Đề ôn thi Tốt nghiệp THPT QG năm 2021 môn Hóa học trường THPT An Khánh (Đề số 12)

pdf 4 trang Mạnh Hào 01/06/2024 910
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi Tốt nghiệp THPT QG năm 2021 môn Hóa học trường THPT An Khánh (Đề số 12)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề ôn thi Tốt nghiệp THPT QG năm 2021 môn Hóa học trường THPT An Khánh (Đề số 12)

Đề ôn thi Tốt nghiệp THPT QG năm 2021 môn Hóa học trường THPT An Khánh (Đề số 12)
1 
TRƯỜNG THPT AN KHÁNH 
TỔ HÓA HỌC 
ĐỀ ÔN SỐ 12 
ÔN THI TN THPT QUỐC GIA NĂM 2021 
Môn: HÓA HỌC 
Thời gian làm bài: 45 phút 
Câu 1: Chất dùng để tạo vị ngọt trong công nghiệp thực phẩm là 
 A. tinh bột. B. Gly-Ala-Gly. C. polietilen. D. saccarozơ. 
Câu 2: Kim loại cứng nhất là 
 A. Fe. B. Cr. C. Al. D. Cu. 
Câu 3: Muối nào có trữ lượng nhiều nhất trong nước biển? 
 A. NaClO. B. NaCl. C. Na2SO4. D. NaBr. 
Câu 4: Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện? 
 A. Al. B. Mg. C. Fe. D. K. 
Câu 5: Thuốc thử dùng để nhận biết phenol là 
 A. dung dịch Br2. B. dung dịch AgNO3/NH3, to. 
 C. H2 (xúc tác Ni, tº). D. dung dịch HCl. 
Câu 6: C6H5NH2 là công thức hóa học của chất nào? 
 A. Benzen. B. Etylamin. C. Anilin. D. Alanin. 
Câu 7: Sắt tây là sắt được tráng 
 A. Zn. B. Mg. C. Sn. D. Al. 
Câu 8: Soda khan dùng trong công nghiệp thủy tinh, đồ gốm, bột giặt,  có công thức là 
 A. NaCl. B. NaNO2. C. Na2CO3. D. NH4Cl. 
Câu 9: Protein có trong lòng trắng trứng được gọi là 
 A. fibroin. B. axit nucleic. C. poli(vinyl clorua). D. anbumin. 
Câu 10: Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp? 
 A. Tơ axetat. B. Tơ nilon-6,6. C. Tơ nitron. D. Tơ visco. 
Câu 11: Kim loại nào không tan trong nước ở điều kiện thường? 
 A. Na. B. Al. C. K. D. Ca. 
Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng? 
 A. Các este là chất lỏng hoặc chất rắn ở điều kiện thường. 
 B. Một số este có mùi thơm hoa quả được sử dụng làm hương liệu. 
 C. Este tan nhiều trong nước. 
 D. Một số este được dùng làm dung môi để tách chiết chất hữu cơ. 
2 
Câu 13: Xà phòng hóa chất nào sau đây thu được glixerol? 
 A. Metyl axetat. B. Tristearin. C. Metyl axetat. D. Phenyl acrylat. 
Câu 14: Cho các chất: etyl fomat, glucozơ, saccarozơ, tinh bột, glyxin. Số chất bị thủy phân trong 
môi trường axit là 
 A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. 
Câu 15: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ thiên nhiên? 
 A. Tơ tằm. B. Tơ nilon-6,6. C. Tơ nilon-6. D. Tơ nitron. 
Câu 16: Cho các chất sau: fructozơ, glucozơ, etyl axetat, Val-Gly-Ala. Số chất phản ứng với 
Cu(OH)2 trong môi trường kiềm, tạo dung dịch màu xanh lam là 
 A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. 
Câu 17: Số nguyên tử H trong phân tử alanin là 
 A. 9. B. 7. C. 11. D. 5. 
Câu 18: Hợp kim nào sau đây Fe bị ăn mòn điện hoá học khi tiếp xúc với không khí ẩm? 
 A. Fe-Mg. B. Fe-C. C. Fe-Zn. D. Fe-Al. 
Câu 19: Kim loại nào sau đây tan trong dung dịch HNO3 đặc, nguội? 
 A. Fe. B. Cu. C. Cr. D. Al. 
Câu 20: Phương pháp chung để điều chế các kim loại Na, Ca, Al trong công nghiệp là 
 A. điện phân dung dịch. B. điện phân nóng chảy. 
 C. nhiệt luyện. D. thủy luyện. 
Câu 21: Ion M2+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 2s22p6. M là nguyên tố nào sau đây? 
 A. F. B. O. C. Ca. D. Mg. 
Câu 22: Phần trăm khối lượng của nguyên tố oxi trong glixerol là 
 A. 51,61%. B. 52,17%. C. 17,39%. D. 31,07%. 
Câu 23: Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc, nếu chẳng may nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì dùng chất nào 
trong các chất sau đây để khử độc thủy ngân? 
 A. Bột than. B. H2O. C. Bột lưu huỳnh. D. Bột sắt. 
Câu 24: Khi đun nóng dung dịch canxi hiđrocacbonat thì có kết tủa xuất hiện. Tổng các hệ số tỉ 
lượng trong phương trình hóa học là 
 A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. 
Câu 25: Tên gọi nào sau đây của H2NCH2COOH không đúng? 
 A. Axit α-amino propionic. B. Axit aminoaxetic. 
 C. Axit 2-aminoetanoic. D. Glyxin. 
3 
Câu 26: Nhận định nào sau đây là không chính xác? 
