Đề tham khảo thi THPT Quốc Gia môn Ngữ Văn năm 2018 trường THPT Quảng Khê (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo thi THPT Quốc Gia môn Ngữ Văn năm 2018 trường THPT Quảng Khê (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tham khảo thi THPT Quốc Gia môn Ngữ Văn năm 2018 trường THPT Quảng Khê (Có đáp án)
SỞ GD& ĐT BẮC KẠN TRƯỜNG THPT QUẢNG KHÊ ----------------- Đề thi có 02 trang ĐỀ THAM KHẢO NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề). Phần I: ĐỌC HIỂU(3.0 điểm) Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Vụ việc Nhật Bản đang truy tìm người viết tiếng Việt lên di tích quốc gia nước này không gây ngạc nhiên với những người đã sống ở nước ngoài, bởi họ từng chứng kiến hoặc có những hành động phản cảm. Chị Nguyễn Thị Ngọc Diệp - thạc sĩ ngành quan hệ quốc tế tại Nhật - cho biết, ý thức bảo vệ công trình công cộng của Nhật rất cao. Tình trạng dùng sơn vẽ bậy lên tàu, lên tường hay cào bẩn tại điểm công cộng ở Nhật vô cùng hiếm. Đa số người nước ngoài đến Nhật cũng có tinh thần này. Tuy nhiên, chị đã tận mắt thấy không dưới 10 lần người ta vẽ, viết bằng tiếng Việt lên di tích. Sống tại Nhật 4 năm, chị Diệp biết tới nhiều hành vi thiếu văn minh của đồng hương ở xứ này, đặc biệt là tình trạng ăn cắp đồ trong siêu thị như quần áo, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng rồi mang đi bán. Tờ Kyodo của Nhật hồi tháng 4 dẫn số liệu của cảnh sát Nhật Bản, cho biết "trộm cắp trong các siêu thị và cửa hàng là hành vi phạm pháp phổ biến nhất của người Việt, với hơn 2.000 vụ được ghi nhận năm ngoái". (...) Biển báo bằng tiếng Việt cấm ăn cắp ngày một nhiều. Người Việt đi làm tại đây hay bị người ta dò xét, soi mói. Tiến sĩ Trần Hữu Sơn, viện trưởng viện nghiên cứu văn hóa dân gian ứng dụng cho rằng, chuyện người Việt có các hành vi gây phản cảm khi ra nước ngoài khá phổ biến, nó thể hiện thói quen tùy tiện bắt nguồn từ nếp sống tiểu nông vẫn tồn tại tới ngày nay, nhiều người chưa kịp hoặc không chịu thay đổi khi có điều kiện ra nước ngoài văn minh, (...) nhiều người không chú ý tới cách ứng xử khi ở nơi công cộng. (Trích Nhiều người Việt ra nước ngoài bị ghét vì hành xử phản cảm -TheoVnexpress, ngày 6/11/2018) Câu 1. Trong đoạn trích, những hành vi nào của người Việt ở nước ngoài bị xem là thiếu văn minh? Câu 2. Nguyên nhân của các hành vi gây phản cảm của người Việt là gì? Câu 3. Đoạn trích trên đề cập đến vấn đề gì? Câu 4. Anh/Chị nghĩ gì khi ở Nhật Bản "Biển báo bằng tiếng Việt cấm ăn cắp ngày một nhiều. Người Việt đi làm tại đây hay bị người ta dò xét, soi mói"? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về văn hóa ứng xử nơi công cộng của người Việt hiện nay. Câu 2 (5.0 điểm) Trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, nhân vật Tnú được miêu tả: “Một tiếng hét dữ dội. Tnú đã nhảy xổ vào giữa bọn lính. Anh không biết đã làm gì. Chỉ thấy thằng giặc to béo nằm ngửa ra giữa sân, thằng Dục tháo chạy vào nhà ưng. Tiếng lên đạn lách cách quanh anh. Rồi Mai ôm đứa con chui vào ngực anh. Hai cánh tay rộng lớn như hai cánh lim chắc của anh ôm chặt lấy mẹ con Mai”. Và: “Tnú thét lên một tiếng. Chỉ một tiếng thôi. Nhưng tiếng thét của anh bỗng vang dội thành nhiều tiếng thét dữ dội hơn. Tiếng “ Giết !”