Đề luyện tập đọc hiểu tích hợp nghị luận xã hội Học kì II môn Ngữ Văn Lớp 12 (Kèm đáp án)

docx 5 trang Mạnh Hào 21/12/2024 80
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện tập đọc hiểu tích hợp nghị luận xã hội Học kì II môn Ngữ Văn Lớp 12 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề luyện tập đọc hiểu tích hợp nghị luận xã hội Học kì II môn Ngữ Văn Lớp 12 (Kèm đáp án)

Đề luyện tập đọc hiểu tích hợp nghị luận xã hội Học kì II môn Ngữ Văn Lớp 12 (Kèm đáp án)
LUYỆN TẬP ĐỌC HIỂU TÍCH HỢP NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
ĐỀ SỐ 1
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
 TỰ SỰ
Dù đục, dù trong con sông vẫn chảy
Dù cao, dù thấp cây lá vẫn xanh
Dù người phàm tục hay kẻ tu hành
Cũng phải sống từ những điều rất nhỏ.
Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?
Đất ấp ôm cho mọi hạt nảy mầm
Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng.
Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Chắc gì ta đã nhận được ra ta!
Ai trên đời cũng có thể tiến xa
Nếu có khả năng tự mình đứng dậy
Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy
Không chỉ để dành cho một riêng ai.
(Nguyễn Quang Vũ, Hoa học trò, số 6,1994)
Câu 1. Xác định 2 phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Anh/Chị hiểu thế nào về ý nghĩa 2 câu thơ sau:
 “Đất ấp ôm cho mọi hạt nảy mầm
Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng”.
Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả nói rằng: “Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
 	Chắc gì ta đã nhận được ra ta!”
Câu 4. Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về 2 câu thơ trong văn bản ở phần Đọc hiểu: “Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
 	Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?”
ĐỀ SỐ 2
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và thựC hiện các yêu cầu sau:
" (1) Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt sách bị cạnh tranh khốc liệt bởi những phương tiện nghe nhìn như ti vi, Ipad, điện thoại Smart, và hệ thống sách báo điện tử trên Internet. Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ ... rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại.
...(2) Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus... Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v... càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay...”
(Trích “Suy nghĩ về đọc sách” – Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục & Thời đại, Thứ hai ngày 13.4.2015)
Câu 1. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên. 
Câu 2. Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? 
Câu 3. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha”? 
Câu 4. Anh/chị hãy nêu ít nhất 02 tác dụng của việc đọc sách. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. 
PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung của phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về chỗ đứng của sách trong “cuộc sống phẳng hiện nay”
ĐỀ SỐ 3
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
(1) Tranh Tất Đông Hồ rất phong phú về nội dung, có tranh đơn chiếc, nhưng đa số là tranh bộ đôi, bộ tứ, dường như chịu ánh hưởng từ thế biền ngẫu trong văn học. Chúng đối với nhau từ màu nền, nội dung và cà chữ trên tranh. Chủ đề trừ tà, câu phúc, chúc tụng như các tranh: Gà đại cát, Gà trống, Tiến tài Tiến lộc, Ông tướng trấn môn,.. .chủ đề cảnh vật, cảnh sinh hoạt quan hệ gia đình, xã hội có: Lợn đàn, Gà đàn, Thầy đồ cóc, Trạng chuột vinh quy, Đánh vật, Rước trống, Hứng dừa, Đánh ghen, Rước rồng, Múa kì lân,.. hay những tranh có nội dung ca ngợi anh hùng dân tộc như: Hai Bà Trưng, Triệu Âu xuất quân, Ngô Quyển, Trần Hưng Đạo, hoặc bắt nguồn cảm hứng từ các tác phẩm văn học cổ điền như: Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên...
(2) Hầu hết tranh Đông Hồ đều có thơ hoặc phương ngôn bằng chữ Nôm hay chữ Hán. Trong thơ có họa và trong họa có thơ đã thể hiện mĩ cảm của người phương Đông. Thơ và họa gắn bó với nhau vừa tạo nên vẻ đẹp hoàn chinh của bố cục, vừa nói lên tâm tư, tình cảm của người nghệ sĩ dân gian "đổi cảnh sinh tình”.
(Đặng Thế Minh, Thuyết minh Bào tàng Mĩ thuật Việt Nam, 2000)
Câu 1: Anh (Chị) hãy chỉ ra nội dung chính của đoạn trích trên (0.5đ)
Câu 2: Đoạn văn (1) đã sử dụng phép tu từ gì? Chỉ ra tác dụng của phép tu từ ấy. (1đ)
Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của các phép liên kết trong đoạn trích trên. (0.5đ)
Câu 4: Nhiều làng nghề truyền thống ngày nay đang bị mai một. Trong khoảng 5-7 dòng, thể hiện suy nghĩ của anh (chị) về trách nhiệm của tuổi trẻ đối với việc gìn giữ các làng nghề truyền thống ấy. (0.5đ)
