Đề tham khảo kiểm tra Học kì II môn Sinh học Lớp 12 trường THPT An Khánh (tiếp)
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo kiểm tra Học kì II môn Sinh học Lớp 12 trường THPT An Khánh (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tham khảo kiểm tra Học kì II môn Sinh học Lớp 12 trường THPT An Khánh (tiếp)
TRƯỜNG THPT AN KHÁNH TỔ SINH-CÔNG NGHỆ NỘI DUNG ÔN TẬP TẠI NHÀ MÔN SINH HỌC LỚP 12 TỪ NGÀY 20/4 ĐẾN 25/4/2020 Ninh Kiều, ngày 20 tháng 4 năm 2020 GIẢI ĐỀ THAM KHẢO KIỂM TRA HỌC KÌ II (tiếp theo) Câu 81: Trong quá trình tiến hóa nhỏ dấu hiệu nhận biết sự xuất hiện loài mới là quần thể mới A. cách li địa lí với quần thể gốc ban đầu. B. có cùng khu vực phân bố với quần thể gốc ban đầu. C. cách li sinh sản với các loài lân cận. D. cách li sinh sản với quần thể gốc ban đầu. Câu 82: Những bằng chứng tiến hóa nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử? I. Các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung bộ mã di truyền. II. Sự tương đồng về những đặc điểm giải phẫu giữa các loài. III. ADN của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit. IV. Prôtêin của các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin. V. Tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ tế bào. A. II, IV, V. B. II, III, V. C. I, III, IV. D. I, II, V. Câu 83: Theo quan niệm thuyết tiến hóa tổng hợp, một gen đột biến lặn có hại sẽ không bị CLTN đào thải khỏi quần thể hoàn toàn. Vì alen lặn A. phổ biến ở thể đồng hợp. B. có thể tồn tại với tần số thấp và ở trạng thái dị hợp. C. có tần số đáng kể trong quần thể. D. ở thể đồng hợp hay dị hợp đều biểu hiện ra kiểu hình. Câu 84: Trong các nhân tố tiến hóa sau: I. đột biến. II. di - nhập gen. III. CLTN. IV. Các yếu tố ngẫu nhiên. V. giao phối không ngẫu nhiên. Các nhân tố làm nghèo vốn gen cùa quần thể là A. II, III, IV. B. III, IV, V. C. I, III, IV. D. II, III, V. Câu 85: Phát biểu nào dưới đây không đúng với tiến hóa nhỏ? Ạ. Tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn, phạm vi tương đối hẹp. B. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi vốn gen của quần thể qua thời gian. C. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen, tần số kiểu gen của quần thể qua các thế hệ. D. Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian địa chất dài và chỉ có thể nghiên cứu gián tiếp. Câu 86: Vai trò của các yếu tố ngẫu nhiên trong tiến hoá nhỏ là A. làm cho tần số tương đối của các alen thay đổi theo một hướng xác định. B. dẫn đến sự hình thành loài mới trong một thời gian dài. C. nguồn nguyên liệu cung cấp cho quá trình chọn lọc tự nhiên. D. làm tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể thay đổi một cách đột ngột. Câu 87: Cho các nhân tố sau: I. Đột biến; II. Giao phối; III. Chọn lọc tự nhiên; IV. Các yếu tố ngẫu nhiên. Các nhân tố có vai trò tạo nguồn biến dị cho quá trình tiến hóa là A. III, IV. B. I, III. C. I, II. D. II, IV. Câu 88: Theo quan niệm hiện đại, chiều hướng tiến hóa cơ bản nhất của sinh giới là A. ngày càng đa dạng. B. tổ chức ngày càng cao. C. thích nghi ngày càng hợp lí. D. ngày càng phong phú. Câu 89: Để phân biệt hai loài thân thuộc, tiêu chuẩn cách li sinh sản thường không được ứng dụng đối với các loài A. thực vật. B. động vật. C. sinh sản vô tính. D. sinh sản hữu tính. Câu 90: Nhân tố tiến hóa làm thay đổi nhanh nhất vốn gen của hai quần thể cùng lúc là A. chọn lọc tự nhiên. B. đột biến. C. di-nhập gen. D. giao phối không ngẫu nhiên. Câu 91: Tác động đặc trưng của CLTN so với các nhân tố tiến hóa khác là A. định hướng quá trình tiến hóa nhỏ. B. làm thay đổi nhanh tần số alen theo hướng xác định. C. tác động phổ biến trong quần thể có số lượng nhỏ. D. tạo ra những cá thể thích nghi với môi trường. Câu 92: Hiện nay, các tế bào của tất cả các loài sinh vật đều sử dụng chung một loại mã di truyền, đều dùng cùng 20 loại axit amin để cấu tạo nên prôtêin,... chứng tỏ các loài sinh vật A. đều được tiến hóa từ một tổ tiên chung. B. có tổ tiên khác nhau. C. phát sinh các đột biến giống nhau. D. chịu tác động của môi trường sống giống nhau. Câu 93: Theo quan niệm của Đacuyn, đối tượng chịu tác động của chọn lọc tự nhiên là A. nhóm quần thể. B. cá thể. C. quần thể. D. loài. Câu 94: Vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới là A. ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau. B. cách li địa lí làm cho các cá thể của các quần thể khác loài tăng cơ hội giao phối với nhau. C. làm thay đổi tần số alen, thành phần kiểu gen của quần thể không theo hướng xác định. D. ngăn cản các cá thể của các quần thể khác loài gặp gỡ và giao phối với nhau. Câu 95: Con đường hình thành loài xảy ra tương đối nhanh và phổ biến ở thực vật là A. cách li sinh thái. B. cách li địa lí. C. lai xa và đa bội hóa. D. cách li tập tính. Câu 96: Trong lịch sử phát sinh và phát triển của sinh giới trên Trái Đất, hoá thạch sinh vật nhân sơ cổ nhất được tìm thấy thuộc A. đại Tân sinh. B. đại Trung sinh. C. đại Thái cổ. D. đại Nguyên sinh. Câu 97: Các bằng chứng hóa thạch cho thấy loài tiến hóa nhất trong chi Homo là A. H. sapiens. B. H. habilis. C. H. erectus. D. H. neanderthalensis. Câu 98: Nếu mật độ cá thể của quần thể cá lóc nuôi trong một ao nuôi (hoặc ao tự nhiên) tăng quá cao thì các cá thể của quần thể cá lóc sẽ A. tăng cường hỗ trợ nhau kiếm ăn, nơi ở. B. cạnh tranh nhau dẫn đến làm tăng khả năng sinh sản của các cả thể. C. tăng cường hỗ trợ nhau sinh sản và xuất cư. D. cạnh tranh nhau gay gắt dẫn đến tỉ lệ tử vong cao. Câu 99: Trong cùng một ao cá, cách hợp lí nhất để tận dụng tối đa nguồn thức ăn và nâng cao năng suất sinh học của ao nuôi là A. nuôi ghép nhiều loài cá có giá trị kinh tế cao. B. nuôi ghép các loài cá khác nhau trong ao. C. thả các loài cá khác nhau, mỗi loài chỉ kiếm ăn ở một tầng nước nhất định. D. thả một số lượng lớn cá cùng một loại vào trong ao, nuôi đúng kỹ thuật. Câu 100: Ở loài kiến nâu (Formica rufa), nếu đẻ trứng ở nhiệt độ thấp hơn 200C thì trứng nở ra toàn cá thể cái, nếu đẻ trứng ở nhiệt độ trên 200C thì trứng nở ra hầu hết là cá thể đực là ví dụ chứng tỏ giới tính phụ thuộc vào A. từng thời gian. B. tỉ lệ tử vong. C. tập tính sinh sản. D. điều kiện sống. Câu 101: Nghiên cứu một quần thể động vật gồm có 1000 cá thể. Quần thể này có tỉ lệ sinh là 14% năm, tỉ lệ tử vong là 10%/năm và tỉ lệ nhập cư là 6%/năm. Theo lí thuyết, sau một năm, số lượng cá thể trong quần thể sẽ là A. 1040. B. 1100. C. 1060. D. 1600. Câu 102: Số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể sinh vật được gọi là A. mật độ cá thể của quần thể sinh vật. B. tăng trưởng của quần thể sinh vật. C . kích thước của quần thể sinh vật. D. phân bố cá thể của quần thể sinh vật. Câu 103: Cho một lưới thức ăn đơn giản của một ao cá gồm các loài sinh vật được mô tả như sau: giáp xác ăn sinh vật phù du, cá mè hoa và cá mương sử dụng giáp xác làm thức ăn; cá mương là thức ăn của cá lóc. Giả sử cá mương là đối tượng được chủ ao chọn khai thác để tạo ra hiệu quả kinh tế. Biện pháp tác động tốt nhất để làm tăng hiệu quả kinh tế của ao cá này là A. loại bỏ hoàn toàn cá lóc và cá mè hoa có trong ao. B. làm tăng số lượng cá mương trong ao. C. làm tăng số lượng giáp xác trong ao. D. loại bỏ hoàn toàn cá lóc hoặc cá mè hoa có trong ao. Câu 104: Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể sinh vật thường gặp khi điều kiện sống A. phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể sinh vật. B. phân bố đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể sinh vật. C. phân bố không đồng đều, các cá thể có xu hướng sống tụ họp với nhau. D. phân bố đồng đều, các cá thể có xu hướng tụ họp với nhau thành bầy đàn. Câu 105: Loài sinh vật chỉ có ở một quần xã sinh vật nào đó được gọi là loài A. ưu thế. B. đặc trưng. C. thứ yếu. D. chủ chốt. Câu 106: Quần xã sinh vật và sinh cảnh của nó được gọi là A. tháp sinh thái. B. lưới thức ăn. C. bậc dinh dưỡng. D. hệ sinh thái. Câu 107: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, đại địa chât được gọi là kỉ nguyên của bò sát là A. đại Tân sinh. B. đại Nguyên sinh. C. đại Trung sinh. D. đại Cổ sinh. Câu 108: Đặc trưng sinh thái của quần thể sinh vật là A. tỉ lệ giới tính. B. tỉ lệ các alen. C. loài đặc trưng. D. loài ưu thế. Câu 109: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là