Giáo án dự thi Mĩ thuật Lớp 2 sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề: Đường đến trường - Bài 1: Phương tiện giao thông (Tiết 1)

docx 5 trang Lê nhi 13/11/2023 2110
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dự thi Mĩ thuật Lớp 2 sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề: Đường đến trường - Bài 1: Phương tiện giao thông (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án dự thi Mĩ thuật Lớp 2 sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề: Đường đến trường - Bài 1: Phương tiện giao thông (Tiết 1)

Giáo án dự thi Mĩ thuật Lớp 2 sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề: Đường đến trường - Bài 1: Phương tiện giao thông (Tiết 1)
BÀI DƯ THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ 2021
MÔN MĨ THUẬT LỚP 2- SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO.
 Chủ đề : ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG 
Bài 1: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ( Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt.
 - Kể tên được một số phương tiện giao thông. Chỉ ra được cách kết hợp hình các phương tiện giao thông để vẽ tranh và làm được các sản phẩm mĩ thuật.
 - Cảm nhận được sự hài hòa, chuyển động của các phương tiện giao thông, các hình khối, màu sắc trong các sản phẩm mĩ thuật.
 - Thực hiện được bài vẽ có phương tiện giao thông trên đường.
 - Nêu được cảm nhận về sự phong phú và sinh động của các phương tiện giao thông trong tranh.
 - Tạo được sản phẩm mĩ thuật về phương tiện giao thông theo hình thức vẽ, xé và cắt, dán. 
 - Nhận ra vẻ đẹp của phương tiện giao thông, yêu quí và có ý thức giữ gìn cảnh quang đường sạch, đẹp. 
 - Có ý thức chấp hành luật giao thông.
 2. Năng lực.
 Năng lực chung: 
 - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
 Năng lực chuyên biệt: 
 - Bước đầu hình thành một số tư duy về chấm, nét, hình, màu trong mĩ thuật.
 - Tạo ra được các sản phẩm mĩ thuật về chủ đề “Đường đến trường em” theo nhiều hình thức.
 3. Phẩm chất.
 - Có văn hóa trong ứng sử nơi công cộng và khi tham gia giao thông.
 - Có ý thức bảo vệ các phương tiện giao thông.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
 1. Đối với giáo viên.
 - Giáo án, SGK, SGV.
 - Ảnh, tranh vẽ. Video về hình ảnh các phương tiện tham gia giao thông
 2. Đối với học sinh.
 - SGK.
 - Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ, kéo, hồ dán. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
HOẠT ĐỘNG 1: Nhận biết các phương tiện giao thông.
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1, Khởi động:
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi đoán các phương tiện giao thông qua 4 câu đố:
1.1. Có vòi mà chẳng có đuôi
Bụng chỉ thích chứa nước thôi mới kỳ Bình thường chẳng nói năng chi
Gặp lừa lại cáu" Phì, phì" lạ chưa?
 Là cái gì?
1.2 Là xe cứu hỏa đúng không nào?
Thân hình bằng sắt
Nổi nhẹ trên song
Chở chú Hải quân 
Tuần tra trên biển?
 Là cái gì?
Câu trả lời chính xác là Tàu thủy.
1.3. Chẳng phải là chim
 Mà bay trên trời
 Chở được nhiều người
 Đi khắp mọi nơi?
 Là cái gì?
Đó chính là Máy bay.
1.4.Trên thân nhiều đốt
 Trong ruột nhiều con
 Chạy như rắn trườn
Thở ra toàn khói
 Là cái gì?
Tàu hỏa chính là câu trả lời chính xác!
Các con vừa tìm được bốn phương tiện giao thông trong bốn câu đố ngoài bốn phương tiện giao thông trong câu đố này còn rất nhiều phương tiện giao thông khác hôm nay cô trò chúng mình cùng đi tìm hiểu kỹ hơn qua chủ đề: Đường đến trường
a. Mục tiêu: 
Chỉ ra được cách thực hiện một số hình thức mĩ thuật để thực hiện các hình ảnh thân quen khi đến trường.
Vẽ, cắt, dán được sản phẩm mĩ thuật về cảnh vật trên đường đi học.
Cảm nhận được vẻ đẹp về sự hài hòa của nét, hình, màu trong sản phẩm mĩ thuật
Xác định được giá trị của đồ dùng cá nhân. Có văn hóa trong ứng xử nơi công cộng và khi tham gia giao thông.
b. Nội dung chủ đề: GỒM 2 TIẾT:
Tiết 1: Tìm hiểu về phương tiện giao thông - Vẽ bức tranh về phương tiện giao thông.
