Giáo án Công nghệ Lớp 11 Học kì I (Bản đầy đủ)

doc 54 trang Mạnh Hào 28/02/2024 1120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 11 Học kì I (Bản đầy đủ)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 11 Học kì I (Bản đầy đủ)

Giáo án Công nghệ Lớp 11 Học kì I (Bản đầy đủ)
TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ KĨ THUẬT
Tiết thứ: 01
Ngày soạn: 20/08/2019
Lớp: 11A7, ngày dạy..,kiểm diện...
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Sau bài học, học sinh cần:
- Hiểu được nội dung cơ bản của một số tiêu chuẩn về trình bầy bản vẽ kĩ thuật.
- Có ý thức thực hiện các tiêu chuẩn bản vẽ kĩ thuật.
2. Kĩ năng:
Sau bài học, học sinh có thể:
- Thực hiện các thao tác thành thạo với những tiêu chuẩn bản vẽ kĩ thuật.
3. Thái độ:
Sau bài học, học sinh có ý thức về:
- Thực hiện các tiêu chuẩn bản vẽ kĩ thuật theo quy định trong các tiêu chuẩn.
4. Hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh
Sau bài học, học sinh hình thành các năng lực:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ kĩ thuật
- Năng lực thiết kế
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác
II. HỆ THỐNG CẦU HỎI
1. Trong thực tế đã có em nào được nhìn thấy bản vẽ kĩ thuật (bản vẽ nhà, xây dựng cầu, đường) chưa ?, (nếu có) em thấy trên bản vẽ kĩ thuật có những nội dung gì.
	2. Có rất nhiều công trình lớn ở VN do kĩ sư nước ngoài thiết kế, nhưng phụ trách thi công lại là kĩ sư và công nhân VN, vậy vì sao chúng ta có thể thi công được ?
	3. Trên thị trường hiện nay có những loại khổ giấy nào.
	4. Vì sao bản vẽ phải vẽ theo các khổ giấy nhất định ?
	5. Cách chia các khổ giấy A1, A2, A3, A4 từ khổ giấy A0 như thế nào ?
	6. Trong kĩ thuật khổ giấy có kích thước lớn nhất là khổ giấy A0. Vậy nếu lập bản vẽ của các công trình lớn như: nhà cửa, cầu đường thì phải làm sao ?
	7. Để lập được một bản vẽ kĩ thuật thì cần những loại nét vẽ nào ?
III. PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ
	- Hình thức đánh giá: bài tập ứng dụng, bài tập viết.
	- Công cụ đánh giá: đánh giá bằng nhận xét, đánh giá bằng điểm.
	- Thời điểm đánh giá: Trong bài học và sau bài học.
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Tranh vẽ phóng to các hình: 1.3 trang 8 SGK.
V. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 1. Đặt vấn đề vào bài mới (3p’)
 - Ở lớp 8 các em đã được biết một số tiêu chuẩn trình bày bản vẽ. Để hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn trình bày bản vẽ trong vẽ kĩ thuật, ta nghiên cứu bài 1
 2. Nội dung bài mới:
Nội dung
Hoạt động của thầy và trò
Tư liệu, phương tiện, đồ dùng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Họat động 1: Giới thiệu khổ giấy( 10p’)
I. Khổ giấy
 Có 5 loại khổ giấy kích thước như sau:
 A0: 1189 x 841 (mm)
 A1: 841 x 594 (mm)
 A2: 594 x 420 (mm)
 A3: 420 x 297 (mm)
 A4: 297 x 210 (mm)
- Trên bản vẽ kĩ thuật có khung vẽ và khung tên.
Khung vẽ
KT
- Gv giảng bài và đặt câu hỏi: 
? Trên thị trường hiện nay có những loại khổ giấy nào.
? Việc quy định khổ giấy có liên quan gì đến các thiết bị sản xuất và in ấn? 
(Gv có thể cho điểm ở câu hỏi này)
(Quy định khổ giấy để thống nhất quản lí và tiết kiệm trong sản xuất.)
- Gv kết luận
- Gv cho HS quan sát hình 1.1 SGK và hỏi: Cách chia các khổ giấy A1, A2, A3, A4 từ khổ A0 như thế nào?
- Gv yêu cầu HS quan sát hình 1.2 và nêu cách vẽ khung vẽ và khung tên.
- Hs nghe giảng và trả lời các câu hỏi
- Hs nghe giảng và trả lời các câu hỏi 
- Hs ghi vở
- Hs quan sát và trả lời.
- Hs quan sát và trả lời.
- Giáo án, SGK
Hoạt động 2: Giới thiệu tỉ lệ (10p’)
II. Tỉ lệ
 * Tỉ lệ là tỉ số giữa kích thước dài đo được trên hình biểu diễn của vật thể và kích thước thực tương ứng đo được trên vật thể đó.
 * Có 3 loại tỉ lệ:
- Tỉ lệ nguyên hình 1 : 1
 - Tỉ lệ thu nhỏ 1 : 2, 1 : 5, 1 : 10, 1 : 20
- Tỉ lệ phóng to: 2 : 1, 5 : 1, 10 : 1, 20 : 1..
- Gv Từ các ứng dụng thực tế là bản đồ địa lí, đồ thị trong toán học các em đã biết, GV đặt câu hỏi:
? Thế nào là tỉ lệ
? Có các loại tỉ lệ nào
- Gv gọi 02 học sinh lấy ví dụ về các loại tỉ lệ.
- Gv kết luận
- Hs lắng nghe
- Hs trả lời
- Hs trả lời tại chỗ
- Hs ghi vở
- Giáo án, SGK
Hoạt động 3: Giới thiệu nét vẽ (15p’)
III. Nét vẽ
 1. Các loại nét vẽ (Bảng 1.2 SGK)
 2. Chiều rộng nét vẽ
 0,13; 0,18; 0,25; 0,35; 0,5; 0;7; 1;4; và 2 mm.
 * Thường lấy chiều rộng:
 - Nét đậm bằng 0,5 mm.
 - Nét mảnh bằng 0,25.
- Gv yêu cầu hs xem bảng 1.2 và hình 1.3 SGK rồi trả lời các câu hỏi sau:
? Các nét liền đậm, liền mảnh biểu diễn các đường gì của vật thể, hình dạng của chúng như thế nào?
- Gv đặt câu hỏi tương tự với nét đứt, nét gạch chấm mảnh, nét lượn sóng.
- Gv kết luận
- Gv giảng bài
- Gv đặt câu hỏi: việc quy định chiều rộng các loại nét vẽ có liên quan gì đến bút vẽ không ?
- Gv kết luận
- Hs nghiên cứu nội dung sgk và trả lời câu hỏi
- Hs nghiên cứu nội dung sgk và trả lời câu hỏi
- Hs ghi vở
- Hs lắng nghe
- Hs trả lời
- Hs ghi vở
- Giáo án, SGK
- Tranh vẽ các hình 1.3 trang 7 SGK.
Hoạt động 4: Củng cố (5p’)
- Gv vẽ một bản vẽ lên bảng, gọi 01 học sinh bảng chỉ ra các loại nét vẽ được sử dụng trong bản vẽ này. (Gv có thể cho điểm với bài tập này)
- 01 học sinh nhận xét câu trả lời của học sinh lên bảng
- Giáo án, SGK
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà (2p’)
 - GV: dặn dò hs về nhà làm bài tập sgk, xem trước nội dung còn lại của bài 1
TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ KĨ THUẬT (tiếp)
Tiết thứ: 02
Ngày soạn: 26/08/2019.
Lớp: 11A7, ngày dạy..,kiểm diện...
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Sau bài học, học sinh cần:
- Hiểu được nội dung cơ bản của một số tiêu chuẩn về trình bầy bản vẽ kĩ thuật.
- Có ý thức thực hiện các tiêu chuẩn bản vẽ kĩ thuật.
2. Kĩ năng:
Sau bài học, học sinh có thể:
- Thực hiện các thao tác thành thạo với những tiêu chuẩn bản vẽ kĩ thuật.
3. Thái độ:
Sau bài học, học sinh có ý thức về:
- Thực hiện các tiêu chuẩn bản vẽ kĩ thuật theo quy định trong các tiêu chuẩn.
4. Hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh
Sau bài học, học sinh hình thành các năng lực:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ kĩ thuật
- Năng lực thiết kế
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tính toán
II. HỆ THỐNG CÂU HỎI
1. Câu hỏi 5 sgk
2. Nếu ghi kích thước trên bản vẽ kĩ thuật sai hoặc gây nhầm lẫn cho người đọc thì đưa đến hậu quả như thế nào ?
	3. Vì sao bản vẽ kĩ thuật phải được lập theo các tiêu chuẩn
	4. Bài tập về ghi kích thước
III. PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ
	- Hình thức đánh giá: bài tập ứng dụng, bài tập viết.
