Giáo án giảng dạy Toán Lớp 2 sách Kết nối tri thức - Bài: Đường gấp khúc, hình tứ giác - Đỗ Thị Kim Ngân

docx 9 trang Lê nhi 13/11/2023 2254
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy Toán Lớp 2 sách Kết nối tri thức - Bài: Đường gấp khúc, hình tứ giác - Đỗ Thị Kim Ngân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án giảng dạy Toán Lớp 2 sách Kết nối tri thức - Bài: Đường gấp khúc, hình tứ giác - Đỗ Thị Kim Ngân

Giáo án giảng dạy Toán Lớp 2 sách Kết nối tri thức - Bài: Đường gấp khúc, hình tứ giác - Đỗ Thị Kim Ngân
CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
TÊN BÀI GIẢNG: ĐƯỜNG GẤP KHÚC. HÌNH TỨ GIÁC
MÔN: TOÁN - LỚP 2 - BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG GIÁO VIÊN: ĐỖ THỊ KIM NGÂN
TRẦN THỊ MAI TRANG PHAN THỊ THU HÀ
TRƯỜNG TIỂU HỌC BÀ TRIỆU
YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Giúp HS:
* Kiến thức, kĩ năng:
Nhận biết được đường gấp khúc thông qua hình ảnh trực quan; tính được độ dài đường gấp khúc khi biết độ dài các đoạn thẳng của nó.
Nhận dạng được hình tứ giác thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học toán hoặc thông qua vật thật.
Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đơn giản liên quan đến các hình đã học.
* Năng lực:
Qua hoạt động quan sát, nhận biết hình ảnh đường gấp khúc, hình tứ giác trong thực tế, HS bước đầu hình thành năng lực mô hình hóa toán học.
Cùng với hoạt động trên, qua hoạt động diễn đạt, trả lời câu hỏi (bằng cách nói hoặc viết) mà giáo viên đặt ra sẽ giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp toán học.
* Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên: Video bài giảng.
Học sinh: Thiết bị kết nối mạng như: máy tính, điện thoại thông minh, sách vở, đồ dùng.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐD
1. Khởi động
- GV giới thiệu bản thân, giới thiệu về Robot, Gà con và các HS lớp 2 đồng hành cùng tiết học.
GV cho HS múa hát bài “Đàn gà con” theo nhạc.
GV: Các con thân mến, trước khi vào tiết học, các con cần tập trung theo dõi bài giảng và thực hiện nhiệm vụ các an toàn khi sử dụng các thiết bị di động như điện thoại, máy tính trong khi học trực tuyến tránh vừa sạc vừa sử dụng thiết bị nhé.
HS lắng nghe và quan sát
HS múa hát theo video
HS lắng nghe và quan sát
GV: Để giờ học hiệu quả các con cần chuẩn bị những đồ dùng học tập sau:
+ Sách giáo khoa Toán lớp 2 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống
+ Vở ô li và đầy đủ đồ dùng học tập.
+ Không ngồi quá gần Ti vi, máy tính hay các phương tiện khác.
GV nêu các hoạt động dạy học
+ 1. Khởi động: Câu chuyện gợi mở
+ 2. Khám phá: Nhận biết đường gấp khúc
+ 3. Hoat động: Trò chơi
+ 4. Củng cố, kết nối: Liên hệ thực tế
GV: Bây giờ chúng ta cùng khởi động tiết học bằng một câu chuyện sau đây nhé.
GV cho HS xem video câu chuyện.
GV: Vậy đường gấp khúc có đặc điểm gì, chúng ta cùng đến với bài học ngày hôm nay nhé.
- HS xem video
Khám phá:
Đường gấp khúc. Hình tứ giác.
Đường gấp khúc, độ dài đường gấp khúc.
GV: Từ một sợi dây cô có thể tạo thành 1 đường gấp khúc đấy, các con hãy cùng quan sát xem cô làm thế nào nhé!
GV:Các con hãy cùng quan sát tiếp nhé. Cô có hình ảnh minh họa sợi dây sau khi uốn. Trên sợi dây 4 điểm A, B, C, D tạo thành các đoạn thẳng AB, BC, CD. Các con biết không, 3 đoạn thẳng này nối tiếp nhau và chúng gấp khúc tại điểm chung B và điểm C nên người ta gọi nó là đường gấp khúc đấy các con ạ.
GV: Các con thấy các đoạn thẳng này có thẳng hàng với nhau không? Vậy đường gấp khúc là đường gồm các đoạn thẳng nối tiếp nhau, không thẳng hàng.
HS xem video
HS lắng nghe và quan sát
- GV: Vậy đường gấp khúc này đọc tên như thế nào? Các con cùng theo dõi cô đọc nhé. Đường gấp khúc ABCD, các con lưu ý đọc lần lượt các điểm nối tiếp liền kề nhau.
GV: Các con ạ, trong cuộc sống chúng ta cũng bắt gặp rất nhiều sự vật có hình dạng đường gấp khúc.
GV: Trong 2 bức ảnh này, con thấy đường gấp khúc ở bức ảnh nào?
GV nhận xét HS.
