Đề tham khảo thi THPT Quốc Gia môn Ngữ Văn trường PTDT Nội trú Bắc Kạn (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo thi THPT Quốc Gia môn Ngữ Văn trường PTDT Nội trú Bắc Kạn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tham khảo thi THPT Quốc Gia môn Ngữ Văn trường PTDT Nội trú Bắc Kạn (Có đáp án)
ĐỀ THAM THAM KHẢO MÔN NGỮ VĂN TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ BẮC K ẠN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Ta không thể ghét sự tự học được: nó là một cuộc du lịch. J.J. Ru-xô và V. Huy-gô, hai văn hào ở Pháp đều ca tụng thú đi chơi bộ. J.J. Ru-xô nói: "Lúc nào muốn đi thì đi, muốn ngừng thì ngừng, muốn vận động nhiều hay ít tuỳ ý. Cái gì thích thì nhận xét, cảnh nào đẹp thì ngừng lại. Chỗ nào tôi thấy thú thì tôi ở lại. Hễ thấy chán thì tôi đi, tôi chỉ tuỳ thuộc tôi, tôi được hưởng tất cả sự tự do mà một người có thể hưởng được”. Còn V. Huy-gô thì viết: "Người ta được tự chủ, tự do, người ta vui vẻ. Người ta đi, người ta ngừng, người ta lại đi, không có gì bó buộc, không có gì ngăn cản”. Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian. Những sự hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông. Kể làm sao hết được những vật hữu hình và vô hình mà ta sẽ thấy trong cuộc du lịch bằng sách vở? (Theo Tự học - một nhu cầu thời đại, Nguyễn Hiến Lê, Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr. 211 - 212) Câu 1: Câu nào nêu lên ý khái quát của đoạn trích? Câu 2: Nêu tác dụng của thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích trêm. Câu 3: Dựa vào đoạn trích, hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: "Ta không thể ghét sự tự học được". Câu 4: Quan điểm: "Những sự hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông." giúp anh/chị rút ra bài học gì cho bản thân? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1: (2.0 điểm) Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày Suy nghĩ của anh/chị về y kiến của tác giả được nêu trong đoạn trích ở phân Đọc hiểu: Tự học cũng là một cuộc du lịch. Câu 2: (5.0 điểm) Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ ( Tô Hoài), hai lần Mỵ muốn ăn lá ngón tự tử Lần thứ nhất, sau mấy tháng làm dâu cho nhà thống Lý, Mị trốn về nhà khóc lóc và định ăn lá ngón tự vẫn; Lần thứ hai, trong đêm tình mùa xuân khi nghĩ đến tình cảnh của mình “Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau ! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại chỉ thấy ứa nước mắt ra”. (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) Từ việc phân tích tâm trạng nhân vật Mị qua hai lần miêu tả trên, anh/chị hãy làm rõ sự thay đổi tâm trạng của nhân vật này. ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM Câu Nội dung Điểm I Phần đọc hiểu 1 Câu văn nêu lên ý khái quát của đoạn trích là: Ta không thể ghét sự tự học được: nó là một cuộc du lịch. 0,5 2 Thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích là so sánh. Tác dụng của thao tác lập luận này: chỉ ra Sự giống nhau giữa sự tự học với thú đi chơi bộ, từ đó giúp người đọc thấy được lợi ích của sự tự học. 0.75 3 Tác giả cho rằng: "Ta không thể ghét sự tự học được" bởi vì: "Sự tự học" là một cuộc "du lịch" - "du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian", "Kể làm sao hết được những vật hữu hình và vô hình mà ta sẽ thấy trong cuộc du lịch bằng Sách Vở". 0. 