Đề ôn thi Tốt nghiệp THPT QG năm 2021 môn Hóa học trường THPT An Khánh (Đề số 13)

pdf 4 trang Mạnh Hào 01/06/2024 900
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi Tốt nghiệp THPT QG năm 2021 môn Hóa học trường THPT An Khánh (Đề số 13)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề ôn thi Tốt nghiệp THPT QG năm 2021 môn Hóa học trường THPT An Khánh (Đề số 13)

Đề ôn thi Tốt nghiệp THPT QG năm 2021 môn Hóa học trường THPT An Khánh (Đề số 13)
TRƯỜNG THPT AN KHÁNH 
TỔ HÓA HỌC 
ĐỀ ÔN SỐ 13 
ÔN THI TN THPT QUỐC GIA NĂM 2021 
Môn: HÓA HỌC 
Thời gian làm bài: 45 phút 
Câu 1: Chất nào sau đây không phải là polime? 
 A. Tơ nilon - 6. B. Etyl axetat. 
 C. Tơ nilon – 6,6. D. Thủy tinh hữu cơ. 
Câu 2: Chất nào sau đây có thành phần chính là chất béo? 
 A. mỡ bò. B. sợi bông. C. bột gạo. D. tơ tằm. 
Câu 3: Este nào sau đây khi bị thủy phân không sinh ra ancol? 
 A. etyl axetat. B. metyl fomat. C. phenyl fomat. D. anlyl axetat. 
Câu 4: Thành phần hóa học chính của cát trắng là 
 A. CaSiO3. B. SiO2. 
 C. NH4NO3. D. Na2SiO3. 
Câu 5: Chất bột X màu đen, có khả năng hấp phụ các khí độc nên được dùng trong nhiều 
loại mặt nạ phòng độc. Chất X là 
 A. đá vôi. B. lưu huỳnh. 
 C. than hoạt tính. D. thạch cao. 
Câu 6: Ở điều kiện thích hợp amino axit phản ứng với chất nào tạo thành este? 
 A. HCl. B. CH3OH. C. NaOH. D. CH3COOH. 
Câu 7: Kim loại nào sau đây phản ứng mãnh liệt nhất với nước ở nhiệt độ thường? 
 A. Fe. B. Na. C. Mg. D. Al. 
Câu 8: Dung dịch chất nào sau đây làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng? 
 A. Metylamin. B. Alanin. 
 C. Anđehit axetic. D. Ancol metylic. 
Câu 9: Muối kali aluminat có công thức là 
 A. KNO3. B. KCl. C. K2SO4. D. KAlO2. 
Câu 10: Cacbohiđrat nào sau đây có nhiều trong cây mía và củ cải đường? 
 A. Saccarozơ. B. Fructozơ. C. Tinh bột. D. Glucozơ. 
Câu 11: Ở điều kiện thích hợp, kim loại nào sau đây bị lưu huỳnh oxi hóa lên mức oxi 
hóa +3? 
 A. Fe. B. Mg. C. Cu. D. Al. 
Câu 12: Chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu? 
 A. NaHCO3. B. NaOH. C. Na2CO3. D. HCl. 
Câu 13: Nhóm những chất khí (hoặc hơi) nào dưới đây đều gây hiệu ứng nhà kính khi 
nồng độ của chúng trong khí quyển vượt quá tiêu chuẩn cho phép? 
 A. CO2 và O2. B. CO2 và CH4. 
 C. CH4 và H2O. D. N2 và CO. 
Câu 14: Crom có số oxi hóa +6 trong hợp chất nào sau đây? 
A. CrCl3. B. CrCl2. C. Cr(OH)3. D. Na2CrO4. 
Câu 15: Kim loại nào sau đây khử được ion Fe2+ trong dung dịch? 
 A. Fe. B. Cu. C. Ag. D. Mg. 
Câu 16: Buta-1,3-đien có công thức phân tử là 
 A. C4H10. B. C4H8. C. C4H4. D. C4H6. 
Câu 17: Hợp chất nào của canxi được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương? 
A. Thạch cao nung (CaSO4.H2O). B. Đá vôi (CaCO3). 
C. Vôi sống (CaO). D. Thạch cao sống (CaSO4.2H2O). 
Câu 18: Dãy gồm các chất đều không tham gia phản ứng tráng bạc là 
 A. axit fomic, glucozơ. B. tinh bột, anđehit fomic. 
 C. saccarozơ, tinh bột. D. fructozơ, xenlulozơ. 
Câu 19: Cho dung dịch các chất sau: ClH3NCH2COOH; H2NCH2COOH; 
H2N(CH2)2CH(NH2)COOH; HOOC(CH2)2CH(NH2)COOH. Số dung dịch làm quỳ tím 
chuyển màu xanh là 
 A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. 
Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp Mg và Al cần vừa đủ 2,8 lít khí O2 (đktc), 
thu được 9,1 gam hỗn hợp hai oxit. Giá trị của m là 
 A. 5,1. B. 7,1. C. 6,7. D. 3,9. 
Câu 21: Lên men m gam glucozơ thành ancol etylic với hiệu suất 60%, thu được 6,72 lít 
khí CO2 (đktc). Giá trị của m là 
 A. 40,5. B. 45,0. C. 16,0. D. 18,0. 
Câu 22: Cho kim loại M phản ứng với Cl2, thu được muối X. Cho M tác dụng với dung 
dịch HCl, thu được muối Y. Cho Cl2 tác dụng với dung dịch muối Y, thu được muối X. 
Muối Y là 
 A. ZnCl2. B. CuCl2. C. AlCl3. D. FeCl2. 
Câu 23: Vật liệu tổng hợp X có hình sợi dài, mảnh và giữ nhiệt tốt thường dùng để dệt 
vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi (len) đan áo rét. X bền với nhiệt, bền trong môi 
