Đề thi Học kì I môn Sinh học Lớp 11 cơ bản năm học 2015- 2016 - Mã đề 121 (Kèm đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Học kì I môn Sinh học Lớp 11 cơ bản năm học 2015- 2016 - Mã đề 121 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi Học kì I môn Sinh học Lớp 11 cơ bản năm học 2015- 2016 - Mã đề 121 (Kèm đáp án)
Trường THPT Phan Văn Trị ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2015 - 2016 ĐỀ 121 MÔN SINH LỚP 11 CƠ BẢN Thời gian 60 phút PHẦN TRẮC NGHIỆM: (20 câu) Câu 1: Trong các loài động vật dưới đây, loài nào thuộc động vật nhai lại? (1)Trâu (2) Thỏ (3) Bò (4) Ngựa (5)Cừu Đáp án đúng là a/ (1), (3), (5). b/(1), (2), (4) . c/(2), (4), (5) . d/(3), (4), (5) . Câu 2: Diều ở các động vật được hình thành từ bộ phận nào của ống tiêu hoá? a/ Diều được hình thành từ tuyến nước bọt. b/ Diều được hình thành từ khoang miệng. c/ Diều được hình thành từ dạ dày. d/ Diều được hình thành từ thực quản. Câu 3: Cấu tạo dạy dày ở động vật nhai lại gồm 4 ngăn như sau: (1)Dạ múi khế (2) Dạ cỏ (3)Dạ lá sách (4) Dạ tổ ong Quá trình tiêu hóa trong dạ dày 4 ngăn diễn ra theo trình tự đúng là a/ (2)→ (4) → (3) → (1) b/ (2) → (3) →(4) →(1) . c/ (3) →(1) →(4) →(2) d/ (3) →(2) →(4) →(1) . Câu 4: Quá trình tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hoá diễn ra như thế nào? a/ Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu. b/ Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học và hoá học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu. c/ Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi hoá học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu. d/ Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào mọi tế bào. Câu 5: Cho các đặc điểm sau, đặc điểm nào không thuộc đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt? (1) Răng cửa gặm và lấy thịt ra khỏi xương (2) Răng nanh cắn và giữ mồi (3) Răng trước hàm và răng ăn thịt lớn cắt thịt thành những mảnh nhỏ (4) Tấm sừng giúp răng hàm dưới tì vào để giữ thức ăn (5) Răng trước hàm và răng hàm có nhiều gờ cứng giúp nghiền thức ăn. Đáp án đúng là a/ (4), (5) b/ (1), (4). c/(2), (5). d/(3), (5) . Câu 6: Trong các đặc điểm sau, đặc điểm nào đúng? (1) Bề mặt trao đổi khí rộng có nghĩa là tỉ lệ giữa diện tích bề mặt trao đổi khí và thể tích cơ thể lớn. (2) Bề mặt trao đổi khí của cơ quan hô hấp ở động vật là khác nhau nên hiệu quả trao đổi khí giống nhau. (3) Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt giúp O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán qua. (4) Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch và máu có sắc tố quang hợp (5) Có sự lưu thông khí tạo ra sự trên lệch về nồng độ khí O2 và CO2 để dễ khuếch tán. Số phương án đúng là a/ 3 b/2 . c/4 . d/ 1. Câu 7: Khi cá thở ra, diễn biến nào sau đây đúng? a/ Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang mở. b/ Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang đóng. c/ Cửa miệng đóng, thềm miệng hạ xuống, nắp mang mở. d/ Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang đóng. Câu 8: Nhóm động vật không có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2 là: 1. Cá xương 2. Chim én 3. Ếch, nhái 4. Thằn lằn. 5. Khỉ 6. Cá voi 7. Rùa 8. Rắn 9. Cá sấu Số phương án đúng là A.3 B.5 C.6 D.4 Câu 9: Máu chảy trong hệ tuần hoàn hở như thế nào? a/ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy nhanh. b/ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm. c/ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh. d/ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm. Câu 10: Ở người, thời gian mỗi chu kỳ hoạt động của tim trung bình là: a/ 0,1 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,5 