Đề kiểm tra Học kì II môn Ngữ Văn Lớp 12 Sở GD&ĐT Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Học kì II môn Ngữ Văn Lớp 12 Sở GD&ĐT Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra Học kì II môn Ngữ Văn Lớp 12 Sở GD&ĐT Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 Thời gian: 90 phút (không tính thời gian giao đề) Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi: () Cột mốc chủ quyền sừng sững vươn lên Trong bão táp sáng màu cờ Tổ quốc Những ổ súng hướng về nơi có giặc Những nụ cười lấm cát mãi thanh xuân Suốt ngày đêm nghe tiếng biển ì ầm Tiếng biển vui tiếng biển buồn tiếng biển khóc tiếng biển gào căm uất Tiếng yêu thương quanh đảo mãi vỗ về. Rồi một ngày em thấy đảo là quê Là máu thịt của chúng mình gắn bó Mỗi hạt cát nặng tình người muôn thuở Viên sỏi màu ngũ sắc tuổi thơ ta Và em hiểu: biển nơi này mặn lắm Những cuộc đời máu thắm nở thành hoa (Vĩ thanh trích Trường ca Biển mặn – Nguyễn Trọng Tạo) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ. (0,5 điểm) Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn thơ. (0,5 điểm) Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ. (1,0 điểm) Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7 đến 10 dòng) trình bày suy nghĩ của anh, chị về trách nhiệm của thanh niên đối với biển, đảo quê hương. (1,0 điểm) Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Cảm nhận của anh, chị về hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành (Ngữ văn 12, tập 2)./. - Hết – SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ II THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM HỌC 2015 - 2016 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Câu 1. (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ: biểu cảm. Câu 2. (0,5 điểm) Nêu được nội dung chính của đoạn thơ. Khẳng định chủ quyền biển đảo. Đối với người lính, biển đảo đã trở thành quê hương thứ hai, gắn bó máu thịt với cuộc đời họ. (Học sinh có thể có cách diễn đạt khác, miễn sao nêu được nội dung chính). Câu 3. (1.0 điểm) - Tìm đúng một trong các biện pháp tu từ (0,5 điểm). + Nhân hóa: Những ổ súng hướng về nơi có giặc, Tiếng biển vui, tiếng biển buồn ,tiếng biển khóc, tiếng biển gào căm uất + Điệp: Tiếng biển vui, tiếng biển buồn ,tiếng biển khóc, tiếng biển gào căm uất + Ẩn dụ: biển nơi này mặn lắm/ Những cuộc đời máu thắm nở thành hoa - Nêu được tác dụng của biện pháp tu từ đã tìm (0,5 điểm). Câu 4 (1.0 điểm) 1. Yêu cầu: - Biết cách viết một đoạn văn nghị luận xã hội. Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải bám yêu cầu của đề bài. Sau đây là một vài gợi ý: + Ngày nay, đất nước đã hòa bình nhưng biển đảo vẫn canh cánh mối lo bị xâm lấn. + Mỗi người con đất Việt cần thể hiện tình yêu nước bằng những việc làm cụ thể hướng về biển đảo 2. Biểu điểm: - 1.0 điểm: Đáp ứng các yêu cầu trên. - 0.75 - 0.5 điểm: Biết cách viết đoạn văn. Nêu được một số ý song diễn đạt còn vụng, mắc một vài lỗi về chính tả, dùng từ - 0 điểm: lạc đề hoặc bỏ giấy trắng Phần II. Làm văn (7,0 điểm) I. Yêu cầu: 1. Về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi; có năng lực phân tích; diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Về nội dung: Trên cơ sở hiểu biết về nhà văn Nguyễn Trung Thành và truyện ngắn Rừng xà nu, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo những ý chính sau: - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, hình tượng cây xà nu. - Cây xà nu là hình tượng xuyên suốt, đặc biệt ở phần mở đầu và kết thúc tác phẩm. - Cây xà nu gắn bó mật thiết với đời sống của dân làng Xô Man (trong những sinh hoạt, trong những sự kiện trọng đại). - Cây xà nu là biểu tượng cho cuộc sống và phẩm chất cao đẹp của người Xô Man. - Hình tượng cây xà nu được miêu tả bằng thủ pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, ẩn dụ... Cây xà nu chính là hình ảnh tượng trưng cho số phận phẩm chất và sức sống mãnh liệt của con người Tây Nguyên trung dũng kiên cường. II. Biểu điểm: - Điểm 6 - 7: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên. Có thể còn vài sai sót nhỏ về diễn đạt. - Điểm 4 - 5: Đảm bảo được phần lớn các yêu cầu trên. Chọn được những dẫn chứng tiêu biểu nhưng phân tích nhiều chỗ chưa sâu. Mắc một số lỗi diễn đạt nhỏ. - Điểm 2 - 3: Hiểu yêu cầu của đề nhưng còn thiếu nhiều ý; dẫn chứng, phân tích còn hạn chế. Mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính tả. - Điểm 1: Trình bày còn chung chung. Bài làm sơ sài. Diễn đạt kém. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề hoặc chỉ viết vài dòng chiếu lệ. Ghi chú: Khuyến khích những bài viết sáng tạo Tổ chấm thảo luận thống nhất biểu điểm chi tiết cho từng câu
File đính kèm:
de_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_12_so_gddt_thanh_pho_d.doc