	- Công cụ đánh giá: đánh giá bằng nhận xét, đánh giá bằng điểm.
	- Thời điểm đánh giá: Trong bài học và sau bài học.
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Tranh vẽ phóng to các hình: 1.4, 1.5, 1.6, 1.7 trang 8, 9 SGK.
V. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Kiểm tra bài cũ (10p’)
? Kể tên các loại nét vẽ thường dùng và cho biết ứng dụng của từng nét vẽ.
? Tại sao phải quy định các tiêu chuẩn về bản vẽ kĩ thuật.
 2. Nội dung bài mới:
Nội dung
Hoạt động của GV và HS
Tư liệu, phương tiện, đồ dùng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về chữ viết (5p’)
1. Khổ chữ (sgk)
2. Kiểu chữ
- Trong kĩ thuật thường dùng kiểu chữ đứng 
(h 1.4 sgk)
- Gv: trên bản vẽ kĩ thuật, ngoài các hình vẽ còn có phần chữ để ghi các kính thước, ghi kí hiệu và các chú thích cần thiết khác. Vậy chữ viết trong kĩ thuật có yêu cầu gì ?
- Gv trình bày về khổ chữ và yêu cầu hs tìm hiểu thêm sgk
- Gv cho hs quan sát hình 1.4 sgk và nêu nhận xét về kiểu chữ
- Gv kết luận
- Hs lắng nghe
- Hs lắng nghe
- 01 hs nhận xét
- Hs ghi vở
- Giáo án, sgk, máy chiếu (nếu có)
- Tranh hình 1.4 sgk
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cách ghi kích thước (15p’)
V. Ghi kích thước
 1. Đường kích thước 
 - Nét liền mảnh
 - Song song với phần tử cần ghi kích thước
 - Hai đầu mút có mũi tên 
2. Đường gióng kích thước 
 - Nét liền mảnh
 - Vuông góc với đường kích thước
 - Vượt quá đường kích thước 2 đến 4 mm
 3. Chữ số kích thước 
 * Cho biết giá trị thực, không phụ thuộc vào tỉ lệ bản vẽ và thường được ghi trên đường kích thước.
 - Kích thước độ dài đơn vị là mm, trên bản vẽ không ghi đơn vị đo, nếu dùng đơn vị độ dài khac mm thì phải ghi rõ đơn vị đo.
 - Kích thước góc đơn vị là độ, phút, giây và ghi trên bản vẽ.
4. Kí hiệu , R (sgk)
- Gv trình bày nội dung đường kích thước, yêu cầu quan sát hình 1.5 và 1.6 sgk và chỉ ra đâu là đường kích thước
- Gv kết luận
- Gv trình bày nội dung đường gióng kích thước, yêu cầu quan sát hình 1.5 và 1.6 sgk và chỉ ra đâu là đường kích thước
- Gv kết luận
- Gv trình bày quy định về chữ số kích thước và lấy ví dụ trong thực tế, gọi hs trả trả lời
- Gv: Trên bản vẽ kĩ thuật đơn vị ghi kích thước chiều dài không thể hiện, đơn vị đo độ, phút, giây, bán kính, đường kính thể hiện.
- Gv kết luận
- Gv giải thích kí hiệu , R trong sgk
- Hs lắng nghe và trả lời câu hỏi
- Hs ghi vở
- Hs lắng nghe và trả lời câu hỏi
- Hs ghi vở
- Hs lắng nghe
- Hs trả lời
- Hs lắng nghe
- Hs ghi vở
- Hs lắng nghe
- Giáo án, sgk, máy chiếu (nếu có)
- Tranh hình 1.5; 1.6; 1.7 sgk
Hoạt động 3: Giới thiệu cách lập bản vẽ kĩ thuật bằng máy tính (10p’)
VI. Khái niệm chung: (sgk)
VII. Khái quát về hệ thống vẽ kĩ thuật bằng máy tính.
- Hệ thống CAD gồm hai phần chính: phần cứng và phần mềm.
1. Phần cứng: là tổ hợp các phương tiện kĩ thuật gồm máy tính và các thiết bị đưa thông tin vào, ra.
2. Phần mềm: Đảm bảo thực hiện các hoạt động để thành lập bản vẽ kĩ thuật.
- Gv giới thiệu về phần mềm lập bản vẽ kĩ thuật trên máy tính, rồi lấy ví dụ về bản vẽ được lập trên máy tính và bản vẽ được lập bằng tay. Yêu cầu hs rút ra nhận xét vể ưu điểm của việc lập bản vẽ kĩ thuật trên máy tính
- Gv kết luận
- Gv để thiết bản vẽ trên máy tính bằng hệ thống Cad cần phải có hai thành phần chủ yếu: phần cứng và phần mềm
- Gv đặt câu hỏi: em hãy kể tên các thiết bị phần cứng của một giàn máy tính (môn tin học).
- Gv kết luận
- Gv giải thích về nhiệm vụ của phần mềm và nhấn mạnh vai trò quyết định của con người trong hệ thống Autocad
- kết luận
- Hs lắng nghe
- Rút ra nhận xét về ưu điểm
- Hs về tìm hiểu thêm sgk
- Hs lắng nghe
- Hs trả lời
- Hs ghi vở
- Hs lắng nghe
- Hs ghi vở
- Giáo án, sgk, máy chiếu (nếu có)
Hoạt động 4: Củng cố và hướng dẫn về nhà (5p’)
- Gv lập một bản vẽ trên bảng, gọi 01 hs lên bảng ghi kích thước lên bản vẽ
- GV: dặn dò hs về nhà làm bài tập sgk, đọc trước bài 2.
- 01 hs lên bảng làm bài tập (nếu kịp thời gian gọi 01 hs nhận xét câu trả lời)
- Giáo án, sgk
HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC
Tiết thứ: 03
Ngày soạn: 10/9/2019
Lớp: 11A7, ngày dạy..,kiểm diện...
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Sau bài học, học sinh cần:
 - Hiểu được nội dung cơ bản của phương pháp hình chiếu vuông góc.
 - Biết được vị trí của các hình chiếu trên bản vẽ.
2. Kĩ năng:
Sau bài học, học sinh có thể:
 - Vẽ được các hình chiếu vuông góc của một vật thể đơn giản .
3. Thái độ:
Sau bài học, học sinh có ý thức về:
 - Thực hiện đúng các tiêu chuẩn kĩ thuật
.4. Hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh
Sau bài học, học sinh hình thành các năng lực:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ kĩ thuật
- Năng lực thiết kế
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tính toán
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực tự học
II. HỆ THỐNG CÂU HỎI
1. Trong PPCG1 sử dụng mấy mặt phẳng hình chiếu, đó là những mặt phẳng nào? Các mp này có đặc điểm gì.
2. Có bao nhiêu hướng nhìn (hướng chiếu) ? mỗi hướng chiếu cho kết quả gì.
	3. Để các hình chiếu cùng nằm trên một mặt phẳng, phải làm như thế nào.
	4. Cách bố trí các hình chiếu ra sao.
5. Bài tập vẽ hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản
III. PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ
	- Hình thức đánh giá: bài tập ứng dụng, bài tập viết.
	- Công cụ đánh giá: đánh giá bằng nhận xét, đánh giá bằng điểm.
	- Thời điểm đánh giá: Trong bài học và sau bài học.
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Giáo án, sgk, tài liệu liên quan
 - Tranh vẽ phóng to hình: 2.1 SGK.
	- Máy chiếu (nếu có)
V. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Kiểm tra bài cũ (10p’)
- Gv lập bản vẽ trên bảng, yêu cầu ghi đầy đủ kích thước lên bản vẽ.
 2. Nội dung bài mới:
Nội dung
Hoạt động của GV & HS
Tư liệu, phương tiện, đồ dùng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1:Tìm hiểu phương pháp chiếu góc thứ nhất – hoạt động nhóm (10p’)
I. Phương pháp chiếu góc thứ nhất
- PP chiếu góc thứ nhất có ba mp hình chiếu (mp h/c đứng, mp h/c bằng, mp h/c cạch) vuông góc với nhau từng đôi một.
- Vật thể chiếu được đặt trong một góc tạo bởi ba mp trên, có vị trí giữa mắt người quan sát và mp hình chiếu
 - Hướng chiếu từ trước gọi là hướng chiếu chính cho ta hình chiếu đứng.
 - Hướng chiếu từ trên cho ta hình chiếu bằng.
