Đề kiểm tra Học kì II môn Hóa học Lớp 12 Sở GD&ĐT Thành phố Đà Nẵng - Mã đề 123
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Học kì II môn Hóa học Lớp 12 Sở GD&ĐT Thành phố Đà Nẵng - Mã đề 123", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra Học kì II môn Hóa học Lớp 12 Sở GD&ĐT Thành phố Đà Nẵng - Mã đề 123

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2 - Năm học 2015-2016 THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Môn HÓA HỌC - Lớp 12 THPT Thời gian làm bài 45 phút (không kể thời gian giao đề) Số câu trả lời trắc nghiệm: 30 câu (đề có 2 trang) Mã đề 123 Học sinh làm bài bằng cách chọn và tô kín một ô tròn ở Phiếu trả lời trắc nghiệm tương ứng với phương án trả lời đúng. Họ và tên học sinh: .................................................................. Số báo danh: Câu 1: Cho các phát biểu sau: - Nước có chứa ion HCO3- là nước cứng tạm thời. - Nước có chứa ion Cl- hoặc SO42– là nước cứng vĩnh cửu. - Dung dịch Na2CO3 chỉ làm mềm nước cứng vĩnh cửu. - Dung dịch NaOH chỉ làm mềm nước cứng tạm thời. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 2: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 20% thu được dung dịch Y. Nồng độ phần trăm của FeCl2 trong Y là 15,76%. Nồng độ phần trăm của MgCl2 trong Y là A. 4,24%. B. 15,76%. C. 84,24%. D. 11,79%. Câu 3: Cho 4,48 lít (đktc) hỗn hợp X gồm SO2 và O2 có tỉ khối so với H2 bằng 28 qua bình đựng V2O5 nung nóng. Cho hỗn hợp thu được vào dung dịch Ba(OH)2 dư thấy có 33,19 gam kết tủa. Hiệu suất phản ứng oxi hóa SO2 là A. 40%. B. 26,67%. C. 25%. D. 94,96%. Câu 4: Cho 0,3 mol hỗn hợp Na, K, Ba vào nước dư, sinh ra x mol khí. Nhận định nào sau đây đúng? A. 0,3 < x < 0,6. B. x = 0,3 mol. C. x = 0,6 mol. D. 0,15 < x < 0,3. Câu 5: Cho dãy các kim loại: Ba, K, Cu, Fe. Số kim loại trong dãy phản ứng với H2O ở điều kiện thường là A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 6: Nhóm các chất nào sau đây đều tác dụng với dung dịch NaOH? A. Al, Al2O3, FeCl2. B. Al, Al2O3, Fe. C. Al2O3, BaCl2, FeCl2. D. Al, BaCl2, FeCl2. Câu 7: Cho 18,9 gam hỗn hợp X gồm Cr(OH)2 và Cr(OH)3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa Y. Để hòa tan Y cần vừa đủ 100 ml dung dịch H2SO4 1M. Thành phần phần trăm khối lượng Cr(OH)3 trong X là A. 27,25%. B. 72,75%. C. 54,5%. D. 45,5%. Câu 8: Khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp Fe, FeO, Fe2O3 cần 4,48 lít khí CO (đktc). Khối lượng sắt thu được là A. 15,5 gam. B. 11,2 gam. C. 14,4 gam. D. 16,5 gam. Câu 9: Cho 5,6 gam sắt vào 350 ml dung dịch AgNO3 1M. Khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là A. 24,2 gam. B. 8,5 gam. C. 32,7 gam. D. 20,55 gam. Câu 10: Cặp chất nào sau đây khi cho vào nước dư không tạo kết tủa? A. NaHCO3 và Ca(OH)2. B. Ba(HCO3)2 và NaOH. C. MgCl2 và K2SO4. D. Na2CO3 và Ca(OH)2. Câu 11: Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Mg(HCO3)2 sẽ A. có kết tủa trắng và bọt khí. B. không có hiện tượng gì xảy ra. C. có bọt khí thoát ra. D. có kết tủa trắng. Câu 12: Nhận định nào sau đây đúng? A. Fe2+ chỉ có tính khử. B. Fe2+ vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa. C. Fe2+ có tính lưỡng tính. D. Fe2+ chỉ có tính oxi hóa. Câu 13: Kim loại nào sau đây thụ động hóa với axit sunfuric đặc nguội? A. Ba. B. Ag. C. Al. D. Cu. Câu 14: Trong thành phần của gang, nguyên tố chiếm hàm lượng cao nhất là A. Fe. B. S. C. Mn. D. Si. Câu 15: Hợp chất Al(OH)3 tan được trong dung dịch A. KNO3. B. K2SO4. C. KOH. D. KCl. Câu 16: Nung nóng hỗn hợp bột X gồm Al và Fe3O4 thu được 31,30 gam hỗn hợp Y. Cho Y tác dụng với dung dịch KOH dư thu được 18,40 gam hỗn hợp rắn Z và có 3,36 