Đề tham khảo kiểm tra Học kì II môn Sinh học Lớp 12 năm học 2019- 2020

doc 5 trang Mạnh Hào 24/06/2024 780
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo kiểm tra Học kì II môn Sinh học Lớp 12 năm học 2019- 2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tham khảo kiểm tra Học kì II môn Sinh học Lớp 12 năm học 2019- 2020

Đề tham khảo kiểm tra Học kì II môn Sinh học Lớp 12 năm học 2019- 2020
TRƯỜNG THPT AN KHÁNH
TỔ SINH-CÔNG NGHỆ
NỘI DUNG ÔN TẬP TẠI NHÀ
MÔN SINH HỌC LỚP 12
TỪ NGÀY 6/4 ĐẾN 11/4/2020
Ninh Kiều, ngày 5 tháng 4 năm 2020
GIẢI ĐỀ THAM KHẢO KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019-2020
Câu 81. Quan hệ giữa cây phong lan sống trên cây thân gỗ là quan hệ
A. hội sinh.	B. kí sinh.	
C. ức chế-cảm nhiễm.	D. cộng sinh.
Câu 82. Quần thể sinh vật không có đặc trưng nào sau đây? 
	A. Thành phần loài. 	 B. Kích thước quần thể. 
	C. Mật độ cá thể. 	 D. Nhóm tuổi (còn gọi là cấu trúc tuổi). 
Câu 83. Trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây là sinh vật tự dưỡng? 
	A. Nấm hoại sinh.	B. Thực vật.	C. Vi khuẩn phân giải. 	D. Giun đất. 
Câu 84. Sự phân tầng của thực vật trong quần xã rừng mưa nhiệt đới chủ yếu là do sự khác nhau về nhu cầu 
	A. các nguyên tố khoáng.	B. nước. 
	C. ánh sáng.	D. không khí. 
Câu 85. Trong một chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật sản xuất, sinh vật nào sau đây thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2? 
	A. Sinh vật tiêu thụ bậc 1. 	B. Sinh vật tiêu thụ bậc 2. 
	C. Sinh vật sản xuất. 	D. Sinh vật tiêu thụ bậc 3. 
Câu 86. Một loài cá chỉ sống được trong khoảng nhiệt độ từ 5°C đến 42°C. Đối với loài cá này, khoảng nhiệt độ từ 5°C đến 42°C được gọi là 
	A. khoảng thuận lợi.	B. giới hạn sinh thái về nhiệt độ.
 	C. khoảng chống chịu.	D. giới hạn dưới về nhiệt độ. 
Câu 87. Một lưới thức ăn trên đồng cỏ được mô tả như sau: thỏ, chuột đồng, châu chấu và chim sẻ đều ăn cỏ; châu chấu là thức ăn của chim sẻ; cáo ăn thỏ và chim sẻ; cú mèo ăn chuột đồng. Trong lưới thức ăn này, sinh vật nào thuộc bậc dinh dưỡng cấp cao nhất?
	A. Chim sẻ.	B. Cáo.	C. Cỏ.	D. Thỏ.
Câu 88. Xét các nhân tố: mức độ sinh sản (B), mức độ tử vong (D), mức độ xuất cư (E) và mức độ nhập cư (I) của một quần thể. Trong trường hợp nào sau đây thì kích thước quần thể giảm xuống?
	A. B = D, I > E.	B. B + I > D + E.	
 C. B + I = D + E.	D. B + I < D + E.
Câu 89. Cho chuỗi thức ăn sau: sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) à sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) à sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) à sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo). Hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 3 so với sinh vật tiêu thụ bậc 2 là	A. 0,57%.	B. 0,92%.	C. 45,5%.	D. 0,0052%.
Câu 90. Trong quần thể, sinh vật thường phân bố theo kiểu nào sau đây?
	A. Phân bố ngẫu nhiên. 	 B. Phân bố theo nhóm. 
	C. Phân bố đồng đều. 	 D. Phân tầng. 
Câu 91. Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
	A. Nếu kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng cao dẫn tới có thể sẽ làm tiêu diệt quần thể. 
	B. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. 
	C. Kích thước quần thể thường ổn định và đặc trưng cho từng loài. 
	D. Các quần thể cùng loài luôn có kích thước quần thể giống nhau. 
Câu 92. Tảo giáp nở hoa làm chết các loài cá, tôm là mối quan hệ gì?
	A. Sinh vật ăn sinh vât. 	B. Kí sinh. 
	C. Cạnh tranh. 	D. Ức chế cảm nhiễm. 
Câu 93. Trong một quần xã ruộng lúa, loài nào được xem là loài đặc trưng?
