Đề tham khảo thi THPT Quốc Gia môn Ngữ Văn trường THPT Ngân Sơn (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo thi THPT Quốc Gia môn Ngữ Văn trường THPT Ngân Sơn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tham khảo thi THPT Quốc Gia môn Ngữ Văn trường THPT Ngân Sơn (Có đáp án)
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau : Đối với nhiều người, cuộc cách mạng kỹ thuật số đã trao cho máy vi tính, máy tính bàn, máy tính xách tay và các thiết bị cầm tay quyền kiểm soát. Con chíp silicon trở thành bá chủ không phải vì các phương tiện truyền thông không buông tha ta mà vì chúng ta không thể rời xa nó. Tôi cũng chẳng khác gì các bạn. Tôi cũng làm việc online. Tôi dùng trình duyệt để đặt chuyến bay, đặt phòng khách sạn, thanh toán hóa đơn, lên lịch cuộc hẹn, theo dõi chứng khoán và xem tin tức. Nhưng tôi không ngại chuyện phải ngắt liên kết. Điện thoại di động của tôi thường xuyên tắt. Có những hôm khi đang đi bộ trong khuôn viên trường Đại học Virginia tôi vô cùng thích thú với tiết trời khô lạnh và những chiếc lá đang chuyển vàng, cam rồi sang đỏ. Nhưng tôi tự hỏi liệu các bạn sinh viên của trường có nhận thấy điều đó hay không? Mắt dán chặt vào màn hình, tay dính trên bàn phím, họ mê mẩn khám phá những chân trời vô hình, hoàn toàn quên lãng mọi thứ đang diễn ra xung quanh. Tôi biết 1 số người có công việc hoặc hoàn cảnh đặc biệt phải kết nối mạng 24/7. Nhưng với hàng triệu người khác thì không cần như vậy. Chúng ta có vẻ ngày càng lo lắng mỗi khi không kết nối được internet. Chúng ta sợ nếu không kiểm tra email, không lướt web, không viết gì đó lên trang cá nhân thì bạn sẽ biến mất. Những người bị ám ảnh bởi các thiết bị điện tử quên rằng, họ có toàn quyền lựa chọn. Họ có thể dứt khỏi sự cám dỗ và tập trung vào các sự vật sự việc khác. Vậy bạn hãy làm một cuộc cách mạng quyết liệt đi: Tắt tivi, tắt điện thoại và bước ra ngoài trời. Các nhà nghiên cứu tâm lí suốt 20 năm qua cho thấy nếu bạn đến những vùng thôn dã yên bình và gần gũi với thiên nhiên, bạn sẽ tập trung tốt hơn, nhớ lâu hơn và nhìn chung nâng cao khả năng nhận thức hơn. Tại sao ư? Tôi không biết. Có lẽ như vậy là bình thường hoặc thư giãn, cũng có thể trong gen con người đã quy định thế. Rõ rằng khi được kết nối với mọi người và vạn vật quanh ta, cảm giác thật là tuyệt. Mách nhỏ nhé bạn không thể tìm thấy điều này trên Google đâu. Thực hiện các yêu cầu : Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2: Trong đoạn trích, tác giả đã chỉ ra những lợi ích nào khi bạn đến những vùng thôn đã yên bình? Câu 3: Theo anh/ chị , để trở thành người sử dụng kết nối mạng thông minh, chúng ta cần phải làm gì? Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với giải pháp của tác giả dành cho những người bị ám ảnh bởi thiết bị điện tử được nên trong đoạn trích: “Vậy bạn hãy làm một cuộc cách mạng quyết liệt đi: Tắt tivi, tắt điện thoại và bước ra ngoài trời.” không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc con người phải biết kết nối với vạn vật và thế giới xung quanh. Câu 2 (5,0 điểm): Trong đoạn trích Việt Bắc, nhà thơ Tố Hữu đã làm nổi bật nỗi nhớ của người ra đi – người các bộ kháng chiến miền xuôi đối với người ở lại – người dân Việt Bắc trong nhiều lần miêu tả. Trong cảnh chia tay họ có chung tâm trạng buồn, nhớ trong đoạn thơ sau: “Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng. Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn? Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay... Và có đoạn thơ được đánh giá “Đó là một bức tứ bình tuyệt đẹp về thiên nhiên và con người Việt Bắc” trong nỗi nhớ của người ra đi: “Ta về, mình có nhớ ta Ta về, ta nhớ những hoa cùng người, Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang. Ve kêu rừng phách đỏ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.” (Trích Việt Bắc- Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một,Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2015, tr. 109) Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ trên. Từ đó, hãy bình luận ngắn gọn về nét nổi bật trong phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu được thể hiện qua hai đoạn trích. Hướng dẫn chấm: Phần Câu Nội dung Điểm Đọc hiểu 1 Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính: nghị luận 0.5 2 - Những lợi ích khi “bạn đến những vùng thôn dã yên bình và gần gũi với thiên nhiên”: tập trung tốt hơn, nhớ lâu hơn và nâng cao khả năng nhận thức hơn. 0.5 3 Thí sinh có thể trả lời theo quan điểm riêng nhưng phải có lí giải phù hợp. Có thể lựa chọn quan điểm: - Cần phải biết sử dụng kết nối mạng để phục vụ cho cuộc sống và công việc bởi vì kết nối mạng là công cụ không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Bởi, kết nối mạng đem đến cho chúng ta những lợi ích không nhỏ. Như: tìm được những thông tin hữu ích cho công việc và cuộc sống; thư giãn, giải trí; giao lưu, kết nối bạn bè - Tuy nhiên, đừng để kết nối mạng ảnh hưởng đến cuộc sống của mình, đừng quá chú tâm, lệ thuộc vào thế giới ảo, cần chú ý đến các mối quan hệ trong đời sống thực, cần có những trải nghiệm thực tế và biết quan tâm đến những người xung quanh 1.0 4 Thí sinh có thể trả lời: đồng tình hay không đồng tình với quan điểm của tác giả nhưng phải lí giải hợp lí, thuyết phục. Có thể lựa chọn quan điểm đồng tình với giải pháp của tác giả vì: - Đó là giải pháp đúng đắn, cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với những người bị ám ảnh bởi thiết bị điện tử. - Chúng ta luôn lệ thuộc và bị ám ảnh bởi thiết bị điện tử sẽ không cảm nhận được ý nghĩa cuộc sống thực, dần dần sẽ trở nên vô cảm với thế giới xung quanh. - Nghiêm trọng hơn nhiều người có thể mắc chứng bệnh tự kỉ, cuồng online 1.0 Làm văn Câu 1 a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Con người phải biết kết nối với vạn vật và thế giới xung quanh. 0.25 c. Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp - Xuất phát từ thực tế thế giới ảo đang lấn át cuộc sống của mỗi con người. Nhiều người đã và đang lệ thuộc vào các thiết bị điện tử mà quên đi cuộc sống thực. Dẫn đến, con người thiếu kiến thức và kỹ năng thực tế; tâm hồn trở nên chai cứng, vô cảm, thiếu sự chia sẻ, đồng cảm - Chỉ khi biết kết nối với vạn vật và thế giới xung quanh thì con người mới tìm được ý nghĩa của cuộc sống đích thực; tâm hồn trở nên phong phú và giàu có; biết trân quý cuộc sống Vì vậy, mỗi cá nhân cần ý thức được sự cần thiết của việc kết nối với thế giới xung quanh; cần có những việc làm cụ thể để kết nối với mọi người và vạn vật xung quanh. 1,0 d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0.25 e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0.25 Câu 2 a.Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề 0.25 b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm: - Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam với phong cách thơ trữ tình - chính trị, mang khuynh hướng sử thi và tính dân tộc đậm đà. -Việt Bắc là đỉnh cao của thơ ca kháng chiến chống Pháp, cũng là tác phẩmtiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu, ra đời nhân sự kiện lịch sử tháng 10/1954, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô Hà Nội. Tác phẩm là khúc hùng ca và tình ca về cách mạng. Đoạn trích mở đầu tác phẩm, thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật của nhà thơ 0,5 * Cảm nhận đoạn thơ 1: - Đoạn thơ là cảnh đưa tiễn lưu luyến, bịn rịn, đầy nhớ thương của người đivà kẻ ở. Bằng cách sử dụng kết cấu đối đáp giữa “mình” với “ta” quen thuộctrong ca dao giao duyên truyền thống, cảnh đưa tiễn của đồng bào Việt Bắcvới cán bộ cách mạng về xuôi được diễn tả như cảnh chia tay lưu luyến của đôi bạn tình, đôi lứa