75 4 HS rút ra ít nhất 01 bài học cho bản thân từ quan điểm của tác giả. "Những sự hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông.". Câu trả lời phải hợp lí, có sức thuyết phục. Tham khảo các hướng trả lời sau đây: - Hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông, do đó, mỗi người phải nỗ lực học hỏi để có được nhiều tri thức cho bản thân. - Hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông. Nó hứa hẹn nhiều thú vị để chúng ta khám phá và chiếm lĩnh. Vì vậy, con người phải chịu khó học hỏi để có được những niềm vui, sự thú vị ấy. - Hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông. Hiểu biết của mỗi người là hữu hạn. Vì thế, con người cần phải khiêm tốn và học hỏi không ngừng 1,0 II Phần Làm văn 1 Nghị luận xã hội 2.0 a) Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: Có đủ các phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, thân đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề 0.25 b) Xác định đúng vấn đề được bàn luận: khẳng định hoặc phủ định ý kiến: Tự học cũng là một cuộc du lịch. 0,25 c) Triển khai vấn đề cần bàn luận thành đoạn văn hoàn chỉnh; thể hiện được quan điểm và thái độ cá nhân; bàn luận đúng vấn đề đã nêu. - Nếu lập luận theo hướng khẳng định ý kiến trên là đúng, cần khẳng định tính chất "tự chủ, tự do", "không có gì bó buộc, không có gì ngăn cản" của việc tự học. Cần làm rõ nội dung của ý kiến khẳng định theo hướng: Tự học là tự mình tìm hiểu, khám phá và chiếm lĩnh những tri thức về thiên nhiên, con người, cuộc sống,... Đó là một cuộc đi chơi vừa để giải trí vừa để có thêm những hiểu biết về những điều mà mình quan tâm. Nhưng đó là cuộc du lịch bằng trí óc, qua Sách vở (không chỉ sách giáo khoa mà còn là tất cả các loại sách, truyện khác). Vì thế, con người không chỉ đi du lịch trong hiện tại mà còn có thể quay về quá khứ hoặc đi đến tương lai, có thể đến với mọi miền xa xôi trên thế giới, khắc phục mọi hạn chế của Việc "du lịch bằng chân" và việc học qua sách giáo khoa ở nhà trường. - Nếu lập luận theo hướng phủ định ý kiến trên, cần nhấn mạnh: Đi du lịch cũng có những giá trị riêng, cũng là một hình thức học tập, học từ thực tiền cuộc sống. Vì người đi du lịch sẽ được trực tiếp nhìn ngắm cảnh vật, Sông núi, mây trời, trực tiếp trải nghiệm những cảm xúc của mọi giác quan, trực tiếp giao tiếp với con người, cảnh vật... từ đó mà hình thành kinh nghiệm, kĩ năng sống, biết vận dụng những gì đã học, đã đọc ở sách vở vào các tình huống của cuộc sống thực... Ngoài ra, trong thực tế không phải ai cũng có điều kiện để đọc sách vở... - Nếu lập luận theo hướng vừa khẳng định vừa phủ định ý kiến thì cần kết hợp cả hai nội dung trên theo hướng tự học có nhiều ưu điểm nhưng đi du lịch vẫn có những giá trị riêng của nó. 1,0 d) Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề bàn luận 0,25 e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25 2 Nghị luận văn học 2a a) Đảm bảo cấu trúc bài văn: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề 0,5 b) Xác định đúng vấn đề được bàn luận: tâm trạng nhân vật Mị qua hai lần định ăn lá ngón tự tử, làm rõ sự thay đổi của nhân vật này. 0,25 c) Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. * Giới thiệu: những nét chính về tác giả, tác phẩm 0,5 - Chi tiết “lá ngón” xuất hiện hai lần trong tác phẩm và chỉ gắn liền với nhân vật Mị - người con gái miền cao xinh đẹp, tài hoa, hiếu thuận nhưng cuộc đời nhiều bất