Đề kiểm tra Học kì I môn Vật lí Lớp 10 trường THPT Tôn Thất Tùng
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Học kì I môn Vật lí Lớp 10 trường THPT Tôn Thất Tùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra Học kì I môn Vật lí Lớp 10 trường THPT Tôn Thất Tùng

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT TÔN THẤT TÙNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học 2016 – 2017 Môn: Vật lý 10 Thời gian làm bài: 45 phút Họ và tên :.............................................................................Lớp :.......................................... A. TRẮC NGHIỆM (6 điểm): Điền đáp án đúng Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 Đ/án Câu 1: Phương trình chuyển động của một vật là : x = 25 + 20t – t2 (m;s). Thông tin nào sau đây đúng A. Vật chuyển động đều với vận tốc v = 20m/s. B. Vật chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a= 2m/s2. C. Vật chuyển động chậm dần đều với gia tốc a= - 4m/s2. D. Quãng đường vật đi được sau 5s đầu là 75m . Câu 2: Nếu tăng khối lượng của một vật lên hai lần và giữ nguyên khối lượng của vật kia, đồng thời tăng khoảng cách giữa chúng lên hai lần thì lực hấp dẫn giữa chúng sẽ A. tăng bốn lần. B. giảm hai lần. C. tăng hai lần. D. không thay đổi. Câu 3: Chọn câu sai. Chuyển động thẳng đều có những đặc điểm sau: A. Quỹ đạo là một đường thẳng. B. Tốc độ không đổi từ lúc xuất phát đến lúc dừng lại. C. Tốc độ trung bình trên mọi quãng đường là như nhau. D. Vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kì. Câu 4: Một ôtô đang chuyển động với tốc độ 18km/h thì tăng tốc sau 10s ôtô đạt tốc độ 54km/h. Gia tốc của ôtô là A. 3,6m/s2. B. 10m/s2. C. 36m/s2. D. 1m/s2. Câu 5: Khi vật chuyển động tròn đều, lực hướng tâm là A. một trong các lực tác dụng lên vật. B. hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật. C. nguyên nhân làm thay đổi độ lớn vận tốc của vật. D. thành phần hướng vào tâm của trọng lực. Câu 6: Một vật có khối lượng m= 20kg bắt đầu chuyển động nhanh dần đều, sau khi đi được quãng đường 50cm thì có vận tốc là 3,6km/h. Lực tác dụng vào vật có độ lớn là A. 25,9N B. 2,59N C. 2N D. 20N. Câu 7: Lực và phản lực là hai lực A. Tác dụng vào cùng một vật. B. Tác dụng vào hai vật khác nhau. C. Có độ lớn không bằng nhau. D. Có thể không cùng phương. Câu 8: Một chiếc thuyền đi xuôi dòng nước với vận tốc 5m/s so với nước. Biết vận tốc của nước so với bờ là 0,5m/s. Vận tốc của thuyền so với bờ là A. 5m/s. B. 4,5m/s. C. 5,5m/s. D. 2,5m/s. Câu 9: Cho hai lực đồng quy có độ lớn F1=F2= 10N. Độ lớn của hợp lực khi chúng hợp nhau một góc 450 là A. 5N. B. 20N. C. 10N. D. 10N. Câu 10: Một lò xo có độ dài tự nhiên 30cm, khi bị nén lò xo dài 25cm và lực đàn hồi của nó bằng 20N. Hỏi khi lực đàn hồi của nó bị nén bằng 15N thì chiều dài của lò xo bằng A. 26,25 cm. B. 26,52 cm. C. 25,26 cm. D. 25,62 cm. Câu 11: Chọn công thức đúng. A. B. C. D. Câu 12: Chọn phát biểu sai A. Chuyển động thẳng biến đổi đều có gia tốc là đại lượng không đổi. B. Chuyển động tròn đều có tốc độ trung bình như nhau trên mọi cung tròn. C. Sự rơi tự do có vận tốc không đổi. D. Chuyển động thẳng đều có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường. Câu 13: Tác dụng một lực có độ lớn 1N vào một đĩa tròn có trục quay đi qua tâm O để làm cho đĩa quay. Biết cánh tay đòn của lực bằng 60cm. Mômen lực đối với trục quay có độ lớn A. 60N.m B. 0,6N/m C. 60N/m D. 0,6N.m Câu 14: Lực ma sát trượt A. có độ lớn tỉ lệ với áp lực. B. tỉ lệ thuận với diện tích mặt tiếp xúc. C. tỉ lệ thuận với vận tốc của vật. D. chỉ xuất hiện khi vật chuyển động chậm dần. Câu 15: Một vật có khối lượng 3kg đang đứng yên. Khi chịu tác dụng của một lực 15N thì vật sẽ chuyển động với gia tốc A. 15m/s2. B. 18m/s2. C. 5m/s2. D. 3m/s2. Câu 16: Hai tàu thủy, mỗi chiếc có khối lượng 50000 tấn ở cách nhau 1km. Lực hấp dẫn giữa chúng có độ lớn là A. 166,75.10-7N. B. 166,75.10-3N. C. 166,75.10-8N. D. 166,75.10-4N. Câu 17: Một xe buýt đang chạy trên đường, nếu xe đột ngột tăng tốc thì các hành khách sẽ A. ngã người về phía sau. B. ngã sang người bên cạnh. C. không thay đổi trạng thái. D. chúi người về phía trước. Câu 18: Lực đàn hồi xuất hiện khi A . vật chuyển động có gia tốc. B. vật có tính đàn hồi bị biến dạng. C. vật bị biến dạng dẻo. D. vật chuyển động đều hoặc đứng yên. B. TỰ LUẬN (4 điểm) Bài 1: Một vật rơi tự do từ độ cao 80m xuống đất. Lấy g= 10m/s2. Tính thời gian rơi. Tính vận tốc lúc vừa chạm đất. Bài 2: Tại A, một vật có khối lượng m= 4kg đặt trên mặt bàn nằm ngang tác dụng lực Fk =10N theo phương ngang để vật bắt đầu chuyển động . Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt bàn là 0,1. Lấy g =10m/s2. Tính gia tốc của chuyển động. Nếu tại A tác dụng lực Fk=10N theo phương hợp với phương ngang một góc 450 thì sau 10s quãng đường vật đi được là bao nhiêu ?
File đính kèm:
de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_lop_10_truong_thpt_ton_that.doc