GV: Để giúp các con nắm chắc hơn đặc
HS: Con thưa cô bức ảnh số 1 có đường gấp khúc ạ. Đó là bức ảnh cầu thang lên Thác Bạc ở Sapa mà bố mẹ đã đưa con đến thăm quan rồi ạ. Còn bức ảnh số 2 cầu vàng ở Đà Nẵng không có đường gấp khúc vì con thấy nó là đường cong ạ.
3 HS thực hành xếp đường gấp khúc từ vật thật.
điểm của đường gấp khúc, cũng như nhận biết được các hình dạng khác của đường gấp khúc, cô mời các con trải nghiệm xếp đường gấp khúc bằng những đồ vật các con có sẵn.
GV: Từ sản phẩm của 3 bạn, cô có hình ảnh minh họa bằng các đường gấp khúc sau đây. Các con hãy cùng đọc tên đường gấp khúc này với cô nhé.
+ Đường gấp khúc ABCD
+ Đường gấp khúc DEGHK
+ Đường gấp khúc MNOPQ
GV: Từ các đồ vật quen thuộc chúng ta có thể tạo ra đường gấp khúc có nhiều hình dạng khác nhau có đúng không nào?
GV: Qua hoạt động vừa rồi cô thấy lớp mình rất tích cực học tập đấy. Cô thưởng cho chúng mình một câu chuyện nhé.
GV cho HS xem video: Câu chuyện sinh nhật:
Nội dung video:
Robot: Hôm nay là sinh nhật của Gà mẹ, các bạn giúp Gà con làm 1 chiếc bánh sinh nhật tặng mẹ. Ở nhà bạn Gấu, Gà con được tặng 1 hũ mật ong. Đến nhà bạn Thỏ thì Gà con lại được Thỏ tặng những quả táo chín mọng.
Đến nhà Khỉ Nâu, hai bạn cùng nhau nướng
HS lắng nghe và quan sát
HS xem video
1 chiếc bánh táo mật ong thơm lừng. Gà con vô cùng sung sướng đem chiếc bánh về nhà tặng mẹ.
Robot nói: Các bạn ơi! Các bạn hãy giúp tớ tính đoạn đường Gà con đi từ nhà bạn Gấu về nhà tặng mẹ chiếc bánh biết rằng đoạn đường từ nhà Gấu đến nhà Thỏ con dài 20cm, đoạn đường từ nhà Thỏ đến nhà Khỉ Nâu dài 30cm. Đoạn đường từ nhà Khỉ Nâu về nhà tặng mẹ dài 40cm. Các bạn hãy giúp tớ nhé!
GV: Các con cùng suy nghĩ và trả lời robot nào?
GV nhận xét.
GV: Cô có hình minh họa đường đi từ nhà bạn Gấu con về nhà Gà mẹ. Con đường này cũng có hình dạng đường gấp khúc đấy các con ạ. Cô đặt tên các điểm nằm trên đường gấp khúc này lần lượt là C, D, E, H.
GV: Các con cho cô biết đường gấp khúc này gồm mấy đoạn thẳng? Đó là các đoạn thẳng nào?
GV: Đường gấp khúc CDEH gồm 3 đoạn thẳng: CD, DE, EH. Vậy từ cách tìm độ dài đoạn đường từ nhà bạn Gấu con về nhà Thỏ mà các con vừa tìm được, hãy cho cô biết cách tính độ dài đường gấp khúc CDEH nào?
GV nhận xét.
HS trả lời
HS lắng nghe và quan sát
HS trả lời: Đoạn đường gồm 3 đoạn thẳng CD, DE và EH ạ.
HS trả lời: Đoạn đường gà con đi từ nhà Gấu đến nhà mẹ tặng chiếc bánh sinh nhật là: 20cm+30cm+40cm = 90cm
- GV chốt: Vậy muốn tính độ dài đường gấp khúc ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng có trong đường gấp khúc.
b) Hình tứ giác:
- GV: Các con thân mến! Ở lớp 1 các con đã được làm quen với rất nhiều hình như hình tam giác hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác. Hôm nay cô sẽ giới thiệu với các con một hình mới từ đường gấp khúc của bạn Quỳnh Anh nhé.
GV: Cô sẽ cho điểm cuối của đường gấp khúc trùng khít với điểm đầu của đường gấp khúc. Như vậy cô được 1 đường gấp khúc khép kín gồm 4 đoạn thẳng. Đây chính là hình tứ giác đấy các con ạ.
GV: Để giúp các con nắm được các hình dạng khác của hình tứ giác, cô mời các con
HS lắng nghe và quan sát
HS lắng nghe và quan sát
HS xem video
quan sát hoạt động của ba bạn học sinh lớp 2 trường Tiểu học Bà Triệu.
GV: Hình vuông và hình chữ nhật cũng được tạo bởi bốn đoạn thẳng khép kín nên nó cũng chính là hình tứ giác đấy các con ạ.
GV cho HS sử dụng bộ đồ dùng Toán lớp 2 để nhận dạng và lấy ra các hình tứ giác có trong bộ đồ dùng nhé.