 Tiết 2: Hoàn thành bức tranh về phương tiện giao thông. - Trưng bày giới thiệu sản phẩm
Bài mới:
Bài 1: Phương tiện giao thông (Tiết 1)
 Nhiệm vụ của GV. 
- Tạo cơ hội cho HS quan sát và thảo luận để nhận biết hình dáng, màu sắc và đặc điểm riêng của mỗi loại phương tiện giao thông.
Cách tổ chức.
- Cho HS quan sát hình ảnh SGK trang 18 phương tiện giao thông để các em khám phá và chia sẻ cảm nhận về hình dáng, màu sắc, đặc điểm riêng của mỗi phương tiện giao thông. 
- GV nêu câu hỏi để HS nói tên phương tiện giao thông các em biết, tìm hiểu thêm về loại hình và phương tiện giao thông khác.
 Câu hỏi gợi mở:
- GV đặt câu hỏi? 
- Em thường đến trường bằng phương tiện giao thông gì?
- Ngoài các phương tiện giao thông trên con còn biết thêm PTGT nào?
- Hình dáng , màu sắc phương tiện giao thông như thế nào?
-Kể tên các loại hình phương tiện giao thông mà co biết?
* GV chốt: Phương tiện giao thông rất đa dạng và phong phú có bốn loại hình giao thông cơ bản cần phải ghi nhớ đường bộ; đường thủy; đường không đường sắt
 - Chúng ta đã tìm hiểu, khám phá, quan sát hình ảnh các loại phương tiện giao thông ở hoạt động 1
- Trải nghiệm vẽ nhanh phương tiện giao thông trong thời gian ngắn nhất.
- HS cùng chơi.
- HS quan sát, lắng nghe, cảm nhận trả lời câu hỏi.
- HS quan sát, lắng nghe, nắm được mục tiêu cần đạt ở chủ đề.
Yêu cầu học sinh nhắc lại tên bài học
- HS quan sát và nhận biết các phương tiện giao thông.
- HS quan sát hình ảnh, SGK trang 18 phương tiện giao thông .
- HS trả lời: Các hình ảnh phương tiện giao thông trong SGK.
- Hình (1,2,3,4,5,6,7, và hình 8). (Trang 18).
- HS trả lời
- HS lắng nghe, cảm nhận.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- Vẽ bảng tay
B. KIẾN THẠO KIẾN THỨC - KĨ NĂNG:
HOẠT ĐỘNG 2: Cách vẽ tranh về phương tiện giao thông.
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
a. Mục tiêu: 
- Nắm được cách Vẽ một bức tranh Phương tiện giao thông mà em yêu thích.
b. Nhiệm vụ của GV. 
- GV khuyến khích HS quan sát và đọc các bước hướng dẫn vé tranh về phương tiện giao thông trong sách để thực hiện bài tập. 
c. Gợi ý cách tổ chức.
- Yêu cầu HS quan sát và thảo luận để nhận biết các bước vẽ tranh về phương tiện giao thông trong SGK (Trang 19).
- Khuyến khích HS nhắc lại các bước vẽ tranh về phương tiện giao thông.
- Minh họa nhanh các bước vẽ nét trên bảng để HS quan sát,
d. Câu hỏi gợi mở:
- Hình ảnh chính cần diễn tả trong bức tranh là gì?
- Bức tranh diễn tả cảnh vật ở đâu? Gồm có những hình gì?
- Vẽ màu như thế nào để hình ảnh chính được nổi bật trong bức tranh?
* Cách vẽ:
- GV hướng dẫn HS cách vẽ: 
- Quan sát và chỉ ra cách vẽ tranh phương tiện giao thông theo ý thích dưới đây?
+ Vẽ phương tiện giao thông. Hình 1 SGK (Trang 19).
+ Vẽ thêm người và hình ảnh phù hợp. Hình 2 SGK (Trang 19).
+ Vẽ màu cho bức tranh. Hình 3 SGK (Trang 19).
* Tóm tắt, để HS ghi nhớ: Các phương tiện giao thông có hình dáng, màu sắc phong phú, được thể hiện đa dạng trong tranh. 
* Video GV Minh họa nhanh các bước vẽ nét để HS quan sát
Kết luận: Vậy là chúng ta đã thực hiện các bước để vẽ được các phương tiện giao thông ở hoạt động 2.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS quan sát và thảo luận để nhận biết các bước vẽ tranh về phương tiện giao thông trong SGK (Trang 19).
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS thực hành.
- HS thực hành.
- HS thực hành, tô màu.
- HS lắng nghe, ghi nhớ. 
- HS lắng nghe, cảm nhận. 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - SÁNG TẠO.
HOẠT ĐỘNG 3: Vẽ tranh về phương tiện giao thông.
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
Cho học sinh quan sát một số tranh vẽ của học sinh cũ.
- GV liên hệ giáo dục ý thức khi tham gia giao thông.
+ Tô màu vào phương tiện giao thông 
+ Vẽ tranh về phương tiện giao thông theo ý thích.
- HS thực hành bài vẽ theo ý thích. 
KÍ DUYỆT

File đính kèm:

  • docxgiao_an_du_thi_mi_thuat_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_chu_de.docx