Đề ôn thi THPT Quốc Gia môn Ngữ Văn năm 2019 trường THPT Bộc Bố (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi THPT Quốc Gia môn Ngữ Văn năm 2019 trường THPT Bộc Bố (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề ôn thi THPT Quốc Gia môn Ngữ Văn năm 2019 trường THPT Bộc Bố (Có đáp án)
TRƯỜNG THPT BỘC BỐ ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN 12 NĂM 2019 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Các nhà khoa học đã chứng minh: Thái độ làm việc mới là yếu tố tiên quyết dẫn tới thành công trong công việc chứ không phải là mức độ thông minh. [] Thái độ của con người thuộc một trong 2 trạng thái cốt lõi: nhận thức cố định (fixed mindset) và nhận thức phát triển (growth mind). Đối với nhận thức cố định, bạn tin rằng bạn là ai và bạn không thể thay đổi. Do đó khi đối mặt với những thử thách mới, bạn sẽ cảm thấy rằng mọi thứ vượt quá tầm kiểm soát của bạn, từ đó dẫn tới cảm giác tuyệt vọng và bị choáng ngợp. Những người có nhận thức phát triển lại tin rằng họ có thể cải thiện bằng sự nỗ lực. Họ làm việc hiệu quả hơn những người có nhận thức cố định ngay cả khi có chỉ số IQ thấp hơn, họ chủ động nắm bắt thử thách, xem nó như một cơ hội để học được những thứ mới. Người ta thường nghĩ rằng có khả năng, có sự thông minh sẽ truyền cảm hứng cho sự tự tin. Điều đó chỉ đúng đối với công việc diễn ra một cách suôn sẻ. Yếu tố quyết định trong cuộc sống là cách bạn xử lý những thất bại và thách thức. Những người có nhận thức phát triển sẽ dang rộng vòng tay để chào đón sự thất bại. Theo giáo sư Dweck, sự thành công trong cuộc đời phụ thuộc vào cách bạn đối mặt với thất bại.” (Theowww.vietnamnet.vn, 18/9/2015) Câu 1. Đâu là yếu tố tiên quyết dẫn tới thành công được nói đến trong đoạn trích? Câu 2. Theo tác giả, những người có nhận thức phát triển so với những người có nhận thức cố định mang những nét khác biệt nào? Câu 3. Để thành công trong học tập, anh/ chị tự nhận thấy cần xác định một thái độ như thế nào? Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với ý kiến: Yếu tố quyết định trong cuộc sống là cách bạn xử lý những thất bại và thách thức không? Vì sao? Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ, trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của “sự thất bại” trong cuộc sống. Câu 2. (5,0 điểm) Trong bài "Sóng" , Xuân Quỳnh viết: " Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể" Khi lại diễn tả những cung bậc khác nhau của nỗi nhớ: "Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức" Hãy phân tích hai khổ thơ trên để làm rõ những cung bậc cảm xúc và sắc thái tình cảm của người phụ nữ trong tình yêu qua cảm nhận của nhà thơ Xuân Quỳnh. —————— HẾT —————— HƯỚNG DẪN CHẤM A. Hướng dẫn chung – Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm thi để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh. Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần linh hoạt trong quá trình chấm, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. – Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm thi phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi câu và được thống nhất trong hội đồng chấm thi. B. Hướng dẫn chấm cụ thể I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Yêu cầu về kĩ năng: – Thí sinh có kĩ năng đọc- hiểu văn bản. – Diễn đạt rõ ràng, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Yêu cầu về kiến thức: Câu Nội dung Điểm 1 Yếu tố tiên quyết dẫn tới thành công là thái độ làm việc chứ không phải thông minh. 0.5 2 Những nét khác biệt giữa những người có nhận thức phát triển so với những người có nhận thức cố định là: – Họ có thể cải thiện bằng sự nỗ lực – Họ làm việc hiệu quả hơn ngay cả khi có chỉ số IQ thấp hơn. – Họ chủ động nắm bắt thử thách, xem nó như một cơ hội để học được những thứ mới. 0.5 3 Để thành công trong học tập, anh/ chị tự nhận thấy cần xác định một thái độ: Nghiêm túc, cầu tiến, sẵn sàng đối mặt và giải quyết những khó khăn trong học tập, chịu khó học hỏi, không ngừng khám phá. 1.0 4 - HS có thể trả lời đồng tình hoặc không đồng tình và có lý giải hợp lý - Nêu lí do thuyết phục để khẳng định sự lựa chọn theo quan điểm riêng của bản thân. 1.0 II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Ý Nội dung Điểm a Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: học sinh có thể lựa chọn hình thức đoạn văn theo kiểu diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp. 0.25 b Xác định đúng vấn đề nghị luận: Suy nghĩ của mình về vai trò của “sự thất bại” trong cuộc sống. 0.25 c Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh vận dụng các thao tác lập luận để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách, nhưng làm rõ một số ý chính sau: – Vai trò của “sự thất bại” trong cuộc sống: + “Thất bại là mẹ của thành công”. Sự thất bại sẽ giúp ta rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu, giúp ta tìm được cách khắc phục để đi tới thành công. + Thất bại không phải là sự kết thúc mà là cơ hội tốt để ta bắt đầu làm lại khi đã có kinh nghiệm, sẽ không lặp lại sai lầm trước đó, một sự khởi đầu mới mang những thành công hơn. + Thất bại có khả năng làm bạn trở nên mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn, vững vàng và trưởng thành hơn trong cuộc sống – Tuy nhiên chúng ta cần phê phán một số người có những biểu hiện tiêu cực sau thất bại, thất vọng, bi quan, chán nản dễ đầu hàng. – Không có thành công nào không trải qua thất bại. Hãy dũng cảm đối diện với thất bại, biến nó thành một cơ hội tốt để đạt được thành công. 1.0 d Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25 e Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề bàn luận phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật. 0.25 Câu 2 (5.0 điểm) Ý Nội dung Điểm a Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 0.25 b Xác định đúng vấn đề nghị luận: Xác định những cung bậc cảm xúc và sắc thái tình cảm của người phụ nữ trong tình yêu qua cảm nhận của nhà thơ Xuân Quỳnh. 0.5 c Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. 3.5 Thân bài: 1. Khái quát chung: -Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ nữ nổi tiếng, xuất hiện trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, cũng là gương mặt đáng chú ý của nền thơ Việt Nam hiện đại. Xuân Quỳnh là nhà thơ của hạnh phúc đời thường, thơ chị là tiếng lòng của một tâm hồn luôn khao khát tình yêu, tiếng thơ vừa hồn nhiên vừa nồng nàn, mãnh liệt. - Bài thơ “Sóng” được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình). Bài thơ được in trong tập Hoa dọc chiến hào(1968), là một trong những bài hay nhất trong đời thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ là tâm trạng mãnh liệt của người phụ nữ trong tình yêu. 2. Phân tích: - Hai hình tượng sóng đôi trong tác phẩm là hình tượng “sóng” và “em”, có khi tách riêng, nhưng lúc lại hòa làm một đã thể hiện thế giới tâm hồn phong phú, phức tạp của người phụ nữ trong tình yêu, "sóng" là ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, là sự phân thân của cái tôi trữ tình của tác giả Xuân Quỳnh. - Khổ 1: + Sử dụng nghệ thuật tương phản: dữ dội – dịu êm, ồn ào – lặng lẽ, từ đó khái quát trạng thái đối lập của sóng, gợi liên tưởng đến tâm lí của người phụ nữ khi yêu (khi mãnh liệt khi lại dịu dàng), đó cũng là hình ảnh trái tim chứa đựng nhiều cảm xúc phong phú phức tạp của người phụ nữ. + Nghệ thuật nhân hóa: “sông không hiểu” được bản tính của sóng, nên “sóng ” muốn tìm "ra tận bể" ->Hai câu sau là sự bứt phá của sóng thoát khỏi không gian sông nhỏ hẹp, “không hiểu mình” để tìm đến biển cả rộng lớn, người phụ nữ cũng luôn khát khao những giá trị tuyệt đích trong tình yêu, luôn muốn khám phá chính mình. - Khổ 5: + Nghệ thuật tương phản để gợi ra những phạm vi không gian khác nhau “dưới lòng sâu”, “trên mặt nước”, phạm vi thời gian khác nhau: ‘”ngày” – “đêm”, nghệ thuật nhân hóa: “ngày đêm không ngủ được”, -> Nỗi nhớ bờ của sóng dạt dào, triền miên, bao trùm khắp không gian, thời gian . Đó cũng là nỗi nhớ của người phụ nữ khi yêu. + Người phụ nữ bày tỏ nỗi nhớ một cách trực tiếp, mạnh dạn, chân thành “Lòng em nhớ đến anh”, cách nói thậm xưng “Cả trong mơ còn thức” thể hiện nỗi nhớ ăn sâu vào tiềm thức, thường trực trong suy nghĩ. Đánh giá, bình luận: - Khái quát giá trị nghệ thuật: Thể thơ 5 chữ, hình tượng nghệ thuật sóng đôi sóng – em đặc sắc, ngôn từ giản dị, dạt dào cảm xúc, hình ảnh trong sáng bình dị, ... - Khái quát giá trị nội dung: + Xuân Quỳnh đã cho người đọc cảm nhận sâu sắc nhất về tình yêu, những cung bậc, trạng thái, cảm xúc của người phụ nữ trong tình yêu + Sóng là bài thơ in đậm dấu ấn tâm hồn người phụ nữ vừa đời thường, chắt chiu nhưng khát khao những gì tuyệt đích trong tình yêu. KB: Khẳng định giá trị của tác phẩm, vị trí của tác giả trong nền văn học Việt Nam hiện đại. 0.5 1.0 1.0 1.0 d Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25 e Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề bàn luận. 0.5 ———— Hết ————
File đính kèm:
- de_on_thi_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_nam_2019_truong_thpt_boc.docx