. Tiếng chân người đạp trên sàn nhà ưng ào ào. Tiếng bọn lính kêu thất thanh. Tiếng cụ Mết ồ ồ : “Chém ! Chém hết!”... (Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 2) Anh (chị) hãy phân tích nhân vật Tnú qua hai đoạn văn trên, từ đó làm nổi bật những phẩm chất tiêu biểu của thế hệ thanh niên thời kì chống Mĩ. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Những hành vi thiếu văn minh của người Việt ở nước ngoài: vẽ, viết chữ lên di tích quốc gia nước bạn; ăn cắp đồ trong siêu thị như quần áo, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng rồi đem đi bán. 0,5 2 Nguyên nhân của các hành vi gây phản cảm của người Việt: Bắt nguồn từ nếp sống tiểu nông vẫn tồn tại tới ngày nay, nhiều người chưa kịp hoặc không chịu thay đổi khi có điều kiện ra nước ngoài văn minh, (...) nhiều người không chú ý tới cách ứng xử khi ở nơi công cộng. 0,75 3 Vấn đề: Hành vi thiếu văn minh của người Việt ở nước ngoài. 0,75 4 Bày tỏ được suy nghĩ, diễn đạt rõ ràng, thuyết phục: - Một bộ phận người Việt Nam sống ích kỷ, làm theo ý thích cá nhân, coi thường luật pháp, những hành động phản cảm của họ đang làm xấu đi hình ảnh người Việt Nam ở nước ngoài. - Mỗi cá nhân cần có ý thức về pháp luật, có trách nhiệm giữ gìn hình ảnh của chính mình, hình ảnh của đất nước trước bạn bè quốc tế trong thời đại hội nhập. Thí sinh có thể thể hiện suy nghĩ của mình như các ý ở trên, hoặc có suy nghĩ khác nhưng không được vi phạm chuẩn mực đạo đức xã hội. 1.0 II LÀM VĂN 7.0 1 Trình bày suy nghĩ về văn hóa ứng xử nơi công cộng của người Việt hiện nay 2.0 a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành, tổng-phân-hợp. 0.25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Văn hóa ứng xử nơi công cộng của giới trẻ hiện nay 0.25 c. Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ văn hóa ứng xử nơi công cộng của giới trẻ hiện nay. Có thể theo hướng sau: * Giải thích: Văn hóa ứng xử nơi công cộng: là hành vi, thái độ, lời nói chuẩn mực của cá nhân khi giao tiếp chốn đông người. * Bàn luận: - Biểu hiện của những người ứng xử có văn hóa nơi công cộng: biết giữ gìn trật tự, biết cảm ơn, biết xin lỗi, có thái độ hòa nhã, tôn trọng người xung quanh,... - Thực trạng: Người Việt Nam luôn nhắc nhở, đề cao ứng xử có văn hóa nơi công cộng nhưng một bộ phận không nhỏ giới trẻ hiện nay có nhiều hành động mất lịch sự, thiếu tôn trọng người khác, có hành vi phản cảm,... - Nguyên nhân: Từ sự giáo dục trong gia đình, giao tiếp xã hội trong thời đại giao lưu văn hóa, các bạn trẻ thích thể hiện... - Hậu quả: tự đánh mất giá trị bản thân, làm xấu đi hình ảnh người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế,... - Giải pháp: nâng cao nhận thức, bồi dưỡng nhân cách,... * Nhận thức và hành động: có ý thức ứng xử văn minh, lịch sự nơi công cộng,... 