Giáo án Mĩ thuật Lớp 2 - Chủ đề: Gia đình nhỏ - Bài: Chiếc bánh sinh nhật (Tiết 1) - Đoàn Lê Minh Triết
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 2 - Chủ đề: Gia đình nhỏ - Bài: Chiếc bánh sinh nhật (Tiết 1) - Đoàn Lê Minh Triết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mĩ thuật Lớp 2 - Chủ đề: Gia đình nhỏ - Bài: Chiếc bánh sinh nhật (Tiết 1) - Đoàn Lê Minh Triết
Chủ đề: GIA ĐÌNH NHỎ Bài: CHIẾC BÁNH SINH NHẬT (Thời lượng 2 tiết * Học tiết 1) (Tuần: 15) Ngày soạn: //./2021 Ngày giảng://./2021 I. MỤC TIÊU: 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt. - Nêu được hình ảnh của chiếc bánh sinh nhật, kết hợp hài hòa các nét, hình khối, màu, khối cơ bản để vẽ, hoặc tạo sản phẩm mĩ thuật. - Vẽ, hoặc nặn chiếc bánh sinh nhật, làm quen với đồ vật quen thuộc và thực hiện được bài vẽ về chiếc bánh sinh nhật theo ý thích. - Cảm nhận được vẻ đẹp của khối hình vuông, tròn, chữ nhật, tạo nhịp điệu của nét, hình, màu trong tạo hình và trang trí sản phẩm mĩ thuật. - Thêm yêu quí về hình ảnh chiếc bánh sinh nhật có nhiều mẫu đẹp. 2. Năng lực. Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế. Năng lực chuyên biệt: - Bước đầu hình thành một số tư duy về hình, khối, màu trong mĩ thuật. - Tạo ra được các sản phẩm mĩ thuật về chiếc bánh sinh nhật theo nhiều hình thức. 3. Phẩm chất. - Bồi dưỡng tình yêu thương đồ vật, hình khối xinh đẹp, hãy trân trọng hình ảnh mà em đã thấy. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1. Đối với giáo viên. - Giáo án, SGK, SGV. - Ảnh, tranh vẽ chiếc bánh sinh nhật. Video về các hình khối khác nhau. 2. Đối với học sinh. - SGK. - Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ, kéo, hồ dán. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ. HOẠT ĐỘNG 1: Nhận biết hình dáng của bánh sinh nhật. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động khởi động: - GV: Cho HS hát bài hát đầu giờ. - Tổ chức cho HS chơi trò chơi. a. Mục tiêu: - Chỉ ra được sự lặp lại, tỉ lệ của khối trong tạo hình và trang trí sản phẩm mĩ thuật. b. Nhiệm vụ của GV. - Tạo cơ hội cho HS quan sát chiếc bánh sinh nhật, thảo luận để nhận biết các khối, màu sắc, cách trang trí chiếc bánh. c. Gợi ý cách tổ chức. - Cho HS quan sát hình ảnh chiếc bánh sinh nhật do GV chuẩn bị hoặc hình trong SGK (Trang 34) để nhận biết về hình khối, đặc điểm trang trí trên chiếc bánh. - Nêu câu hỏi gợi mở để HS nhận biết hình thức lặp lại các khối trong tạo hình và trang trí chiếc bánh sinh nhật. d. Câu hỏi gợi mở: - Chiếc bánh có hình khối gì? - Bánh mấy tầng? - Những tầng đó giống với khối gì? - Những khối nào được lặp lại? - Màu sắc của chiếc bánh như thế nào? - Chi tiết nào làm chiếc bành đẹp hơn? * GV chốt: Vậy là chúng ta đã thực hiện được việc quan sát chiếc bánh sinh nhật, thảo luận để nhận biết các khối, màu sắc, cách trang trí chiếc bánh. - HS hát đều và đúng nhịp. - HS cùng chơi. - HS cảm nhận. - HS thực hiện. - HS quan sát chiếc bánh sinh nhật. Hình 1,2,3 (Trang 34), thảo luận. - HS trả lời. - HS trả lời. - Có từ 2,3,4, tầngvv - Khối vuông, Khối tròn, Khối hình trái tim. - Tất cả các khối thường lặp lại. - Có rất nhiều màu. - Họa tiết hoa văn. Có rất nhiều hình. Ví dụ: Hoa, Lá, Con vật. - HS lắng nghe, ghi nhớ. B. KIẾN THẠO KIẾN THỨC - KĨ NĂNG: HOẠT ĐỘNG 2: Cách nặn chiếc bánh sinh nhật. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh a. Mục tiêu: - Tạo được chiếc bánh sinh nhật bằng đất nặn, hoặc vật liệu khác. b. Nhiệm vụ của GV. - Khuyến khích HS quan sát hình trong SGK, thảo luận để nhận biết và ghi nhớ cách tạo hình và trang trí chiếc bánh sinh nhật. c. Gợi ý cách tổ chức. - Yêu cầu HS quan sát hình trong SGK (Trang 35) để nhận biết cách tạo hình bánh sinh nhật. - Làm mẫu và hướng dẫn để HS nhận biết các bước thực hiện. - Khuyến khích HS chỉ ra các bước thực hiện và ghi nhớ. d. Câu hỏi gợi mở: - Có thể tạo thân bánh từ các khối gì? - Hình khối của chiếc bánh được tạo ra như thế nào? - Chiếc bánh được trang trí bằng cách nào để sinh động, đẹp mắt? * Cách nặn chiếc bánh sinh nhật. - GV yêu cầu HS quan sát chỉ ra cách tạo hình chiếc bánh sinh nhật theo gợi ý dưới đây. + Bước 1: Tạo các khối trụ (hoặc tròn, vuông) Khác nhau làm thân bánh. + Bước 2: Ghép chồng các khối lên nhau tạo thành hình chiếc bánh. + Bước : Trang trí chiếc bánh sinh nhật bằng khối dạng nét, chấm, màu. * Cần ghi nhớ: Các khối trụ, tròn, vuôngCó thể sử dụng để tạo hình và trang trí chiếc bánh sinh nhật. * Lưu ý: Có thể dùng các dạng khối khác để tạo hình chiếc bánh sinh nhật. * GV chốt: Vậy là chúng ta đã thực hiện được việc các bước nặn chiếc bánh sinh nhật. - Để nhận biết các khối, màu sắc, cách trang trí chiếc bánh. * Nhận xét, dặn dò. - Củng cố tiết học, nhận xét HS hoàn thành, và chưa hoàn thành. - Chuẩn bị tiết sau. - HS lắng nghe, ghi nhớ. - HS quan sát hình trong SGK, thảo luận. - HS quan sát hình trong SGK (Trang 35) để nhận biết. - HS trả lời: Khối tròn. - HS trả lời: Hình khối giống như chiếc bánh xe. - HS trả lời: Các họa tiết hoa văn (Bông, Hoa, lávvv) - HS quan sát. - HS thực hiện các bước theo mẫu trong SGK, (Trang 35). - HS ghi nhớ. - HS lắng nghe, ghi nhớ. - HS lắng nghe, ghi nhớ. Bổ sung: Chủ đề: GIA ĐÌNH NHỎ Bài: CHIẾC BÁNH SINH NHẬT (Thời lượng 2 tiết * Học tiết 2) (Tuần: 16) Ngày soạn: //./2021 Ngày giảng://./2021 I. MỤC TIÊU: 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt. - Nêu được hình ảnh của chiếc bánh sinh nhật, kết hợp hài hòa các nét, hình khối, màu, khối cơ bản để vẽ, hoặc tạo sản phẩm mĩ thuật. - Vẽ, hoặc nặn được chiếc bánh sinh nhật, làm quen với đồ vật quen thuộc và thực hiện được bài vẽ về chiếc bánh sinh nhật theo ý thích. - Cảm nhận được vẻ đẹp của khối hình vuông, tròn, chữ nhật, tạo nhịp điệu của nét, hình, màu trong tạo hình và trang trí sản phẩm mĩ thuật. - Thêm yêu quí về hình ảnh chiếc bánh sinh nhật có nhiều mẫu đẹp. 2. Năng lực. Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế. Năng lực chuyên biệt: - Bước đầu hình thành một số tư duy về hình, khối, màu trong mĩ thuật. - Tạo ra được các sản phẩm mĩ thuật về chiếc bánh sinh nhật theo nhiều hình thức. 3. Phẩm chất. - Bồi dưỡng tình yêu thương đồ vật, hình khối xinh đẹp, hãy trân trọng hình ảnh mà em đã thấy. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1. Đối với giáo viên. - Giáo án, SGK, SGV. - Ảnh, tranh vẽ chiếc bánh sinh nhật. Video về các hình khối khác nhau. 2. Đối với học sinh. - SGK. - Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ, kéo, hồ dán. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - SÁNG TẠO. HOẠT ĐỘNG 3: Tạo hình và trang trí bánh sinh nhật. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động khởi động: - GV: Cho HS hát bài hát đầu giờ. - Tổ chức cho HS chơi trò chơi. a. Mục tiêu: - Tạo được chiếc bánh sinh nhật bằng đất nặn, hoặc vật liệu khác. Có trang trí hoa văn (Hoa, Lá, Cây, Con vật). cho bánh sinh nhật. b. Nhiệm vụ của GV. - Khuyến khích HS nặn các khối để tạo hình, trang trí chiếc bánh sinh nhật theo ý thích. c. Gợi ý cách tổ chức. - Khuyến khích HS. + Chia sẻ về những hình khối cần có ở chiếc bánh sẽ thực hiện. + Lựa chọn màu đất nặn và thực hiện nặn bánh sinh nhật theo ý thích. - Gợi mở ý tưởng để HS trang trí chiếc bánh thêm hấp dẫn bằng cách nặn hình khối tạo các chấm nhỏ, nét màu dài tạo họa tiết xung quanh thân và trên bề mặt bánh. d. Câu hỏi gợi mở: - Em sẽ nặn chiếc bánh từ khối cơ bản nào? - Có thể trang trí chiếc bánh với các khối, dạng nét, chấm màu, như thế nào? - Em sẽ dùng khối trụ dài để trang trí tạo nét thẳng, dích dắc hay xoắn ốc? - Các nét đó ở vị trí nào, màu gì trên bánh? Vì sao em sắp xếp như vậy? * Lưu ý: Có thể trang trí chiếc bánh bằng cách ấn lõm hoặc đắp nổi. * Cách tạo hình và trang trí bánh sinh nhật. + Bước 1: Lựa chọn màu đất nặn. + Bước 2: Tạo hình và trang trí chiếc bánh sinh nhật theo ý thích. + Bước 3: Hoàn thành chiếc bánh sinh nhật theo ý thích. * GV chốt: Vậy là chúng ta đã thực hiện được các bước nặn, tạo hình chiếc bánh sinh nhật. - Để nhận biết các khối, màu sắc, cách trang trí chiếc bánh. - HS hát đều và đúng nhịp. - HS cùng chơi. - HS ghi nhớ, cảm nhận. - HS nặn các khối để tạo hình, trang trí chiếc bánh sinh nhật theo ý thích. - HS thực hiện. - HS lựa chọn màu đất nặn và thực hiện nặn bánh sinh nhật theo ý thích, và thao tác mẫu trong SGK, (Trang 36). - HS trả lời: - HS trả lời: - HS trả lời: - HS trả lời: - HS ghi nhớ. - HS lựa chọn màu đất nặn. - HS thực hành các bước. - HS hoàn thiện. - HS lắng nghe, ghi nhớ. D. HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH - ĐÁNH GIÁ. HOẠT ĐỘNG 4: Trưng bày sản phẩm và chia sẻ. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh a. Mục tiêu: - Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp của hình khối, màu sắc trong sản phẩm. - Biết cách trưng bày sản phẩm và chia sẻ cảm nhận nhóm mình, nhóm bạn. b. Nhiệm vụ của GV. - Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ cảm nhận về chiếc bánh sinh nhật yêu thích: + Các hình khối của chiếc bánh. + Cách tạo hình và trang trí chiếc bánh. + Cảm nhận khi làm bánh. + Chiếc bánh để tặng ai và tặng như thế nào? c. Gợi ý cách tổ chức. - Khuyến khích HS: - Tưởng tượng về một của hàng bánh sinh nhật. - Trưng bày sản phẩm bánh sinh nhật theo nhóm. - Sắm vai người bán hàng và người mua hàng để giới thiệu về sản phẩm của cửa hàng. d. Câu hỏi gợi mở: - Em yêu thích chiếc bánh nào? - Màu sắc của chiếc bánh đó như thế nào? - Chiếc bánh đó có hình khối gì? - Đặc điểm nào của chiếc bánh thu hút khách hàng? - Cần làm gì cho chiếc bánh đẹp hơn? - Em muốn tặng ai chiếc bánh sinh nhật này? - Khi tặng, em sẽ nói lời chúc với người được tặng như thế nào? * Cách trưng bày sản phẩm và chia sẻ: - Nêu cảm nhận của em về sản phẩm mĩ thuật yêu thích. - Hình khối đã tạo hình chiếc bánh. - Cách trang trí chiếc bánh. - Em sẽ tặng sản phẩm bánh sinh nhật cho ai? Khi tặng em sẽ chúc người ấy điều gì? * GV chốt: Vậy là