Đề thi Học kì II môn Sinh học Lớp 11 cơ bản năm học 2015- 2016 - Mã đề 234 (Kèm đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Học kì II môn Sinh học Lớp 11 cơ bản năm học 2015- 2016 - Mã đề 234 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi Học kì II môn Sinh học Lớp 11 cơ bản năm học 2015- 2016 - Mã đề 234 (Kèm đáp án)
Trường THPT Phan Văn Trị ĐỀ THI HỌC KÌ II (2015-2016) Tổ Sinh - KTNN MÔN THI: SINH HỌC 11 (CƠ BẢN) THỜI GIAN LÀM BÀI: 60 PHÚT MÃ ĐỀ 234 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 5 ĐIỂM Câu 1: Thế nào là động vật đơn tính? A. Là động vật mà trên mỗi cá thể có cả cơ quan sinh dục đực và cơ quan sinh dục cái. B. Là động vật mà trên mỗi cá thể chỉ có cơ quan sinh dục đực hoặc cơ quan sinh dục cái. C. Là động vật chỉ có hình thức thụ tinh chéo. D. Là động vật có cả hình thức thụ tinh ngoài và thụ tinh trong. Câu 2: Ecđixơn và juvenin lần lượt được sản sinh ra từ A. tế bào thần kinh não và tuyến trước ngực. B. tuyến trước ngực và thể alata C. tế bào thần kinh não và tuyến yên. D. thể alata và tuyến trước ngực. Câu 3: Ở loài Ong, cá thể nào sau đây mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội? A. Ong đực B. Ong thợ, ong đực C. Ong chúa D. Ong thợ Câu 4: Phát triển qua biến thái là kiểu phát triển trong đó con non A. bắt buộc phải trải qua lột xác nhiều lần trong suốt quá trình sống. B. có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự con trưởng thành. C. trải qua những biến đổi đột ngột về các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí D. giống con trưởng thành sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng. Câu 5: Trong các thông tin sau, thông tin nào là không phải ưu điểm của sinh sản vô tính ở động vật? 1. Không có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp. 2. Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu. 3. Tạo ra các cá thể mới rất đa dạng về các đặc điểm di truyền. 4. Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động. 5. Có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp. 6. Tạo ra cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về các đặc điểm di truyền. 7. Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn. 8. Hàng loạt cá thể bị chết nếu điều kiện sống thay đổi. Số phương án đúng là A. 3 B. 4 C. 6 D. 5 Câu 6: Thằn lằn bị đứt đuôi và mọc lại đuôi mới được gọi là A. sinh sản hữu tính bằng tái sinh. B. sinh sản vô tính bằng phân đôi. C. hình thức tái sinh bộ phận. D. sinh sản bào tử. Câu 7: Cho các thông tin sau: 1. Nhân phân chia 2. Một tế bào ban đầu 3. 2 tế bào mới 4. Tế bào chất phân chia Giun dẹp sinh sản bằng hình thức phân đôi theo trình tự: A. 1-2-3-4 B. 1-3-2-4 C. 2-1-4-3 D. 2-1-3-4 Câu 8: Những loài động vật nào phát triển qua biến thái không hoàn toàn? 1. Bọ rùa 2. Cá chép 3. Tôm 4. Bướm 5. Khỉ 6. Ếch 7. Ruồi 8. Cào cào Số phương án đúng là A. 6 B. 4 C. 5 D. 3 Câu 9: Hoocmôn kích thích chuyển hóa ở tế bào và kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể là A. Testôstêrôn B. Prôgestêrôn C. Tirôxin D. LH Câu 10: Ở thực vật, nội nhũ chứa bộ nhiễm sắc A. tam bội (3n) B. lưỡng bội (2n) C. đơn bội (n) D. tứ bội (4n) Câu 11: Những loài thực vật nào sau đây có khả năng sinh sản sinh dưỡng tự nhiên? 1. Xoài 2. Khoai tây 3. Bắp 4. Cỏ gấu 5. Rau má 6. Thuốc bỏng 7. Sầu riêng 8. Tre A. 1, 2, 4, 5, 6 B. 2, 4, 5, 6, 8 C. 2, 5, 6, 7, 8 D. 4, 5, 6, 7, 8 Câu 12: Trong những loài động vật sau, loài nào sinh sản bằng hình thức nảy chồi? 1. Thủy tức 2. Hải quỳ 3. Sán lông 4. Trùng roi 5. Ong 6. Sao biển 7. Trai sông Số phương án đúng là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 Câu 13: Các hoocmôn nào sau đây do buồng trứng tiết ra? 1. Prôgestêron 2. Ơstrôgen. 3. LH 4. FSH 5. GnRH 6. Testosteron Phương án đúng là A.1, 6 B. 3, 4 C. 1, 2 D. 4, 5 Câu 14: Quan sát ảnh bên, cho biết hình thức sinh sản vô tính nào dưới đây có ở sinh vật này? A. Nẩy chồi B. Thụ tinh nhân tạo C. Nhân bản vô tính D. Trinh sinh Câu 15: Ý nào không đúng khi nói về hạt? A. Mọi hạt của thực vật có hoa đều có nội nhũ B. Hợp tử trong hạt phát triển thành phôi C. Tế bào tam bội trong hạt phát triển thành nội nhũ D. Hạt là noãn đã đuợc thụ tinh phát triển thành Câu 16: Động vật nào sau đây phát triển qua biến thái hoàn toàn? 1. Ếch 2. Châu chấu 3. Muỗi 4. Tằm dâu 5. Tôm 6. Ong Đáp án đúng là A. 2, 4, 5 B. 1, 2, 5, 6 C. 1, 3, 4, 6 D. 3, 4, 6 Câu 17: Ở sâu bướm, giai đoạn trưởng thành là giai đoạn A. sâu bướm B. nhộng C. ấu trùng D. bướm Câu 18: Ở gà trống, sau khi bị thiến A. sẽ không có cựa B. mào phát triển, đỏ rực C. vẫn đạp mái bình thường D. tiếng gáy càng to Câu 19: Câu 32: 00Thực chất của cơ chế điều hòa sinh sản là A. cơ chế điều hòa dân số B. cơ chế điều hòa sinh tinh và sinh trứng C. cơ chế điều hòa thần kinh và thể dịch D. biện pháp sinh đẻ có kế hoạch Câu 20: Hình thức chuyển nhân của một tế bào xôma (2n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng đó phát triển thành một phôi. Phôi này tiếp tục phát triển thành một cơ thể mới. Phương pháp này được gọi là A. cấy truyền phôi B. sinh sản hữu tính C. thụ tinh nhân tạo D. nhân bản vô tính II. PHẦN TỰ LUẬN: 5 ĐIỂM Câu 1: Cho biết sự khác nhau giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính? (2 điểm) Câu 2: Các hoocmon FSH, LH, ơstrogen, progesteron ảnh hưởng đến quá trình phát triển, chín và rụng trứng ở buồng trứng như thế nào? (2 điểm) Câu 3: Hằng ngày, phụ nữ uống viên thuốc tránh thai (chứa prôgenstêron hoặc prôgenstêron + ơtrôgen) có thể tránh được mang thai, tại sao? (1 điểm) .....Hết.....
File đính kèm:
- de_thi_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_lop_11_co_ban_nam_hoc_2015_201.doc
- ĐÁP ÁN ĐỀ SINH 11 CƠ BẢN.docx