Đề thi Học kì I môn Sinh học Lớp 11 nâng cao năm học 2015- 2016 - Đề 4 (Kèm đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Học kì I môn Sinh học Lớp 11 nâng cao năm học 2015- 2016 - Đề 4 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi Học kì I môn Sinh học Lớp 11 nâng cao năm học 2015- 2016 - Đề 4 (Kèm đáp án)
Trường THPT Phan Văn Trị ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015 -2016 ĐỀ 4 MÔN: SINH HỌC 11 (NÂNG CAO) THỜI GIAN: 60 PHÚT I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Câu 1: Sự vận động nở hoa thuộc ứng động sinh trưởng nào? A. Là phản ứng sinh trưởng quang ứng động. B. Là phản ứng sinh trưởng hoá ứng động. C. Là phản ứng sinh trưởng ứng động sức trương. D. Là phản ứng sinh trưởng ứng động tiếp xúc Câu 2: Vì sao phổi của thú có hiệu quả trao đổi khí ưu thế hơn ở phổi của bò sát, lưỡng cư? A. Vì phổi thú có cấu trúc phức tạp hơn. B. Vì phổi thú có nhiều phế nang, diện tích bề mặt trao đổi khí lớn. C. Vì phổi thú có kích thước lớn hơn. D. Vì phổi thú có khối lượng lớn hơn. Câu 3: Dạ dày ở động vật ăn thực vật nào chỉ có một ngăn? 1. Ngựa 2. Trâu 3. Chuột 4. Dê. 5. Khỉ 6. Thỏ 7. Bò 8. Cừu Số phương án đúng là A.4 B.5 C.6 D.7 Câu 4: Loài thực vật nào sau đây có kiểu hướng động theo hướng tiếp xúc? 1. Cây đậu xanh 2. Dây dưa hấu 3. Dây trầu 4. Bí đỏ. 5. Khổ qua 6. Chanh dây 7. Khoai lang 8. Bầu Số phương án đúng là A.4 B.5 C.6 D.7 Câu 5: Những ví dụ nào sau đây biểu hiện tính cảm ứng của thực vật: I. Hoa hướng dương luôn quay về hướng mặt trời II. Ngọn cây bao giờ cũng mọc vươn cao, ngược chiều với trọng lực III. Sự cụp lá của cây trinh nữ IV. Lá cây bị héo khi bị khô hạn V. Lá cây bị rung chuyển khi bị gió thổi A. I, II, III, V B. I, II, III, IV C. II, III, IV, V D. I, III, IV, V Câu 6: Do gió lớn, một số cây mía bị đổ ngã, sau thời gian, thân cây mọc cong lên, còn rễ cây mọc cong xuống. Hiện tượng này được gọi là A. thân cây có tính hướng trọng lực âm còn rễ cây có tính hướng trọng lực dương B. thân cây và rễ cây đều có tính hướng trọng lực âm C. thân cây có tính hướng trong lực dương còn rễ cây có tính hướng trọng lực âm D. thân cây và rễ cây đều có tính hướng trọng lực dương Câu 7: Tác dụng của các kích tố insulin và glucagôn trong cơ chế điều hòa đường huyết là: I. Insulin có tác dụng đưa lượng glucôzơ từ máu vào tế bào và làm hạ đường huyết sau bữa ăn đến mức 1,2 gam/lít II. Glucagôn có tác dụng đồng hóa, làm hạ đường huyết đến mức 1,2 gam/lit III. Glucagôn có tác dụng chuyển hóa chất dự trữ thành đường, làm tăng lượng đường đến mức 1,2 gam/lít IV. Khi đường huyết hạ, insulin tháo gỡ chất dự trữ, biến thành đường glucôzơ, làm lượng đường tăng đến 1,2 g/lít Số phương án đúng là A.1 B.2 C.3 D.4 Câu 8: Ứng động khác cơ bản với hướng động ở điểm nào? A. Tác nhân kích thích không định hướng. B.Không liên quan đến sự phân chia tế bào. C. Có sự vận động vô hướng. D.Có nhiều tác nhân kích thích. Câu 9: Vì sao ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não? Vì mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết cao dễ làm vỡ mạch. Vì mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp dễ làm vỡ mạch. Vì mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi hyết áp cao dễ làm vỡ mạch. Vì thành mạch bị dày lên, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết cao dễ làm vỡ mạch. Câu 10: Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của châu chấu là: A. Miệng → thực quản → dạ dày → diều → ruột → hậu môn B. Miệng → thực quản → ruột → dạ dày → diều → hậu môn C. Miệng → thực quản → diều → dạ dày → ruột → hậu môn D. Miệng → thực quản → dạ dày → ruột → diều → hậu môn Câu 11: Chứng huyết cao