Đề tham khảo thi THPT Quốc Gia môn Ngữ Văn trường THPT/ TTGDTX Chợ Đồn (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo thi THPT Quốc Gia môn Ngữ Văn trường THPT/ TTGDTX Chợ Đồn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tham khảo thi THPT Quốc Gia môn Ngữ Văn trường THPT/ TTGDTX Chợ Đồn (Có đáp án)
ĐỀ THAM KHẢO NHÓM 2 (THPT CHỢ ĐỒN + TTGDTX CHỢ ĐỒN) Đề bài: I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây: Tôi từng nói: "Tôi tin là mọi thứ sẽ thay đổi". Sau đó tôi học được rằng, mọi thứ chỉ thay đổi khi chính tôi thay đổi. Đừng nói: "Nếu có thể thì tôi đã làm rồi" mà hãy hói: "Nếu có thể thì tôi sẽ làm". Đôi khi, việc bạn chọn cái nào không quan trọng. Quan trọng là bạn phải chọn! Bạn không thể tiến lên nếu không chịu đưa ra quyết định. Chúng ta thường thay đổi bản thân vì một trong hai lí do: niềm cảm hứng hoặc nỗi tuyệt vọng. Nếu không thích hiện tại thì hãy thay đổi nó! Bạn đâu phải là một cái cây. Một trong những cách tốt nhất để bắt đầu thay đổi cuộc đời là làm bất cứ điều gì xuất hiện ở danh sách "Tôi nên làm" trong tâm trí bạn. Mọi dạng thức sống đều nỗ lực vươn tới cực hạn ngoại trừ con người. Một cái cây sẽ mọc cao đến chừng nào? Cao đến hết mức có thể. Trong khi đó con người lại được trao đặc quyền chọn lựa. Bạn có thể chọn là tất cả hoặc ít hơn. Vậy sao không nỗ lực đến cực hạn trước các thách thức và xem mình có thể làm được gì. Đôi khi quá trình quyết định giống như một cuộc chiến nội tâm. Đích đến không thể thay đổi sau một đêm nhưng hướng đi đến đó thì có thể đấy! Sự thiếu quyết đoán là kẻ đánh cắp những cơ hội. (Thay đổi/lựa chọn/quyết định, Jim Rohn, Triết lí cuộc đời, NXB Lao động, 2016, tr. 25) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Theo tác giả, một trong những cách tốt nhất để bắt đầu thay đổi cuộc đời là gì? Câu 2 Vì sao tác giả lại cho rằng chúng ta nên nỗ lực đến cực hạn trước các thách thức? Câu 3: Theo anh/chị, vì sao quá trình quyết định giống như một cuộc chiến nội tâm? Câu 4: Anh/Chị có đồng tình với quan điểm: “ mọi thứ chỉ thay đổi khi chính tôi thay đổi” không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề: Sự thiếu quyết đoán là kẻ đánh cắp những cơ hội được nêu ở văn bản phần Đọc hiểu. Câu 2 (5.0 điểm) Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã miêu tả suy nghĩ của Mị về cái chết. Sau mấy năm làm dâu gạt nợ trong nhà thống lí Pá Tra, Mị phải ở cái buồng kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay nên “Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi” và sau khi cắt dây trói cứu A Phủ, cô nói với A Phủ: “ - A Phủ cho tôi đi. A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói: - Ở đây thì chết mất.” (Ngữ văn 12, tập hai) Phân tích hình ảnh Mị trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sức sống tiềm tàng mãnh liệt của nhân vật này. ..HẾT. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Một trong những cách tốt nhất để thay đổi cuộc đời là làm bất cứ điều gì xuất hiện ở danh sách "Tôi nên làm". 