Đề tham khảo thi THPT Quốc Gia môn Ngữ Văn năm 2019 trường THPT Bình Trung (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo thi THPT Quốc Gia môn Ngữ Văn năm 2019 trường THPT Bình Trung (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tham khảo thi THPT Quốc Gia môn Ngữ Văn năm 2019 trường THPT Bình Trung (Có đáp án)
ĐỀ THAM KHẢO KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2019 MÔN THI: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: “Hòn đá có thể cho lửa, cành cây có thể cho lửa. Nhưng chỉ có con người mới biết nuôi lửa và truyền lửa. Lửa xuất hiện khi có tương tác, ít ra là hai vật thể tạo lửa. Lửa là kết quả của số nhiều. Cô bé bán diêm là số đơn. Cô đã chết vì thiếu lửa. Để rồi từ đó loài người đã cảnh giác thắp nến suốt mùa Giáng sinh để cho không còn em bé bán diêm nào phải chết vì thiếu lửa. Nước Việt hình chữ “S”, hiện thân của số nhiều, lẽ nào không biết nuôi lửa và truyền lửa, lẽ nào thiếu lửa? Không có lửa, con rồng chẳng phải là rồng, chỉ là con giun, con rắn. Không có lửa làm gì có “nồng” nàn, “nhiệt” tâm! Làm gì có “sốt” sắng, “nhiệt” tình, đuốc tuệ! Làm gì còn “nhiệt” huyết, “cháy” bỏng! Sẽ đâu rồi “lửa” yêu thương? Việc mẹ cha, việc nhà, việc nước, làm gì với đôi vai lạnh lẽo, ơ hờ? Không có lửa em lấy gì “hun” đúc ý chí, “nấu” sử sôi kinh? Em sống đời thực vật vô tri như lưng cây, mắt lá, đầu cành, thân cỏ. Cho nên: Biết ủ lửa để giữ nhân cách – người, nhân cách – Việt. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội. Thế nhưng: Nếu không có lửa làm sao thành mùa xuân?”. (Trích Thắp mình để sang xuân, Nhà văn Đoàn Công Lê Huy) Câu 1. Chỉ ra tác hại của việc không biết “nuôi lửa và truyền lửa” được nêu trong đoạn trích? Câu 2. Anh chỉ hiểu như thế nào về ý nghĩa của từ “lửa” được in đậm trong hai câu văn sau: “Hòn đá có thể cho lửa, cành cây có thể cho lửa. Nhưng chỉ có con người mới biết nuôi lửa và truyền lửa”? Câu 3. Tại sao tác giả lại nói: “Biết ủ lửa để giữ nhân cách – người, nhân cách – Việt”? Câu 4. Thông điệp ý nghĩa nhất mà anh/chị rút ra từ đoạn văn bản trên? II. PHẦN LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến được nêu ở đoạn trích trong phần đọc – hiểu: “Nếu không có lửa làm sao thành mùa xuân?” Câu 2: (5,0 điểm) Trong đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, bàn về sự sống chết của Trương Ba, nhân vật Đế Thích cho rằng “phải sống, dù với bất cứ giá nào”. Nhưng hồn Trương Ba không chấp nhận lí lẽ đó, và đã thẳng thắn chỉ ra sai lầm của Đế Thích: “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông không cần biết”, “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. Hãy phân tích quan niệm về ý nghĩa sự sống của Trương Ba và Đế Thích qua những lời thoại trên. Từ đó, anh/chị hãy bình luận ngắn gọn về tác hại của lối sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu/ Ý Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Tác hại của việc không biết “nuôi lửa và truyền lửa” được nêu trong đoạn trích: - Rồng chẳng phải là rồng, chỉ là con giun, con rắn. - Không còn “nồng” nàn, “nhiệt” tâm - Không còn “sốt” sắng, “nhiệt” tình - Không còn “nhiệt” huyết, “cháy” bỏng - Không có yêu thương, chỉ còn lạnh lẽo, ơ hờ - Không có gì “hun” đúc ý chí, “nấu” sử sôi kinh - Sống đời thực vật vô tri như lưng cây, mắt lá, đầu cành, thân cỏ. 0,5 2 Từ lửa được nói đến trong câu văn mang ý nghĩa ẩn dụ, nó là: nhiệt huyết, đam mê, khát vọng, ý chí, niềm tin, là tình yêu thương mãnh liệt ngọn lửa ấy được con người nuôi dưỡng trong tâm hồn và có thể lan truyền từ người này sang người khác. 1,0 3 “Biết ủ lửa để giữ nhân cách – người, nhân cách – Việt”: - “Biết ủ lửa” tức là biết nhen nhóm, nuôi dưỡng lửa trong tâm hồn mình. Có ngọn lửa của đam mê, khát vọng mới dám sống hết mình, dám theo đuổi ước mơ hoài bão. - Có ngọn lửa của ý chí, nghị lực sẽ có sức mạnh để vượt qua khó khăn trở ngại, đến được cái đích mà mình muốn. - Có ngọn lửa của tình yêu thương sẽ sống nhân ái, nhân văn hơn, sẵn sàng hi sinh vì người khác. Ngọn lửa ấy giúp ta làm nên giá trị nhân cách con người. 1,0 4 HS có thể rút ra những thông điệp khác nhau từ đoạn văn bản trên và trình bày suy nghĩ thấm thía của mình về thông điệp đó. Ví dụ : không có lửa cuộc sống con người chi còn là sự tồn tại. 0,5 II LÀM VĂN 1 Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến được nêu ở đoạn trích trong phần đọc – hiểu: “Nếu không có lửa làm sao thành mùa xuân?” 2,0 I. Yêu cầu về kỹ năng - Biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội, vận dụng tốt các thao tác lập luận để giải quyết vấn đề một cách thuyết phục. - Đoạn văn có bố cục mạch lạc; lập luận chặt chẽ; dẫn chứng tiêu biểu, xác đáng; hành văn trong sáng, giàu cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. II. Yêu cầu về kiến thức Có thể có những quan điểm khác nhau nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức, lẽ phải. Dưới đây là những định hướng cơ bản: Giới thiệu khái quát về nội dung cần nghị luận: “Nếu không có lửa làm sao thành mùa xuân?” 0,25 Giải thích: – Mùa xuân – mùa khởi đầu của một năm, mùa để vạn vật hồi sinh, trỗi dậy. Mùa xuân cũng là hình ảnh ẩn dụ cho tuổi trẻ, sức trẻ và những gì tốt đẹp sẽ đến trong cuộc đời con người. – Lửa là nhiệt huyết, khát vọng, đam mê; là ý chí, nghị lực, niềm tin; là tình yêu thương của con người với con người => Câu nói khẳng định: yếu tố làm nên mùa xuân của đất trời là sức sống; còn yếu tố làm nên mùa xuân của cuộc đời, của con người chính là nhiệt huyết, đam mê, ý chí và nghị lực. Tuổi trẻ thiếu ý chí và nhiệt huyết sẽ không còn là tuổi trẻ, không có sức trẻ, cuộc đời sẽ không còn ý nghĩa nữa. 0,5 Bàn luận, mở rộng: - Cuộc sống không phải bao giờ cũng thuận lợi, suôn sẻ, mà luôn có những khó khăn, thử thách. Có lửa để con người mạnh mẽ, tự tin, dám nghĩ, dám làm, dám theo đuổi ước mơ, hoài bão, không sợ thất bại, khó khăn. - Có lửa con người mới sống hết mình trong cháy khát, đam mê, phát huy được hết những khả năng tiềm tàng của mình, toàn tâm toàn sức làm việc, phấn đấu nỗ lực vì một mục tiêu nhất định. - Có lửa để con người sống người hơn, nhân văn hơn, yêu thương và san sẻ cùng nhau, cùng vươn tới một xã hội đẹp, con người đẹp. - Lửa thôi thúc ta vươn tới những tầm cao mới, tiếp thêm sức mạnh để tiếp tục bước đi, lửa làm nảy nở những búp chồi hạnh phúc – Nếu lửa chỉ cháy trong một cá nhân chẳng khác nào một ngọn nến le lói trong bóng đêm. Ngọn lửa phải lan tỏa, chúng ta cùng “cháy” mới có thể thắp lên “mùa xuân”. - Phê phán những con người, đặc biệt là tuổi trẻ còn sống thiếu niềm tin, ý chí, không biết yêu thương, san sẻ, thờ ơ, ghẻ lạnh với cuộc đời và con người. 