Đề tham khảo thi THPT Quốc Gia môn Ngữ Văn trường THPT Na Rì (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo thi THPT Quốc Gia môn Ngữ Văn trường THPT Na Rì (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tham khảo thi THPT Quốc Gia môn Ngữ Văn trường THPT Na Rì (Có đáp án)
TRƯỜNG THPT NA RÌ TỔ: NGỮ VĂN ĐỀ THAM KHẢO THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU. (3,0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây: "Xin đừng vội nghĩ cứ có học vấn, bằng cấp cao là nghiễm nhiên trở thành người có văn hóa. Trình độ tri thức văn hóa cũng chỉ mới là tiền đề. Nếu sự rèn luyện nhân cách kém thì tiềm năng hiểu biết đó sẽ tạo nên thói hợm hĩnh, khinh đời; phong cách sống càng xấu đi, càng giảm tính chất văn hóa. Trong thực tế, ta thấy không hiếm những người có học mà phong cách sống lại trái ngược. Họ mở miệng là văng tục, nói câu nào đều có kèm từ không đẹp. Mặt vênh vênh váo váo, coi khinh hết thảy mọi người. Trò chuyện với ai thì bao giờ cũng hiếu thắng, nói lấy được, nhưng khi gặp khó khăn thì chùn bước, thoái thác trách nhiệm. Trong lúc đó, có người học hành chưa nhiều, chưa có học hàm học vị gì nhưng khiêm tốn, lịch sự, biết điều trong giao tiếp, khéo léo và khôn ngoan trong cách ứng xử trước mọi tình huống của cuộc sống. Rõ ràng chất văn hóa trong phong cách sống phụ thuộc nhiều vào ý thức tu dưỡng tính nết, học tập trường đời và kết quả giáo dục của gia đình. Tất nhiên, tác động của trình độ học vấn đến sự nâng cao phong cách văn hóa của một người rất lớn. Cách suy nghĩ, cách giải quyết mâu thuẫn, sự ước mơ, kì vọng và sự trau dồi lí tưởng có liên quan mật thiết đến tiềm năng hiểu biết. Đa số những người có học vấn cao thường có phong cách sống đẹp. Không thể phủ nhận thực tế đó, chỉ có điều cần nhớ là trình độ học vấn và phong cách sống văn hóa không phải lúc nào cũng đi đôi với nhau". (Theo Trường Giang, Học vấn và văn hóa) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Chỉ ra tác hại của việc rèn luyện nhân cách kém được nêu trong đoạn trích? Câu 2.Theo tác giả, "phong cách sống trái ngược" với văn hóa được nói đến trong đoạn trích là gì? Câu 3: Theo anh/ chị, trình độ học vấn có tác động như thế nào đến phong cách văn hóa của mỗi con người? (1,0 điểm) Câu 4: Anh/ chị có cho rằng chất văn hóa trong phong cách sống phụ thuộc nhiều vào ý thức tu dưỡng tính nết, học tập trường đời và kết quả giáo dục của gia đình không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về vấn đề nhân cách muôn đời là thước đo giá trị của mỗi con người chúng ta. Câu 2: (5,0 điểm) Trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân, khi Tràng mới đưa người vợ nhặt về nhà, bà cụ Tứ "cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt Biết chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không". Sáng hôm sau, trong bữa cơm đầu đón nàng dâu mới, "bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng sau này". Phân tích hình ảnh bà cụ Tứ trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật tính cách, phẩm chất của nhân vật này. ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Tạo nên thói hợm hĩnh, khinh đời; phong cách sống càng xấu đi, càng giảm tính chất văn hóa. 0,5 2 Mở miệng là văng tục, nói câu nào đều có kèm từ không đẹp. Mặt vênh vênh váo váo, coi khinh hết thảy mọi người. Trò chuyện với ai thì bao giờ cũng hiếu thắng, nói lấy được, nhưng khi gặp khó khăn thì chùn bước, thoái thác trách nhiệm. 0,5 3 - Trình độ tri thức văn hóa cũng chỉ mới là tiền đề. Nếu sự rèn luyện nhân cách kém thì tiềm năng hiểu biết đó sẽ tạo nên thói hợm hĩnh, khinh đời; phong cách sống càng xấu đi, càng giảm tính chất văn hóa. - Tác động của trình độ học vấn đến sự nâng cao phong cách văn hóa của một người rất lớn. Đa số những người có học vấn cao thường có phong cách sống đẹp. Không thể phủ nhận thực tế đó, chỉ có điều cần nhớ là trình độ học vấn và phong cách sống văn hóa không phải lúc nào cũng đi đôi với nhau. 1,0 4 Thí sinh có thể trả lời: có/ không hoặc vừa có vừa không nhưng phải lí giải hợp lí. 1,0 II LÀM VĂN 7,0 1. Trình bày về vấn đề nhân cách muôn đời là thước