yêu nhau. + 4 câu đầu: Lời của người ở lại với người ra đi Hai câu hỏi được láy đi láy lại: “Mình về mình có nhớ ta/Mình về mình có nhớ không”, kết hợp với biện pháp điệp ngữ “có nhớ” đã cho thấy niềm day dứt khôn nguôi, sự băn khoăn, lo lắng của kẻ ở về sự đổi thay trong tình cảm của người ra đi cũng như thể hiện nỗi nhớ thương trào dâng mãnh liệt. Đây là trạng thái tình cảm tất yếu trong lòng người ở lại. - Kết hợp với hai câu hỏi là hai câu thơ gợi nhắc kỉ niệm. Người ở lại đã gợi -nhắc, nhắn nhủ người ra đi nhớ về: kỷ niệm mười lăm năm kháng chiến đầy nghĩa tình; về đạo lý sống nghĩa tình, thủy chung đẹp đẽ mang tính truyền thống của dân tộc; về không gian quen thuộc của thiên nhiên Việt Bắc; gợi nhắc Việt Bắc là cái nôi, quê hương cách mạng. + 4 câu sau: Lời đáp của người ra đi với người ở lại . Trước nỗi niềm của kẻ ở, người đi im lặng trong trạng thái trữ tình sâu lắng để tri âm, thấu hiểu, đồng cảm với “Tiếng ai tha thiết bên cồn” tạo thành sự hô ứng, đồng vọng tình cảm nhớ nhung, quyến luyến trong giờ phút chia li. . Những từ láy “bâng khuâng”, “bồn chồn” đặt trong vị trí mở đầu hai vế câu thơ, với nhịp chẵn 4/4 cân xứng, từ “dạ” đặt giữa dòng tạo nên câu thơ trĩu nặng tâm trạng, cảm xúc. Đó là nỗi nhớ thương, day dứt, khắc khoải, bịn rịn . Hình ảnh hoán dụ “áo chàm” đã khắc sâu trong tâm khảm hình ảnh người dân Việt Bắc mộc mạc cùng tấm lòng son sắt. . Buổi chia tay, đưa tiễn xúc động trào dâng đến đỉnh điểm khiến cả người đi kẻ ở đều nghẹn lời. Hành động “cầm tay nhau”, kết hợp với nhịp thơ 3/3/2 trong câu “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay” đã thể hiện sức nặng của tình cảm, của những lời trao gửi, và sự bịn rịn, lưu luyến. * Cảm nhận đoạn thơ 2: - Đoạn thơ trước hết gợi nên một bức tranh tứ bình đẹp của thiên nhiên. Bức tranh bốn mùa xuân – hạ - thu – đông trở thành bức tranh nỗi nhớ. Bức tranh đó ngập tràn màu sắc với màu đỏ của hoa chuối mùa đông giữa nền xanh mênh mông, với màu trắng tinh khiết của hoa mơ mùa xuân, với ánh vàng của rừng phách vào hè và mùa thu huyền ảo với ánh trăng soi. - Đan xen giữa vẻ đẹp của thiên nhiên là vẻ đẹp của con người. Xen giữa một câu lục tả cảnh là một câu bát tả người – hình ảnh người lao động và sinh hoạt Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng; Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang; Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang ; Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.”. Sự đan xen giữa người và cảnh tạo nên sự hài hòa, quấn quýt, gợi tình cảm nhớ thương da diết. - Âm hưởng chung của đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ thương tha thiết. Nhịp thơ lục bát nhịp nhàng, uyển chuyển, bâng khuâng, êm đềm như khuc hát ru. * Bình luận về nét nổi bật trong phong cách nghệ thuật nêu nét nổi bật về phong cách nghệt huật thơ Tố Hữu thể hiện trong đoạn trích + Chất trữ tình chính trị: sự kiện lịch sử lớn, tình cảm lớn được thể hiện tràn đầy cảm xúc. + Tính dân tộc đậm đà: - Về nội dung: thể hiện tình cảm gắn bó thủy chung, sâu nặng, nghĩa tình của người cách mạng với nhân dân Việt Bắc và ngược lại; khắc họa bức tranh thiên nhiên quen thuộc - Về nghệ thuật: thể thơ lục bát truyền thống; sử dụng kết cấu đối đápmình -ta của ca dao, dân ca; ngôn ngữ mộc mạc, giản dị; vận dụng những phép tu từ quen thuộc của ca thơ ca dân gian; giai điệu thơ ngọt ngào, sâu lắng; sử dụng các từ láy, dùng vần và phối hợp các thanh điệu... kết hợp với nhịp thơ tạo thành nhạc điệu phong phú, diễn tả nhạc điệu bên trong của tâm hồn mà ở bề sâu của nó là điệu cảm xúc và tâm hồn dân tộc. 3,0 d/ Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt 025 e/ Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ 0.5
File đính kèm:
- de_tham_khao_thi_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_truong_thpt_ngan.docx