0,5 2 Chúng ta nên nỗ lực đến cực hạn trước các thách thức vì con người chúng ta được trao đặc quyền chọn lựa. Bạn có thể chọn là tất cả hoặc ít hơn. 0,5 3 Quá trình quyết định giống như một cuộc chiến nội tâm vì có những lựa chọn rất dễ đưa ra quyết định nhưng cũng có những lựa chọn không dễ đưa ra quyết định; để đưa ra được quyết định của mình, chúng ta phải nghiềm ngẫm thật kĩ vấn đề, cân nhắc kết quả có thể đạt được khi quyết định được thực hiện ... 1,0 4 - Đồng tình với ý kiến mọi thứ chỉ thay đổi khi chính tôi thay đổi. - Vì: + Nếu chúng ta không thay đổi trong tư tưởng, nhận thức, hành động thì mọi thứ khác có thay đổi nó cũng chẳng khiến ta thay đổi được. + Thay đổi cũng là quá trình điều chỉnh cách đi để hướng đến mục tiêu đã xác định trong cuộc đời một cách nhanh nhất. 1.0 II LÀM VĂN 7.0 1 Trình bày suy nghí về vấn đề: Sự thiếu quyết đoán là kẻ đánh cắp những cơ hội 2.0 a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành, tổng-phân-hợp. 0.25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Sự thiếu quyết đoán là kẻ đánh cắp những cơ hội. 0.25 c. Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ Sự thiếu quyết đoán là kẻ đánh cắp những cơ hội . Có thể theo hướng sau: * Giải thích: - "thiếu quyết đoán": Thiếu quyết đoán là không tự tin vào chính mình, nó xuất phát từ tâm lí làm gì cũng sợ sai, sợ hỏng, sợ thất bại nên không dám quyết định việc gì một cách dứt khoát. - "đánh cắp": bị mất đi, tuột mất đi ->Nếu chỉ lo sợ không tin vào chính mình và lựa chọn những quyết định an toàn thì đồng nghĩa với việc bạn đang để tuột mất cơ hội bứt phá để đạt những thành công trong cuộc sống. * Bình luận: (Học sinh có thể khẳng định ý kiến đó đúng hoặc sai nhưng cần có lý giải hợp lí) - Ý kiến trên là đúng: Vì Cơ hội chỉ đến một lần và những ai biết nắm bắt cơ hội thì người đó sẽ rút ngắn được con đường đến thành công. Nhưng nếu bạn là người thiếu quyết đoán thì đồng nghĩa với việc bạn đang đánh mất cơ hội mà bản thân luôn đắn đo,băn khoăn và lo sợ. - Bạn sợ thất bại nên không dám thử sức, không dám thay đổi, đương đầu với những khó khăn thử thách, vì thế bạn sẽ không được tin tưởng giao cho những nhiệm vụ, trọng trách quan trọng. Từ đó cơ hội thăng tiến cũng sẽ vụt mất . Bởi người lãnh đạo đứng đầu là người quyết định sự thành công của cả tập thể nên không thể thiếu quyết đoán. - Phê phán: Tính thiếu quyết đoán, sống thu mình trong vùng an toàn, luôn sợ sai lầm, sợ xấu hổ, sợ người khác chê cười, sợ vấp ngã, sợ thất bại.. * Bài học nhận thức và hành động: trong lúc cần thiết cần biết đưa ra những quyết định dứt khoát, dám chấp nhận rủi ro, thất bại 1,0 d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt 0.25 e. Sáng tạo Có cách diễn đạt độc đáo; có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với những chuẩn mực về đạo đức, văn hóa, pháp luật. 0.25 2 Phân tích hình ảnh Mị trong hai lần miêu tả, từ đó làm nổi bật sức sống tiềm tàng mãnh liệt của nhân vật này. 5.0 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài nghị luận: Có đủ 3 phần Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: hình ảnh Mị trong hai lần miêu tả, từ đó làm nổi bật sức sống tiềm tàng mãnh liệt của nhân vật. 0,5 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài và tác phẩm Vợ chồng A Phủ 0,5 * Giới thiệu khái quát về nhân vật Mị: - Là cô gái dân tộc Mông, xinh đẹp, chăm chỉ lao động, hiếu thảo, có tài thổi sáo, có khát vọng tự do - Vì