Đề thi Học kì II môn Sinh học Lớp 11 nâng cao năm học 2015- 2016 - Mã đề 003 (Kèm đáp án)

docx 3 trang Mạnh Hào 13/08/2024 670
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Học kì II môn Sinh học Lớp 11 nâng cao năm học 2015- 2016 - Mã đề 003 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi Học kì II môn Sinh học Lớp 11 nâng cao năm học 2015- 2016 - Mã đề 003 (Kèm đáp án)

Đề thi Học kì II môn Sinh học Lớp 11 nâng cao năm học 2015- 2016 - Mã đề 003 (Kèm đáp án)
	Trường THPT Phan Văn Trị	 ĐỀ THI HỌC KÌ II (2015-2016)
 Tổ Sinh - KTNN MÔN THI: SINH HỌC 11 (NÂNG CAO)
	 THỜI GIAN LÀM BÀI: 60 PHÚT
MÃ ĐỀ 003
PHẦN I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (5 ĐIỂM)
@ HÃY CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG DUY NHẤT CHO CÁC CÂU SAU:
Câu 1: Vào tuổi dậy thì, trẻ em có những thay đổi mạnh về thể chất và tâm sinh lí là do cơ thể tiết ra nhiều hoocmôn?
A. Ơstrôgen(nữ) và Testostêrôn(nam)	B. Tirôzin
C. Sinh trưởng	D. Ơstrôgen(nam) và Testotêrôn(nữ)
Câu 2: Ở người, thời kì mang thai không có trứng chín và rụng là vì
	A. khi nhau thai được hình thành, thể vàng tiết ra hoocmôn Prôgestêron ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên.
	B. khi nhau thai được hình thành sẽ tiết ra hoocmôn kích dục nhau thai ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên.
	C. khi nhau thai được hình thành sẽ tiết ra hoocmôn kích dục nhau thai (HCG) duy trì thể vàng tiết ra hoocmôn Prôgestêron ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên.
 D. khi nhau thai được hình thành sẽ duy trì thể vàng tiết ra hoocmôn Prôgestêron ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên.
Câu 3: Tế bào trong ống sinh tinh tết ra hoocmôn nào? 
 A. Testôstêron.	 	B. FSH.	 	C. Inhibin.	D. GnRH
Câu 4: Trong quá trình hình thành túi phôi ở thực vật có hoa có mấy lần phân bào?
 A. 1 lần giảm phân và 4 lần nguyên phân
 B. 1 lần giảm phân và 3 lần nguyên phân 
 C. 1 lần giảm phân và 2 lần nguyên phân
 D. 1 lần giảm phân và 1 lần nguyên phân
Câu 5: Kết thúc quá trình hình thành hạt phấn tạo ra 3600 giao tử đực. Số tế bào sinh hạt phấn là:
 A. 2800.	 	B. 900.	 	C. 3600.	D. 1200
Câu 6: Đặc điểm nào KHÔNG xuất hiện khi gà trống bị thiến?
 A. Phát triển mào, cựa.	 B. Mất tiếng gáy.
 C. Tích lũy mỡ.	D. Mất bản năng sinh dục 
Câu 7: Loài thực vật nào sau đây có khả năng tạo ra cơ thể mới từ một bộ phận cây thân rễ? 
 A. Cỏ tranh	B. Khoai tây	C. Cây sống đời	D. Khoai lang
Câu 8: Cơ sở khoa học của uống thuốc tránh thai là
	A. làm giảm nồng độ Prôgestêrôn và Ơstrôgen trong máu gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm giảm tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng.
	B. làm tăng nồng độ Prôgestêrôn và Ơstrôgen trong máu gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm tăng tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng.
	C. làm giảm nồng độ Prôgestêrôn và Ơstrôgen trong máu gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm tăng tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng.
	D. làm tăng nồng độ Prôgestêrôn và Ơstrôgen trong máu gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm giảm tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng.
Câu 9 Những loài thực vật nào sau đây sinh sản bằng hình thức sinh sản sinh dưỡng?
 1. Tre	 2. Khoai ngọt	3. Bắp	4. Lúa	5. Rau ngót	
 6. Chuối	 7. Sầu riêng	8. Ớt
 A. 1, 2, 3, 4	B. 1, 2, 5, 6	C. 2, 5, 7, 8	D. 5, 6, 7, 8
Câu 10: Ecđixơn có tác dụng
