Đề kiểm tra Học kì I môn Sinh học Lớp 10 cơ bản năm học 2015- 2016 - Mã đề 204 (Kèm đáp án)

doc 2 trang Mạnh Hào 20/08/2024 570
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Học kì I môn Sinh học Lớp 10 cơ bản năm học 2015- 2016 - Mã đề 204 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra Học kì I môn Sinh học Lớp 10 cơ bản năm học 2015- 2016 - Mã đề 204 (Kèm đáp án)

Đề kiểm tra Học kì I môn Sinh học Lớp 10 cơ bản năm học 2015- 2016 - Mã đề 204 (Kèm đáp án)
Trường THPT Phan Văn Trị	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015 - 2016
Tổ Sinh – KTNN	MÔN SINH HỌC 10 BAN CƠ BẢN
ĐỀ SỐ 204
	 THỜI GIAN: 60 PHÚT 
Phần I: Trắc nghiệm(16 câu)
Chọn đáp án đúng cho các câu sau:
Câu 1: Phân biệt 2 loại vi khuẩn Gram âm và Gram dương có tầm quan trọng như thế nào?
A. Rất có ý nghĩa trong việc phân loại và nhận biết từng loại vi khuẩn.
B. Sử dụng chất hóa học để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
C. Sử dụng kháng sinh đặc hiệu để chống từng nhóm vi khuẩn gây bệnh.
D. Phòng chống sự xâm nhập của tế bào vi khuẩn vào cơ thể người.
Câu 2: Trong cơ thể người, các tế bào nào có lưới nội chất trơn phát triển mạnh nhất ? 
(1) hồng cầu	(2) bạch cầu	(3) biểu bì	(4) gan
(5) tuyến tụy	(6) thần kinh	(7) cơ tim
A. (4), (5)	B. (1), (4)	C. (3), (7)	D. (2), (6)
 Câu 3: Prôtêin di chuyển ra khỏi tế bào qua các bào quan theo hướng:
màng nhân " lưới nội chất trơn " bộ máy Gôngi.
màng nhân " lưới nội chất hạt " bộ máy Gôngi " màng sinh chất.
lưới nội chất trơn " lưới nội chất hạt " lizôxôm " màng sinh chất.
lưới nội chất hạt " lưới nội chất trơn " bộ máy Gôngi " màng sinh chất.
Câu 4: Điều nào sau đây đúng khi nói về nhân tế bào?	
(1) Có ở tế bào nhân thực	(2) Chứa vật chất di truyền.
(3) Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào	(4) Không có màng bao bọc
(5) Chỉ chứa một phân tử ADN dạng vòng	
 Số phương án đúng là
4	B. 2	C. 3	D. 5.
Câu 5: Không bào có những chức năng nào sau đây?
	I. Chứa chất hữu cơ và ion khoáng.	
	II. Chứa chất phế thải, sắc tố thu hút côn trùng.
	III. Phân huỷ các tế bào già, tế bào bị tổn thương
 IV. Ở động vật nguyên sinh làm nhiệm vụ tiêu hóa và co bóp.
	A. I, II, III	B. II, III, IV	C. I, III, IV	D. I, II, IV.
Câu 6: Tế bào nhân sơ chưa có (x)hoàn chỉnh, chỉ có (y)chứa phân tử (z)
	(x), (y), (z) lần lượt là:
A. Nhân, vùng nhân, ADN dạng vòng.	B. Nhân, màng sinh chất, prôtêin.
C. Vùng nhân, nhân, ADN dạng vòng.	D. Nhân, tế bào chất, ADN dạng thẳng.
Câu 7: Cấu trúc nào có ở tế bào nhân sơ? 
(1)Ti thể	(2) Ribôxôm	(3) Vùng nhân
(4) Lục lạp	(5) Màng sinh chất	(6) Lưới nội chất
A. (1), (3), (4)	B. (2), (3), (5)	C. (1), (4), (6)	D. (2), (3), (7)
Câu 8: Một nhà khoa học đã tiến hành phá hủy nhân của tế bào trứng ếch thuộc loài A, sau đó lấy nhân của tế bào sinh dưỡng của loài B cấy vào. Sau nhiều lần thí nghiệm, ông đã nhận được ếch con từ các tế bào đã được chuyển nhân. Em hãy cho biết các con ếch con này có đặc điểm của loài nào?
 A. Loài A	B. Loài B	C. Ếch lai giữa 2 loài A và B	 D. Tùy vào điều kiện môi trường.