 - Hướng chiếu từ trái cho ta hình chiếu cạnh.
 - Mặt phẳng HCĐ là mặt phẳng bản vẽ. Mặt phẳng HCB xoay xuống dưới 900, mặt phẳng hcc xoay sang phải 900.
* Cách bố trí các hình chiếu trên bản vẽ:
 - Hình chiếu bằng đặt dưới HCĐ
 - Hình chiếu cạnh đặt ở bên phải HCĐ
II. Phương pháp chiếu góc thứ ba (giảm tải)
- Gv giao hệ thống câu hỏi (chuẩn bị trước khi lên lớp) cho từng nhóm hs, yêu cầu hoàn thành các nội dung dựa theo kiến thức sgk.
- Gv kết luận và yêu cầu hs về nhà hoàn thiện phần kiến thức vào vở ghi
- Gv trình bày qua pp chiếu góc thứ 3
- Đại diện nhóm đứng dậy trả lời.
- Các nhóm còn lại nhận xét phần trả lời.
- Hs về nhà ghi vở 
- Giáo án, sgk, tài liệu liên quan
- Tranh vẽ phóng to hình: 2.1 SGK.
Họat động 2: Hướng dẫn vẽ hình chiếu vuông góc (15p’)
III. Hướng dẫn vẽ hình chiếu vuông góc (ppcg1)
+ Bước 1: chọn hướng chiếu hợp lí để vẽ hình chiếu đứng
+ Bước 2: vẽ hình chiếu bằng
+ Bước 3: vẽ hình chiếu cạnh
- Gv vẽ bảng một vật thể đơn giản, hướng dẫn hs các bước vẽ hình chiếu vuông góc.
- Gv giải thích thế nào là hướng chiếu hợp lí và hướng dẫn hs cách vẽ, đồng thời đặt các câu hỏi phù hợp với nội dung
- Gv kết luận
- Gv hướng dẫn hs cách vẽ và vị trí đặt hình chiếu bằng, đồng thời đặt các câu hỏi phù hợp với nội dung, giải đáp thắc mắc của hs nếu có
- Gv kết luận
- Gv tiến hành tương tự như bước 2
-Gv nhấn mạnh sau khi đã chọn xong hướng chiếu để vẽ hình chiếu đứng, các hướng chiếu còn lại tuân thủ theo hướng chiếu đã chọn.
- Hs lắng nghe và tham gia bài giảng theo yêu cầu của giáo viên
- Hs lắng nghe và trả lời câu hỏi
- Hs ghi vở
- Hs lắng nghe và trả lời câu hỏi
- Hs ghi vở
- Hs lắng nghe và trả lời câu hỏi
- Hs ghi vở
- Hs lắng nghe
- Giáo án, sgk, tài liệu liên quan.
- Máy chiếu (nếu có)
Hoạt động 3: Củng cố và hướng dẫn về nhà (10p’)
- Gv vẽ bảng một vật thể đơn giản, yêu cầu hs vẽ các hình chiếu
- Gv gọi 01 hs lên bảng làm bài tập
(có thể cho điểm ở bài tập này)
- Gv: dặn dò hs về nhà làm bài tập sgk, đọc trước bài 3.
- 01 hs lên bảng làm bài tập
- Giáo án
THỰC HÀNH:
VẼ CÁC HÌNH CHIẾU CỦA VẬT THỂ ĐƠN GIẢN.
Tiết thứ: 04
Ngày soạn: 17/9/2019
Lớp: 11A7, ngày dạy..,kiểm diện...
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Sau bài học, học sinh cần:
 - Vẽ được hình chiếu đứng, bằng, cạnh của vật thể đơn giản từ hình ba chiều hoặc vật mẫu.
 - Ghi được kích thước trên các hình chiếu của vật thể đơn giản.
 - Trình bày được bản vẽ theo các tiêu chuẩn của bản vẽ kĩ thuật.
2. Kĩ năng:
Sau bài học, học sinh có thể:
 - Ứng dụng thành thạo các tiêu chuẩn kĩ thuật, tuân thủ quy trình công nghệ.
3. Thái độ:
Sau bài học, học sinh có ý thức về:
 - Có thái độ tuân thủ quy trình công nghệ, yêu thích và hứng thú với bài học. 
.4. Hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh
Sau bài học, học sinh hình thành các năng lực:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ kĩ thuật
- Năng lực thiết kế
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tính toán
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực tự học
- Năng lực giao tiếp
II. HỆ THỐNG CÂU HỎI
1. Các bài tập về hình chiếu vuông góc
III. PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ
	- Hình thức đánh giá: bài tập ứng dụng, bài tập viết.
	- Công cụ đánh giá: đánh giá bằng nhận xét, đánh giá bằng điểm.
	- Thời điểm đánh giá: Trong bài học và sau bài học.
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Giáo án, sgk, tài liệu liên quan
 	- Máy chiếu (nếu có)
- Tranh vẽ mẫu khung tên hình 3.7 SGK.
 - Vật thể mẫu hoặc tranh vẽ giá chữ L hình 3.1 SGK.
 - Tranh vẽ các đề của bài 3.
V. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Kiểm tra bài cũ (10p’)
- Gv vẽ vật thể lên bảng, gọi hs lên bảng vẽ các hình chiếu vuông góc.
 2. Nội dung bài mới:
Nội dung
Hoạt động của GV & HS
Tư liệu, phương tiện, đồ dùng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Hướng dẫn các bước tiến hành (30p’)
I. Các bước tiến hành
Bước 1: Quan sát vật thể, phân tích hình dạng và chọn các hướng chiếu.
Bước 2: Chọn tỉ lệ thích hợp,bố trí ba hình chiếu cân đối trên bản vẽ (hình 3.3 sgk)
Bước 3: Vẽ mờ các hình chiếu vuông góc của vật thể (hình 3.4 sgk)
Bước 4: Dùng bút chì mềm tô đậm các cạnh thấy , đường bao thấy của vật thể, dùng nét đứt biểu diễn các cạnh khuất, đường bao khuất (hình 3.5)
Bước 5: Ghi kích thước.
Bước 6: Kẻ khung vẽ, khung tên, ghi nội dung khung tên và ghi các phần chú thích .
- Gv trình bày nội dung bài thực hành. Lấy giá lỗ chữ nhật làm ví dụ
- Gv phân tích ý nghĩa bước 1, yêu cầu hs chọn ra hướng chiếu của vật thể
- Gv giải thích việc chọn tỉ lệ bản vẽ có ý nghĩa như thế nào. Hướng dẫn cách bố trí các hình chiếu trên bản vẽ
- Gv yêu cầu hs chọn ra tỉ lệ bản vẽ với với ví dụ đã cho.
- Từ bước 3 đến bước 6, giáo viên hướng dẫn qua và yêu cầu hs hoạt động nhóm.
- Gv phân nhóm và giao dụng cụ (giấy A4 vẽ sẵn giá lỗ chữ nhật) đã chuẩn bị trước cho hs, yêu cầu các nhóm vẽ các hình chiếu vuông góc của vật thể
- Gv quan sát, hướng dẫn các nhóm làm bài
- Gv mời đại diện các nhóm lên bảng dán đáp án lên bảng.
- Gv yêu cầu các nhóm nhận xét bài làm của nhóm khác.
- Gv kết luận 
- Hs lắng nghe
- Hs trả lời
- Hs lắng nghe
- Hs trả lời
- Các nhóm tiến hành làm bài
- Đại diện các nhóm lên bảng
- Hs nhận xét
- Giáo án, sgk, bài tập
Hoạt động 2: Củng cố và hướng dẫn về nhà (5p’)
II. Nhận xét
- Nhận xét giờ thực hành (sự chuẩn bị của hs, kĩ năng làm bài của hs, thái độ học tập của hs)
 - GV nhắc nhở HS về nhà xem trước các bài tập SGK để giờ sau làm bài thực hành trên lớp.
- Giáo án, sgk
THỰC HÀNH:
VẼ CÁC HÌNH CHIẾU CỦA VẬT THỂ ĐƠN GIẢN (tiếp)
Tiết thứ: 05
Ngày soạn: 24/9/2019
Lớp: 11A7, ngày dạy..,kiểm diện...
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Sau bài học, học sinh cần:
 - Vẽ được hình chiếu đứng, bằng, cạnh của vật thể đơn giản từ hình ba chiều hoặc vật mẫu.
 - Ghi được kích thước trên các hình chiếu của vật thể đơn giản.
 - Trình bày được bản vẽ theo các tiêu chuẩn của bản vẽ kĩ thuật.
2. Kĩ năng:
Sau bài học, học sinh có thể:
 - Ứng dụng thành thạo các tiêu chuẩn kĩ thuật, tuân thủ quy trình công nghệ.