	A. gây lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.	
	B. gây ức chế sự lột xác của sâu bướm, kìm hãm sâu biến thành nhộng và bướm.
	C. gây ức chế sự lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.
	D. gây lột xác của sâu bướm, ức chế sâu biến thành nhộng và bướm.
Câu 11: Ý nào KHÔNG đúng với vai trò của thức ăn đối với sự sinh trưởng và phát triển ở động vật?
Làm tăng khả năng thích ứng với mọi điều kiện sống bất lợi của môi trường.
Gia tăng phân bào tạo nên các mô, các cơ quan, hệ cơ quan.
Cung cấp nguyên liệu để tổng hợp các chất hữu cơ.
Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể.
Đáp án đúng là: 
1,3,4 	B. 2,3,4 C. 1,2,3 D. 1,2,4
Câu 12: Ở loài Ong, cá thể nào sau đây mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội?
A. Ong thợ	B. Ong đực C. Ong chúa	 D. Ong thợ, ong đực 
Câu 13: Ý nghĩa của hiện tượng thụ tinh kép ở thực vật hạt kín là
A. tiết kiệm vật liệu di truyền
B. hợp tử phát triển thành cây con có khả năng thích nghi cao
C. cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi và thời kì đầu của cá thể mới 
D. tạo nên hai hợp tử cùng một lúc
Câu 14: Ở người, nếu thiếu iôt trong thức ăn thường dẫn đến thiếu hoocmôn
tirôxin. 	B.ecđisơn.	C. ơtrôgen. 	D. testostêron.
Câu 15: Những loài động vật nào phát triển qua biến thái hoàn toàn?
Bọ rùa	2. Cá chép	3. Tôm	4. Bướm
5.	Khỉ	6. Ếch	7. Ruồi	8. Cào cào
Số phương án đúng là
3	B. 5	C. 4	D. 6
Câu 16: Nếu người mẹ mang thai mà nghiện thuốc lá thì đứa con sinh ra thường:
 A. Giảm cân từ 200g đến 500 g so với bình thường	B. Tăng cân nhưng hay bị bệnh
 C. Khỏe mạnh nhưng dễ bị dị tật	D. Bình thường
Câu 17: Đặc điểm nào sau đây KHÔNG phải là ưu thế của sinh sản hữu tính ở động vật?
A. Là hình thức sinh sản phổ biến
B. Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền 
C. Tạo ra đuợc nhiều biến dị tổ hợp là nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá
D. Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi truờng biến đổi
Câu 18: Trong những loài động vật sau, loài nào sinh sản bằng hình thức phân mảnh?
 1. Thủy tức	2. Hải quỳ 	3. Sán lông 	4. Trùng roi 	5. Ong
 6. Sao biển	7. Trai sông
 Số phương án đúng là:
 A. 6	B. 4	C. 5	D. 3 
Câu 19: Tại sao cấm tiết lộ giới tính ở thai nhi người?
	A. Vì sợ ảnh hưởng đến tâm lí của người mẹ.
	B. Vì tâm lí của người thân muốn biết trước con trai hay con gái.
	C. Vì định kiến trọng nam khinh nữ, dẫn đến hành vi làm thay đổi tỷ lệ trai và gái.	
	D. Vì sợ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Câu 20: Hai lớp động vật có hình thức thụ tinh giống nhau là:
A. cá và lưỡng cư.	B. cá và bò sát.	C. cá và chim.	D. lưỡng cư và bò sát.
PHẦN II: CÂU HỎI TỰ LUẬN (5 ĐIỂM)
Câu 1: Hãy nêu quá trình hình thành hạt phấn (1.0đ)
Câu 2: Thụ phấn là gì, có mấy hình thức thụ phấn kể ra?(0.5đ)
Câu 3 : Phân biệt sự phát triển qua biến thái hoàn toàn và phát triển qua biến thái không hoàn toàn ở động vật? (1.0 đ) 
Câu 4: Nêu hướng tiến hóa của hình thức sinh sản hữu tính của động vật? Trong quá trình tiến hóa động vật chuyển từ đời sống dưới nước lên đời sống trên cạn sẽ gặp những trở ngại gì liên quan đến sinh sản? Những trở ngại đó đã được khắc phục như thế nào?(1.5đ)
Câu 5: Hiện tượng thằng lằn mọc lại đuôi khi bị đứt, cua mọc lại càng mới khi bị rụng có được xem là sinh sản vô tính không? Tại sao? (1.0 đ)
.Hết.

File đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_lop_11_nang_cao_nam_hoc_2015_2.docx
  • docxĐÁP ÁN ĐỀ SINH 11 NC.docx