Đề kiểm tra Học kì I môn Ngữ văn Lớp 12 (Chương trình chuyên) năm học 2012- 2013 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Học kì I môn Ngữ văn Lớp 12 (Chương trình chuyên) năm học 2012- 2013 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra Học kì I môn Ngữ văn Lớp 12 (Chương trình chuyên) năm học 2012- 2013 (Có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 12 (CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN) I.MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: - Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng được quy định trong chương trình môn Ngữ Văn lớp 12 (theo chương trình chuyên) sau khi học sinh kết thúc học kì I theo 3 nội dung: Văn học, Làm văn, Tiếng Việt với mục đích đánh giá năng lực Đọc - Hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận. - Cụ thể: + Nhớ được kiến thức cơ bản của một văn bản đã học. + Biết vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để hoàn thành một văn bản nghị luận văn học. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: Hình thức tự luận. Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận. III. THIẾT LẬP MA TRẬN: Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng 1. Văn học (Tiếng Việt) Hoàn cảnh sáng tác của TPVH Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu:0 Số điểm: 0 Tỉ lệ:0% Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ 20% Số câu: 0 Số điểm: 0 Tỉ lệ : 0% Số câu: 0 Số điểm: 0 Tỉ lệ : 0% Số câu: 1 Số điểm:2 Tỉ lệ: 20% 2. Làm văn Tạo lập văn bản (NLVH: NL về một bài thơ, đoạn thơ, một TP, một đoạn trích VX). Viết bài văn nghị luận so sánh về hai đoạn thơ. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 0 Số điểm: 0 Tỉ lệ : 0% Số câu: 0 Số điểm: 0 Tỉ lệ : 0% Số câu: 0 Số điểm: 0 Tỉ lệ : 0% Số câu: 1 Số điểm: 8 Tỉ lệ : 80% Số câu: 1 Số điểm: 8 Tỉ lệ: 80% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu: 0 Số điểm: 0 Tỉ lệ : 0% Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ : 20% Số câu: 0 Số điểm:0 Tỉ lệ : 0% Số câu: 1 Số điểm: 8 Tỉ lệ :80% Số câu: 2 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% IV. BIÊN SOẠN ĐỀ THEO MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 12 (CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN) Năm học 2012- 2013 Thời gian làm bài:90 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1 (2.0 điểm). Hoàn cảnh ra đời bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu có những điểm gì đáng chú ý giúp ta hiểu rõ hơn về bài thơ? Câu 2 (8.0 điểm). Cảm nhận của anh, chị về hai đoạn thơ sau: “ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi.” (Trích Tây Tiến - Quang Dũng) “Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.” (Trích Việt Bắc - Tố Hữu) ===HẾT === V. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM Câu 1: (2 điểm) Hoàn cảnh ra đời bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu có hai điểm đáng chú ý giúp ta hiểu rõ về nội dung của bài thơ: - Việt Bắc là quê hương cách mạng, là căn cứ địa vững chắc của cuộc kháng chiến, nơi đã che chở, đùm bọc cho Đảng, Chính phủ, bộ đội trong suốt những năm kháng chiến chống Pháp gian khổ. - Sau chiến thắng Điện Biên Phủ tháng 7 năm 1954 hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết, hoà bình trở lại, miền Bắc nước ta được giải phóng; tháng 10 - 1954, các cơ quan của Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về thủ đô Hà Nội. Một trang sử mới của đất nước và một giai đoạn mới của cách mạng được mở ra. Nhân sự kiện trong đại này, Tố Hữu viết bài thơ Việt Bắc. Câu 2: (8 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Bài viết có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt. Không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp. II. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể triển khai theo nhiều hướng khác nhau nhưng cần nêu được các những nội dung cơ bản sau: 1. Giới thiệu khái quát về hai tác giả Quang Dũng, Tố Hữu; về hai bài thơ Tây Tiến, Việt Bắc và hai đoạn thơ được yêu cầu cảm nhận. 2. Cảm nhận về hai đoạn thơ : a. Đoạn thơ trong bài Tây Tiến: - Đoạn thơ bộc lộ nỗi nhớ da diết, vời vợi về miền Tây và người lính Tây Tiến. Thiên nhiên miền Tây xa xôi mà thân thiết, hoang vu mà thơ mộng; con người Tây Tiến gian khổ mà hào hoa.. - Hình ảnh thơ có sự hài hoà nét thực nét ảo, vừa mông lung vừa gợi cảm về cảnh và người; nhạc điệu có sự hoà hợp giữa lời cảm thán với điệu cảm xúc (câu mở đầu như một tiếng kêu vọng vào không gian), giữa mật độ dày những âm vần (rồi, ơi, chơi vơi, mỏi, hơi) với điệp từ (nhớ / nhớ) và lối đối uyển chuyển (câu 3 với câu 4) đã tạo ra một âm hưởng tha thiết, ngậm ngùi. b. Đoạn thơ trong bài Việt Bắc - Đây là lời của người đi, khẳng định về xuôi sẽ nhớ Việt Bắc “ như nhớ người yêu”. Từ đó muốn nói nỗi nhớ của tình yêu là nỗi nhớ da diết nhất, thường trực nhất. - Sau lời khẳng định là những hình ảnh thiên nhiên và con người Việt Bắc đẹp như khúc hát đồng quê. Trăng đầu núi, nắng chiều lưng nương, bản khói cùng sương là những hình ảnh rất đặc trưng cho khung cảnh núi rừng êm đềm, thơ mộng. Trên cái nền trữ tình là hình ảnh con người Việt Bắc tần tảo, chịu thương chịu khó. Con người và thiên nhiên hài hòa gắn bó trong nỗi nhớ người về xuôi. - Các hình ảnh trong hoài niệm nhưng hiện lên thật cụ thể, rõ nét, chứng tỏ sự gắn bó sâu sắc và nỗi nhớ thiết tha. c. So sánh: - Điểm tương đồng giữa hai đoạn thơ: Đều bộc lộ nỗi nhớ của người trong cuộc: tha thiết, bồi hồi, sâu lắng về thiên nhiên và con người một thời gắn bó, yêu thương trong kháng chiến. - Điểm khác biệt: Hai bài thơ sử dụng hai hình thức khác nhau để bộc lộ cảm xúc: Việt Bắc sử dụng hình thức thơ lục bát, Tây Tiến sử dụng hình thức thơ thất ngôn trường thiên. Nỗi nhớ của nhà thơ Quang Dũng được bộc lộ trực tiếp, cụ thể: Nỗi nhớ đơn vị cũ trào dâng, không kìm nén nỗi bật lên thành tiếng gọi " Tây Tiến ơi". Hai chữ “chơi vơi”: vẽ ra trạng thái cụ thể của nỗi nhớ, hình tượng hoá nỗi nhớ à nỗi nhớ da diết, thường trực, ám ảnh; mênh mông, bao trùm cả không gian, thời gian.Trích đoạn thơ của Tố Hữu dùng nỗi nhớ tình yêu để
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_12_chuong_trinh_chuyen.doc