3. Thái độ:
Sau bài học, học sinh có ý thức về:
 - Có thái độ tuân thủ quy trình công nghệ, yêu thích và hứng thú với bài học. 
.4. Hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh
Sau bài học, học sinh hình thành các năng lực:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ kĩ thuật
- Năng lực thiết kế
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tính toán
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực tự học
II. HỆ THỐNG CÂU HỎI
1. Các bài tập về hình chiếu vuông góc
III. PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ
	- Hình thức đánh giá: bài tập ứng dụng, bài tập viết.
	- Công cụ đánh giá: đánh giá bằng nhận xét, đánh giá bằng điểm.
	- Thời điểm đánh giá: Trong bài học và sau bài học.
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Giáo án, sgk, tài liệu liên quan
V. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Nội dung bài mới:
Nội dung
Hoạt động của GV & HS
Tư liệu, phương tiện, đồ dùng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tổ chức thực hành (40p’)
* Thực hành
- Gv giao đề cho nhóm hs và nêu các yêu cầu của bài làm
- Gv quan sát, nhắc nhở, uốn nắn khi cần thiết.
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ thực hành, tiến hành làm bài thực hành theo yêu cầu của GV
- Nghiêm túc làm bài thực hành
- Giáo án, sgk, hệ thống bài tập
Hoạt động 2: Củng cố và hướng dẫn về nhà (5p’)
* Nhận xét bài thực hành
- Nhận xét giờ thực hành (sự chuẩn bị của hs, kĩ năng làm bài của hs, thái độ học tập của hs)
- Thu bài để chấm điểm
 - GV nhắc nhở HS về nhà xem trước 4 sgk
MẶT CẮT VÀ HÌNH CẮT
Tiết thứ: 06
Ngày soạn: 02/10/2019
Lớp: 11A7, ngày dạy..,kiểm diện...
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Sau bài học, học sinh cần:
- Hiểu được một số kiến thức về mặt cắt và hình cắt.
- Biết cách vẽ mặt cắt và hình cắt của vật thể đơn giản.
2. Kĩ năng:
Sau bài học, học sinh có thể:
- Lập được bản vẽ mặt cắt và hình cắt theo đúng nguyên tắc.
3. Thái độ:
Sau bài học, học sinh có ý thức về:
- Có hứng thú với bài học, thông qua bài học yêu thích môn học hơn. 
4. Hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh
Sau bài học, học sinh hình thành các năng lực:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ kĩ thuật
- Năng lực thiết kế
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực tự học
- Năng lực giao tiếp
II. HỆ THỐNG CÂU HỎI
 - Thế nào là mặt cắt, hình cắt
 - Mặt cắt, hình cắt dùng để làm gì?
 - Mặt cắt gồm những loại nào? cách vẽ như thế nào?
 - Hình cắt gồm những loại nào?, Chúng được dùng trong những trường hợp nào?
 - So sánh điểm khác nhau giữu hai loại mặt cắt (mặt cắt chập và mặt cắt rời)
 - Bài tập ví dụ
III. PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ
	- Hình thức đánh giá: bài tập ứng dụng, bài tập viết.
	- Công cụ đánh giá: đánh giá bằng nhận xét, đánh giá bằng điểm.
	- Thời điểm đánh giá: Trong bài học và sau bài học.
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Giáo án, sgk, tài liệu liên quan
- Tranh vẽ hình 4.1, 4.2 SGK.
 	- Vật mẫu theo hình 4.1 SGK.
- Máy chiếu (nếu có)
V. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 1. Nội dung bài mới:
Nội dung
Hoạt động của GV & HS
Tư liệu, phương tiện, đồ dùng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: (5p’) Đặt vấn đề vào bài mới
- Các em đã làm bài thực vẽ hình chiếu vuông góc, trong quá trình làm bài phần khuất của vật thể các em vẽ bằng nét gì? Vậy nếu vật thể có nhiều phần khuất thì bản vẽ còn rõ rành, sáng sủa nữa không?. Để khắc phục nhược điểm này trên bản vẽ kĩ thuật người ta thường dùng mặt cắt và hình cắt để biểu diễn hình dạng, cấu tạo bên trong của vật thể.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về mặt cắt và hình cắt
I. Khái niệm về mặt cắt và hình cắt
- Cách xây dựng mặt cắt và hình cắt (sgk)
- Khái niệm:
+ Hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt, gọi là mặt cắt.
+ Hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt, gọi là hình cắt.
* Lưu ý: mặt cắt và hình cắt được thể hiện bằng nét gạch gạch.
- Dùng vật mẫu và hình 4.1 SGK để giới thiệu vật thể, mặt phẳng chiếu, mặt phẳng cắt, cách tiến hành cắt.
- Dựa vào hình biểu diễn 4.1 sgk em hãy nêu cách tiến hành xây dựng mặt cắt và hình cắt.
- Mp cắt là mp như thế nào?
- Vậy thực chất của hình cắt có phải là hình chiếu không?
- Thế nào là mặt cắt, hình cắt.
- Gv kết luận
- Lắng nghe
- Nghiên cứu bài và trả lời câu hỏi
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Hs ghi vở
- Giáo án, sgk, tranh vẽ phóng to
Hoạt động 3: Tìm hiểu về mặt cắt
II. Mặt cắt
 1. Mặt cắt chập (sgk)
 2. Mặt cắt rời (sgk)
- Mặt cắt dùng để làm gì?
- Có mấy loại mặt cắt, đó là những loại mặt cắt nào?
- Mặt cắt chập có đặc điểm gì?
- Gv đưa ra ví dụ yêu cầu hs lên bảng vẽ mặt cắt chập.
- Gv kết luận và yêu cầu hs về học sgk
- Mặt cắt rời có đặc điểm gì?
- Gv đưa ra ví dụ yêu cầu hs lên bảng vẽ mặt cắt rời.
- Gv kết luận và yêu cầu hs về học sgk
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Hs lên bảng
- Hs trả lời
- Hs lên bảng
- Giáo án, sgk, tranh vẽ phóng to
Hoạt động 4: Tìm hiểu về hình cắt
III. Hình cắt
 1. Hình cắt toàn bộ
 2. Hình cắt một nửa
- Ghép một nửa là hình cắt với một nửa là hình chiếu, đường phân cách là trục đối xứng. 
 3. Hình cắt cục bộ
 - Biểu diễn một phần vật thể dưới dạng hình cắt, đường giới hạn vẽ bằng nét lượn sóng. 
- Gv có mấy loại hình cắt? đó là những loại mặt cắt nào?
- Giới thiệu về hình cắt toàn bộ và lấy ví dụ, yêu cầu hs chỉ ra đâu là hình cắt toàn bộ
- Gv giới thiệu về hình cắt một nửa, lấy ví dụ và yêu cầu hs xác định loại hình cắt này
- Gv kết luận
- Gv giới thiệu về hình cắt cục bộ, lấy ví dụ và yêu cầu hs xác định loại hình cắt này
- Gv kết luận
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Hs ghi vở
- Hs trả lời
- Hs ghi vở
- Giáo án, sgk, tranh vẽ phóng to
Hình cắt toàn bộ Hình cắt một nửa
Hình cắt cục bộ
Hoạt động 5: Củng cố và hướng dẫn về nhà (10p’)
- Gv đưa ra bài tập về hình cắt và mặt cắt, yêu cầu hs lên bảng làm bài (gv có thể cho điểm)
- Nhận xét giờ dạy
- Dặn dò hs về nhà làm bài tập sgk, đọc trước bài 5 sgk.
- Hs lên bảng 
- Giáo án, sgk
HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO
Tiết thứ: 07
Ngày soạn: 24/09/2018
Lớp: 11A1, ngày dạy..,kiểm diện...
Lớp: 11A7, ngày dạy..,kiểm diện...
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Sau bài học, học sinh cần:
- Hiểu được các khái niệm về hình chiếu trục đo.
 - Biết cách vẽ hình chiếu trục đo của các vật thể đơn giản.
2. Kĩ năng:
Sau bài học, học sinh có thể:
- Vẽ được hình chiều trục đo của vật thể đơn giản.
3. Thái độ:
Sau bài học, học sinh có ý thức về:
- Nghiêm túc trong giờ học, hăng hái xây dựng bài.
4. Hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh
Sau bài học, học sinh hình thành các năng lực:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ kĩ thuật
- Năng lực thiết kế
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực tự học
- Năng lực giao tiếp
II. HỆ THỐNG CÂU HỎI
 - Hình chiếu trục đo dùng để làm gì?
