của không khí khi hít vào. Việc 2: Nhóm trưởng yêu cầu 1 bạn chỉ đường đi của không khí khi thở ra. Việc 3: Nhận xét và sửa cho bạn. Việc 4. Nhóm trưởng gọi 1 bạn trả lời 2 câu hỏi cuối ở phần b Việc 5: Nhận xét và sửa cho bạn, thống nhất câu trả lời 4. Chỉ vào hình 3 và nói tên các bộ phận của cơ quan hô hấp Việc1: Đọc thầm nội dung 4 / tr 5 Việc 2. Nói tên các bộ phận của cơ quan hô hấp Việc1: em và bạn thay phiên nhau chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan hô hấp Việc1. Nhóm trưởng hỏi: Cơ quan hô hấp gồm những bộ phận nào? Hãy chỉ các bộ phận đó trên hình 3 Việc 2: Nhận xét và sửa cho bạn. 5. Thực hành Việc1. Đọc thầm nội dung bài 5 / tr 5. Việc 2: Lấy gương ra soi, quan sát phía trong lỗ mũi của mình. Việc 3: Tự trả lời câu hỏi: Em nhìn thấy gì trong mũi? Việc 4: Lấy khăn sạch lau phía trong mũi. Việc 5: Trả lời câu hỏi: Em thấy trên khăn có gì? Việc1: Hỏi - đáp các câu hỏi như trong sách Việc 2: Nhận xét, bổ sung cho bạn. Việc1: NT gọi 1 bạn trình bày bài làm. Việc 2: Các bạn khác nhận xét, bổ sung và thống nhất ý kiến 6. Dựa vào hình 6 / tr 6 để trao đổi với bạn bên cạnh Việc1. Đọc thầm nội dung bài 6. Việc 2: Tự đọc thông tin và trả lời câu hỏi: - Trong mũi có gì? Chúng có tác dụng gì? - Vì sao nên thở bằng mũi, không nên thở bằng miệng? Việc1: Hỏi - đáp các câu hỏi như trên Việc 2: Nhận xét, bổ sung cho bạn. Việc1: NT gọi 1 bạn trả lời các câu hỏi như trên. Việc 2: Các bạn khác nhận xét, bổ sung và thống nhất ý kiến 7. Đọc và trả lời Việc1. Đọc thầm 2 lần nội dung 7a / tr 6 Việc 2: Tự trả lời câu hỏi phần b / tr 6 Việc1: NT hỏi câu hỏi trong sách, các bạn trả lời Việc 2: Các bạn khác nhận xét, bổ sung và thống nhất ý kiến Việc1: Ban học tập cho các bạn chia sẻ sau tiết học: + Kể tên các bộ phận của cơ quan hô hấp. + Nêu vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người. + Chúng ta có nên nín thở lâu không? Vì sao? + Vì sao nên thở bằng mũi, không nên thở bằng miệng? Việc 2: Nhận xét, bổ sung. Việc 3: Ban học tập mời cô giáo chia sẻ với phần hoạt động của lớp và đánh giá tiết học. Tiết 2 B. Hoạt động thực hành. 1. Chỉ trên hình 7 và nói đường đi của không khí khi hít vào, khi thở ra Việc 1: Đọc thầm yêu cầu của bài và quan sát kĩ hình 7 / tr 7. Việc 2: Trả lời câu hỏi: Em hãy chỉ và nói đường đi của không khí khi hít vào? - Em hãy chỉ và nói đường đi của không khí khi thở ra? Việc1: em và bạn thay phiên nhau chỉ và nói đường đi của không khí khi hít vào. Việc 2: em và bạn thay phiên nhau chỉ và nói đường đi của không khí khi thở ra. Việc 1: NT mời đại diện 1 cặp chỉ và nói đường đi của không khí khi hít vào? Việc 2: Bạn khác nhận xét. Việc 3: NT mời đại diện 1 cặp chỉ và nói đường đi của không khí khi thở ra? Việc 4: Bạn khác nhận xét. 2. Chơi trò chơi thổi bóng Việc 1: Em đọc thầm nội dung bài 2 / tr 7. Việc 2: Thổi bóng và nhận xét. Việc 3: Em xả hơi quả bóng và nhận xét. Việc 1: NT cho các bạn thực hiện từng phần. Việc 2: Nhận xét, bổ sung và thống nhất ý kiến 3. Đóng vai Việc 1: Em đọc thầm nội dung bài 3 / tr 8. Việc 2: Tự suy nghĩ tiếp cách đóng vai thể hiện tình huống. Việc 1: NT cho các bạn trao đổi về nội dung tình huống và cách xử lí. Việc 2: NT phân công vai cho từng bạn. Việc 3: Cả nhóm tập đóng vai thể hiện tình huống. Việc 4: Nhận xét, góp ý cho