A. loài sinh vật. B. quần thể. C. cá thể. D. nòi sinh vật. Câu 110: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, nhân tố cung cấp nguồn biến dị thứ cấp cho tiến hóa là A. giao phối không ngẫu nhiên. B. di-nhập gen. C. giao phối ngẫu nhiên. D. đột biến gen. Câu 111: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể sinh vật dẫn đến hình thành loài mới được gọi là A. tiến hóa đồng quy. B. tiến hóa nhỏ. C. tiến hóa lớn. D. tiến hóa phân li. Câu 112: Phát biểu sai về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật là A. cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể sinh vật trong tự nhiên. B. cạnh tranh xuất hiện khi mật độ cá thể của quần thể sinh vật tăng quá cao. C. cạnh tranh làm quần thể sinh vật suy thoái dẫn đến diệt vong. D. cạnh tranh xảy ra ở cả các quần thể động vật và thực vật. Câu 113: Trong một sinh cảnh cùng tồn tại hai loài sinh vật gần nhau về nguồn gốc và có chung nguồn thức ăn thì sự cạnh tranh giữa chúng sẽ dẫn đến A. mỗi loài có ổ sinh thái về dinh dưỡng riêng biệt. B. một trong hai loài này bị tiêu diệt bởi loài kia. C. tăng thêm nguồn thức ăn trong sinh cảnh của nó. D. số lượng cá thể của hai loài này luôn bằng nhau. Câu 114: Nhân tố sinh thái không phụ thuộc mật độ cá thể của quần thể sinh vật là A. khí hậu. B. động vật. C. thực vật. D. vi khuẩn. Câu 115: Cho các nhóm sinh vật như sau: I. Thực vật nổi. II. Động vật nổi. III. Giáp xác. IV. Cỏ. V. Cá ăn thịt. VI. Vi khuẩn lam. Trong các nhóm sinh vật trên, có bao nhiêu nhóm thuộc sinh vật sản xuất của hệ sinh thái? A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 116: Trong cùng một ao cá, để tận dụng tối đa nguồn thức ăn và nâng cao năng suất sinh học của ao nuôi, người nuôi thường thả các loài cá khác nhau, mỗi loài chỉ kiếm ăn ở một tầng nước nhất định. Đây là ứng dụng của sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã sinh vật A. theo chiều thẳng đứng. B. theo chiều ngang. C. một cách ngẫu nhiên. D. một cách đồng đều. Câu 117: Mối quan hệ sinh thái nào sau đây không phải là quan hệ đối kháng trong quần xã sinh vật? A. Cây cỏ và cây lúa trong một ruộng lúa. B. Cây tầm gửi trên thân cây gỗ lớn trong rừng. C. Cây phong lan trên thân cây gỗ trong rừng. D. Dây tơ hồng trên tán các cây trong rừng. Câu 118: Quan hệ sinh thái giữa giun đũa sống trong ruột người và người là quan hệ A. ức chế-cảm nhiễm. B. sinh vật này ăn sinh vật khác. C. cạnh tranh. D. kí sinh. Câu 119: Nếu một quần thể sinh vật của một loài bị con người khai thác quá mức, làm giảm mạnh số lượng cá thể thì A. quần thể sinh vật có nguy cơ bị tuyệt chủng do dễ xảy ra giao phối gần, làm tăng tần số kiểu gen có hại trong quần thể sinh vật. B. đột biến gen dễ xảy ra, làm tăng tần số alen đột biến có hại, có lợi và trung tính trong quần thể sinh vật. C. sự hỗ trợ giữa các cá thể tăng, các cá thể có khả năng chống chịu tốt với những thay đổi của môi trường. D. khả năng sinh sản của quần thể sinh vật tăng do cơ hội gặp nhau giữa các cá thể đực với cá thể cái trong quần thể nhiều hơn. Câu 120: Cho một lưới thức ăn của một quần xã sinh vật gồm các loài sinh vật được kí hiệu là: A, B, C, D, E, F và H. Cho biết loài A là sinh vật sản xuất, các loài còn lại đều là sinh vật tiêu thụ; loài B, C và E cùng sử dụng loài A làm thức ăn; loài E và B là thức ăn của loài D; loài F sử dụng loài C làm thức ăn đồng thời loài F lại là thức ăn của loài E; loài H sử dụng loài D, E và F làm thức ăn. Cho các nhận định về lưới thức ăn nói trên như sau: I. Lưới thức ăn này có tối đa 5 chuỗi thức ăn. II. Loài D có thể là sinh vật tiêu thụ bậc 3 hoặc bậc 5. III. Loài H thuộc nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau. IV. Nếu loại bỏ loài C ra khỏi quần xã sinh vật thi loài F sẽ mất đi. Trong các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định đúng? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. ----------- HẾT ---------- DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO TRƯỜNG Lê Thị Ánh Hồng GIÁO VIÊN RA ĐỀ Phùng Ngọc Bích
File đính kèm:
- de_tham_khao_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_lop_12_truong_t.doc