Đề thi THPT Quốc Gia môn Ngữ Văn năm 2018 trường THPT Phủ Thông (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi THPT Quốc Gia môn Ngữ Văn năm 2018 trường THPT Phủ Thông (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi THPT Quốc Gia môn Ngữ Văn năm 2018 trường THPT Phủ Thông (Có đáp án)
TRƯỜNG THPT PHỦ THÔNG ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2018- 2019 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút I. ĐỌC HIỂU (3,0 ĐIỂM) Đọc đoạn trích dưới đây: Những ngày này dường như là những ngày nóng nhất, với nắng rải trên đầu, thực phẩm bẩn bao vây từng bữa ăn, môi trường bị tấn công từ rừng đến biển, quyền công dân bị làm tổn thương ở một số địa phương. Nhiều người nhìn nhau, nhắn cho nhau một câu: chuyện gì đang xảy ra, đời sẽ đi về đâu? Câu trả lời của cuộc đời là dù trong đêm tối, trong đường cùng, cuộc đời vẫn tiếp diễn, vẫn đáng sống. Câu trả lời của cuộc đời là lối đi ở dưới chân người, những điều đáng sống vẫn còn trong chính tay mình. Tôi biết điều ấy trong tối hôm qua, khi nghe mẹ của bé Đăng Khôi (4 tuổi, đang điều trị ung thư máu tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM) gạt nước mắt kể chuyện đã đi vay khắp anh em họ hàng, đi cầm sổ đỏ, đi vay nóng để có tiền mua liều thuốc đặc trị cho con. Chị thủ thỉ: “Không biết bệnh ung thư ở đâu ra, nhưng còn giữ con được ngày nào, hạnh phúc còn ngày đó. Còn làm được gì cho con, không bao giờ từ nan”. Tôi biết điều ấy khi chứng kiến những người tổ chức, tình nguyện viên, mạnh thường quân chương trình “Ước mơ của Thúy” dốc hết sức mình để mang đến những giờ phút hạnh phúc cho các em cùng phụ huynh các em trên chặng đường trị bệnh gập ghềnh mồ hôi, nước mắt, hi vọng, tuyệt vọng. ()“Chúng ta hãy nắm tay nhau để cùng vượt qua”, câu kêu gọi quen thuộc lại một lần nữa được nhiều người nhắc lại.Có nắm tay ấy, những ngày qua đã nhiều người được minh oan, đã nhiều cơ sở tiêu thụ thực phẩm bẩn bị phát hiện, nhiều người tắc trách buộc phải cúi đầu xin lỗi, nhiều mối bất công đã được cân bằng lại. Mỗi người, ở vị trí của mình, đều có thể góp phần làm nên câu trả lời cho cuộc đời. Câu trả lời ấy là: Cuộc đời vẫn cứ đáng sống. (Nguồn sưu tầm) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1: Chỉ ra những tác động xấu của môi trường và xã hội đối với cuộc sống con người được nêu trong đoạn trích? Câu 2: Theo anh/chị, “Có nắm tay ấy” được nêu trong đoạn trích là gì? Câu 3: Việc tác giả trích dẫn ý kiến của mẹ Đăng Khôi có tác dụng gì? Câu 4: Anh/Chị có đồng tình với ý kiến “ Cuộc đời vẫn cứ đáng sống” không? Vì sao? II. LÀM VĂN ( 7,0 ĐIỂM) Câu 1: (2 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về điều bản thân đã thực hiện để góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn. Câu 2: (5 điểm) Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài có ba lần nhắc đến hình ảnh lá ngón: Lần thứ nhất, sau mấy tháng làm dâu cho nhà thống lý, Mị trốn về nhà khóc lóc và định ăn lá ngón tự vẫn. Lần thứ hai, mấy năm sau bố Mị mất, Mị không còn nghĩ đễn chuyện ăn lá ngón tự tử nữa. Lần thứ ba, trong đêm tình mùa xuân khi nghĩ đến tình cảnh của mình “bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày tết. Huống chi A Sử với Mị không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không nhớ lại nữa nhớ lại chỉ thấy nước mắt ứa ra”. (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam) Từ việc phân tích tâm trạng nhận vật Mị qua ba lần xuất hiện hình ảnh lá ngón anh/chị hãy cho biết quan điểm nhân sinh mà tác giả gửi gắm. Phần Câu Nội dung Điểm I Đọc hiểu 3,0 1 Nắng rải trên đầu, thực phẩm bẩn bao vây từng bữa ăn, môi trường bị tấn công từ rừng đến biển, quyền công dân bị làm tổn thương ở một số địa phương 0,50 2 “Có nắm tay ấy” là sự chung sức, đoàn kết của tất cả mọi người để đấu tranh chống lại những biểu hiện tiêu