0.25 0.5 0.25 d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt 0.25 e. Sáng tạo Có cách diễn đạt độc đáo; có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với những chuẩn mực về đạo đức, văn hóa, pháp luật. 0.25 2 Phân tích hình ảnh Tnú qua hai lần miêu tả, từ đó làm nổi bật những phẩm chất tiêu biểu của thế hệ thanh niên thời kì chống Mĩ. 5.0 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 0.25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.50 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng 3.5 Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận. 1. Khái quát - Tác giả, tác phẩm 2. Phân tích a. Giới thiệu chung: Khái quát chung về nhân vật Tnú b. Hình ảnh Tnú qua hai lần miêu tả trên * Lần thứ nhất - Vợ con Tnú bị bắt, bị bọn thằng Dục tra tấn dã man. + Một tiếng hét dữ dội. + Tnú đã nhảy xổ vào giữa bọn lính. + Anh đánh gục thằng giặc to béo khiến cho bọn thằng Dục khiếp sợ, tháo chạy vào nhà ưng, lên đạn lách cách bao vây. + Tnú bất chấp tất cả che chở cho vợ con Hai cánh tay rộng lớn như hai cánh lim chắc của anh ôm chặt lấy mẹ con Mai”. -> Đoạn văn khắc họa đậm nét hình ảnh Tnú là một người chồng, người cha yêu thương gia đình hết mực, sắn sàng hi sinh tính mạng để bảo vệ gia đình nhỏ của mình. 0.5 0.25 1.0 * Lần thứ hai - Tnú bị bắt, bị trói bằng dây rừng, kẻ thù đã dùng giẻ tẩm nhựa xà nu đốt cháy mười đầu ngón tay của anh. + Trong cơn phẫn uất cùng cực, Tnú đã thét lên một tiếng dữ dội, vang trời. + Tiếng thét ấy đã lan tỏa thành nhiều tiếng thét dữ dội khác để cụ Mết dẫn thanh niên trong làng cùng xông ra tiêu diệt gọn bọn thằng Dục bằng những cây rựa sáng loáng được mài bằng đá Tnú mang từ đỉnh núi Ngọc Linh về. + Tiếng chân người đạp trên sàn nhà ưng ào ào. +Tiếng bọn lính kêu thất thanh -> Tiếng thét của Tnú như một hiệu lệnh, ngòi nổ cho cuộc đồng khởi của cả buôn làng Tây Nguyên. Đoạn văn khắc họa Tnú là một người anh hùng bất khuất, anh dũng, ngời sáng trước kẻ thù. 1.0 3. Nhận xét - Tương đồng : đều miêu tả về nhân vật Tnú ; đều bắt đầu bằng những âm thanh dữ dội trong hoàn cảnh ngặt nghèo ; bộc lộ sự mạnh mẽ, bản lĩnh mang đậm tính sử thi của người anh hùng. - Khác biệt : + Đoạn một Tnú xông ra cứu vợ con với tư cách, trách nhiệm của người chồng, người cha, kết quả anh bị bắt. + Đoạn hai là bị giặc tra tấn bạo tàn, Tnú xuất hiện với tư cách một người chiến sĩ cách mạng kiên cường, bản lĩnh và được dân làng giải thoát để cùng tham gia cuộc đồng khởi đầy khí thế. - Nghệ thuật: Câu văn ngắn, giọng điệu dứt khoát ; sử dụng hàng loạt những động từ mạnh (chém, giết, thét, đạp.), không khí, màu sắc đậm chất Tây Nguyên thể hiện qua ngôn ngữ, tâm lí, hành động cúa các nhân vật. ->Tnú có những phẩm chất tiêu biểu của thế hệ thanh niên trẻ thời kì chống Mĩ: Số phận đau thương, có lòng căm thù giặc sâu sắc; gan góc, dũng cảm, mưu trí, tuyệt đối tin tưởng vào Đảng và trung thành với cách mạng, là người chồng, người cha trĩu nặng tình yêu thương . -> Cuộc đời bi tráng và con đường đến với cách mạng của Tnú điển hình cho con đường đến với cách mạng của người dân Tây Nguyên, góp phần làm sáng tỏ chân lí thời đại: phải dùng bạo lực cách mạng để tiêu diệt bạo lực phản cách mạng; đấu tranh vũ trang là con đường tất yếu để tự giải phóng. 0.75 d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt 0.25 e. Sáng tạo Có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải sâu sắc, mới mẻ về hai đoạn trích, phù hợp với đặc trưng tiếp nhận văn học. 0.5 TỔNG ĐIỂM 10 ------------- HẾT ------------------
File đính kèm:
- de_tham_khao_thi_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_nam_2018_truong_t.doc