món nợ truyền kiếp của gia đình, nên Mị trở thành con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra. 0,5 Phân tích hình ảnh Mị trong hai lần miêu tả: * Lần 1: - Hoàn cảnh / tình huống: Lúc đầu mới bị bắt làm dâu gạt nợ, Mị định ăn lá ngón để tìm sự giải thoát, nhưng vì thương cha Mị đành phải chấp nhận. Cô phải sống kiếp như ngựa trâu, làm công việc của người hầu, người ở quần quật quanh năm suốt tháng. Mị phải ở trong căn buồng “kín mít, có nắng”, như 1 thứ ngục thất giam cầm tù nhân. - Phân tích chi tiết: Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi + Sống lâu trong cái địa ngục trần gian ấy, Mị dường như đã bị tê dại, cô sống lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. + Mị nghĩ cứ ở đấy “đến bao giờ chết thì thôi”: Mị không tha thiết với cuộc sống nữa, không tìm cách để đổi thay hay giải thoát cuộc đời mình, mà buông xuôi, phó mặc cho số phận, - Ý nghĩa của chi tiết: Mị sống mà như đã chết, sống vô cảm, như cái bóng lặng câm, không tình yêu, không khát vọng, thậm chí không biết khổ đau... 1,0 * Lần 2: - Hoàn cảnh / tình huống: Một đêm đông Mị chứng kiến cảnh A Phủ bị trói đứng ở cọc. Khi nhìn thấy dòng nước mắt của A Phủ, Mị xúc động, nhớ lại thân phận mình, xót xa cho mình, thương mình rồi thương người cùng cảnh ngộ. Cô nhận rõ sự độc ác của cha con thống lí Pá Tra. Lo cho A Phủ, Mị đã hành động táo bạo, quyết liệt: cắt dây trói cứu A phủ. - Phân tích chi tiết: A Phủ cho tôi điỞ đây thì chết mất. + Sau khi cắt dây trói cứu A Phủ, Mị quyết định chạy theo và nói "A Phủ cho tôi đi" -> Cô muốn thoát khỏi địa ngục trần gian trong nhà thống lí Pá Tra, theo A phủ đi tìm cuộc sống mới, cuộc sống tự do. + Cô nói Ở đây thì chết mất: Mị nhận thấy nếu cứ ở mãi trong cuộc sống tối tăm, bị đầy đọa, giam hãm cả về thể xác lẫn tinh thần trong nhà thống lí Pá Tra thì cô sẽ chết mất, giờ đây Mị lại “sợ chết”, lại khao khát sống, muốn đổi thay số phận. - Ý nghĩa của chi tiết: Khi sức sống tiềm tàng trong tâm hồn Mị được hồi sinh, nó sẽ là ngọn lửa không thể dập tắt. Nó tất yếu chuyển thành hành động phản kháng chống lại áp bức, cường quyền, thần quyền và mọi sự chà đạp để cứa lấy cuộc đời mình. Cô đã chạy theo A Phủ để tự giải thoát đời mình để tìm sự tự do. 1,0 * Đánh giá chung: - Nghệ thuật: + Kể chuyện ngắn gọn, dẫn dắt tình tiết khéo léo; miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo, tinh tế. + Ngôn ngữ sinh động, chọn lọc và sáng tạo. - Nội dung: + Hai chi tiết trên thể hiện suy nghĩ của Mị ở hai thời điểm khác nhau. Đó là các chi tiết tiêu biểu cho thấy Mị dù có cuộc đời cực nhục, khổ đau nhưng với sức sống tiềm tàng kì lạ, cô đã vùng lên phản kháng mạnh mẽ, táo bạo để giành cuộc sống tự do, hạnh phúc... + Nhà văn thể hiện tình thương yêu, sự đồng cảm sâu sắc với thân phận đau khổ của người dân lao động miền núi trước cách mạng; trân trọng và ngợi ca sức sống mãnh liệt của họ. 0,5 d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt 0.25 e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải sâu sắc, mới mẻ về hai chi tiết, phù hợp với đặc trưng tiếp nhận văn học. 0.5 TỔNG ĐIỂM 10.0
File đính kèm:
- de_tham_khao_thi_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_truong_thpt_ttgdt.doc