Đề tham khảo thi THPT Quốc Gia môn Ngữ Văn năm 2019 trường THPT Chợ Mới (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo thi THPT Quốc Gia môn Ngữ Văn năm 2019 trường THPT Chợ Mới (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tham khảo thi THPT Quốc Gia môn Ngữ Văn năm 2019 trường THPT Chợ Mới (Có đáp án)
TRƯỜNG THPT CHỢ MỚI ĐỀ THAM KHẢO KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2019 Bài thi : Ngữ văn Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau: Thành công và thất bại chỉ đơn thuần là những điểm mốc nối tiếp nhau trong cuộc sống để tôi luyện nên sự trưởng thành của con người. Thất bại giúp con người đúc kết được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những thành công đạt được thêm phần ý nghĩa. Không có ai luôn thành công hay thất bại, tuyệt đối thông minh hay dại khờ, tất cả đều phụ thuộc vào nhận thức, tư duy tích cực hay tiêu cực của mỗi người. Như chính trị gia người Anh, Sir Winston Churchill, từng nói: "Người bi quan nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội, còn người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn". Sẽ có những người bị ám ảnh bởi thất bại, bị chúng bủa vây, che lấp những cơ hội dẫn tới thành công. Tuy nhiên, đừng sa vào vũng lầy bi quan đó, thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống. Đó là một điều bạn không thể tránh khỏi, nếu không muốn nói thực sự là trải nghiệm mà bạn nên có trong đời. Vì vậy, hãy thất bại một cách tích cực. (Theo nguồn Báo điện tử) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Theo tác giả thất bại giúp con người điều gì? Câu 2: Tại sao tác giả lại nói: thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống? Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về lời khuyên: Hãy thất bại một cách tích cực? Câu 4: Điều anh/ chị tâm đắc nhất trong đoạn trích là gì ? Vì sao? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung của phần Đọc hiểu, anh chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý kiến Người thành công luôn nhìn thấy cơ hội trong khó khăn, kẻ thất bại nhìn khó khăn trong mỗi cơ hội được gợi ra từ phần đọc hiểu. Câu 2. (5,0 điểm) Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã hai lần miêu tả suy nghĩ của Mị về thân phận: Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi. Khi bị A Sử trói đứng: Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa. (Tô Hoài-Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, Tr6, tr8) Phân tích hai chi tiết trên để làm nổi bật thân phận nhân vật Mị khi làm dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra. ---HẾT--- HƯỚNG DẪN CHẤM I 1 Câu ĐỌC HIỂU 3.0 1 Thất bại giúp con người đúc kết được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những thành công đạt được thêm phần ý nghĩa. 0.5 2 2 - “Lẽ tự nhiên” hay “phần tất yếu” tức là điều khách quan, ngoài ý muốn con người và con người không thể thay đổi. + Bởi vì trong cuộc sống không ai là không gặp thất bại. Có người thất bại nhiều, thất bại lớn. Có người thất bại ít, thất bại nhỏ. + Vì đó là điều tất yếu nên ta đừng thất vọng và chản nản. Hãy dũng cảm đối mặt và vượt qua. 0.5 3 3 Lời khuyên: Hãy thất bại một cách tích cực có thể hiểu theo những cách sau: - Thất bại nhưng không bi quan, chán nản. - Thất bại nhưng hiểu được nguyên nhân vì sao mình thất bại. - Thất bại nhưng biết tự mình đứng lên, rút ra bài học và tiếp tục hành động. 1.0 4 Học sinh có thể đưa ra cách hiểu khác nhau, nhưng cần hợp lí. Sau đây là gợi ý: - Không nên sợ thất bại. Cần nhận ra mặt tích cực của sự thất bại để không tiếp tục phạm phải sai lầm. - Vì trong cuộc sống không ai là không gặp thất bại, chỉ có thể là lớn hay nhỏ mà thôi. 1.0 II LÀM VĂN 7.0 1 1 Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến cho rằng: Người thành công luôn nhìn thấy cơ hội trong khó khăn, kẻ thất bại nhìn khó khăn trong mỗi cơ hội. 2.0 a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. 0.25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Người thành công luôn nhìn thấy cơ hội trong khó khăn, kẻ thất bại nhìn khó khăn trong mỗi cơ hội 0.25 c. Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ việc bản thân cần chấp nhận sự thất bại để thành công trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau: * Giải thích Câu nói khẳng định sự thành bại của mỗi người phụ thuộc vào cách người ấy đón nhận và xử thế trước những vấn đề của đời sống. * Phân tích, chứng minh, bình luận: - Người thành công luôn nhìn thấy cơ hội trong khó khăn: Với những người giàu nghị lực, mỗi khó khăn là cơ hội để tích lũy kinh nghiệm, kiểm chứng năng lực của bản thân. Và như thế, họ sẽ luôn tìm thấy cơ hội trong mỗi khó khăn để thành công. - Kẻ thất bại nhìn khó khăn trong mỗi cơ hội: Với những người bi quan, lười biếng khi gặp khó khăn thử thách vội chán nản, tự tìm thấy lí do để thoái thác công việc, từ bỏ ước mơ. Không vượt qua khó khăn càng khiến họ mất hết niềm tin để rồi chỉ thấy khó khăn trong mọi cơ hội. Và chắc chắn họ sẽ luôn thất bại. * Bàn luận mở rộng: - Cuộc sống rất khắc nghiệt nhưng luôn ẩn giấu nhiều cơ hội mà mọi người cần nắm bắt. - Sự thành bại ở một giai đoạn không có ý nghĩa trong suốt cả cuộc đời. Mọi người cần có cách ứng xử trước mọi thành bại để đạt được những điều mình mong ước. Thành công chỉ có được sau quá trình học tập, tích lũy, nỗ lực, rèn luyện lâu dài. - Phê phán thái độ sống hèn nhát, lười biếng, dễ gục ngã, mất niềm tin sau những lần thất bại. * Bài học nhận thức và hành động: - Cần phải có niềm tin, nghị lực lớn để vượt qua những thử thách khó khăn trong cuộc sống, để luôn tìm thấy cơ hội trong mọi khó khăn. Không ngại đối mặt với khó khăn. Coi khó khăn, thử thách như một phần tất yếu của cuộc sống. - Luôn hành động mạnh mẽ, quyết đoán để vượt lên những khó khăn. 1.0 d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt 0.25 e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0.25 2 2 Viết bài văn nghị luận 5.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. 0.25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: diễn biến tâm trạng nhân vật Mị qua hai chi tiết: Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi. Và Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa để làm nổi bật sức sống tiềm tàng của Mị khi làm dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra. 0.5 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài và tác phẩm Vợ chồng A Phủ. 0.5 Phân tích tâm trạng Mị qua hai chi tiết: 2.0 * Giới thiệu về nhân vật Mị: Mị là cô gái xinh đẹp, con gái đầu lòng của một gia đình nghèo, có khát vọng hạnh phúc lứa đôi, nhưng lại bị bắt làm con dâu gạt nợ cho nhà Pá Tra vì món nợ truyền kiếp từ thời cha mẹ. * Phân tích tâm trạng nhân vật khi làm dâu gạt nợ nhà Pá Tra: - Chi tiết thứ nhất: Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi. + Hoàn cảnh: Khi làm dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra Mị bị bóc lột sức lao động, áp bức về tinh thần, làm cho Mị bị tê liệt sức phản kháng. + Phân tích suy nghĩ của Mị: Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác -> Nghệ thuật so sánh và cách lựa chọn từ ngữ của Tô Hoài cho thấy Mị nhận thức được thân phận của người con dâu gạt nợ giống như kiếp sống của con trâu, con ngựa nhà Pá Tra. Ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi -> Nhận thức được cuộc sống lao động cực khổ, lùi lũi của Mị trong nhà Pá Tra. + Ý nghĩa của chi tiết: Cho thấy số phận và suy nghĩ của Mị, cuộc sống cực khổ đã khiến Mị tê liệt sức phản kháng. Mị chấp nhận hoàn cảnh, thân phận làm dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra. - Chi tiết thứ hai: Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa. + Hoàn cảnh: trong lúc bị A Sử trói, Mị như không biết mình đang bị trói. Tâm hồn Mị vẫn đi theo những cuộc chơi. Mị vùng bước đi. Nhưng hiện thực cuộc sống đã làm cho Mị thức tỉnh: “Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách” + Phân tích chi tiết Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa. Nghệ thuật so sánh và cách dùng từ ngữ chọn lọc của nhà văn cho thấy Mị nhận thức được cuộc sống hiện tại, kiếp sống không bằng con trâu, con ngựa. + Tác dụng của chi tiết: Mị thấy thương thân, tủi phận khi tâm hồn thức tỉnh; Là sự chuẩn bị cho sự phát triển tâm lí của Mị ở giai đoạn tiếp theo với hành động là cởi trói cho A Phủ. * Nhận xét đánh giá: - Nội dung: Những chi tiết ở hai thời điểm khác nhau nhưng đều thể hiện sâu sắc thân phận của nhân vật cực khổ của Mị khi bị áp bức cả về thể xác và tinh thần khiến cho Mị bị tê liệt sức phản kháng. Và sau đó, là sự thức tỉnh được bản thân mình. Hai chi tiết làm nổi bật thân phận cực khổ của Mị khi làm dâu gạt nợ nhà Pá Tra. - Nghệ thuật: Thành công ở nghệ thuật phân tích diễn biến tâm lí nhân vật, sử dụng những chi tiết tiêu biểu diễn tả thân phận của Mị ở hai thời điểm khác nhau, các biện pháp nghệ thuật tu từ so sánh, điệp từ, 1.0 d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt 0.25 e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0.5
File đính kèm:
- de_tham_khao_thi_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_nam_2019_truong_t.docx