Đề kiểm tra Học kì II môn Lịch sử Lớp 12 Sở GD&ĐT Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Học kì II môn Lịch sử Lớp 12 Sở GD&ĐT Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra Học kì II môn Lịch sử Lớp 12 Sở GD&ĐT Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ II THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN LỊCH SỬ - LỚP 12 Thời gian 45 phút, không kể giao đề Câu 1. (3,0 điểm) Hoàn thành bảng hệ thống kiến thức về các chiến lược chiến tranh của Mĩ thực hiện ở Việt Nam từ năm 1961 đến năm 1973, theo mẫu sau: Chiến lược Thời gian Tổng thống Mĩ thực hiện Lực lượng Chiến tranh đặc biệt Chiến tranh cục bộ Việt Nam hóa Chiến tranh Câu 2. (4,0 điểm) Trình bày cuộc chiến đấu của quân dân Việt Nam chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ (1965 – 1968) trên các lĩnh vực quân sự, chính trị và ngoại giao. Vì sao nói cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã mở ra bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam ? Câu 3. (3,0 điểm) Theo bảng dưới đây, hãy nối các mốc thời gian (kí hiệu 1, 2, 3, ...) tương ứng với nội dung (kí hiệu A, B, C, ...) cho đúng với tiến trình của cuộc tiến công và nổi dậy ở Đà Nẵng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 trên toàn miền Nam. Năm 1975 Nội dung 1 18 – 3 A Sau khi Tam Kì, Quảng Ngãi, Huế được giải phóng. Đà Nẵng – thành phố lớn thứ hai ở miền Nam, căn cứ liên hợp quân sự lớn nhất của quân đội Sài gòn bị cô lập hoàn toàn. 2 25 – 3 B Giữa lúc chiến dịch Tây Nguyên đang tiếp diễn, Bộ Chính trị chủ trương mở chiến dịch Huế - Đà Nẵng, chỉ thị cho Quân Khu 5 đẩy mạnh tiến công và nổi dậy. 3 26 – 3 C Võ Chí Công, Khu ủy Khu 5 và Đặc khu ủy Quảng – Đà quyết định giải phóng Đà Nẵng bằng tiến công quân sự và nổi dậy của quần chúng. 4 27 – 3 D Bộ Tư lệnh và Đảng ủy Mặt trận Quảng Đà do Lê Trọng Tấn làm Tư lệnh và Chu Huy Mân làm Chính ủy. 5 28 – 3 E Quân Giải phóng từ ba phía: bắc, tây, nam tiến thẳng vào thành phố, đến 3 giờ chiều thì giải phóng toàn bộ Đà Nẵng. 6 29 – 3 F Quân Giải phóng bắn pháo khống chế sân bay, hải cảng mở đầu chiến dịch giải phóng Đà Nẵng. Bộ binh và thiết giáp tiến công các huyện thị vùng ven thành phố. Ghi chú: Học sinh trình bày bài làm theo cách: Ví dụ 1 - A; 2 - B; 3 - C ... --- Hết --- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ II THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM HỌC 2015 - 2016 SƠ LƯỢC ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM MÔN LỊCH SỬ - LỚP 12 (Tổ bộ môn thảo luận, thống nhất đáp án, biểu điểm trước khi chấm) Câu 1. Nội dung Điểm Chiến lược Thời gian Tổng thống Mĩ Lực lượng Chiến tranh đặc biệt 1961 – 1965 (0,25) Kennơđi, Giônxơn (0,25) Quân đội Sài gòn, dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn Mĩ (0,50) Chiến tranh cục bộ 1965 – 1968 (0,25) Giônxơn (0,25) Quân đội Mĩ, quân các nước đồng minh của Mĩ và quân đội Sài gòn. (0,50) Việt Nam hóa Chiến tranh 1969 – 1973 (0,25) Níchxơn (0,25) Quân đội Sài gòn là chủ yếu, có sự phối hợp về hỏa lực, không quân của Mĩ và vẫn do Mĩ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn (0,50) Câu 2. Trình bày cuộc chiến đấu của quân dân Việt Nam chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ (1965 – 1968) trên các lĩnh vực quân sự, chính trị và ngoại giao. Vì sao nói cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã mở ra bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam? (4,0 đ) a. Quân sự - Chiến thắng Vạn Tường (1965), được coi là “Ấp Bắc” đối với quân Mĩ, mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam. 0,50 - Đánh bại hai cuộc phản công mùa khô 65-66 và 66-67 loại khỏi vòng chiến đấu hàng vạn quân địch. 0,50 - Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) được mở đầu bằng cuộc tập kích chiến lược vào hầu khắp đô thị miền Nam. 0,50 b. Đấu tranh chính trị - ngoại giao - Ở nông thôn, quần chúng được sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang nổi dậy phá từng mảng “Ấp chiến lược”, vùng giải phóng được mở rộng. 0,50 - Ở thành thị, công nhân, học sinh, sinh viên, Phật tử, các lớp lao động khác đấu tranh đòi Mĩ rút về nước, đòi tự do dân chủ... 0,50 - Uy tín của MTDTGP MNVN được nâng cao trên trường quốc tế. Mặt trận có cơ quan thường trực ở hầu hết các nước XHCN và một số nước khác 0,50 c. Vì sao nói... - Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ, bược Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh Việt Nam. 0,50 - Chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc và chấp nhận đàm phán với Việt Nam tại Pa-ri. 0,50 Câu 1. Theo bảng dưới đây, hãy nối các mốc thời gian (kí hiệu 1, 2, 3, ...) tương ứng với nội dung (kí hiệu A, B, C, ...) cho đúng với tiến trình của cuộc tiến công và nổi dậy ở Đà Nẵng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 trên toàn miền Nam. (3,0 đ) 1-B [18 – 3 - Giữa lúc chiến dịch Tây Nguyên đang tiếp diễn, Bộ Chính trị chủ trương mở chiến dịch Huế - Đà Nẵng, chỉ thị cho Quân Khu 5 đẩy mạnh tiến công và nổi dậy]. 0,50 2-A [25 – 3 - Sau khi Tam Kì, Quảng Ngãi, Huế được giải phóng. Đà Nẵng – thành phố lớn thứ hai ở miền Nam, căn cứ liên hợp quân sự lớn nhất của quân đội Sài gòn bị cô lập hoàn toàn]. 0,50 3-D [26 – 3 - Bộ Tư lệnh và Đảng ủy Mặt trận Quảng Đà do Lê Trọng Tấn làm Tư lệnh và Chu Huy Mân làm Chính ủy]. 0,50 4-C [27 – 3 - Võ Chí Công, Khu ủy Khu 5 và Đặc khu ủy Quảng – Đà quyết định giải phóng Đà Nẵng bằng tiến công quân sự và nổi dậy của quần chúng]. 0,50 5-F [28 – 3 - Quân Giải phóng bắn pháo khống chế sân bay, hải cảng mở đầu chiến dịch giải phóng Đà Nẵng. Bộ binh và thiết giáp tiến công các huyện thị vùng ven thành phố]. 0,50 6-E [29 – 3 - Quân Giải phóng từ ba phía: bắc, tây, nam tiến thẳng vào thành phố, đến 3 giờ chiều thì giải phóng toàn bộ Đà Nẵng]. 0,50 --- Hết ---
File đính kèm:
de_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_lich_su_lop_12_so_gddt_thanh_pho_d.doc