Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 65: Bản tin
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 65: Bản tin", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 65: Bản tin
Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết: 65 BẢN TIN I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Mục đích yêu cầu của viết bản tin - Cách viết một bản tin thông thường về những sự kiện diễn ra trong cuộc sống. 2. Kĩ năng - Phân tích đặc điểm của một số bản tin - Viết bản tin đơn giản, đúng quy cách về một sự việc, hiện tượng trong nhà trường hoặc xã hội. 3.Thái độ: Có thái độ trung thực, thận trọng khi đưa tin 4. Những phẩm chất năng lực cần hình thành cho HS + Năng lực tự học: tự tìm nguồn tài liệu phù hợp phục vụ cho hoạt động học. + Năng lực tư duy sáng tạo. + Năng lực giải quyết vấn đề về những tình huống đặt ra trong hoạt động học. + Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ khi trình bày, suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về các vấn đề đặt ra trong hoạt động học. + Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung của hoạt động học. II. HỆ THỐNG CÂU HỎI Nêu mục đích, yêu cầu của bản tin? 2. Có phải mọi sự kiện đều có thể là nguồn để viết bản tin không? 3. Bản tin gồm những phần nào? Nhiệm vụ của mỗi phần? III. PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ Đánh giá bằng nhận xét. Đánh giá bằng điểm kiểm tra bài cũ ở giờ sau. IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Kế hoạch dạy học SGK, Chuẩn kiến thức kĩ năng 11 Các tài liệu tham khảo khác. IV.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: ? GV đưa ra ngữ liệu khởi động kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Khởi động Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Tối ngày 16 tháng 11 năm 2019, tại nhà văn hóa tỉnh, Trường THPT Chuyên Bắc Kạn đã tổ chức Hội thi Văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11. Tham gia hội thi với 20 tiết mục đến từ 18 chi đoàn, quy tụ gần 200 em học sinh biểu diễn. Hội thi diễn ra vô cùng sôi nổi, đặc sắc với các thể loại: hát, múa dân gian, nhảy hiện đại, diễn kịch. Đây là sân chơi rèn luyện các giá trị về văn thể mĩ cho học sinh trong toàn trường. Kết quả chung cuộc của hội thi lớp 11 Văn và 12 Hóa đồng giải nhất. Qua hội thi đã góp phần giáo dục ý thức biết và nhớ ơn thầy cô giáo của các thế hệ học sinh trường THPT chuyên Bắc Kạn. Câu 1. Xác định PCNN của văn bản. PCNN báo chí Câu 2. Văn bản trên cung cấp những thông tin gì? Thông tin về thời gian, địa điểm, sự kiện, kết quả của sự kiện. Câu 3. Em hãy cho biết văn bản thuộc thể loại gì ? Bản tin GV. Vậy viết bản tin cần đảm bảo những yêu cầu gì? Cách viết như thế nào ? hôm nay cô trò ta sẽ vào học bài bản tin. Giở sách T 160. GV: Bài hôm nay cô trò ta phải nắm được những mục tiêu sau: Nắm được yêu cầu cơ bản của bản tin Biết cách viết bản tin về những sự kiện xẩy ra trong cuộc sống. Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới 1. Hướng dẫn HS tìm hiểumục đích, yêu cầu cơ bản của bản tin - GV đưa lên máy chiếu ngữ liệu bản tin. - GV chia HS thành 4 nhóm trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi, cử người trình bày trước lớp. Nhóm 1,3: làm câu 1,2 Nhóm 2,4: Làm câu 2,3 ? Sau khi tìm hiểu ngữ liệu trên em hãy nêu mục đích, yêu cầu của bản tin? 2. Hướng dẫn HS tìm hiểu cách viết bản tin GV: qua sự đọc bài ở nhà và kinh nghiệm của cuộc sống-> muốn viết bản tin có hiệu quả cần phải làm gì? ? Có phải mọi sự kiện đều có thể là nguồn để viết bản tin không? Không phải mọi sự kiện đều có thể là nguồn tin của bản tin. vì trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều biến cố, sự kiện, hiện tượng xảy ra nhưng không phải sự kiện nào cũng có thể dùng để viết tin. ? Để được lựa chọn đưa tin, sự kiện đó phải như thế nào? ? Viết một bản tin cần đảm bảo những nội dung nào? (Trả lời ở ý b) Như vậy ta đã biết tiêu chuẩn để lựa chọn tin tức chính là nó mang ý nghĩa xã hội - GV đưa ra cấu trúc của bản tin: GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm theo ba cấu trúc ấy - HS chia 6 nhóm + Nhóm 1,2: trả lời ý a + Nhóm 3,4 trả lời ý b + Nhóm 5,6: trả lời ý c - HS trao đổi thảo luận trả lời bằng bảng phụ sau đó cử người trình bày trước lớp - GV chốt lại GV: Tít hay còn gọi tên tiêu đề phải bao quát được chủ đề, nội dung của tin và phải ngắn gọn gây hấp dẫn và gây ấn tượng cho người đọc: VD: + Tìm thấy nhau sau 30 năm