0,75 Bài học nhận thức và hành động: - Hình thành một lối sống tích cực, một lối sống không ngừng phấn đấu, không ngừng hoàn thiện bản thân. - Nhen nhóm và giữ cho mình một ngọn lửa đam mê, nhiệt huyết, ý chí và niềm tin. Lan tỏa yêu thương đến tất cả mọi người. 0,5 2 Trong đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, bàn về sự sống chết của Trương Ba, nhân vật Đế Thích cho rằng “phải sống, dù với bất cứ giá nào”. Nhưng hồn Trương Ba không chấp nhận lí lẽ đó, và đã thẳng thắn chỉ ra sai lầm của Đế Thích: “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông không cần biết”, “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. Hãy phân tích quan niệm về ý nghĩa sự sống của Trương Ba và Đế Thích qua những lời thoại trên. Từ đó, anh/chị hãy bình luận ngắn gọn về tác hại của lối sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo. 5,0 a Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: có đủ các phần mở bài, thân bài và kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 0,25 b Xác định đúng vấn đề nghị luận: phân tích quan niệm về ý nghĩa sự sống của Trương Ba và Đế Thích qua những lời thoại trên. Từ đó, anh/chị hãy bình luận ngắn gọn về tác hại của lối sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo. 0,5 c Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đánh giá chung được vấn đề nghị luận. 3,5 *Giới thiệu khái quát: - Tác giả Lưu Quang Vũ: là nghệ sĩ đa tài, nổi tiếng với những vở kịch nói gây tiếng vang trên sân khấu những năm 80 của thế kỉ XX. - Vở kịch Hồn Trương ba, da hàng thịt: Viết năm 1981, thời điểm đất nước có nhiều chuyển biến, đổi mới. Từ một câu chuyện cổ dân gian, nhà văn Lưu Quang Vũ đã sáng tạo thành vở kịch nói hiện đại và qua đó gửi gắm nhiều tư tưởng, triết lí nhân sinh sâu sắc. - Nhân vật Trương Ba: người làm vườn giỏi, sống nhân hậu, trong sáng. - Đế Thích, vị tiên trên trời giỏi đánh cờ, sửa sai cho quan thiên đình bằng cách cho hồn Trương Ba sống lại trong thân xác hàng thịt. – Hoàn cảnh của Trương Ba: Bất đắc dĩ phải sống trong thân xác hàng thịt, dần dần Trương Ba bị nhiễm nhiều thói xấu của xác hàng thịt: thèm ăn ngon, thèm rượu thịt, không làm chủ được cảm xúcnhất là sự thay đổi của Trương Ba làm người thân đau khổ, bản thân ông bế tắc tuyệt vọng. Trương Ba đã thắp hương gọi Đế Thích và hai người đã đối thoại với nhau thể hiện rõ quan điểm của nhau, đây là thời điểm mâu thuẫn đẩy lên gay gắt nhất và phải được giải quyết triệt để bằng hành động và lời nói dứt khoát của nhân vật chính. * Phân tích quan niệm về ý nghĩa sự sống của Trương Ba và Đế Thích qua các lời thoại: - Quan điểm của Đế Thích: + Đế Thích nhắc đến chữ “sống” với ý nghĩa “tồn tại”, theo đó, thực thể sống