Câu 9: Vách tế bào nấm được cấu tạo từ chất nào sau đây? 
Xenlulôzơ	 	B. Glicôprôtêin	 
C. Peptiđôglican	D. Kitin
Câu 10: Lizôxôm có những đặc điểm nào dưới đây?
	I. Tổng hợp các chất bài tiết cho tế bào.	
	II. Có chứa các enzim thủy phân.
	III. Phân huỷ các tế bào già, tế bào bị tổn thương
 IV. Có 1 lớp màng bao bọc.
	A. I, II, III	B. II, III, IV	C. I, III, IV	D. I, II, IV.
Câu 11: Tại sao nói màng sinh chất có tính bán thấm?
Vì chúng chỉ cho những phân tử phân cực đi qua.
Màng sinh chất có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất.
Màng sinh chất có các dấu chuẩn glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào.
Vì chúng chỉ cho một số chất nhất định đi qua.
Câu 12: Cách vận chuyển nào sau đây thuộc hình thức vận chuyển thụ động?
1. Vận chuyển nước qua màng tế bào nhờ kênh prôtêin.
2.Tái hấp thu glucôzơ từ nước tiểu vào máu ngược chiều nồng độ.
3.Phân tử CO2 khuếch tán qua màng tế bào.
4.Vận chuyển Na+ và K+ bằng bơm prôtêin qua màng tế bào.
A. 1, 3	B. 2, 4.
C. 1, 4	D. 2,3.
Câu 13 : Cho sơ đồ tóm tắt cơ chế hoạt động của enzim Lactaza như sau:
                        Lactaza                                                                                    phân giải
Lactôzơ =======> phức hợp lactôzơ - lactaza =======> (1) + (2) 
(1), (2) được tạo ra trong sơ đồ trên lần lượt là:                                      
A. glucôzơ, saccaraza                            	B. galactôzơ, glucozo.
C. fructôzơ, lactaza.                                 	D. saccarôzơ, amilaza.
Câu 14: Quan sát hình bên, hãy cho biết đây là quá trình gì?
 A. tổng hợp các chất và giải phóng năng lượng.
 B. tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng.
 C. phân giải các chất và giải phóng năng lượng.
 	 D. phân giải các chất và tích lũy năng lượng. 
Câu 15: Bào quan nào đảm nhiệm chức năng sản xuất năng lượng ATP?
 	A. Mạng lưới nội chất	B. Ribôxôm 	 	
C. Lục lạp	D. Ti thể
Câu 16: Thành phần cơ bản cấu tạo nên enzim là:
A. cacbohidrat	B. axit nuclêic.	
C. prôtêin 	D. lipit.
Phần II : Tự luận (4 câu)
Trả lời các câu hỏi sau :
 Câu 1. Phân biệt các loại môi trường ưu trương, đẳng trương và nhược trương. Hiện tượng gì sẽ xảy ra nếu đặt tế bào động vật vào môi trường ưu trương và môi trường nhược trương? Giải thích. ( 1.5đ)
 Câu 2. Vẽ hình và mô tả cấu trúc phân tử ATP? Giải thích tại sao gọi ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào? (1.5 đ)
 Câu 3. Quan sát hình bên, em hãy mô tả cơ chế tác động enzim? Tại sao enzim saccaraza chỉ xúc tác cho phản ứng thủy phân saccarôzơ thành glucôzơ và fructôzơ mà không tác dụng lên bất kì chất nào khác?
 Câu 4. Một gen có khối lượng 900.000 đvc. Trên gen này có số nuclêôtit loại A là 600 nu. Hỏi :
Cơ chế tác động của enzim saccaraza
Số nucleotit từng loại của gen này?
Gen này dài bao nhiêu?
(1.5đ)
----Hết-----

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_10_co_ban_nam_hoc_2015.doc
  • docdap an sinh 10 cb.doc
  • docma tran de thi hk 1 sinh 10 cb.doc