A. Sâu hại.	B. Lúa.	C. cỏ.	D. Ếch-nhái.
Câu 94. Đặc điểm chung của các mối quan hệ hỗ trợ giữa hai loài nào đó trong một quần xã sinh vật là 
A. ít nhất có một loài bị hại.	 
B. cả hai loài đều được lợi.
C. ít nhất có một loài không bị hại. 
D. ít nhất có một loài được hưởng lợi.
Câu 95. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái được truyền theo
A. một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường.
B. một chiều từ sinh vật phân giải qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường.
C. chu trình tuần hoàn từ vi sinh vật qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật sản xuất vào môi trường.
D. chu trình tuần hoàn qua các bậc dinh dưỡng và được sử dụng trở lại trong chu trình khép kín.
 Câu 96. “Tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản tạo ra các thế hệ mới” được gọi là
A. hiệu quả nhóm.	 B. quần thể sinh vật.
C. quần xã sinh vật.	D. loài sinh thái.
Câu 97. Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tất cả các loài thú đều được xếp và nhóm sinh vật tiêu thụ. 
II. Tất cả các loài vi khuẩn đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải. 
III. Xác chết của sinh vật được xếp vào thành phần vô cơ của môi trường. 
IV. Chỉ có các loài thực vật mới được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất.
	A. 4. 	B. 3. 	C. 2. 	D. 1. 
Câu 98. Giả sử kết quả khảo sát về diện tích khu phân bố (tính theo m2) và kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) của 4 quần thể sinh vật cùng loài ở cùng một thời điểm như sau:
Quần thể I
Quần thể II
Quần thể III
Quần thể IV
Diện tích khu phân bố
3558
2486
1935
1954
Kích thước quần thể
4270
3730
3870
4885
	Xét tại thời điểm khảo sát, mật độ cá thể của quần thể nào trong 4 quần thể trên là cao nhất?
	A. Quần thể I.	B. Quần thể III.	C. Quần thể II. D. Quần thể IV.
Câu 99. Cho các phát biểu sau về sơ đồ lưới thức ăn ở hình bên:
	I. Sâu ăn lá và xén tóc thuộc cùng bậc dinh dưỡng.
	II. Quan hệ giữa chuột và rắn là quan hệ đối kháng.
	III. Nếu rắn bị loại bỏ hoàn toàn thì số lượng chuột có thể tăng.
	IV. Có tối đa 3 loài sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.
	Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
	A. 3.	B. 4.	
	C. 1.	D. 2.
Câu 100. Vườn dừa có loài côn trùng A chuyên đưa những con côn trùng của loài B lên chồi non để côn trùng B lấy nhựa của cây dừa và thải ra chất dinh dưỡng cho côn trùng A ăn. Để bảo vệ vườn dừa, người nông dân đã thả vào vườn loài kiến 3 khoang. Khi được thả vào vườn, kiến ba khoang đã sử dụng loài côn trùng A làm thức ăn và không gây hại cho dừa. Có bao nhiêu phát biểu sau đây sai? 
I. Kiến 3 khoang và dừa là quan hệ hợp tác. 
II. Côn trùng A và cây dừa là quan hệ hội sinh. 
III. Kiến 3 khoang và côn trùng A là quan hệ sinh vật ăn sinh vật. 
IV. Côn trùng A và côn trùng B là quan hệ hỗ trợ khác loài.
A. 1. 	B. 2. 	C. 3. 	D. 4.
Câu 101. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, một alen có lợi cũng có thể bị loại hoàn toàn khỏi quần thể bởi tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây?
A. Đột biến.	B. Giao phối không ngẫu nhiên.
C. Chọn lọc tự nhiên.	D. Các yếu tố ngẫu nhiên
Câu 102. Theo tuyết tiến hóa hiện đại, tổ chức sống nào sau đây là đơn vị tiến hóa cơ sở?
	A. Cá thể. 	B. Quần xã. 	 C. Hệ sinh thái. 	D. Quần thể. 
Câu 103. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây có thể tạo ra các alen mới cho quần thể? 
	A. Chọn lọc tự nhiên. 	 B. Giao phối không ngẫu nhiên. 
	C. Các yếu tố ngẫu nhiên. 	 D. Đột biến. 
Câu 104. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây làm thay đổi tần số alen của quần thể theo hướng xác định? 
	A. Đột biến. 	B. Di-nhập gen. 	
C. Các yếu tố ngẫu nhiên. 	D. Chọn lọc tự nhiên. 
Câu 105. Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, thực vật có hạt xuất hiện ở đại nào? 
	A. Đại Tân sinh. 	B. Đại Trung sinh. 	C. Đại Cổ sinh. 	D. Đại Nguyên sinh. 
Câu 106. Hiện tượng nào sau đây chắc chắn không làm thay đổi tần số alen của 1 quần thể? 
	A. Có sự giao phối ngẫu nhiên giữa các cá thể trong quần thể.
 	B. Có sự trao đổi các cá thể giữa quần thể đang xét với 1 quần thể lân cận cùng loài. 
	C. Có sự đào thải những cá thể kém thích nghi trong quần thể. 
	D. Có sự tấn công của 1 loài vi sinh vật gây bệnh dẫn đến giảm kích thước quần thể. 
Câu 107. Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, ở đại nào xuất hiện thực vật có hoa?
	A. Đại Nguyên sinh.	B. Đại Tân sinh.
 C. Đại Cổ sinh.	D. Đại Trung sinh.
Câu 108. Khi nói về quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lí, phát biểu nào sau đây đúng?
