Đề kiểm tra môn Lịch sử Lớp 12 - Giai đoạn 1954- 1973
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Lịch sử Lớp 12 - Giai đoạn 1954- 1973", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra môn Lịch sử Lớp 12 - Giai đoạn 1954- 1973
ĐỀ KIỂM TRA TRỰC TUYẾN LỊCH SỬ 12 Câu 1. Đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam sau khi Hiệp định Giơnevơ năm 1954 là A. Pháp rút khỏi miền Bắc, miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng. B. Pháp chấm dứt chiến tranh xâm lược Đông Dương, rút hết quân về nước. C. Ngô Đình Diệm lên nắm quyền, Mĩ âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam. D. đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau. Câu 2. Lực lượng chủ yếu Mĩ sử dụng trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là A.quân Mĩ. B. quân đồng minh của Mĩ. C. quân đội Sài Gòn. D. quân Mĩ, đồng minh và quân đội Sài Gòn. Câu 3. Thủ đoạn nào của Mĩ tiến hành ở miền Nam Việt Nam được xem là “Xương sống” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ? A. Dồn dân lập “Ấp chiến lược”. B. Thực hiện chính sách “tố cộng” “diệt cộng”. C. Mở các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định”. D. Thực hiện chiến thuật “trực thăng vận” và “thiết xa vận”. Câu 4. Cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam xuất hiện sau chiến thắng nào của quân dân miền Nam? A. Ấp Bắc (1963). B. Vạn Tường (1965). C. Mùa khô 1965 - 1966. D. Mùa khô 1966 - 1967. Câu 5. Ba ba mũi giáp công quân dân miền Nam sử dụng để tiến công địch trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961 - 1965) là A. chính trị, quân sự, ngoại giao. B. chính trị, quân sự, binh vận. C. quân sự, binh vận, ngoại giao. D. Ngoại giao, chính trị, binh vận. Câu 6. Chiến thắng nào của quân dân miền Nam đã mở ra khả năng có thể đánh thắng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ? A. Chiến thắng Vạn Tường (1965 - Quảng Ngãi). B. Chiến thắng “Ấp Bắc” (1963 – Mĩ Tho). C. Chiến thắng Xuân Mậu Thân 1968 D. Chiến thắng trong hai mùa khô 1965-1966, 1966-1967. Câu 7. Ý nghĩa quan trọng của phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) ở miền Nam Việt Nam là A. Buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa" chiến tranh xâm lược Việt Nam. B. Chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. C. Buộc Mĩ chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Hội nghị Pari. D. Buộc Mĩ chuyển sang chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Câu 8. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, chủ trương “Giương cao ngọn cờ đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân miền Nam, đấu tranh chống Mĩ và tay sai.tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc”, là của A. Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ miền Nam Việt Nam. B. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. C. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. D. quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Câu 9. Trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, thủ đoạn mới được Mĩ sử dụng là gì? A. Tăng lực lượng quân đội Sài Gòn. B. Tăng lực lượng quân Mĩ và quân đồng minh. C. Sử dụng chiến thuật “trực thăng vận” “ thiết xa vận”. D. Dùng thủ đoạn ngoại giao với Liên Xô và Trung Quốc. Câu 10. Trong giai đoạn chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ, tổ chức nào ra đời mở đầu cho sự thắng lợi về chính trị của nhân dân miền Nam ? A. quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. B. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. C. Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ miền Nam Việt Nam. D. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Câu 11. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 của quân dân miền Nam Việt Nam đã mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước thể hiện qua sự kiện nào? A. Buộc Mĩ phải rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. B. Làm phá sản hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mĩ. C. Buộc Mĩ phải chấp nhận đến bàn đàm phán Pari. D. Buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược. Câu 12. Thắng lợi nào của quân dân Việt Nam có ý nghĩa quyết định buộc Mĩ phải ký Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam? A. Chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho 1963). B. Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi 1965). C. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. D. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” (1972). Câu 13. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 - 1973) được Mĩ đề ra sau sự kiện nào? A. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bị phá sản. B. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” bị phá sản. C. Thắng lợi trong phong trào “Đồng khởi”. D. Thắng lợi trong trận “Điện Biên Phủ trên không”. Câu 14. So với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt" của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam, điểm khác biệt cơ bản của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” là gì? A. Trực tiếp đưa quân Mĩ và quân đồng minh tham chiến. B. Sử dụng vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại của Mĩ. C. Sử dụng lực lượng quân đội Sài Gòn làm nòng cốt. D. Sử dụng chiến thuật mới là “trực thăng vận” và “thiết xa vận”. Câu 15. Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương và Hịệp định Pari năm 1973 về Việt Nam có điểm giống nhau cơ bản nào? A. Thực hiện tập kết chuyển quân, chuyển giao khu vực. B. Các bên ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Đông Dương. C. Lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời. D. Được ký kết sau những thắng lợi quân sự có tính chất quyết định. Câu 16. Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1/1959) đã đưa đến quyết định quan trọng nào? A. ngoại giao đấu tranh chống Mĩ - Diệm. B. Sử dụng biện pháp chính trị đấu tranh chống Mĩ - Diệm. C. Kết hợp bạo lực và hòa bình chống chế độ Mĩ - Diệm. D. Sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ - Diệm. Câu 17. Lí do chủ yếu nào buộc Mĩ phải tuyên bố rút quân Mĩ và quân đồng minh về nước trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968) ? A. Nhằm thực hiện âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt”. B. Phong trào phản đối chiến tranh ở nước Mĩ diễn ra mạnh mẽ. C. Để giảm bớt xương máu quân Mĩ và đồng minh trên chiến trường. D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 làm cho Mĩ bị tổn thất lớn. Câu 18. Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương và Hiệp định Paris năm 1973 về Việt Nam đều đưa đến những thuận lợi cơ bản nào? A. Tạo cơ sở để các bên tham chiến thực hiện tập kết chuyển quân. B. Tạo ra sự thay đổi tương quan lực lượng ở miền Nam có lợi cho cách mạng. C. Tạo ra cơ sở pháp lý để nhân dân Việt Nam tiếp tục đấu tranh thống nhất. D. Đánh dấu mốc kết thúc cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhân dân ta. Câu 19. So với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” , chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam có điểm khác biệt về A. Lực lượng và kết cục. B. lực lượng và quy mô. C. phương tiện chiến tranh. D.Hình thức chiến tranh. Câu 20. Nội dung đoạn trích “Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi, đế quốc Mĩ nhất định phải cút khỏi nước ta”. được dẫn từ tư liệu nào dưới đây? A. Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Bác. B. Bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. C.Chủ trương của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. D.Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Trường Chinh. HẾT
File đính kèm:
- de_kiem_tra_mon_lich_su_lop_12_giai_doan_1954_1973.doc