cực của xã hội. 0,75 3 Việc trích dẫn ý kiến của mẹ Đăng Khôi nhằm: Nhấn mạnh quan điểm cuộc đời vẫn đáng sống của tác giả. Giúp bài viết có tính thuyết phục, hấp dẫn. Truyền thông điệp tới độc giả: dám đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác. Biết làm việc có ý nghĩa để cuộc đời đáng sống. 0,75 4 HS có thể trả lời có hoặc không nhưng phải giải thích rõ ràng. 1,00 II Làm văn 7,0 1 Nghị luận xã hội 2,0 a Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: Mở đoạn giới thiệu được vấn đề; các câu thân đoạn triển khai được vấn đề; kết đoạn khái quát được vấn đề 0,25 b Xác định đúng vấn đề nghị luận: Những điều bản thân đã thực hiện để góp phần làm cho xã hội tốt đẹp. 0,25 c Triển khai vấn đề: Bản thân luôn trau dồi tri thức, học tập nâng cao trình độ, văn hóa.. Luôn phấn đấu để trở thành một công dân có phẩm chất đạo đức tốt, yêu quê hương, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào. Chăm lo phát triển kinh tế gia đình. Nhiệt tình tham gia các hoạt động của trường, lớp: Hoạt động tình nguyện, áo ấm mùa đông, xe đạp giúp bạn dến trường 1,0 d Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp Tiếng Việt. 0,25 e Sáng tạo: Có cách diến đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề biểu cảm. 0,25 2 Nghị luận văn học 5,0 a Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: Mở bài giới thiệu được vấn đề; thân bài triển khai được vấn đề; kết bài khái quát được vấn đề 0,50 b Xác định đúng vấn đề nghị luận: Diễn biến tâm trạng nhân vật Mị qua ba lần hình ảnh lá ngón xuất hiện. 0,25 c Triển khai vấn đề: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm. Vấn đề lý luận: Chi tiết nghệ thuật: Có vị trí quan trọng trong tác phẩm văn xuôi, nó có thể thâu tóm linh hồn của tác phẩm. “chi tiết nhỏ làm nên tác phẩm lớn”. Qua chi tiết tâm hồn, tính cách, phẩm chất nhân vật được bộc lộ; qua chi tiết tác giả bày tỏ được tư tưởng, quan điểm của mình. Những đoạn viết về lá ngón trong tác phẩm là những chi tiết như thế. Khái quát về nhân vật Mị: Cuộc đời, những ngày làm dâu của Mị, sức sống tiềm tàng của Mị. Diễn biến tâm trạng: + Lá ngón xuất hiện lần đầu như một lối thoát đen. Đây là lối thoát ngắn và hữu hiệu nhất. Nhưng là lối thoát cho những ai muốn chấm dứt hiện tại nghiệt ngã chứ không phải lối thoát cho người sang trang mới. Lá ngón lúc này mang tầm ý nghĩa tố cáo cũng là hiện thân cho nỗi thống khổ của nhân dân. + Lần thứ hai: Mị không nghĩ đến chuyện ăn lá ngón tự tử: Lòng ham sống trong Mị đã nguội lạnh, Mị không còn ý thức đấu tranh. Tố cáo xã hội đã dùng cả cường quyền và thần quyền để áp chế người dân vô tội. + Lần thữ ba: Trong đêm tình mùa xuân, khi Mị ý thức được chẳng năm nào Mị được đi chơi tết và ý nghĩ có nắm lá ngón Mị sẽ ăn cho chết ngay hiện ra trong suy nghĩ Mị: Mị tự ý thức về bản thân, bao nhiêu cái khổ cái đau hiện về trong tâm trí Mị. Lá ngón đánh dấu sự trở lại của một ý thức sống. Ý nghĩa nhân sinh: + Qua ba chi tiết trên thể hiện tấm lòng nhân đạo của tác giả. + Cái độc của lá ngón còn thua cái độc của xã hội. Lá ngón trở thành dấu hiệu báo động cho sự khẩn thiết cầu cứu của đồng bào miền cao đối với cách mạng. Nghệ thuật thể hiện: - Khắc họa nhân vật: sống động và chân thực. - Miêu tả tâm lí nhân vật: sinh động, đặc sắc (diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân và đem Mị cắt dây trói cho A Phủ). - Quan sát, tìm tòi: Có những phát hiện mới lạ trong phong tục, tập quán (tục cưới vợ, trình ma, đánh nhau, xử kiện, ốp đồng, đêm tình mùa xuân, cảnh uống rượu ngày tết). 3,50 d Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp Tiếng Việt. 0,25 e Sáng tạo: Có cách diến đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề biểu cảm. 0,50 Tổng: 10,0
File đính kèm:
- de_thi_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_nam_2018_truong_thpt_phu_th.doc