phần đóng vai của bạn. Việc 1: Ban học tập mời 1 - 2 nhóm đóng vai trước lớp. Việc 2: Các bạn trong lớp nhận xét, khen các nhóm. Việc 3: Ban học tập chia sẻ với lớp một số câu hỏi, các bạn trả lời: + Bạn hãy nêu đường đi của không khí khi hít vào? + Bạn hãy nêu đường đi của không khí khi thở ra? + Theo bạn, chúng ta cần làm gì để bảo vệ các cơ quan hô hấp? Việc 4: Bạn khác nhận xét, bổ sung. Việc 5: Ban học tập mời cô giáo chia sẻ với phần hoạt động của lớp. C. Hoạt động ứng dụng: Thực hiện cùng gia đình thở bằng mũi và vệ sinh đường thở Thứ tư ngày 19 tháng 8 năm 2015 Toán BÀI 2 : ÔN TẬP VỀ CỘNG,TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ ( không nhớ) Tiết 2 Tiếng Việt Bài 1B: TRẺ EM THÔNG MINH NHƯ THẾ NÀO ? (tiết 2) Tự nhiên xã hội Bài 1: HOẠT ĐỘNG THỞ VÀ CƠ QUAN HÔ HẤP (tiết 2) Thứ năm ngày 20 tháng 8 năm 2015 Toán BÀI 3: CỘNG CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ ( có nhớ) - 2 tiết I. Mục tiêu: Biết cộng các số có ba chữ số ( có nhớ một lần sang hàng chục hoặc hàng trăm). II.Đồ dùng chuẩn bị: - GV: phiếu BT cho nội dung 3 III. Các hoạt động dạy học: * Khởi động - HĐTQ Tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi truyền điện “ Cộng, trừ trong phạm vi 20” ( nội dung 1 trang 8) * Luật chơi : Bạn chủ trò nêu một phép tính cộng hoặc trừ trong phạm vi 20 và chỉ định một bạn bất kì. Nếu bạn đó nói đúng đáp số sẽ được quyền nêu phép tính khác và chỉ định bạn khác để trả lời.Các bạn tiếp theo thực hiện tương tụ như vậy. - HĐTQ tổng kết trò chơi- tuyên dương những bạn trả lời nhanh và đúng A. Hoạt động cơ bản: 1. Đọc và giải thích cách thực hiện phép cộng 435 + 127. Việc 1: Em đọc thầm yêu cầu và theo dõi từng bước khi thực hiện phép cộng Nội dung 2 / tr 9 . Việc 2: Nhận xét :- Cách đặt tính ? - Cách cộng hai số ? - Phép tính này có nhớ từ hàng nào sang hàng nào? - Em và bạn trao đổi với nhau về cách đặt tính, cách tính . - Nhóm trưởng mời đại diện các cặp báo cáo và thống nhất ý kiến 2. Thực hiện phép cộng 256 + 162 Việc 1: Lấy phiếu bài tập. Quan sát phép cộng nội dung 3 / tr 9 . Việc 2: Thực hiện tính. Việc 3: So sánh hai phép tính ở nội dung 2 và nội dung 3 có gì giống nhau, khác nhau ? - V1: Em và bạn đổi phiếu bài tập, kiểm tra kết quả. - V2: Nêu nhận xét so sánh cho nhau nghe - Nhóm trưởng mời đại diện các cặp báo cáo và thống nhất kết quả. 3. Tính. Thực hiện tính vào phiếu bài tập. - Em và bạn đổi phiếu bài tập, kiểm tra kết quả. - Nhóm trưởng mời đại diện các cặp báo cáo và thống nhất kết quả. - HĐTQ tổ chức Trò chơi: “ Rung chuông vàng” * Cách thực hiện: Chủ trò đọc phép cộng 169 + 332 ; 265 + 154 HS cả lớp nghe và đặt tính, sau đó thực hiện tính trong thời gian 2 phút. Bạn nào tính nhanh, đúng sẽ thắng cuộc. - HĐTQ tổng kết trò chơi- Mời GV nhận xét và đánh giá giờ học Tiết 2 B. Hoạt động thực hành. * Khởi động : HĐTQ Tổ chức cho cả lớp hát và vận động theo lời của bài hát. 1. Thực hiện nội dung Bài 1, 2, 3, 4 / trang 10. -Việc 1: Làm bài 1 trong phiếu bài tập. - Việc 2: Làm bài 2; Bài 3 vào nháp: - Việc 3: - Đọc thầm bài toán ( 2 lần ) và trả lời các câu hỏi: + Kiện hàng thứ nhất nặng bao nhiêu kg? + Kiện hàng thứ hai nặng bao nhiêu kg? + Muốn tìm cả hai kiện hàng nặng bao nhiêu kg, em làm tính gì? - Trình bày lời giải và phép tính vào vở ô li. - Em và bạn đổi bài, kiểm tra kết quả và nhận xét. - Nhóm trưởng mời đại diện các cặp báo cáo và thống nhất kết quả. * HĐTQ báo cáo với thầy/ cô kết quả những việc em đã làm. * Nghe GV nhận xét và đánh giá giờ học C. Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện theo sách tr11 . Tiếng Việt Bài 1B: TRẺ EM THÔNG MINH NHƯ THẾ NÀO ? (tiết 3) Tiếng Việt BÀI 1C: HAI BÀN TAY EM ( 3 tiết ) I. Mục tiêu: - Đọc và hiểu bài thơ Hai bàn tay em. - Viết đúng từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng l/n - Điền đúng nội dung cần thiết vào chỗ trống trong đơn xin cấp thẻ đọc sách. II. Chuẩn bị: - GV chuẩn bị âm nhạc cho bài hát “ Hai bàn tay của em” - HS chuẩn bị khăn quàng Đội viên, hình ảnh cờ Đội, huy hiệu Đội. III. Các hoạt động: Tiết 1 *Hoạt động khởi động: Ban văn nghệ cho lớp hát và vận động bài hát “ Hai bàn tay của em” - HĐTQ mời cô giáo hướng dẫn tiêt học - HS ghi tên bài vào vở - HS đọc thầm mục tiêu bài - chia sẻ mục tiêu trong nhóm và trước lớp *Hoạt động cơ bản: 1. Nói về bàn tay của em - Em đọc thầm, trả lời câu hỏi ở nội dung 1 trang 11 - Nhóm trưởng điều hành mời từng bạn trình bày: + Bàn tay của bạn đã biết làm những việc gì ? + Bạn đã làm gì để giữ đôi tay sạch sẽ ? 2. Nghe thầy/ cô đọc bài thơ Hai bàn tay em: - Cả lớp nghe, theo dõi và đọc thầm theo nội dung 2/ trang 11 và 12. 3. Giải nghĩa từ: - Em đọc thầm từ ngữ và lời giải nghĩa ở nội dung 3 trang 12. - Không nhìn vào lời giải thích, em và bạn nói cho nhau nghe nghĩa của các từ. - Nhóm trưởng hỏi: Trong nhóm mình có bạn nào còn từ không hiểu trong bài không? Nếu có, nhóm trưởng đề nghị bạn đưa ra từ ngữ chưa hiểu, các bạn khác nghe và giải thích cho bạn ( Nếu không bạn nào giải thích được thì tìm hiểu ở từ điển hoặc nhờ cô giáo giúp đỡ). 4. Luyện đọc: - Em đọc thầm yêu cầu ở nội dung 4 trang 12. -Việc 1: Nhóm trưởng phân công mỗi bạn đọc một đoạn, nối tiếp nhau trong nhóm và 1-2 bạn đọc cả bài . (* Lưu ý : Khi bạn đọc thì các bạn còn lại lắng nghe, theo dõi để nhận xét, sửa lỗi cho bạn) -Việc 2: Góp ý cho bạn, hướng dẫn bạn cách đọc đúng và thực hiện lại (Nếu đọc chưa đúng). 5. Đọc đoạn 1 rồi trả lời câu hỏi - Em đọc thầm và trả lời câu hỏi ở nội dung 5 trang 12. -Việc 1: Nhóm trưởng điều hành mời bạn trả lời câu hỏi: + Hai bàn tay của bé được so sánh với gì ? -Việc 2: Mời các bạn nhận xét, sửa cho nhau.Thống nhất, báo cáo thầy / cô những điều nhóm còn băn khoăn (nếu có) 6. Đọc các khổ thơ còn lại, trả lời câu hỏi - Em đọc thầm và trả lời câu hỏi ở nội dung 6 trang 12. -Việc 1: Nhóm trưởng điều hành mời bạn trả lời câu hỏi: + Hai bàn tay thân thiết với bé như thế nào ? -Việc 2: Mời các bạn nhận xét, sửa cho nhau.Thống nhất, báo cáo thầy / cô những điều nhóm còn băn khoăn (nếu có) -Việc 3: Nhóm trưởng giơ biển báo thực hiện xong các nội dung. -Việc 1: HĐTQ điều hành thi đọc giữa các nhóm. ( Mỗi nhóm cử một bạn thi đọc nối tiếp; 1 bạn đọc cả bài). -Việc 2: HĐTQ tổ chức bình chọn – tuyên dương những bạn đọc hay, nhóm đọc tốt. *Hoạt động ứng dụng: -Thực hiện nội dung ứng dụng trang 15 Tiết 2 *Hoạt động thực hành: 1. Thi Ai thuộc nhanh hơn: - Em đọc thầm, thực hiện theo nội dung 1 trang 13. -Em cùng bạn nhớ và đọc thuộc cho nhau nghe từng khổ thơ lần lượt đến hết bài.