 - Trình bày cách xây dựng HCTĐ
 - Thế nào là hình chiếu trục đo?
 - Hình chiếu trục đo có các thông số cơ bản như thế nào.
 - Tại sao trong vẽ kỹ thuật không lấy HCTĐ làm phương pháp biểu diễn chính?
 - HCTĐ vuông góc đều có các thông số cơ bản nào? 
 - Bài tập ví dụ
III. PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ
	- Hình thức đánh giá: bài tập ứng dụng, bài tập viết.
	- Công cụ đánh giá: đánh giá bằng nhận xét, đánh giá bằng điểm.
	- Thời điểm đánh giá: Trong bài học và sau bài học.
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Giáo án, sgk, tài liệu liên quan
 - Tranh vẽ hình 5.1 và bảng 5.1 trong SGK.
- Máy chiếu (nếu có)
V. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 1. Kiểm tra bài cũ (10p’)
- Giáo viên vẽ bảng hình chiếu của một vật thể, yêu cầu học sinh vẽ 3 loại hình cắt ?
 2. Nội dung bài mới:
Nội dung
Hoạt động của GV & HS
Tư liệu, phương tiện, đồ dùng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về hình chiếu trục đo (20p’)
I. Khái niệm
 1. Thế nào là hình chiếu trục đo?
 a. Cách xây dựng hình chiếu trục đo(SGK)
 b. Khái niệm HCTĐ: Hình chiếu trục đo là hình biểu diễn ba chiều của vật thể được xây dựng trên cơ sở của phép chiếu song song.
2. Thông số cơ bản của hình chiếu trục đo
a. Góc trục đo
 X’O’Y’, Y’O’Z’, X’O’Z’.
 b. Hệ số biến dạng:
 Là tỉ số độ dài hình chiếu của một đoạn thẳng nằm trên trục tọa độ với độ dài thực của đoạn thẳng đó.
 * Các loại hệ số biến dạng:
 Hệ số biến dạng theo trục O’X’: p = 
 Hệ số biến dạng theo trục O’Y’: q = 
 Hệ số biến dạng theo trục O’Z’: r = 
- Gv yêu cầu hs quan sát tranh vẽ 5.1và tóm tắt nội dung cách xây dựng hình chiếu trục đo.
- HCTĐ được vẽ trên một hay nhiều mặt phẳng hình chiếu?
- Vì sao phương chiếu l không song2 với mp hình chiếu và không song2 với các trục tọa độ?
- Vậy thế nào là hình chiếu trục đo?
- Gv kết luận
- Gv dùng tranh vẽ phóng to 5.1 sgk nói rõ các góc 
X’O’Y’, Y’O’Z’,
 X’O’Z’ là góc trục đo;
- Thế nào là hệ số biến dạng?
- Hãy nhận xét độ dài đoạn thẳng 0’A’ với đoạn 0A, độ dài 0’B’ với 0B, độ dài 0’C’ với 0C?
- Gv kết luận: Tỉ số 0’A’/0A, 0’B’/0B, 0’C’/0C là các hệ số biến dạng theo các trục 0’X’, 0’Y’, 0’Z’
- Gv nhấn mạnh: góc trục đo và hệ số biến dạng là 2 thông số cơ bản của HCTĐ
- Hs nghiên cứu và trả lời
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Hs ghi vở
- Hs trả lời
- Hs nhận xét
- Hs ghi vở
- Giáo án, sgk, tranh vẽ phóng to 5.1
Hoạt động 2: Tìm hiểu hình chiếu trục đo vuông góc đều (10p’)
II. Hình chiếu trục đo vuông góc đều
* 
 1. Thông số cơ bản
 a. Góc trục đo
 X’O’Y’ = Y’O’Z’ = X’O’Z’ = 1200
 b. Hệ số biến dạng
 p = q = r = 1
 2. Hình chiếu trục đo của hình tròn.
- Hình chiếu trục đo vuông góc đều của hình tròn là hình elip, có trục dài bằng 1,22d và trục ngắn bằng 0,71d (d là đường kính của hình tròn).
- HCTĐ vuông góc đều có phương chiếu l và mp hình chiếu vuông góc với nhau.
- Để vẽ được HCTĐ vuông góc đều cần biết được các thông số cơ bản: góc trục đo, hệ số biến dạng.
- HCTĐ vuông góc đều có góc trục đo như thế nào?
- Yêu cầu 01 hs lên bảng vẽ hệ trục đo theo các góc trục đo?
- Gv hướng dẫn cách chia các góc trục đo không dùng thước đo độ
- Gv kết luận
- HCTĐ vuông góc đều có hệ số biến dạng bằng bao nhiêu?
- Yêu cầu hs quan sát hình 5.3 và nhận xét về hình chiếu trục đo của hình tròn?
- Gv kết luận
- Hs trả lời
- Hs lên bảng
- Hs ghi vở
- Hs trả lời
- Hs nhận xét
- Hs ghi vở
- Giáo án, sgk
Hoạt động 3: Củng cố và hướng dẫn về nhà (5p’)
- GV yêu cầu HS làm bài tập SGK
- GV đặt câu hỏi theo các mục của bài.
- GV giao nhiệm vụ cho HS.
 - GV: dặn dò hs về nhà làm bài tập sgk, đọc trước phần III và IV sgk.
- Giáo án, sgk
VI. RÚT KINH NGHIỆM
HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO
Tiết thứ: 08
Ngày soạn: 01/10/2018
Lớp: 11A1, ngày dạy..,kiểm diện...
Lớp: 11A7, ngày dạy..,kiểm diện...
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Sau bài học, học sinh cần:
- Hiểu được các khái niệm về hình chiếu trục đo.
 - Biết cách vẽ hình chiếu trục đo của các vật thể đơn giản.
2. Kĩ năng:
Sau bài học, học sinh có thể:
- Vẽ được hình chiều trục đo của vật thể đơn giản.
3. Thái độ:
Sau bài học, học sinh có ý thức về:
- Nghiêm túc trong giờ học, hăng hái xây dựng bài.
4. Hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh
Sau bài học, học sinh hình thành các năng lực:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ kĩ thuật
- Năng lực thiết kế
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực tự học
- Năng lực giao tiếp
II. HỆ THỐNG CÂU HỎI
 - HCTĐ xiên góc câu có các thông số cơ bản nào?
 - HCTĐ xiên góc cân có đặc điểm gì?
 - Trình bày cách vẽ HCTĐ
 - Tại sao trong vẽ kỹ thuật không lấy HCTĐ làm phương pháp biểu diễn chính?
 - Bài tập ví dụ
III. PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ
	- Hình thức đánh giá: bài tập ứng dụng, bài tập viết.
	- Công cụ đánh giá: đánh giá bằng nhận xét, đánh giá bằng điểm.
	- Thời điểm đánh giá: Trong bài học và sau bài học.
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo án, sgk, tài liệu liên quan
- Tranh phóng to bảng 5.1 sgk
- Máy chiếu (nếu có)
V. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 1. Kiểm tra bài cũ (7p’)
- Thế nào là hình chiếu trục đo và nêu các thông số cơ bản của hình chiếu trục đo.
 2. Nội dung bài mới:
Nội dung
Hoạt động của GV & HS
Tư liệu, phương tiện, đồ dùng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu hình chiếu trục đo xiên góc cân (10p’)
 III. Hình chiếu trục đo xiên góc cân
* Hình chiếu trục đo xiên góc cân có phương chiếu không vuông góc với mặt phẳng chiếu. 
và Mp( XOZ//P).
 1. Góc trục đo
 X’O’Y’ = Y’O’Z’ = 1350
 X’O’Z’ = 900
2. Hệ số biến dạng
 p = r = 1
 q = 0,5
- HCTĐ xiên góc cân có phương chiếu không vuông góc với mp hình chiếu, mp XOZ đặt xong2 với mp hình chiếu P’.
- Để vẽ được HCTĐ xiên góc cân cần biết được các thông số cơ bản: góc trục đo, hệ số biến dạng.
- HCTĐ vuông góc đều có góc trục đo như thế nào?
- Yêu cầu 01 hs lên bảng vẽ hệ trục đo theo các góc trục đo?
- Gv kết luận
- HCTĐ vuông góc đều có hệ số biến dạng bằng bao nhiêu?
- Gv kết luận
- Hs trả lời
- Hs lên bảng
- Hs ghi vở
- Hs trả lời
- Hs ghi vở
- Giáo án, sgk
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cách vẽ hình chiếu trục đo (18p’)
IV. Cách vẽ hình chiếu trục đo
* Khi vẽ thường đặt các trục tọa độ theo các chiều dài, rộng, cao của vật thể.