thất lạc (báo tuổi trẻ số 31/ 2018) + Chim họa mi vĩnh viến bay xa (Báo thanh niên số 27/2007) + Giảm 5 cân trong 2 tuần chỉ với 500K + Mở thêm một bí mật nữa trong vụ án cô gái giao gà bị giết. - Tìm phần mở đầu trong mỗi bản tin: cách mở đầu của bản tin hấp dẫn, lôi cuốn được sự chú ý của người đọc (nghe) GV đưa ra bảng máy chiếu về cách viết bản tin. HS đọc ghi nhớ - SGK Hoạt động 3. Luyện tập HS đọc bài tập , suy nghĩ và trả lời theo yêu cầu của bài tập. HS đọc bài 1 và bài 2 Sự kiện c ko thể viết bản tin bởi đó ko phải là sự kiện quan trọng mà xã hội quan tâm. Hoạt động 4. Vận dụng, mở rộng HS về nhà tự tìm nguồn tin và tập viết bản tin theo yêu đúng yêu cầu cua thể loại I. Mục đích, yêu cầu cơ bản của bản tin 1. Ngữ liệu SGK 1. Bản tin thông báo kết quả kì thi Ô- lim- pích Toàn quốc tế của đoàn HS Việt Nam. Kết quả xếp thứ tư khẳng định trình độ của HS Việt Nam, thành tựu của nền giáo dục nước ta trong việc bồi dưỡng nhân tài 2. Bản tin có tính thời sự vì việc mới diễn ra vào ngày 16.7 và ngay sau 3 ngày (19.7) đã được đưa tin 3. Các thông tin đó không cần thiết bởi không phù hợp và vi phạm nguyên tắc ngắn gọn, súc tích của bản tin 4. Có tác dụng đảm bảo tính chính xác của báo chí nói chung, bản tin nói riêng, làm cho người đọc tin vào những tin tức được thông báo 2. Mục đích, yêu cầu của bản tin - Mục đích: nhằm đưa tin kịp thời, chính xác những sự kiện thời sự có ý nghĩa trong đời sống xã hội - Yêu cầu: + Có tính thời sự mới mẻ + Nội dung phải chân thực chính xác + Các thông tin phải có ý nghĩa xã hội nhất định II. Cách viết bản tin 1. Khai thác và lựa chọn tin - Phải chọn những sự kiện có tính thời sự và có ý nghĩa xã hội. - Phải đảm bảo nội dung: + Việc gì đã xẩy ra? (Nội dung sự kiện) + Việc xẩy ra ở đâu? (địa điểm) + Việc xẩy ra khi nào (Thời gian) + Ai làm việc đó? (Con người cụ thể) + Việc xẩy ra như thế nào? (Diễn biến sự kiện) + Kết quả ra sao? (Kết cục sự kiện) 2. Viết bản tin Cấu trúc bản tin: + Đặt tên cho bản tin; + Cách mở đầu cho bản tin; + Triển khai chi tiết bản tin a. Cách đặt tiêu đề của bản tin: - Về nội dung: + Tiêu đề đã thể hiện ý cơ bản của nội dung. Tên của bản tin đều khái quát nội dung của tin: sự kiện và kết quả của sự kiện. + Các tiêu đề gây sự chú ý của mọi người và dễ triển khai nội dung chính. - Về hình thức và kết cấu: tiêu đề ngắn gọn, có sức gợi, có liên quan trực tiếp đến nội dung bản tin b. Cách mở đầu của bản tin: - Tìm phần mở đầu trong mỗi bản tin: + Bản tin 1: Đến ngày 77/7 hiệu quả. + Bản tin 2: Cú đánh đầu phản công nhanh. - Các phần mở đầu trên thông báo những nội dung chính của sự kiện, kết quả của sự kiện, chứa đựng những thông tin quan trọng nhất của bản tin. c. Triển khai chi tiết văn bản: - Hai VB trên được triển khai chi tiết những nội dung: + Bản tin 1,2 đều triển khai chi tiết cho nội dung quan trọng nhất nội dung chính ở phần mở đầu. Cách triển khai: + bản tin 1: kết quả doanh thu trước từ đó rút ra kết luận + Bản tin 2: theo trình tự thời gian của trận đấu (cắt nghĩa nguyên nhân sau đó đưa tới kết quả của sự kiện) d. Các bước viết bản tin: - Bước 1: Khai thác lựa chọn thông tin phải chọn những sự kiện có tính thời sự và có ý nghĩa xã hội. - Bước 2: Viết bản tin: + Đặt tiêu đề: Ngắn gọn và tên tiêu đề phải bao quát được chủ đề, nội dung của tin, gây hấp dẫn và gây ấn tượng cho người đọc. + Phần mở đầu: Chứa đựng những thông tin quan trọng nhất của bản tin. + Phần triển khai: Triển khai cho chi tiết quan trọng nhất (nội dung chính) ở phần mở đầu. III. Luyện tập Bài tập 1: Ý a,b,d,e có thể viết bản tin. Bài tập 2: - Giống nhau: Đều cung cấp thông tin. - Khác nhau: + Bản tin: đơn thuần cung cấp thông tin + Quảng cáo: nhằm thu hút khách hàng + Phóng sự điều tra: dung lượng lớn hơn, miêu tả cụ thể chi tiết các sự kiện, phân tích và bình luận các sự kiện. Bài tập 3: - Chuyển tin thường sang tin vắn. Tin vắn thường không có nhan đề, thông tin vắn tắ sự kiện, in đậm nội dung chính của sự kiện được đưa tin. - VD: Đội tuyển VN xếp thứ tư toàn đoàn trong cuộc thi Ô-lim-pic Toán quốc tế lần thứ 45 tại thủ đô A-ten, Hi Lạp từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 7. 4. Luyện tập, củng cố - GV hướng dẫn học sinh làm bài tập phầnSGK - HS đọc phần ghi nhớ, sgk 5. Hướng dẫn học bài - Học bài cũ - Soạn bài: Luyện tập viết bản tin 6. Rút kinh nghiệm: .................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_11_tiet_65_ban_tin.docx