Đề ôn thi THPT Quốc Gia môn Ngữ Văn năm 2019 trường THPT Ba Bể (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi THPT Quốc Gia môn Ngữ Văn năm 2019 trường THPT Ba Bể (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề ôn thi THPT Quốc Gia môn Ngữ Văn năm 2019 trường THPT Ba Bể (Có đáp án)
TRƯỜNG THPT BA BỂ ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN 12 NĂM 2019 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây: “Cái quý giá nhất trên đời mà mỗi người có thể góp phần mang lại cho chính mình và cho người khác đó là “năng lực tạo ra hạnh phúc”, bao gồm năng lực làm người, năng lực làm việc và năng lực làm dân. Năng lực làm người là có cái đầu phân biệt được thiện – ác, chân – giả, chính – tà, đúng – sai, biết được mình là ai, biết sống vì cái gì, có trái tim chan chứa yêu thương và giàu lòng trắc ẩn. Năng lực làm việc là khả năng giải quyết được những vấn đề của cuộc sống, của công việc, của chuyên môn, và thậm chí là của xã hội. Năng lực làm dân là biết được làm chủ đất nước là làm chủ cái gì và có khả năng để làm được những điều đó. Khi con người có được những năng lực làm việc này thì sẽ thực hiện được những điều mình muốn. Khi đó mỗi người sẽ trở thành một “tế bào hạnh phúc”, một “nhà máy hạnh phúc” và sẽ ngày ngày “sản xuất hạnh phúc” cho mình và cho mọi người. Xã hội mở ngày nay làm cho không ai là “nhỏ bé” trên cuộc đời này, trừ khi tự mình muốn “nhỏ bé”. Ai cũng có thể trở thành những “con người lớn” bằng hai cách, làm được những việc lớn hoặc làm được những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn. Và khi biết chọn cho mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết mình với nó, mỗi người sẽ có được một hạnh phúc trọn vẹn. Khi đó, ta không chỉ có những khoảnh khắc hạnh phúc, mà còn có cả một cuộc đời hạnh phúc. Khi đó, tôi hạnh phúc, bạn hạnh phúc và chúng ta hạnh phúc. Đó cũng là lúc ta thực sự “chạm” vào hạnh phúc. (Để chạm vào hạnh phúc – Giản Tư Trung, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, 3/2/2012) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Chỉ ra những “năng lực tạo ra hạnh phúc” được nêu trong đoạn trích. Câu 2: Theo anh chị, vì sao: Xã hội mở ngày nay làm cho không ai là “nhỏ bé”? Câu 3: Việc tác giả cho rằng: “Và khi biết chọn cho mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết mình với nó, mỗi người sẽ có được một hạnh phúc trọn vẹn ” có tác dụng gì? Câu 4: Anh/Chị chọn cách “chạm” vào hạnh phúc bằng việc “làm những việc lớn” hay “làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn”? Vì sao? II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về cách để trở thành “con người lớn”. Câu 2 (5,0 điểm) Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã dụng công miêu tả hai chi tiết: Tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân và dòng nước mắt của A Phủ trong đêm mùa đông Mị cởi trói cứu APhủ. (Tô Hoài – Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr.7 và tr.13). Phân tích hai chi tiết trên từ đó làm nổi bật sức sống mãnh liệt của nhân vật Mị. —————— HẾT —————— HƯỚNG DẪN CHẤM A. Hướng dẫn chung – Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm thi để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh. Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần linh hoạt trong quá trình chấm, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. – Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm thi phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi câu và được thống nhất trong hội đồng chấm thi. B. Hướng dẫn chấm cụ thể I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Yêu cầu về kĩ năng: – Thí sinh có kĩ năng đọc- hiểu văn bản. – Diễn đạt rõ ràng, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Yêu cầu về kiến thức: Câu Nội dung Điểm 1 Năng lực tạo ra hạnh phúc bao gồm năng lực làm người, năng lực làm việc và năng lực làm dân. 0.5 2 Theo tác giả, Xã hội mở ngày nay làm cho không ai là “nhỏ bé”, bởi vì: Ai cũng có thể trở thành những “con người lớn” bằng hai cách, làm được những việc lớn hoặc làm được những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn. 0.5 3 Điều tác giả khẳng định có tác dụng: - Khuyên mọi người lựa chọn cho mình cách sống thật ý nghĩa; - Chủ động xây dựng, vun đắp lối sống có ý nghĩa, sống và cháy hết mình với những đam mê. 1.0 4 – Trình bày được sự lựa chọn lối sống theo quan điểm riêng của bản thân: hoặc làm những việc lớn, hoặc làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn, hoặc kết hợp cả hai tùy vào từng thời điểm trong cuộc đời. – Nêu lí do thuyết phục để khẳng định sự lựa chọn theo quan điểm riêng của bản thân. 1.0 II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Ý Nội dung Điểm a Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: học sinh có thể lựa chọn hình thức đoạn văn theo