 * Các bước tiến hành: 
- B1: Xây dựng hệ trục đo O’X’Y’Z’.
- B2: Vẽ hình chiếu trục đo hình hộp ngoại tiếp của vật thể theo các kích thước chiều dài, chiều rộng và chiều cao của vật thể.
- B3: Vẽ hình chiếu trục đo của vật thể theo các kích thước ở hình chiếu đứng và bằng .
- B4: Tẩy xóa và tô đậm hình chiếu trục đo 
 * VD: (Bảng 5.1 SGK)
HCTĐ xiên góc cân HCTĐ vuông góc đều
- Gv yêu cầu hs quan sát bảng 5.1 và rút ra các bước vẽ HCTĐ
- Gv hướng dẫn cách vẽ HCTĐ thông qua ví dụ bảng 5.1 sgk.
- Hs trả lời
- Hs chú ý lắng nghe và trả lời các câu hỏi của Gv trong quá trình hướng dẫn cách vẽ
- Giáo án, sgk, tranh phóng to bảng 5.1
Hoạt động 3: Củng cố và hướng dẫn về nhà (10p’)
- Gv đưa ra bài tập về HCTĐ và yêu cầu hs hoạt động theo nhóm. Hoàn thành đại diện các nhóm lên bảng trình bày.
- Quan sát hoạt động của các nhóm, giải đáp thắc mắc trong quá trình làm bài của hs
 - GV: dặn dò hs về nhà làm bài tập sgk, đọc trước bài 6 sgk.
- Hs hoạt động theo nhóm
- Các nhóm nhận xét bài làm của nhau.
- Giáo án, sgk
VI. RÚT KINH NGHIỆM
THỰC HÀNH: BIỂU DIỄN VẬT THỂ
Tiết thứ: 09
Ngày soạn: 07/10/2018
Lớp: 11A1, ngày dạy..,kiểm diện...
Lớp: 11A7, ngày dạy..,kiểm diện...
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Sau bài học, học sinh cần:
 - Đọc được bản vẽ hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản.
 - Vẽ được hình chiếu thứ ba, hình cắt và hình chiếu trục đo của vật thể đơn giản từ bản vẽ hai hình chiếu.
2. Kĩ năng:
Sau bài học, học sinh có thể:
- Vận dụng thành tạo các tiêu chuẩn kĩ thuật, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình công nghệ.
3. Thái độ:
Sau bài học, học sinh có ý thức về:
- Nghiêm túc trong giờ thực hành, tuân thủ quy trình thực hành.
4. Hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh
Sau bài học, học sinh hình thành các năng lực:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ kĩ thuật
- Năng lực thiết kế
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực tự học
- Năng lực giao tiếp
II. HỆ THỐNG CÂU HỎI
 - Bài tập ví dụ
III. PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ
- Hình thức đánh giá: bài tập ứng dụng.
- Công cụ đánh giá: đánh giá bằng nhận xét, đánh giá bằng điểm.
- Thời điểm đánh giá: Trong bài học và sau bài học.
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo án, sgk, tài liệu liên quan
- Mô hình ổ trục hình 6.3 SGK
 - Tranh vẽ các đề của bài 6 SGK.
V. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 1. Kiểm tra bài cũ (10p’)
- Giáo viên đưa ra bài tập và yêu cầu hs vẽ hình chiếu trục đo của vật thể?
 2. Nội dung bài thực hành:
Nội dung
Hoạt động của GV & HS
Tư liệu, phương tiện, đồ dùng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Hướng dẫn các bước tiến hành (10p’)
I. Các bước tiến hành
- Bước 1: Đọc bản vẽ hai hình chiếu và phân tích hình dạng của vật thể
- Bước 2: Vẽ hình chiếu thứ ba
- Bước 3: Vẽ hình cắt
- Bước 4: Vẽ hình chiếu trục đo
- Gv sử dụng bài tập giá có rãnh để làm ví dụ
- Gv hướng dẫn các bước tiến hành thực hành
- Gv kết luận
- Hs chú ý lắng nghe
- Hs ghi vở
- Giáo án, sgk
Hoạt động 2: Tổ chức hoạt động nhóm (20p’)
II. Hoạt động nhóm
* Nộng dung
- Vẽ hình chiếu thứ ba
- Vẽ hình cắt trên hình chiếu đứng
- Vẽ hình chiếu trục đo
- Gv giao bài tập cho các nhóm hs, yêu cầu hoàn thành các công việc của bài thực hành vào khổ giấy A3
- Yêu cầu đại diện của hai nhóm lên bảng trình bày
- Các nhóm nhận xét bài làm của nhau
- Hs hoạt động nhóm
- Đại diện hai nhóm lên bảng trình bày
- Nhận xét bài làm của nhóm khác
- Giáo án, sgk, hệ thống bài tập
Hoạt động 3: Củng cố, hướng dẫn vễ nhà (5p’)
- Nhận xét
- Nhận xét giờ thực hành (sự chuẩn bị của hs, kĩ năng làm bài của hs, thái độ học tập của hs)
 - GV nhắc nhở HS về nhà xem trước các bài tập SGK để giờ sau làm bài thực hành trên lớp.
- Hs lắng nghe
- Giáo án, sgk
 VI. RÚT KINH NGHIỆM
THỰC HÀNH: BIỂU DIỄN VẬT THỂ (tiếp)
Tiết thứ: 10
Ngày soạn: 14/10/2018
Lớp: 11A1, ngày dạy..,kiểm diện...
Lớp: 11A7, ngày dạy..,kiểm diện...
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Sau bài học, học sinh cần:
 - Đọc được bản vẽ hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản.
 - Vẽ được hình chiếu thứ ba, hình cắt và hình chiếu trục đo của vật thể đơn giản từ bản vẽ hai hình chiếu.
2. Kĩ năng:
Sau bài học, học sinh có thể:
- Vận dụng thành tạo các tiêu chuẩn kĩ thuật, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình công nghệ.
3. Thái độ:
Sau bài học, học sinh có ý thức về:
- Nghiêm túc trong giờ thực hành, tuân thủ quy trình thực hành.
4. Hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh
Sau bài học, học sinh hình thành các năng lực:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ kĩ thuật
- Năng lực thiết kế
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực tự học
- Năng lực giao tiếp
II. HỆ THỐNG CÂU HỎI
 - Bài tập 
III. PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ
- Hình thức đánh giá: bài tập ứng dụng.
- Công cụ đánh giá: đánh giá bằng nhận xét, đánh giá bằng điểm.
- Thời điểm đánh giá: Trong bài học và sau bài học.
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo án, sgk, tài liệu liên quan
- Mô hình ổ trục hình 6.3 SGK
 - Tranh vẽ các đề của bài 6 SGK.
V. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 1. Nội dung bài thực hành:
Nội dung
Hoạt động của GV & HS
Tư liệu, phương tiện, đồ dùng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tổ chức thực hành (40p’)
I. Tổ chức thực hành
- Gv giao đề cho nhóm hs và nêu các yêu cầu của bài làm
- Gv quan sát, nhắc nhở, uốn nắn khi cần thiết.
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ thực hành, tiến hành làm bài thực hành theo yêu cầu của GV
- Nghiêm túc làm bài thực hành
- Giáo án, sgk
Hoạt động 2: Củng cố, hướng dẫn về nhà (5p’)
- Nhận xét giờ thực hành (sự chuẩn bị của hs, kĩ năng làm bài của hs, thái độ học tập của hs)
- Gv thu bài để chấm điểm
 - GV nhắc nhở HS về nhà xem trước bài 7 sgk.
- Hs lắng nghe
- Giáo án, sgk
VI. RÚT KINH NGHIỆM
HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH
Tiết thứ: 11
Ngày soạn: 21/10/2018
Lớp: 11A1, ngày dạy..,kiểm diện...
Lớp: 11A7, ngày dạy..,kiểm diện...
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Sau bài học, học sinh cần:
- Biết được khái niệm về hình chiếu phối cảnh.-
 Biết cách vẽ phác hình chiếu phối cảnh của vật thể đơn giản.
hai hình chiếu.
2. Kĩ năng:
Sau bài học, học sinh có thể:
- Vẽ được hình chiếu phối cảnh của vật thể đơn giản theo tiêu chuẩn kĩ thuật.
3. Thái độ:
Sau bài học, học sinh có ý thức về:
- Chú ý nghe giảng, tích cực xây dựng bài học.
4. Hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh
Sau bài học, học sinh hình thành các năng lực:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ kĩ thuật
- Năng lực thiết kế
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực tự học
- Năng lực giao tiếp
II. HỆ THỐNG CÂU HỎI
 - Thế nào là hình chiếu phối cành
- Cách xây dựng hình chiếu phối cảnh
- Trong hệ thống xây dụng hình chiếu này, đâu là tâm chiếu, mặt phẳng hình chiếu và mặt phẳng vật thể?