giây. b/ 0,8 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây. c/ 0,12 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,4 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây. d/ 0,6 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,2 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây. Câu 11: Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo trật tự nào? a/ Nút xoang nhĩ à Hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất à Bó his à Mạng Puôc – kin à Các tâm nhĩ, tâm thất co. b/ Nút nhĩ thất à Hai tâm nhĩ và nút xoang nhĩ à Bó his à Mạng Puôc – kin à Các tâm nhĩ, tâm thất co. c/ Nút xoang nhĩ à Hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất à Mạng Puôc – kin à Bó his à Các tâm nhĩ, tâm thất co. d/ Nút xoang nhĩ à Hai tâm nhĩ à Nút nhĩ thất à Bó his à Mạng Puôc – kin à Các tâm nhĩ, tâm thất co. Câu 12: Cơ chế duy trì cân bằng nội môi diễn ra theo trật tự nào? a/ Bộ phận tiếp nhận kích thích à Bộ phận điều khiển à Bộ phận thực hiện à Bộ phận tiếp nhận kích thích. b/ Bộ phận điều khiển à Bộ phận tiếp nhận kích thích à Bộ phận thực hiện à Bộ phận tiếp nhận kích thích. c/ Bộ phận tiếp nhận kích thích à Bộ phận thực hiện à Bộ phận điều khiển à Bộ phận tiếp nhận kích thích. d/ Bộ phận thực hiện àBộ phận tiếp nhận kích thích à Bộ phận điều khiển à Bộ phận tiếp nhận kích thích. Câu 13: Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là: a/ Trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết. b/ Các cơ quan dinh dưỡng như: thận, gan, tim, mạch máu c/ Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm. d/ Cơ quan sinh sản. Câu 14: Thận có vai trò quan trọng trong cơ chế cân bằng nội môi nào? a/ Điều hoá huyết áp. b/ Cơ chế duy trì nồng độ glucôzơ trong máu. c/ Điều hoà áp suất thẩm thấu. d/ Điều hoá huyết áp và áp suất thẩm thấu. Câu 15: Bộ phận nào trong cây có nhiều kiểu hướng động? a/ Hoa. b/ Thân. c/ Rễ. d/ Lá. Câu 16: Những ứng động nào dưới đây là ứng động không sinh trưởng? a/ Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở. b/ Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng. c/ Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở. d/ Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở. Câu 17: Thân và rễ của cây có kiểu hướng động như thế nào? a/ Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực dương. b/ Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương. c/ Thân hướng sáng âm và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực âm. d/ Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương. Câu 18: Khi không có ánh sáng, cây non mọc như thế nào? a/ Mọc vống lên và có màu vàng úa. b/ Mọc bình thường và có màu xanh. c/ Mọc vống lên và có màu xanh. d/ Mọc bình thường và có màu vàng úa. Câu 19: Các dây leo cuốn quanh cây gỗ là nhờ kiểu hướng động nào? a/ Hướng sáng. b/ Hướng đất c/ Hướng nước. d/ Hướng tiếp xúc. Câu 20: Động vật đơn bào hay đa bào có tổ chức thấp (ruột khoang, giun tròn, giun dẹp) có hình thức hô hấp như thế nào? a/ Hô hấp bằng mang. b/ Hô hấp bằng phổi. c/ Hô hấp bằng hệ thống ống khí. d/ Hô hấp qua bề mặt cơ thể. PHẦN TỰ LUẬN (3 câu) Câu 1. (1,5 điểm) Tại sao tim tách rời khỏi cơ thể mà vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng ? Cấu tạo và hoạt động của hệ dẫn truyền tim? Câu 2. (2,5 điểm) Kể tên các kiểu hướng động? Cho biết vai trò của các kiểu hướng động đó đối với đời sống của cây? Câu 3. (1,0 điểm) Em hãy vẽ sơ đồ khái quát cơ chế điều hòa huyết áp trong trường hợp huyết áp cơ thể tăng cao? ---Hết ----
File đính kèm:
- de_thi_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_11_co_ban_nam_hoc_2015_2016.doc
- dap an sinh 11 cb.docx
- ma tran de thi hk 1 sinh 11 cb.docx