là thực thể không chết, là một cơ thể sinh học lành lặn, khỏe mạnh. + Chỉ cần thể xác được sống lại cho linh hồn trú ngụ còn thể xác và linh hồn không thống nhất không quan trọng. => Quan điểm của Đế Thích không coi trọng sự sống thực sự mà chỉ coi trọng sự tồn tại, được sống là hạnh phúc. Đó là quan điểm của vị tiên trên trời quan liêu hời hợt, vô cảm. - Quan điểm của Trương Ba: Trương Ba không chấp nhận quan niệm về sự sống giản đơn như vậy, với ông, sự sống không đồng nhất với tồn tại: + Những lời trách móc của Trương Ba đối với Đế Thích: "ông chỉ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết": Mượn thân xác để sống, con người sống nhưng tính cách của chính mình bị mờ nhạt trong cái xác thịt của hàng thịt, linh hồn và thể xác của ông hoàn toàn không muốn sống trong thân xác của kẻ khác.Ở đây ông đang nói về những trải nghiệm, nhưng đau khổ mà ông đang phải trải qua đang phải chịu đựng. + Sống không chỉ đơn thuần là ăn, là thở, là nhịp tim còn đập, mà ông đòi hỏi phải sống như một con người đích thực, sống có ý nghĩa. Đối với Trương Ba, sống không được là mình mà phải nhờ vả, mượn thân xác người khác chẳng qua là sự tồn tại, vô hồn, không ý nghĩa. + “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được: đó là lối sống giả dối, gây đau khổ cho người thân, gây phiền toái cho chính mình. + Tôi muốn được là tôi toàn vẹn: Khát vọng được sống là mình trọn vẹn cả linh hồn và thể xác. Trương Ba đã dũng cảm đối diện với hoàn cảnh nghiệt ngã, dám từ bỏ cuộc sống không phải là mình. => Quan điểm của Trương Ba không chấp nhận cuộc sống giả tạo, gượng ép, chắp vá, vô nghĩa. Trương Ba có lòng tự trọng, sống cao thượng, khao khát sống là chính mình. Đó là lối sống đẹp đẽ, đáng trân trọng của những người hiểu rõ mục đích ý nghĩa của cuộc sống. *Đánh giá chung: - Quan điểm của Trương Ba thể hiện tư tưởng chủ đề của vở kịch và cũng là thông điệp của nhà văn đến mọi người: Hãy sống là mình, trọn vẹn thống nhất thể xác và linh hồn. Nếu không chỉ là sự tồn tại vô nghĩa, tạo cơ hội cho kẻ xấu lợi dụng, cái ác hoành hành. - Nhà văn phê phán lối sống giả tạo, lối sống hời hợt, chắp vá, gượng ép hoặc quá đề cao nhu cầu vật chất hơn tinh thần, tinh thần hơn vật chất đang diễn ra phổ biến, trở thành trào lưu đáng báo động trong xã hội. * Bình luận tác hại của lối sống “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”: – Đối với bản thân người có lối sống đó: dần dần sẽ bị tha hóa, ích kỉ, thực dụng, giả dối, suy thoái nhân cách, đánh mất danh dự, lòng tự trọng: tham nhũng, hối lộ, gây ra những tệ nạn xã hội. Bị mọi người coi thường xa lánh. – Đối với cộng đồng: mất đoàn kết, hiểu lầm, mâu thuẫn, tranh giành, hãm hại nhau, kìm hãm sự phát triển. => Cách phòng tránh: Sống yêu thương nhân hậu vị tha, mạnh dạn dũng cảm đấu tranh với biểu hiện tiêu cực, giả dối, bảo vệ người tốt lẽ phải. d Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 e Sáng tạo: có cách sáng tạo mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 0,5
File đính kèm:
- de_tham_khao_thi_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_nam_2019_truong_t.docx