 A. Dây điện bằng nhôm dần dần sẽ thay thế cho dây điện bằng đồng. 
 B. Sắt có thể được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện, phương pháp thủy luyện hoặc phương 
pháp điện phân dung dịch. 
 C. Người ta có thể mạ crom vào các đồ vật bằng kim loại để tạo độ sáng bóng thẩm mỹ cho đồ 
vật. 
 D. Tính oxi hóa tăng dần theo trật tự sau: Fe2+ < Cu2+ < H+ < Ag+. 
Câu 27: Cho các chất: ancol etylic, etylen glicol, glucozơ, đimetyl ete và axit fomic. Số chất tác 
dụng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là 
 A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. 
Câu 28: Phản ứng hóa học nào sau đây là sai? 
 A. AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3. 
 B. 2NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + Na2CO3 + 2H2O. 
 C. Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O. 
 D. Fe + Cl2 → FeCl2. 
Câu 29: Phương trình hóa học nào sau đây là sai? 
 A. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2. 
 B. H2 + CuO nung nóng → Cu + H2O. 
 C. Fe + H2SO4 (dung dịch loãng) → FeSO4 + H2. 
 D. Cu + H2SO4 (dung dịch loãng) → CuSO4 + H2. 
Câu 30: Phản ứng nào sau đây sai? 
 A. 4FeO + O2 
t 2Fe2O3. B. 2FeO + 4H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O. 
 C. FeO + 2HNO3 → Fe(NO3)2 + H2O. D. FeO + 4HNO3 đặc → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O. 
Câu 30: Khi cho luồng khí hiđro (có dư) đi qua ống nghiệm chứa hỗn hợp bột Al2O3, FeO, CuO, 
MgO nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chất rắn còn lại trong ống nghiệm là 
 A. Al2O3, FeO, CuO, Mg. B. Al2O3, Fe, Cu, MgO. 
 C. Al, Fe, Cu, Mg. D. Al, Fe, Cu, MgO. 
Câu 31: Để tách Ag ra khỏi hỗn hợp Ag, Cu, Fe mà không làm thay đổi khối lượng Ag, ta dùng dư 
hóa chất 
 A. FeCl3. B. HNO3. C. AgNO3. D. HCl. 
Câu 32: Thí nghiệm nào sau đây chỉ xảy ra ăn mòn hóa học? 
 A. Nhúng thanh Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3. 
 B. Nhúng thanh Zn vào dung dịch CuSO4. 
4 
 C. Nhúng thanh Cu vào dung dịch AgNO3. 
 D. Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4 và H2SO4 loãng. 
Câu 33: Dãy gồm các dung dịch đều tham gia phản ứng tráng bạc là 
 A. fructozơ, glixerol, anđehit axetic. B. glucozơ, axit fomic, anđehit axetic. 
 C. glucozơ, fructozơ, saccarozơ. D. glucozơ, glixerol, axit fomic. 
Câu 34: Kim loại Fe không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch? 
 A. AgNO3. B. MgCl2. C. FeCl3. D. CuSO4. 
Câu 35: Cho hỗn hợp gồm Fe và Cu vào dung dịch HNO3, sau khi phản ứng kết thúc thu được dung 
dịch X và chất rắn Y gồm 2 kim loại. Muối thu được trong dung dịch X là 
 A. Fe(NO3)3. B. Fe(NO3)2. C. Cu(NO3)2. D. Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2. 
Câu 36: Cho các phát biểu sau: 
(a) Dung dịch lòng trắng trứng bị đông tụ khi đun nóng. 
(b) Trong phân tử lysin có một nguyên tử nitơ. 
(c) Dung dịch alanin làm đổi màu quỳ tím. 
(d) Tristearin có phản ứng cộng H2 (xúc tác Ni, t°). 
(e) Tinh bột là đồng phân của xenlulozơ. 
(g) Anilin là chất lỏng, hầu như không tan trong nước. 
Số phát biểu đúng là 
 A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. 
Câu 37: Đốt cháy hoàn toàn a gam este X tạo bởi ancol no, đơn chức, mạch hở và axit không no (có 
một liên kết đôi), đơn chức, mạch hở thu được 8,96 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Giá trị của a là 
 A. 5,4 gam. B. 5,6 gam. C. 8,8 gam. D. 8,6 gam. 
Câu 38: Cho m gam hỗn hợp bột Zn và Fe vào lượng dư dung dịch CuSO4. Sau khi kết thúc các 
phản ứng lọc bỏ phần dung dịch thu được m gam bột rắn. Thành phần % theo khối lượng của Zn 
trong hỗn hợp bột ban đầu là 
 A. 12,67%. B. 85,30%. C. 82,20%. D. 90,28%. 
Câu 39: Cho 54 gam glucozơ lên men rượu với hiệu suất 75% thu được m gam C2H5OH. Giá trị 
của m là 
 A. 20,70. B. 10,35. C. 36,80. D. 27,60. 
Câu 40: Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe và Cu bằng dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được V 
lít H2 (đktc) và 6,4 gam chất rắn không tan. Giá trị của V là 
 A. 3,36. B. 4,48. C. 2,24. D. 1,12. 
..Hết.. 

File đính kèm:

  • pdfde_on_thi_tot_nghiep_thpt_qg_nam_2021_mon_hoa_hoc_truong_thp.pdf