biểu hiện khi Huyết áp cực đại lớn quá 150mmHg và kéo dài. Huyết áp cực đại lớn quá 160mmHg và kéo dài. Huyết áp cực đại lớn quá 140mmHg và kéo dài. Huyết áp cực đại lớn quá 130mmHg và kéo dài. Câu 12: Hô hấp không có vai trò nào sau đây? I. Cung cấp năng lượng cho toàn bộ hoạt động cơ thể II. Cung cấp oxi cho cơ thể và thải CO2 ra môi trường ngoài III. Mang oxi từ cơ quan hô hấp đến tế bào và mang CO2 từ tế bào về cơ quan hô hấp IV. Cung cấp các sản phẩm trung gian cho quá trình đồng hóa các chất A. I, II B. I, IV C. II, III D. III, IV Câu 13: Trong hệ dẫn truyền tim, xung điện lan truyền theo trật tự: A. Nút xoang nhĩ → bó His → nút nhĩ thất→ mạng Puôckin → tâm nhĩ co → tâm thất co. B. Nút xoang nhĩ → tâm nhĩ co→ nút nhĩ thất → bó His → mạng Puôckin → tâm thất co. C. Nút nhĩ thất → nút xoang nhĩ → tâm nhĩ co → tâm thất co D. Nút nhĩ thất→ nút xoang nhĩ → Bó His mạng Puôckin → tâm nhĩ co → tâm thất co. Câu 14: Vai trò của vi sinh vật cộng sinh đối với động vật nhai lại: 1. VSV cộng sinh trong dạ cỏ và manh tràng tiết enzim xenlulaza tiêu hoá xenlulozơ; tiêu hóa các chất hữu cơ khác trong tế bào thực vật thành chất hữu cơ đơn giản. 2. VSV cộng sinh giúp động vật nhai lại tiêu hoá protein và lipit trong dạ múi khế. 3. VSV cộng sinh bị tiêu hóa trong dạ múi khế, ruột non, trở thành nguồn cung cấp prôtêin quan trọng cho động vật nhai lại. Chọn một câu trả lời A. 1, 3. B. 1, 2, 3. C. 2, 3. D. 1, 2. Câu 15: Sự pha máu ở lưỡng cư và bò sát (trừ cá sấu) được giải thích như thế nào? A. Vì chúng là động vật biến nhiệt. B. Vì tim chỉ có 2 ngăn. C. Vì không có vách ngăn giữa tâm nhĩ và tâm thất. D. Tim chỉ có 3 ngăn hay 4 ngăn nhưng vách ngăn ở tâm thất không hoàn toàn. Câu 16: Ruột non có các hình thức cử động cơ học nào: I. Cử động co thắt từng phần II. Cử động quả lắc III. Cử động nhu động IV. Cử động phản nhu động A. II, III B. I, IV C. I, III D. II, IV Câu 17: Huyết áp cực tiểu xuất hiện ứng với kỳ nào trong chu kì hoạt động của tim? A. Kì tim giãn B. Kì co tâm nhĩ C. Kì co tâm thất D. Giữa hai kì co tâm nhĩ và co tâm thất Câu 18: Nhóm động vật không có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2 là: 1. Cá xương 2. Chim én 3. Éch, nhái 4. Thằn lằn. 5. Khỉ 6. Cá voi 7. Rùa 8. Rắn 9. Cá sấu Số phương án đúng là A.4 B.5 C.6 D.7 Câu 19 : Trong các động vật sau, động vật nào có máu chảy trong mạch, có hệ thống mao mạch? (1)Ruột khoang (2)Thân mềm (3)Giun dẹp (4)Giun đốt (5)Da gai (6)Chân khớp (7)Mực ống Phương án đúng là A.(3), (6) B.(4), (7) C.(1), (2) D.(5), (6) Câu 20 : Trong các cơ quan tiêu hóa dưới đây, hình thức tiêu hóa hóa học có ở các cơ quan nào ? (1)Ruột già (2)Miệng (3)Dạ dày (4)Ruột non (5)Thực quản (6)Hậu môn (7)Ruột thừa Số phương án đúng là A.2 B.3 C.4 D.5 II: PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1: (1,5 điểm) a. Hút thuốc lá có hại cho hệ hô hấp như thế nào ? b. Trong mề của gà và chim mổ ra thường thấy có những hạt sỏi, chúng có tác dụng gì? c. Tại sao tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng? Câu 2: (1,5 điểm) Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mỏi? Tại sao những người huyết áp thấp hay bị chóng mặt? Tại sao khi tiêm chủng thường tiêm vào tĩnh mạch? Câu 3: Hãy giải thích cơ chế điều hòa áp suất thẩm thấu trong máu? (1,0 điểm) Hình 17.4 Cử động hô hấp ở cá Câu 4: Dựa vào hình 17.4 sgk sự lưu thông khí qua mang cá bên đây. Em hãy cho biết hoạt động thở ra, thở vào của cá được thực hiện như thế nào? (1,0 điểm) ---Hết---
File đính kèm:
- de_thi_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_11_nang_cao_nam_hoc_2015_20.doc
- dap an sinh 11 nc.docx
- ma tran de thi hk 1 sinh 11 nc.doc