đo giá trị của mỗi con người chúng ta. 2,0 a Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân hợp, móc xích hoặc song hành. 0,25 b Xác định đúng vấn đề nghị luận: nhân cách muôn đời là thước đo giá trị của mỗi con người chúng ta 0,25 c Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề nhân cách muôn đời là thước đo giá trị của mỗi con người chúng ta.. Có thể có các ý sau: * Giải thích: Nhân cách là phẩm chất là tính cách của con người * Phân tích, chứng minh: - Biểu hiện của người sống có nhân cách: + Có lòng tự trọng có ý chí vượt qua khó khăn + Biết sẻ chia,yêu thương với những người thân và những người có hoàn cảnh éo le. + Biết quan tâm đến gia đình, sau đó là những người ngoài xã hội, không trở thành gánh nặng cho mọi người ( Dẫn chứng) - Vì sao nhân cách là thước đo giá trị của mỗi con người? + Con người có thể có địa vị, có bằng cấp nhưng địa vị bằng cấp không quyết định nhân cách. Điều quan trọng nhất ở con người chính là phẩm chất, nhân cách. + Nhân cách để phân biệt giữa người tốt với người xấu. Người tốt là người sống có nhân cách. * Bình luận: - Câu nói trên hoàn toàn đúng đắn, giúp con người hướng tới việc rèn luyện nhân cách để hoàn thiện. Sống không có nhân cách làm mất giá trị của con người. - Phê phán những người sống không có nhân cách ảnh hưởng đến gia đình, cộng đồng xã hội - Bài học nhận thức và hành động 1,0 d Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 e Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ . . 0,25 2 Trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân, khi Tràng mới đưa người vợ nhặt về nhà, bà cụ Tứ "cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt Biết chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không". Sáng hôm sau, trong bữa cơm đầu đón nàng dâu mới, "bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng sau này". Phân tích tâm trạng bà cụ Tứ trong hai lần miêu tả trên từ đó làm nổi bật tính cách, phẩm chất của nhân vật này. 5,0 a Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. 0,25 b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Phân tích hình ảnh bà cụ Tứ trong hai lần miêu tả, từ đó làm nổi bật tính cách, phẩm chất của nhân vật. 0,5 c Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm. 0,5 * Phân tích hình ảnh bà cụ Tứ trong hai lần miêu tả. - Giới thiệu chung về chân dung, cuộc đời, số phận bà cụ Tứ: + Bà mẹ già cả, gầy gò với dáng người lọng khọng. + Nghèo khổ, bất hạnh, sống phận mẹ góa con côi ở xóm ngụ cư, con trai lại nhặt được vợ trong bối cảnh nạn đói đang diễn ra khủng khiếp. - Khi Tràng mới đưa người vợ nhặt về nhà: Bà cụ Tứ "cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt Biết chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không" + Trước cảnh nhặt vợ của Tràng, bà cụ Tứ vừa ai oán xót xa, thương cho đứa con trai lấy vợ không được cưới xin tử tế, phải nhặt vợ. + Buồn tủi, khổ tâm vì mình chưa làm tròn bổn phận với con. + Lo lắng cho tương lai của các con. - Sáng hôm sau, trong bữa cơm đầu đón nàng dâu mới, "bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng sau này" + Người mẹ ấy trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất, buồn tủi nhất, bên bờ vực của cái đói, cái chết vẫn cố gắng xua tan những buồn lo để vui sống. + Động viên, hướng các con tới một tương lai tươi sáng, khơi lên ngọn lửa niềm tin và hi vọng cho con cái, trở thành chỗ dựa tinh thần vững chãi cho các con. 2,0 * Tính cách, phẩm chất của nhân vật bà cụ Tứ: - Nghệ thuật: xây dựng tình huống truyện độc đáo, cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ giản dị, ngòi bút miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật chân thực, tinh tế. - Bà cụ Tứ là một người mẹ giàu tình thương con và có tấm lòng nhân hậu của một người mẹ thấu hiểu lẽ đời, có niềm lạc quan, tin yêu cuộc sống. Bà là hình ảnh tiêu biểu cho người mẹ Việt Nam. 1,0 d Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 e Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0,5 Tổng điểm 10
File đính kèm:
- de_tham_khao_thi_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_truong_thpt_na_ri.doc