lít khí thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn. Phần trăm khối lượng Fe3O4 trong X là A. 91,37%. B. 74,12%. C. 32,59%. D. 67,41%. Câu 17: Cho từ từ V ml dung dịch NaOH 1M vào 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 1M thu được dung dịch trong suốt. Giá trị tối thiểu của V là A. 300. B. 200. C. 800. D. 400. Câu 18: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Sắt có 3 loại oxit là FeO, Fe3O4, Fe2O3. B. FeO chỉ có tính khử, không có tính oxi hóa. C. Sắt có 2 loại hiđroxit thường gặp là Fe(OH)2 và Fe(OH)3. D. Nhiệt phân Fe(OH)2 không có O2 thu được FeO. Câu 19: Trường hợp nào sau đây không có sự chuyển màu xảy ra? A. Cho dung dịch H2SO4 vào dung dịch K2Cr2O7. B. Cho dung dịch hỗn hợp FeSO4 và H2SO4 vào dung dịch K2Cr2O7. C. Cho dung dịch H2SO4 vào dung dịch K2CrO4. D. Cho dung dịch KOH vào dung dịch K2Cr2O7. Câu 20: Nung 8,1 gam Ca(HCO3)2 đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là A. 5,0 gam. B. 2,8 gam. C. 5,6 gam. D. 10,0 gam. Câu 21: Kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch Ba(OH)2? A. Ag. B. Cu. C. Au. D. Al. Câu 22: Có 4 dung dịch loãng riêng biệt của các muối sau: BaCl2, Ba(HCO3)2, K2CO3, K2SO4. Chỉ dùng H2SO4 loãng nhỏ trực tiếp vào từng dung dịch thì có thể phân biệt được A. 1 dung dịch. B. 4 dung dịch. C. 3 dung dịch. D. 2 dung dịch. Câu 23: Để hòa tan vừa đủ 5,21 gam hỗn hợp gồm: Na2O, BaO, Al2O3 có tỉ lệ mol lần lượt là 1: 1: 3 cần dùng A. 900 ml dung dịch HCl 0,1M. B. nước dư. C. 100 ml dung dịch NaOH 0,1M. D. 200 ml dung dịch KOH 0,1M. Câu 24: Cho 100 ml dung dịch NaHSO4 1M vào 100 ml dung dịch KOH 2M được dung dịch X. Nhận định nào sau đây không đúng? A. Dung dịch X chứa 3 chất tan là KOH, Na2SO4 và K2SO4. B. Cô cạn dung dịch X thu được 21,4 gam chất rắn. C. Dung dịch X làm quỳ tím hóa xanh. D. Cho 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào dung dịch X thu được 23,3 gam kết tủa. Câu 25: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Sắt tác dụng được với dung dịch CuSO4. B. Sắt có tính nhiễm từ. C. Sắt dư tác dụng với dung dịch HNO3 tạo ra muối Fe2+. D. Sắt tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch HCl. Câu 26: Nhận định nào sau đây đúng? A. Crom là kim loại nên chỉ tạo được oxit bazơ. B. Crom là kim loại có khối lượng riêng nhỏ. C. Trong hợp chất, crom chỉ có các mức oxi hóa +2, +3, +6. D. Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt. Câu 27: Mô tả nào dưới đây về tính chất vật lý của nhôm không đúng? A. Dẫn điện và nhiệt tốt hơn đồng. B. Là kim loại nhẹ. C. Khá mềm, dễ kéo sợi và dát mỏng. D. Màu trắng bạc. Câu 28: Để phân biệt 2 dung dịch riêng biệt: Al2(SO4)3 và MgSO4 có thể dùng A. dung dịch NaOH. B. dung dịch BaCl2. C. dung dịch HCl. D. Cu. Câu 29: Cho các kim loại: natri, canxi, magie, nhôm. Có bao nhiêu kim loại được sản xuất bằng phương pháp điện phân nóng chảy hợp chất tương ứng? A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 30: Phương trình hóa học nào sau đây không đúng? A. Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2. B. 2Fe + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2. C. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. D. 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3. ----------------------------------------------- Cho Na = 23; Al = 27; Ca = 40; Cu = 64; Fe =56; Mg = 24; Cr = 52; Ag=108; Ba=137; K= 39; H = 1; N = 14; O = 16; S= 32; C=12; Cl = 35,5. -----------HẾT---------- Học sinh được dùng bảng tuần hoàn, bảng tính tan và máy tính cầm tay theo quy định.
File đính kèm:
de_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_hoa_hoc_lop_12_so_gddt_thanh_pho_d.doc