- Đặc điểm cơ bản của hình chiếu phối cảnh là gì
- Làm thế nào để phân biệt được hai loại HCPC
- Nên chọn điểm tụ ở gần hay ở xa hình chiếu đứng
- Nếu chọn điểm tụ ở xa vô cùng thì các đường thẳng (tia chiếu) của vật thể sẽ có vị trí như thế nào với nhau? Hình chiếu nhận được có phải là hình chiếu phối cảnh hay không
- Bài tập ứng dụng
III. PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ
- Hình thức đánh giá: bài tập ứng dụng, bài tập viết
- Công cụ đánh giá: đánh giá bằng nhận xét, đánh giá bằng điểm.
- Thời điểm đánh giá: Trong bài học và sau bài học.
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo án, sgk, tài liệu liên quan
 - Chuẩn bị tranh phóng to HCPC hình 7.1, 7.2, 7.3 SGK (sử dụng máy chiếu thì không cần tranh phóng to)
 - Tranh vẽ phóng to các bước vẽ phác HCPC một điểm tụ (sử dụng máy chiếu thì không cần tranh phóng to).
V. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 1. Đặt vấn đề (3p’)
- GV: Trong bài 2 sách Công nghệ lớp 8 đã giới thiệu về các loại phép chiếu (phép chiếu vuông góc, phép chiếu song song, phép chiếu xuyên tâm). Trong ba phép chiếu này các em đã được học loại phép chiếu nào? Ứng dụng của các phép chiếu đã học là gì ?
- GV: Vậy phép chiếu xuyên tâm là phép chiếu như thế nào? và nó dùng để làm gì. Bài học hôm nay chúng ta đi tìm hiểu về một loại hình chiếu được xây dựng bằng phép chiếu xuyên tâm, đó là hình chiếu phối cảnh.
2. Nội dung bài mới
Nội dung
Hoạt động của GV & HS
Tư liệu, phương tiện, đồ dùng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt đông 1: Tìm hiểu khái niệm về hình chiếu phối cảnh (20p’)
I. Khái niệm
 1.Hình chiếu phối cảnh là gì ?
 a. Khái niệm
 - Hình chiếu phối cảnh là hình biểu diễn được xây dựng bằng phép chiếu xuyên tâm.
 b. Hệ thống xây dụng hình chiếu phối cảnh (sgk)
c. Đặc điểm của hình chiếu phối cảnh: Tạo cho người xem ấn tượng về khoảng cách xa gần của vật thể giống như khi quan sát trong thực tế.
 2. Ứng dụng của hình chiếu phối cảnh 
- Đặt bên cạnh các hình chiếu vuông góc trong các bản vẽ thiết kế kiến trúc và xây dựng để biểu diễn các công trình có kích thước lớn như nhà cửa, cầu đường, đê đập
 3. Các loại hình chiếu phối cảnh
 a. Hình chiếu phối cảnh một điểm tụ
- Đặc điểm : Mặt tranh song song với một mặt của vật thể 
- Ứng dụng: Trong thiết kế nội thất
 (H 7.3 sgk).
 b. Hình chiếu phối cảnh hai điểm tụ
 - Đặc điểm : Mặt tranh không song song với mặt nào của vật thể 
- Ứng dụng: Thiết kế phối cảnh công trình 
 (Hình 7.1 sgk).
- GV: dùng tranh hình 7.1 SGK và giới thiệu đây là hình chiếu phối cảnh của ngôi nhà,yêu cầu HS quan sát và trả lời các vấn đề sau:
- Các viên gạch nền và các chi tiết của ngôi nhà (như mái nhà, tường nhà, cửa sổ) khi quan sát có đặc điểm gì ?
- Các đường thẳng của các viên gạch, mái nhà và tường nhà ở trong thực tế có song song hay ko? còn trên hình chiếu thì sao?
- Giải thích thêm về điểm tụ.
- Thế nào là hình chiếu phối cảnh?
- Gv kết luận
- GV: Dùng tranh hình 7.2 SGK yêu cầu HS quan sát hệ thống xây dựng hình chiếu phối cảnh.
- GV: Đặt câu hỏi, trong hệ thống xây dụng hình chiếu này, đâu là tâm chiếu, mặt phẳng hình chiếu và mặt phẳng vật thể ?
- Gv cho hs quan sát một số hình ảnh về hình chiếu phối cảnh (sử dụng máy chiếu) và đặt câu hỏi: đặc điểm cơ bản của hình chiếu phối cảnh là gì?
- Gv kết luận
- Gv cho hs quan sát một số hình ảnh về hình chiếu phối cảnh, hãy rút ra ứng dụng của hình chiếu phối cảnh là gì ?
- Gv kết luận
- Gv giảng giải cách phân loại hình chiếu phối cảnh, sau đó cho hs quan sát hai hình chiếu phối cảnh và yêu cầu rút ra đặc điểm nhận dạng của hai loại hình chiếu này?
- Gv kết luận
- Hs nghiên cứu hình 7.1 sgk và trả lời các câu hỏi
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Hs ghi vở
- Hs nghiên cứu nội dung hình 7.2 sgk
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Hs ghi vở
- Hs rút ra ứng dụng
- Hs ghi vở
- Hs rút ra đặc điểm nhận dạng của hai loại HCPC
- Hs ghi vở
- Giáo án, gsk, tranh phóng to hình 7.1; hình 7.2 sgk
Hoạt động 2: Tìm hiểu phương pháp vẽ phác hình chiếu phối cảnh (17p’) 
II. Phương pháp vẽ phác hình chiếu phối cảnh.
* Phương pháp vẽ phác hình chiếu phối cảnh một điểm tụ (hình chiếu phối cảnh hai điểm tụ học sinh tìm hiểu ở phần thông tin bổ sung)
Bước 1: Vẽ đường nằm ngang tt dùng làm đường chân trời 
 Bước 2: Chọn một điểm bất kì trên đường tt làm điểm tụ.
 Bước 3: Vẽ hình chiếu đứng của vật thể.
Bước 4: Nối điểm của hình chiếu đứng với điểm tụ.
 Bước 5: Xác định chiều rộng của vật thể.
 Bước 6: Kẻ các đường thẳng lần lượt song song với các cạnh của hình chiếu đứng của vật thể.
 Bước 7: Tô đậm các cạnh thấy của vật thể, hoàn thiện hình vẽ phác.
- Gv hướng dẫn hs thực hiện các bước vẽ phác HCPC như sgk
- Thực hiện các bước trên bảng (hoặc máy chiếu).
- Gv (nhắc lại đường chân trời chỉ độ cao của điểm nhìn)
- Điểm tụ có thể đặt ở bên trái hoặc bên phải hình chiếu đứng (muốn thể hiện mặt bên nào thì chọn điểm tụ về phía bên ấy của hình chiếu đứng).
- Vẽ hình chiếu đứng ở xa điểm tụ và chọn vị trí phù hợp
- Chỉ nối các điểm ở gần với điểm tụ
- Gv kết quả nhận được là hình vẽ phác (Chưa đòi hỏi độ chính xác cao nhưng phải rõ hình dáng thực của vật thể).
- Gv sau khi hoàn thành các bước vẽ phác, gv nêu câu hỏi:
- Nên chọn điểm tụ ở gần hay ở xa hình chiếu đứng? tại sao?
- Nếu chọn điểm tụ ở xa vô cùng thì các đường thẳng (tia chiếu) của vật thể sẽ có vị trí như thế nào với nhau ?, hình chiếu nhận được có phải là hình chiếu phối cảnh hay không ?
(có thể cho điểm ở câu hỏi này)
- Hs lắng nghe và ghi vở
- Hs ghi vở
- Hs ghi vở
- Hs ghi vở
- Hs ghi vở
- Hs ghi vở
- Hs ghi vở
- Hs ghi vở
- Hs ghi vở
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Giáo án, sgk, bài tập
Hoạt động 3: Củng cố, hướng dẫn về nhà (5p’)
- Vẽ phác hình chiếu phối cảnh
- Gv giao bài tập cho hs
- Nhận xét giờ học
- Dặn dò hs giờ sau kiểm tra 1 tiết
- 01 hs lên bảng lam bài
- Giáo án, sgk, bài tập
VI. RÚT KINH NGHIỆM
KIỂM TRA 1 TIẾT
Tiết thứ: 12
Ngày soạn: 29/10/2017
Lớp: 11A1, ngày dạy..,kiểm diện...