kiểu diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp. 0.25 b Xác định đúng vấn đề nghị luận: cách để trở thành “con người lớn” 0.25 c Triển khai vấn đề nghị luận: triển khai vấn đề nghị luận thành đoạn văn hoàn chỉnh; thể hiện được quan điểm và thái độ cá nhân; bàn luận đúng vấn đề đã nêu. - Giải thích: Con người lớn là những con người có quan niệm sống, cách sống thật ý nghĩa hướng tới cộng đồng. - Phân tích, chứng minh: + Tại sao phải phấn đấu để trở thành “con người lớn”. + Chúng ta phải làm gì để trở thành con người lớn (nêu dẫn chứng) - Bàn bạc, mở rộng: + Tác động tích cực lối sống của những “con người lớn” + Phê phán, lên án lối sống ích kỉ, nhỏ bé - Liên hệ bản thân:(học sinh tự rút ra) - Bài học nhận thức, hành động: + Cần xây dựng và vun đắp cho mình một lẽ sống có ý nghĩa. + Sống trong niềm vui và sự đam mê khi làm việc nhỏ cũng như việc lớn. - Khẳng định ý nghĩa của lối sống tích cực mà thanh niên cần luôn phấn đấu để hoàn thiện bản thân. 1.0 d Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25 e Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề bàn luận phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật. 0.25 Câu 2 (5.0 điểm) Ý Nội dung Điểm a Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 0.25 b Xác định đúng vấn đề nghị luận: Phân tích hai chi tiết: Tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân và dòng nước mắt của A Phủ trong đêm mùa đông Mị cởi trói cứu APhủ từ đó làm nổi bật sức sống mãnh liệt của nhân vật Mị. 0.5 c Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. 3.75 Mở bài - Dẫn dắt - Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Giới thiệu 2 chi tiết: Tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân và dòng nước mắt của A Phủ trong đêm mùa đông Mị cởi trói cứu A Phủ. - Khẳng định thông qua hai chi tiết trên Tô Hoài đã làm nổi bật sức sống mãnh liệt của nhân vật Mị. Thân bài * Tổng quát: - Tác giả Tô Hoài là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn học hiện đại Việt Nam. Sáng tác của Tô Hoài thể hiện vốn hiểu biết phong phú về đời sống, đặc biệt là phong tục và sinh hoạt đời thường. - Tác phẩm Vợ chồng A Phủ rút từ tập truyện Tây Bắc(1953) là kết quả của chuyến đi dài tám tháng Tô Hoài đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc. Mị là nhân vật trung tâm của tác phẩm. Tuy cuộc đời đầy bi kịch nhưng Mị vẫn luôn thể hiện sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. Những chi tiết tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân và dòng nước mắt của A Phủ trong đêm mùa đông Mị cởi trói cứu A Phủ đã nhất quán thể hiện điều đó. * Phân tích: - Chi tiết tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân + Hoàn cảnh xuất hiện chi tiết tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân. + Tiếng sáo tác động đến Mị: Lấp ló ngoài đầu núi; Lơ lửng ngoài đường; Văng vẳng bên tai; Trong đầu Mị rập rờn tiếng sáo; Tiếng sáo đưa Mị theo những cuộc chơi. => Quá trình thức tỉnh của Mị gắn liền với sự vọng về của tiếng sáo. Tiếng sáo là chất xúc tác làm thay đổi tâm lí nhân vật Mị, giúp người đọc nhận ra sức sống tiềm tàng ở Mị, một sức sống mãnh liệt không gì có thể hủy diệt được. - Chi tiết dòng nước mắt của A Phủ trong đêm mùa đông Mị cởi trói cứu A Phủ: + Hoàn cảnh xuất hiện dòng nước mắt của A Phủ. + Dòng nước mắt của a Phủ tác động đến Mị: Thể hiện cảm xúc của nhân vật khi cái chết đang cận kề; Mang sức mạnh của sự thức tỉnh bởi chính dòng nước mắt ấy đã đánh thức sức sống bên trong con người của Mị, tác động mạnh mẽ đến nhận thức của Mị, mang đến những thay đổi lớn bên trong người đàn bà bất hạnh ấy. Tấm lòng trắc ẩn bên trong Mị đã thức dậy, Mị đã có hành động vô cùng liều lĩnh, cắt dây cởi trói cứu A Phủ. => Dòng nước mắt của A Phủ đã đánh thức sức sống tiềm tàng bên trong con người Mị, Mị đã giải cứu cho A Phủ đồng thời giải cứu cho chính mình khỏi cuộc sống bị đọa đầy ở Hồng Ngài. * Đánh giá, bình luận - Nghệ thuật: Đặt nhân vật vào trong những tình huống cụ thể để bày tỏ suy nghĩ, miêu tả tâm lí và hánh động hợp lí. - Chi tiết tiếng sáo và dòng nước mắt của A Phủ xuất hiện ở hai thời điểm khác nhau nhưng đều nhất quán thể hiện sức sống mạnh mẽ của Mị. Kết bài - Có thể xem hai chi tiết trên là chi tiết nghệ thuật đẹp, giàu sức gợi, ám ảnh người đọc. Điều đó khẳng định sự già dặn của một cây bút hiện thực, sự nhạy cảm, tinh tế của một nhà văn từng gắn bó nghĩa tình với miền Tây Bắc. - Khẳng định sức sống của tác phẩm, vị trí của tác giả trong nền văn học Việt Nam hiện đại. 0.25 0.25 1.00 1.00 1.00 0.25 d Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25 e Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề bàn luận. 0.25 ———— Hết ————
File đính kèm:
- de_on_thi_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_nam_2019_truong_thpt_ba.docx