trường axit và bazơ.Vật liệu X là 
 A. bông. B. tơ nitron. C. nilon-6,6. D. tơ tằm. 
Câu 24: Cho 8,9 gam alanin tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH. Sau phản ứng 
xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch, khối lượng chất rắn khan thu được là 
 A. 15,1 gam. B. 22,2 gam. C. 16,9 gam. D. 11,1 gam. 
Câu 25: Cho chất X có công thức phân tử C4H8O2 tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra 
chất Y có công thức phân tử C2H3O2Na. Công thức của X là 
 A. CH3COOCH3. B. C2H5COOCH3. 
 C. HCOOC3H7. D. CH3COOC2H5. 
Câu 26: Cho dãy các chất: KOH, SO2, SO3, NaHSO4, Na2SO3. Số chất trong dãy tạo 
thành kết tủa khi phản ứng với dung dịch BaCl2 là 
 A. 4. B. 5. C. 3. D. 2. 
Câu 27: Hòa tan hết 10 gam hỗn hợp gồm MgO và Mg trong dung dịch H2SO4 loãng 
(dư), thu được 2,24 lít khí (đktc). Khối lượng Mg trong hỗn hợp là 
 A. 4,8 gam. B. 7,6 gam. C. 5,2 gam. D. 2,4 gam. 
Câu 28: Thêm từ từ đến hết 100 ml dung dịch X gồm NaHCO3 2M và K2CO3 3M vào 
150 ml dung dịch Y chứa HCl 2M và H2SO4 1M, thu được dung dịch Z. Thêm Ba(OH)2 
dư và Z thu được m gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với 
 A. 59,5. B. 74,5. C. 49,5. D. 24,5. 
Câu 29: Cho các phát biểu sau: 
(a) Khi ngâm trong nước xà phòng có tính kiềm, vải lụa làm bằng tơ tằm sẽ nhanh hỏng. 
(b) Thủy phân hoàn toàn anbumin của lòng trắng trứng trong môi trường kiềm, thu 
được α–amino axit. 
(c) Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói. 
(d) Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở, thu được CO2 và H2O có số mol 
bằng nhau. 
(e) Ứng với công thức C4H8O2 có 3 đồng phân este có khả năng tham gia phản ứng tráng 
gương. 
Số phát biểu đúng là 
 A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. 
Câu 30. Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat: 
(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước. 
(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit. 
(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam. 
(d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, 
chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất. 
(e) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3. 
(g) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol. 
Số phát biểu đúng là: 
 A. 4. B. 3. C. 5. D. 2. 
Câu 31. Cho các phát biểu sau: 
(a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol. 
(b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu 
cơ. 
(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch. 
(d) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5. 
Số phát biểu đúng là 
 A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. 
Câu 32: Cho các thí nghiệm sau: 
(a) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl. 
(b) Cho Ba(OH)2 vào dung dịch KHCO3 
(c) Cho hỗn hợp Cu, Fe3O4 tỉ lệ mol 2:1 vào dung dịch HCl loãng dư. 
(d) Cho Ba vào dung dịch chứa Ca(HCO3)2 
(e) Cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3. 
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được chất rắn là 
 A. 4. B. 2. C. 5. D. 3. 
Câu 33: Cho 0,2 mol aminoaxit X (có dạng H2NRCOOH) phản ứng vừa đủ với NaOH 
thu được 22,2 gam muối khan. Phân tử khối của X là 
 A. 89. B. 75. C. 117. D. 146. 
Câu 34. Hòa tan hoàn toàn m gam K vào 100 ml dung dịch Y gồm H2SO4 0,5M và HCl 
1M, thấy thoát ra 6,72 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu 
gam chất rắn? 
 A. 38,55 gam. B. 28,95 gam. C. 29,85 gam. D. 25,98 gam. 
Câu 35: Hòa tan hết 32 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO và Fe2O3 vào 1 lít dung dịch HNO3 
1,7M, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, ở đktc) và dung dịch Y. 
Biết Y hòa tan tối đa 12,8 gam Cu và không có khí thoát ra. Giá trị của V là 
 A. 6,72. B. 4,48. C. 3,92. D. 9,52. 
..Hết 

File đính kèm:

  • pdfde_on_thi_tot_nghiep_thpt_qg_nam_2021_mon_hoa_hoc_truong_thp.pdf