	A. Quá trình này chỉ xảy ra ở động vật mà không xảy ra ở thực vật. 
	B. Cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật. 
	C. Vốn gen của quần thể có thể bị thay đổi nhanh hơn nếu có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên. 
	D. Quá trình này thường xảy ra một cách chậm chạp, không có sự tác động của CLTN. 
Câu 109. Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí, yếu tố làm cho các quần thể cách li nhau là các điều kiện
A. sinh lí.	 B. sinh thái. 	 C. tập tính.	 D. địa lí.
Câu 110. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng về chọn lọc tự nhiên?
	A. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố định hướng quá trình tiến hóa. 
	B. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen làm biến đổi tần số alen của quần thể. 
	C. Chọn lọc tự nhiên chỉ diễn ra khi môi trường sống thay đổi. 
	D. Chọn lọc tự nhiên tạo ra kiểu gen mới quy định kiểu hình thích nghi với môi trường. 
Câu 111. Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, ở đại nào sau đây phát sinh các nhóm linh trưởng?
	A. Đại Trung sinh. 	B. Đại Nguyên sinh. 	C. Đại Tân sinh. 	D. Đại Cổ sinh. 
Câu 112. Theo Đacuyn, sinh vật tiến hóa thành nhiều dạng khác nhau, đồng thời vẫn giữ được đặc điểm riêng của từng loài là do
A. đặc tính di truyền và biến dị.
B. sinh vật vốn có tiềm năng thích nghi với mọi hoàn cảnh sống.
 C. quần thể sinh vật luôn có tính đa hình về kiểu gen và kiểu hình.
D. Đặc tính di truyền và biến dị gồm đột biến và thường biến.
Câu 113. Đột biến gen được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa vì:
A. số lượng đột biến gen nhiều. 
B. các đột biến gen thường ở trạng thái lặn.
C. đột biến gen ít gây hậu quả nghiêm trọng.	 
D. đa số đột biến gen là có lợi.
Câu 114. Trong tự nhiên, quá trình hình thành loài theo con đường lai xa và đa bội hóa thường gặp ở 
A. các loài sinh vật di động mạnh.	B. thực vật.
C. nhiều loài động vật và thực vật.	D. chỉ ở các động vật bậc cao.
Câu 115. Khi nói về sự phát sinh loài người, phát biểu nào sau đây sai?
	A. Loài người xuất hiện vào đại tân sinh. 
	B. Có hai giai đoạn là tiến hoá sinh học và tiến hoá xã hội. 
	C. Vượn người ngày nay là tổ tiên của loài người. 
	D. Tiến hoá sinh học đóng vai trò quan trọng ở giai đoạn đầu. 
Câu 116. Đột biến gen thường có hại nhưng vẫn có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa vì
I. tần số đột biến gen trong tự nhiên là không đáng kể nên tần số gen đột biến có hại là rất thấp.
II. gen đột biến có hại trong tổ hợp gen này nhưng lại vô hại hoặc có lợi trong tổ hợp gen khác.
gen đột biến có hại trong môi trường này nhưng trong môi trường khác lại vô hại hoặc có lợi.
 đột biến gen thường có hại nhưng nó thường tồn tại ở trạng thái dị hợp tử nên không gây hại.
A. II, IV.	B. I, II, III.	C. I, II.	D. II, III. 
Câu 117. Hình thành loài cùng khu vực địa lý xảy ra bằng con đuờng nào sau đây?
I. hình thành loài bằng cách ly địa lý.	
II. hình thành loài bằng cách ly sinh thái.
III. hình thành loài bằng cách ly tập tính.	
IV. hình thành loài bằng lai xa và đa bội hóa.
A. I, II, III.	B. II, III, IV.	C. I, III, IV.	D. II, IV.
Câu 118. Khi nói về vai trò của đột biến đối với quá trình tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?
	A. Đột biến đa bội có thể dẫn đến hình thành loài mới. 
	B. Đội biết cấu trúc nhiễm sắc thể không có ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa. 
	C. Đột biến gen trong tự nhiên làm thay đổi nhanh chóng tần số alen của quần thể. 
	D. Đột biến cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa. 
Câu 119. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu không có đột biến, không có di-nhập gen thì quần thể không có thêm alen mới.
II. Nếu không có chọn lọc tự nhiên thì tần số alen của quần thể vẫn có thể bị thay đổi.
III. Nếu không có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì tính đa dạng di truyền của quần thể không bị thay đổi.
IV. Trong những điều kiện nhất định, chọn lọc tự nhiên có thể tác động trực tiếp lên alen của từng gen riêng rẽ.
	A. 2. 	B. 1. 	C. 3. 	D. 4. 
Câu 120. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
II. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.
III. Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nên luôn dẫn tới tiêu diệt quần thể.
IV. Khi không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể sẽ không thay đổi.
	A. 2. 	B. 4. 	C. 3. 	D. 1. 
-HẾT-
DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO TRƯỜNG
Lê Thị Ánh Hồng
GIÁO VIÊN BIÊN SOẠN
Phùng Ngọc Bích

File đính kèm:

  • docde_tham_khao_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_lop_12_nam_hoc.doc