hạnh. * Hoàn cảnh dẫn đến lần 1 Mị muốn ăn lá ngón: Vì món nợ truyền kiếp từ thời cha mẹ để lại, Mị phải làm dâu gạt nợ. Đau đớn, uất ức hàng tháng trời đêm nào mị cũng khóc. * Phân tích: - “Lá ngón” xuất hiện lần đầu tiên như một lối thoát đen. Đây là lối thoát ngắn và hữu hiệu nhất để thoát khỏi cuộc sống nô lệ trong nhà thống lí Pá Tra. Đây là lối thoát để chấm dứt hiện tại nghiệt ngã chứ không phải lối thoát để bước sang trang mới của cuộc đời Mị. Bởi vậy, chi tiết “lá ngón” gián tiếp cho thấy sự độc ác của giai cấp thống trị cũng như nỗi thống khổ của người dân lao động miền núi. Quỳ lạy cha xong, nghe cha nói, Mị “bưng mặt khóc ném nắm lá ngón xuống đất, nắm lá ngón Mị đã tìm hái trong rừng”. Tự tìm đến lá ngón – độc dược của rừng xanh – đã là sự can đảm của Mị. Nhưng ném đi độc dược để tiếp tục sống khổ lại càng can đảm hơn. Đối với Mị, thà chết đi hơn sống nhục, nhưng rồi lại thà sống nhục còn hơn bất hiếu. Chính chữ hiếu là bản lĩnh cao đẹp nơi người con gái trẻ. - Lần thứ 2: lá ngón xuất hiện trong ý thức của Mị vào đêm tình mùa xuân * Hoàn cảnh dẫn đến lần 2 Mị muốn ăn lá ngón Những đêm tình mùa xuân đã đến. Thiên nhiên rạo rực, tiếng sáo “thiết tha bổi hổi” cộng thêm những bát rượu ấm, cay, nồng giúp Mị từ cõi quên trở về cõi nhớ, từ vô thức dần lấy lại ý thức. * Phân tích: Mị nhớ về quá khứ ngọt ngào, tự do, hạnh phúc “Mị uốn chiếc lá trên môi thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị”. Mị đau đớn nhận ra thực tại: hôn nhân không có tình yêu “Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi tết A Sử với Mị không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau” . Sự đối lập nghiệt ngã giữa quá khứ và hiện tại, giữa cuộc sống tự do và nô lệ thôi thúc Mị hướng đến sự giải thoát. Làm thế nào để giải thoát?... Và lá ngón xuất hiện một lần nữa. “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại chỉ thấy ứa nước mắt ra”. Như vậy, lá ngón lần này xuất hiện với ý nghĩa về sự tự ý thức của Mị. Vượt qua tình trạng sống phi thời gian trước đó, Mị đã ý thức được thời gian – không gian sống, nỗi đau của kiếp đời nô lệ cả về thể xác và tâm hồn. 1,5 Đánh giá, so sánh Cả hai lần định ăn lá ngón tự tử đều cho ta thấy khát vọng sống vô cùng mãnh liệt của Mị. - “Lá ngón” xuất hiện lần đầu tiên như một lối thoát đen, thoát khỏi cuộc sống nô lệ. Lúc đó vì đau đớn, uất ức Mị tìm đến lá ngón. - Lần thứ hai là sự thức tỉnh sau bao ngày câm lặng, mất hết ý thức về cuộc sống, đánh dấu sự trở lại của ý thức sống. Lần xuất hiện này của lá ngón là quan trọng nhất, mạnh mẽ nhất. Bởi lẽ, Mị nghĩ đến lá ngón với sự cương quyết tột cùng, trạng thái phẫn nộ và ý thức rõ nhất vì giờ đây, bố dã mất cô không còn cái gì để hối tiếc, để luyến lưu. Lá ngón không là liều thuốc độc, mà trở thành thứ phương tiện, hình thức, con đường để đi đến một bến bờ khác không còn đớn đau, để phản kháng lại cái xã hội đương thời thối nát. Qua những lần miêu tả trên, ta thấy những diễn biến tâm lí hết sức tinh tế, chứng tỏ ngòi bút bậc thầy về phân tích tâm lí nhân vật của nhà văn Tô Hoài, đồng thời cũng thể hiện tình yêu, niềm tin và tấm lòng nhân đạo của nhà văn với người phụ nữ. 1,0 d) Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận 0,25 e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0,5
File đính kèm:
- de_tham_khao_thi_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_truong_ptdt_noi_t.doc