( Khi bạn đọc, em chú ý nghe để nhận xét, sửa cho bạn). -Việc 1: Nhóm trưởng điều hành : Mời mỗi bạn đọc thuộc 1 khổ thơ, nối tiếp nhau đến hết bài. -Việc 2: Mời các bạn nhận xét, sửa cho nhau. -Việc 3: Mời 1-2 bạn trong nhóm đọc thuộc cả bài. -Việc 1: Ban học tập mời 1 số nhóm đọc thuộc nối tiếp các khổ thơ lần lượt đến hết bài để bình chọn nhóm đọc tốt. -Việc 2: Mời 1số bạn đọc thuộc cả bài trước lớp. -Việc 3: Mời các bạn nhận xét, sửa cho nhau. Bình chọn nhóm, cá nhân đọc tốt. Tuyên dương các bạn. 2. Thảo luận, tìm các từ - Em đọc thầm từ ngữ và thực hiện vào nháp nội dung 2 phần a trang 13. - Em và bạn đổi bài, nhận xét, sửa cho nhau. -Việc 1: Nhóm trưởng điều hành, mời mỗi bạn trả lời 1 câu: + Bạn tìm được từ nào bắt đầu bằng l hoặc n cùng nghĩa với hiền ? + Bạn hãy nêu từ nào bắt đầu bằng l hoặc n có nghĩa là không chìm dưới nước ? + Bạn biết từ nào bắt đầu bằng l hoặc n có nghĩa là vật dùng để gặt lúa, cắt cỏ? -Việc 2: Thống nhất, báo cáo thầy / cô những điều nhóm còn băn khoăn (nếu có) -Việc 3: Nhóm trưởng giơ biển báo thực hiện xong các nội dung. *Hoạt động ứng dụng: - Em đọc thuộc bài thơ Hai bàn tay em cho người thân nghe Tiết 3 *Hoạt động khởi động: Ban văn nghệ cho lớp hát bài hát “ Đội ca” Trưởng ban văn nghệ hỏi các bạn: + Bạn hãy cho biết bài ca này nói về tổ chức nào ? *Hoạt động thực hành: 3. Tìm hiểu một số điều về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh: - Em đọc thầm và tự tìm hiểu theo nội dung 3 trang 14. -Việc 1: Nhóm trưởng mời mỗi bạn trong nhóm chỉ vào 1 hình và nói cho các bạn nghe về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Nhóm trưởng hỏi lần lượt các bạn : + Hình 1: Huy hiệu Đội có những hình ảnh gì ? + Hình 2: Đội mang tên ai? Đội viên đầu tiên của Đội là ai ? + Hình 3: Cờ Đội có những hình ảnh gì, màu sắc như thế nào ? + Hình 4: Khăn quàng Đội viên có hình gì, màu gì ? + Hình 5: Bạn đã được thấy các đôi viên tập nghi thức Đội chưa? Bạn thấy họ làm gì ? + Hình 6: Bạn cóthích các hoạt động của Đội không? -Việc 2: Thống nhất, báo cáo thầy/ cô những điều nhóm còn băn khoăn (nếu có) 4. Điền các nội dung cần thiết vào chỗ trống trong đơn xin cấp thẻ đọc sách. - Em đọc thầm và điền các nội dung cần thiết vào chỗ trống trong phiếu học tập. - Em và bạn đổi bài, nhận xét, sửa cho nhau. -Việc 1: Nhóm trưởng điều hành, mời từng bạn đọc phiếu học tập của mình. -Việc 2: Nhóm trưởng hỏi các bạn: + Khi điền vào đơn thì chúng ta cần chú ý điều gì? -Việc 2: Thống nhất, báo cáo thầy/ cô những điều nhóm còn băn khoăn (nếu có) -Việc 3:Nhóm trưởng giơ biển báo thực hiện xong các nội dung. Ban học tập điều hành lớp: -Việc 1: Mời 1 số bạn đọc phiếu học tập của mình (Đề nghị các bạn trong lớp nhận xét, sửa cho bạn). -Việc 2: Các bạn hãy cho biết, hôm nay chúng ta đã thực hiện được những mục tiêu nào của bài ? -Việc 3: Mời các nhóm tự đánh giá kết quả bài học theo bảng tiến độ. *Hoạt động ứng dụng: Em viết cảm nghĩ của em về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và em sẽ làm gì để phấn đấu nếu em muốn được kết nạp vào Đội sau đó chia sẻ với người thân. Thứ sáu ngày 21 tháng 8 năm 2015 Tiếng Việt BÀI 1C: HAI BÀN TAY EM (tiết 2) Toán BÀI 3: CỘNG CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ ( có nhớ) - tiết2
File đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_lop_3_tuan_1_bai_1_cau_be_thong_minh.doc