Còn bây giờ chúng ta cùng lắng nghe bạn Robot và bạn Nam chia sẻ những điều thú vị về hình tứ giác mà hai bạn tìm hiểu được nhé!
- GV cho HS xem video Robot và Nam.
HS quan sát và sử dụng bộ đồ dùng.
HS xem video
3. Hoạt động
- GV: Cô khen vừa rồi lớp mình đã rất hăng hái khám phá kiến thức về đường gấp khúc và hình tứ giác. Bây giờ chúng mình sẽ chuyển sang phần hoạt động thông qua một trò chơi vô cùng thú vị cô dành cho các con.
- HS lắng nghe và quan sát
Trò chơi trốn tìm: Các bạn hãy trả lời các câu hỏi sau đây. Mỗi câu trả lời đúng sẽ giúp cho gà con tìm được một người bạn của mình. Câu 1: Kể tên đường gấp khúc có trong hình vẽ sau:
Đường gấp khúc AC
Đường gấp khúc AB
Đường gấp khúc ABC
Đường gấp khúc AB, BC
Câu 2: Kể tên đường gấp khúc có trong hình vẽ sau:
Đường gấp khúc DEH
Đường gấp khúc DEGH
Đường gấp khúc GHD
Đường gấp khúc DE, EG, GH
GV mở rộng: Trong đường gấp khúc trên, Đường gấp khúc nào gồm hai đoạn thẳng?
GV nhận xét HS.
HS trả lời: Đường gấp khúc ABC. Con chọn đáp án C ạ.
HS trả lời: Đường gấp khúc DEGH
HS trả lời: Đường gấp khúc gồm hai đoạn thẳng là đường gấp khúc DEG và đường gấp khúc EGH
Như vậy trong đường gấp gồm nhiều đoạn thẳng còn có thể có các đường gấp khúc nhỏ bên trong nó nữa đấy.
Câu 3: Có mấy hình tứ giác?
2 hình tứ giác
3 hình tứ giác
4 hình tứ giác
5 hình tứ giác
Câu 4: Tính độ dài đường gấp khúc ABCD.
Bài giải:
Độ dài đường gấp khúc ABCD là:
? + ? + ? = ? (cm)
Đáp số: ? cm.
GV mở rộng: Gọi HS tính độ dài đường gấp khúc ABC.
GV nhận xét, khen ngợi HS.
GV chốt: Vậy muốn tính độ dài gấp khúc, ta tính tổng các độ dài các đoạn đường có trong đường gấp khúc đó.
HS trả lời: Có 4 đường hình tứ giác. Những hình 2, hình 3, hình 4 là hình tứ giác.
HS trả lời:
Bài giải:
Độ dài đường gấp khúc ABCD là:
5 cm + 4 cm + 4 cm =13 (cm)
Đáp số: 13 cm.
HS trả lời:
Độ dài đường gấp khúc ABCD là:
5 cm + 4 cm = 9 (cm)
Đáp số: 9 cm.
4. Củng cố, kết nối.
- Cho HS xem video về các đường gấp khúc và hình tứ giác có trong thực tế.
GV giới thiệu thư viện mở:
GV: Để các con có thêm nhiều kiến thức phong phú về bài “Đường gấp khúc và hình tứ giác”. Cô mời các con vào thư viện mở của bài học hôm nay để trải nghiệm những điều lí thú, bằng vào 1 trong 2 cách sau đây: Cách 1: Các con vào bằng các đường link Cách 2: Hoặc các con quét các mã QR
Robot nói:
+ Học liệu mở thứ nhất: Các bạn hãy sử dụng các đồ dùng có sẵn để tạo thành đường gấp khúc và hình tứ giác mà bạn yêu thích. sau đó các bạn sẽ chụp ảnh hoặc quay clip rồi gửi
HS xem video.
HS quan sát và lắng nghe.
HS quan sát và lắng nghe.
vào link Padlet.com để chia sẻ sản phẩm của mình.
+ Học liệu mở thứ 2: Mời các bạn vừa đi du lịch qua màn ảnh nhỏ vừa học Toán.
+ Học liệu mở thứ 3: Các bạn sẽ được trải nghiệm với ứng dụng “Liveworksheet” để thấy được đường gấp khúc và hình tứ giác vận dụng trong thực tế như thế nào.
GV: Các con thân mến! Cô hi vọng rằng qua tiết học hôm nay, các con biết nhận biết đường gấp khúc, hình tứ giác và biết cách tính độ dài đường gấp khúc. Và cô tin rằng các con sẽ vận dụng tốt các kiến thức này để làm đúng các bài tập về đường gấp khúc, hình tứ giác trong tiết học tiếp theo. Cô xin chào và hẹn gặp lại các con trong các tiết học sau.
Thư viện học liệu mở.
Tài liệu tham khảo.
- HS quan sát và lắng nghe.
Điều chỉnh sau bài dạy:
..
..

File đính kèm:

  • docxgiao_an_giang_day_toan_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_bai_duong.docx
  • pdf36351_140575_KHDH-bai-giang-video-mon-Toan-2-Duong-gap-khuc-Hinh-tu-giac-Ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-s.pdf