Giáo án Đạo đức Lớp 1 - Bài 15: Phòng tránh bị điện giật (Tiết 1) - Trần Thị Nguyệt Anh
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 1 - Bài 15: Phòng tránh bị điện giật (Tiết 1) - Trần Thị Nguyệt Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Đạo đức Lớp 1 - Bài 15: Phòng tránh bị điện giật (Tiết 1) - Trần Thị Nguyệt Anh
Trường Tiểu học Đền Lừ Họ và tên giáo viên: Trần Thị Nguyệt Anh Khối 1 Duy Thị Khánh Hường Vũ Thùy Trang BÀI 15: PHÒNG TRÁNH BỊ ĐIỆN GIẬT (Tiết 1) MÔN ĐẠO ĐỨC – LỚP 1 Thời gian thực hiện: 1 tiết MỤC TIÊU: Nhận biết được một số vật có sử dụng điện và một số hành vi nguy hiểm, có thể bị điện giật. Thực hiện được một số việc làm phù hợp với lứa tuổi để phòng tránh bị điện giật. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: Phần mềm: Phần mềm Microsoft Powerpoint 2013 Phần mềm Ispring 10, Canva, Capcut, Proshow Producer Âm thanh, hình ảnh minh họa sưu tầm từ Internet (youtube, nhaccuatui ...) Học liệu: Sách giáo khoa và sách giáo viên Đạo đức lớp 1 (bộ sách Cánh Diều). Thiết bị dạy và học: Hệ thống web, Zalo, Zoom Giáo viên (GV): Bảng tương tác, máy tính, điện thoại, loa, mic Học sinh (HS): Điện thoại, máy tính, Ipad, loa,.... TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ảnh minh họa A. Hoạt động mở đầu. (Khởi động) Kể tên các đồ vật sử dụng điện *Mục tiêu: Nhận biết được một số vật có sử dụng điện GV y/c HS quan sát tranh (SGK trang 73) và tìm đồ vật sử dụng điện, không sử dụng điện. GV yêu cầu HS suy nghĩ và chia sẻ đồ dùng sử dụng điện ở nhà. GV yêu cầu HS suy nghĩ và chia sẻ đồ dùng sử dụng điện ở lớp học. HS quan sát tranh và thực hiện theo. HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi GV giới thiệu 1 số đồ dùng ở lớp qua tranh (tivi, quạt trần, công tắc, máy chiếu). GV cho HS xem video tác hại của việc bị điện giật GV giới thiệu bài mới: “Phòng tránh bị điện giật” GV nêu mục tiêu tiết học HS quan sát HS xem video HS lắng nghe HS lắng nghe B. Hình thành kiến thức mới: (Khám phá) * Hoạt động 1: Xác định những hành động nguy hiểm, có thể bị điện giật Mục tiêu: HS xác định được một số hành động nguy hiểm, có thể làm con người bị điện giật. - GV yêu cầu HS làm việc quan sát tranh ở mục a SGK Đạo đức 1, trang 73, 74 và cho biết: Bạn trong mỗi tranh đang làm gì? Việc làm ấy có thể dẫn đến điều gì? - GV kết luận, lưu ý ở từng tranh. + Tranh 1: Bạn nhỏ đang sờ tay vào tủ điện ở trên đường. Đó là hành động nguy hiểm. Bạn có thể bị điện giật -> Liên hệ thực tế các tủ điện trên đường phố HS quan sát tranh và thực hiện theo. HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi HS quan sát và lắng nghe HS quan sát và lắng nghe + Tranh 2: Bạn nhỏ đang kéo dây của một chiếc quạt cây đang cắm điện. Nếu dây quạt bị hở thì bạn nhỏ có thể bị điện giật. + Tranh 3: Bạn nhỏ trong bức tranh dùng ngón tay chọc vào ổ điện thì sẽ bị điện giật. + Tranh 4: Bạn nhỏ đang dùng kéo cắt dây điện của chiếc đèn bàn đang cắm trong ổ điện. Đây là 1 hành động rất nguy hiểm, có thể khiến bạn bị điện giật . + Tranh 5: Bạn nhỏ ngậm đầu dây sạc điện thoại trong khi dây đang cắm trong ổ điện. Bạn có thể bị điện giật. -> Liên hệ thực tế: video bé gái ở Yên Bái cắn vào dây điện bị bỏng vùng miệng. + Tranh 6: Hai bạn nhỏ đang dùng que để khều chiếc diều bị mắc trên dây điện ngoài đường. Các bạn có thể bị điện giật. + Tranh 7: Hai bạn nhỏ đi qua nơi có dây điện bị đứt, rơi xuống đường trong khi trời đang mưa rất to. -> Liên hệ thực tế: video bé trai lớp 2 ở Mỹ Đức, HN tử vong do nghịch dây điện bị đứt HS quan sát và lắng nghe HS quan sát và lắng nghe HS quan sát và lắng nghe HS quan sát và lắng nghe HS xem video HS quan sát và lắng nghe HS quan sát và lắng nghe HS xem video - Ngoài những hành động trong SGK, GV cho HS xem video những trường hợp thực tế khác khiến HS bị điện giật. HS quan sát HS xem video HS xem video HS quan sát và lắng nghe + Tình huống 1: Bé trai 10 tuổi ở Hà Nội bị điện giật tử vong khi học online ở nhà. + Tình huống 2: Bé gái 7 tuổi ở Quảng Ninh bị tử vong do vừa dùng điện thoại vừa xạc. - GV kết luận và lưu ý 1 số tình huống có nguy cơ bị điện giật. * Hoạt động 2: Tìm hiểu cách phòng tránh bị điện giật. Mục tiêu: HS xác định được một số cách để phòng tránh bị điện giật. GV giới thiệu hoạt động 2 GV cho HS xem video các cách để phòng tránh bị điện giật. HS lắng nghe HS xem video - GV kết luận các cách phòng tránh bị điện giật - HS lắng nghe * Liên hệ thực tế: Lưu ý HS sử dụng thiết bị điện khi học online. - HS lắng nghe B. Kết thúc - GV dặn dò, chào tạm biệt - HS lắng nghe
File đính kèm:
- giao_an_dao_duc_lop_1_bai_15_phong_tranh_bi_dien_giat_tiet_1.docx
- giaoan.pdf