Lớp: 11A2, ngày dạy..,kiểm diện...
Lớp: 11A3, ngày dạy..,kiểm diện...
Lớp: 11A4, ngày dạy..,kiểm diện...
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Sau kiểm tra, học sinh cần:
- Hiểu được nội dung cơ bản của một số tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kĩ thuật.
- Có ý thức thực hiện đúng các tiêu chuẩn bản vẽ kĩ thuật.
- Hiểu được một số kiến thức cơ bản của chương 1.
hai hình chiếu.
2. Kĩ năng:
Sau kiểm tra, học sinh có thể:
- Ứng dụng thành thạo các tiêu chuẩn kĩ thuật và các nguyên tắc kĩ thuật trong bài kiểm tra
- Rèn luyện tính trung thực trong học tập.
3. Thái độ:
Sau bài học, học sinh có ý thức về:
- Nghiêm túc trong giờ kiểm tra 
4. Hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh
Sau bài học, học sinh hình thành các năng lực:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ kĩ thuật
- Năng lực thiết kế
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực tự học
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực sử dụng công nghệ
II. HỆ THỐNG CÂU HỎI
 - Đề kiểm tra
III. PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ
- Hình thức đánh giá: bài tập ứng dụng, bài tập viết
- Công cụ đánh giá: đánh giá bằng điểm.
- Thời điểm đánh giá: sau bài học.
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo án, sgk, tài liệu liên quan
 - Đề kiểm tra
V. HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA
* Hoạt động 1: Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
* Hoạt động 2: Giáo viên phát đề kiểm tra.
* Hoạt động 3: Học sinh làm bài kiểm tra, giáo viên thị phạm
* Hoạt động 4: Tổng kết
- Giáo viên: + thu bài kiểm tra, nhận xét giờ kiểm tra
 + Giao nhiệm vụ về nhà: đọc trước bài 8 chương 2. 
Chương 2
VẼ KĨ THUẬT ỨNG DỤNG
Bài 8 - THIẾT KẾ VÀ BẢN VẼ KĨ THUẬT
Tiết thứ: 13
Ngày soạn: 05/11/2017
Lớp: 11A1, ngày dạy..,kiểm diện...
Lớp: 11A2, ngày dạy..,kiểm diện...
Lớp: 11A3, ngày dạy..,kiểm diện...
Lớp: 11A4, ngày dạy..,kiểm diện...
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Sau bài học, học sinh cần:
- Biết được các giai đoạn chính của công việc thiết kế.
- Hiểu được vai trò của bải vẽ kĩ thuật trong thiết kế.
2. Kĩ năng:
Sau bài học, học sinh có thể:
- Tự thiết kế được một sản phẩm đơn giản.
- Rèn luyện đức tính tỉ mỉ, cẩn thận.
3. Thái độ:
Sau bài học, học sinh có ý thức về:
- Có thái độ tìm hiểu về thiết kế và bản vẽ kĩ thuật.
4. Hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh
Sau bài học, học sinh hình thành các năng lực:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ kĩ thuật
- Năng lực giải quyết vấn đề, thiết kế
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực tự học
- Năng lực giao tiếp
II. HỆ THỐNG CÂU HỎI
 - Dựa vào hiểu biết thực tế, em hãy cho biết để chế tạo được một sản phẩm công nghiệp hay thi công một công trình xây dựng thì công việc đầu tiên cần phải làm đó là gì?
- Thiết kế nhằm mục đích gì?
- Thiết kế là gì?
- Để thiết kế được một sản phẩm người thiết kế cần phải trải qua mấy giai đoạn, đó là những giai đoạn nào ?
- Muốn có được một ý tưởng thiết kế phù hợp với nhu cầu của thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng, thì người thiết kế cần phải làm như thế nào?
- Có thể thu thập thông tin liên quan đến đề tài thiết kế ở đâu.
- Mục đích của việc thẩm định, đánh giá phương án thiết kế là gì? 
- Hồ sơ kĩ thuật bao gồm những tài liệu nào?
- Bản vẽ kĩ thuật là gì?
- Có các loại bản vẽ kĩ thuật nào?
- Bản vẽ kĩ thuật có vai trò như thế nào đối với thiết kế. Hãy giải thích?
III. PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ
- Hình thức đánh giá: bài tập ứng dụng, bài tập viết
- Công cụ đánh giá: đánh giá bằng nhận xét, đánh giá bằng điểm.
- Thời điểm đánh giá: Trong bài học và sau bài học.
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo án, sgk, tài liệu liên quan
- Tranh vẽ các hình 8.1 đến hình 8.5 SGK (hoặc sử dụng máy chiếu)
- Tranh ảnh về các công trình cơ khí và xây dựng (hoặc sử dụng máy chiếu).
V. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Nội dung bài mới
Nội dung
Hoạt động của GV & HS
Tư liệu, phương tiện, đồ dùng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt đông 1: Tìm hiểu về thiết kế (25p’)
I. Thiết kế.
1. Khái niệm
- Thiết kế là quá trình hoạt động sáng tạo của người thiết kế, bao gồm nhiều giai đoạn.
2. Các giai đoạn thiết kế
- Quá trình thiết kế có thể tóm lược theo sơ đồ sau:
Hình thành ý tưởng; Xác định đề tài thiết kế
Thu thập thông tin;
Tiến hành thiết kế
Làm mô hình thử nghiệm; Chế tạo thử
Thẩm định, đánh giá phương án thiết
Lập hồ sơ kĩ thuật
Không đạt
3. Thiết kế hộp đựng đồ dùng học tập (sgk)
- Cho HS quan sát một số hình ảnh về các công trình cơ khí và xây dựng đặt câu hỏi: Để chế tạo các sảm phẩm công nghiệp hay thi công được các công trình này thì công việc đầu tiên phải làm là gì?
- Kết luận
- Vậy thiết kế là gì?
- Kết luận
- Quá trình thiết kế trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, các giai đoạn thiết kế có thể được tóm tắt lại theo sơ đồ sau (giáo viên treo bảng tóm tắt hoặc chiếu sơ đồ nếu dùng máy chiếu)
- Muốn hình thành ý tưởng thiết kế có tính khả dụng cao trong thực tế, người thiết kế phải làm gì?
- Giải thích thêm và tích hợp cuộc thi khoa học, kĩ thuật trong trường học do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
- Kết luận: đây là giai đoạn quan trọng, nó quyết định đến sự thành bại của sản phẩm thiết kế
- Theo em, người thiết kế có thể thu thập thông tin liên quan đến đề tài ở đâu ?
- Kết luận
- Ở giai đoạn này (GĐ3) người thiết kế có thể làm mô hình thật bằng các vật liệu phù hợp, hoặc dùng các loại hình chiếu để làm. Nếu dùng các hình chiếu để làm mô hình, theo em có thể sử dụng các loại hình chiếu nào.
- Kết luận
- Mục đích của việc thẩm định, đánh giá phương án thiết kế là gì?
- Kết luận
- Hồ sơ kĩ thuật bao gồm những tài liệu nào?
- Kết luận
* Kết thúc nội dung các giai đoạn thiết kế, giáo viên cho chia hs lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm thực hiện các nội dung sau:
1. Bằng hiểu biết thực tế, các nhóm hãy nêu ra một vài ý tưởng thiết kế hay, có tính ứng dụng cao trong thực tiễn.
2. Ý tưởng thiết kế, có nhất thiết phải phải là ý tưởng mới hoàn toàn hay không? Nếu không thì có thể có thêm ý tưởng như thế nào?
 Hết thời gian các nhóm treo báo cáo lên bảng. Các nhóm thảo luận, nhận xét báo cáo của nhau. Giáo viên kết luận.
- Thông qua ví dụ thiết kế hộp đựng đồ dùng học tập, gv nêu bật vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong từng giai đoạn thiết kế.
- Yêu cầu hs về nhà tóm tắt lại các giai đoạn thiết kế và lập thành sơ đồ quá trình thiết kế. Đề xuất ý kiến cải tiến (nếu có), giờ sau nộp lại.
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Hs ghi vở
- Ghi vở
- Hs trả lời
- Lắng nghe
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Hs hoạt động theo nhóm và báo cáo kết quả.
- Về nhà hoàn thiện
- Giáo án, sgk, tranh ảnh, máy chiếu, các tài liệu liên quan
Hoạt động 2: Tìm hiểu về bản vẽ kĩ thuật (15p’)
II. Bản vẽ kĩ thuật
1. Khái niệm
- Bản vẽ kĩ thuật là các thông tin kĩ thuật được trình bày dưới dạng đồ

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_11_hoc_ki_i_ban_day_du.doc