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của anh/chị về lời khuyên của Phrít- mên: Kĩ năng đầu tiên và quan trọng nhất mà bạn cần có trong một thế giới hiện đại là khả năng “học phương pháp học ” — nghĩa là thường xuyên tiếp thu và học hỏi những phương pháp mới để làm những công việc cũ hay những phương pháp cũ để làm những công việc mới... Trong một thế giới như vậy không chỉ kiến thức mà cả phương pháp học hỏi của bạn mới tạo ra giá trị riêng. Bởi những kiến thức ngày hôm nay sẽ trở nên lỗi thời nhanh hơn bạn tường nhiều.
(Theo Phrít-mên, Thế giới phẳng, NXB Trẻ, 2005)
ĐỀ SỐ 4
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
[] Theo chia sẻ của anh Sơn, đang đi trên đường thì cậu bé khoảng 8 tuổi bất ngờ đâm vào đầu xe taxi của anh. Thế nhưng thay vì bỏ chạy thì cậu bé nán lại, đợi anh mở cửa rồi khoanh tay ngay ngắn nói lời xin lỗi. Chiếc xe không bị hư hỏng nhiều và lời xin lỗi đơn giản nhưng cũng khiến anh cảm thấy vui vẻ và nhẹ nhàng bỏ qua.
Trao đổi với chúng tôi, anh Sơn, chủ nhân của bức hình trên cho biết sự việc xảy ra vào 7h30 sáng ngày 3/12 tại đường Đào Nhuận, thành phố Hải Phòng: "Lúc đó bé đang đi xe đạp thì đâm vào đầu xe của mình, ban đầu mình nghĩ là bé sẽ bỏ đi, thế nhưng sau đó bé cứ đứng mãi ở đấy. Bé đứng ngay ngắn cháu xin lỗi chú. Rồi mình bảo không sao đâu, cháu cứ về đi. Mình hỏi thì biết bé năm nay 8 tuổi rồi, đang học lớp 2".
Câu chuyện dễ thương trên sau khi chia sẻ đã được rất nhiều người tán dương, đặc biệt là khen ngợi cậu bé ngoan ngoãn, lễ phép.
"Lời xin lỗi đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được. Hành xử của một đứa trẻ đôi khi khiến chúng ta phải ngẫm lại bản thân mình. Cháu bé được dạy bảo rất tốt đây mà", N.M nói.
Câu 1. Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên (0.5đ)
Câu 2. Các phương thức biểu đạt của văn bản trên. Nếu chỉ ra một phương thức biểu đạt chính thì đó là phương thức biểu đạt nào? (0.5đ)
Câu 3. Nêu nội dung của văn bản và đặt nhan đề (1đ)
Câu 4. Tại sao tác giả lại cho rằng: "Lời xin lỗi đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được. Hành xử của một đứa trẻ đôi khi khiến chúng ta phải ngẫm lại bản thân mình” (1đ)
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Từ câu chuyện ở trên, anh/chị suy nghĩ như thế nào về giá trị của lời xin lỗi
ĐỀ SỐ 5
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Xuân Diệu tiết kiệm từng tích tắc. Nếu đi đâu về, thường thì ông treo áo lên mắc luôn chứ không vắt ở ghế, để khỏi phải mất một khoảng thời gian treo nó lên mắc áo. Có lần, Xuân Diệu mời tôi đến nhà để chuẩn bị cho cuộc hội thảo thơ ở trường Nguyễn Du. Ông hẹn chính xác tới từng phút. Tôi đến trước hẹn chừng nửa tiếng, Xuân Diệu kéo cái ghế mây mời tôi ngồi, rồi đưa cho tôi mấy tập bản thảo thơ tình chép tay của ông, để tôi đọc. Còn ông lại tiếp tục làm việc nửa tiếng nữa trên cải bàn cũ kỹ có lót một tâm kính cũng rất cũ kỹ.[...]
Xuân Diệu về nhà tôi vào năm 1968. [...] Theo lời mẹ tôi kể, thì bác nhà báo đã mượn cây đèn bão, xách ra vườn, soi từng giàn trầu, gốc cau, luống mía và mấy cây bưởi. Xuân Diệu tìm gặp những nhân vật thân thuộc của tôi. Bác ấy kiểm tra xem mày nói có đúng không. Khổ, có thể nào thì cứ nói như thế, đừng đặt điều thêm ra, kèo lại mang tiếng là mình ăn ở không thật thà. Thấy bác ấy kiểm tra, tao lo quá. Thế có làm sao không, hả con? Mà thôi, đừng có thơ phú gì nữa cho rắc rối ra. Cứ đi cày như bố mày là yên chuyện.
(Trần Đăng Khoa, Chân dung và đối thoại, NXB Thanh niên).
Câu 1: Nhân vật trung tâm được tác giả Trần Đăng Khoa nhắc đến trong đoạn trích trên là ai? (0.5đ)
Câu 2: Chỉ ra phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên. (0.5đ)
Câu 3: Những câu sau có đặc điểm đặc biệt gì về giọng điệu? Hãy phân tích giá trị của cách sử dụng từ mang lại giọng điệu như vậy: Khổ, có thể nào thì cứ nói như thế, đừng đặt điều thêm ra, kẻo lại mang tiếng là mình ăn ở không thật thà. Thấy bác ấy kiểm tra, tao lo quá. Thế có làm sao không, hả con? Mà thôi, đừng có thơ phú gì nữa cho rắc rối ra. Cứ đi cày như bố mày là yên chuyện. (1đ)
Câu 4: Qua đoạn trích, anh (chị) nhận xét gì về mối quan hệ giữa tác giả và nhân vật được nói đến? (1đ)
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
Nhà văn Gabriel Garcia Marquez từng phát biểu: “Không phải người ta ngừng theo đuổi giấc mơ vì mình già đi, người ta già đi vì ngừng theo đuổi giấc mơ”
Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói trên.

File đính kèm:

  • docxde_luyen_tap_doc_hieu_tich_hop_nghi_luan_xa_hoi_hoc_ki_ii_mo.docx
  • docxDap an 5 De tham khao KT HKII 16-17 Ngu van 12.docx