chúng ta đã thực hiện được cách trưng bày sản phẩm và chia sẻ, phân tích, đánh giá sản phẩm nhóm mình, nhóm bạn. - HS cảm nhận. - HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ cảm nhận về chiếc bánh sinh nhật yêu thích: - HS nhận thức các lĩnh hội. - HS suy nghĩ, ghi nhớ. - HS thực hiện việc chia người, chia nhóm để sắm vai người bán hàng và người mua hàng để giới thiệu về sản phẩm của cửa hàng. - HS trả lời. - Yêu nhiều thể loại bánh, vì chúng có nhiều hình dáng, màu sắc đẹp, hài hòa phong phú. - Khối vuông, tròn, hình trái tim. - Đẹp. - Trang trí hoa văn. - Tặng cho bạn bè, Thầy Cô giáo và người thân trong gia đình. Kính chúc Cô, Chú ăn ngon miệng, chúc sức khỏe, nhiều niềm vui, bình an. hạnh phúc. - HS nêu cảm nhận của em về sản phẩm mĩ thuật yêu thích. - Trang trí hoa văn. - Tặng cho bạn bè, Thầy Cô giáo và người thân trong gia đình. Kính chúc Cô, Chú ăn ngon miệng, chúc sức khỏe, nhiều niềm vui, bình an. hạnh phúc. - HS lắng nghe, ghi nhớ. E. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - PHÁT TRIỂN. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm hiểu cách tạo hình bánh từ chất liệu đã qua sử dụng. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh a. Mục tiêu: - Bồi đắp tình yêu thương với người thân và bạn bè. - Và hiểu cách tạo hình bánh từ chất liệu đã qua sử dụng. b. Nhiệm vụ của GV. - Giới thiệu để HS nhận biết có thể tạo hình chiếc bánh từ những vỏ hộp bằng bìa, nhựa, cốc, nến,đã qua sử dụng. c. Gợi ý cách tổ chức. - Hướng dẫn HS: - Lựa chọn các đồ vật phù hợp đã qua sử dụng để tạo hình chiếc bánh sinh nhật như vỏ hộp bằng bìa, nhựa, cốc, nến,để tạo thân bánh trong hình SGK, (Trang 37). - Dùng đất nặn màu hoặc giấy màu, màu vẽ để trang trí bên ngoài thân bánh và trên bề mặt của bánh. d. Câu hỏi gợi mở: - Các đồ vật đã qua sử dụng với dạng hình khối cơ bản nào có thể tạo hình chiếc bánh sinh nhật. - Em có thể sử dụng vật liệu nào để tạo dáng và trang trí cho chiếc bánh sinh nhật hấp dẫn và đẹp mắt? + Tóm tắt để HS ghi nhớ: - Hình khối của đồ vật đã qua sử dụng có thể dùng để tạo hình chiếc bánh sinh nhật. * Cách tạo hình bánh từ chất liệu đã qua sử dụng. - GV hướng dẫn HS quan sát hình và cho biết: có thể tạo hình bánh từ những vật liệu nào? - Hình khối của đồ vật đã qua sử dụng có thể dùng để tạo hình chiếc bánh sinh nhật. * GV chốt: Vậy là chúng ta đã thực hiện được và biết được tạo hình bánh từ chất liệu đã qua sử dụng. * Nhận xét, dặn dò. - Củng cố tiết học, nhận xét HS hoàn thành, và chưa hoàn thành. - Chuẩn bị tiết sau. - HS cảm nhận. - HS suy nghĩ, lựa chọn chất liệu đã qua sử dụng để thực hiện. - HS thực hiện. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS ghi nhớ. - HS quan sát hình trong SGK, (Trang 37). và cho biết: - HS thực hiện. - HS lắng nghe, ghi nhớ. - HS lắng nghe, ghi nhớ. IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ. Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập Vấn đáp, kiểm tra miệng Phiếu quan sát trong giờ học Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học Kiểm tra viết Thang đo, bảng kiểm Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể, Kiểm tra thực hành Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....) Bổ sung:
File đính kèm:
- giao_an_mi_thuat_lop_2_chu_de_gia_dinh_nho_bai_chiec_banh_si.docx