Đề kiểm tra Học kì I môn Lịch sử Lớp 12 Sở GD&ĐT Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)

doc 3 trang Mạnh Hào 17/03/2025 120
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Học kì I môn Lịch sử Lớp 12 Sở GD&ĐT Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra Học kì I môn Lịch sử Lớp 12 Sở GD&ĐT Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)

Đề kiểm tra Học kì I môn Lịch sử Lớp 12 Sở GD&ĐT Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 	 KIỂM TRA HỌC KỲ I 
 THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN LỊCH SỬ - LỚP 12
Thời gian 45 phút, không kể giao đề
Câu 1. (3,0 điểm) 
Theo bảng dưới đây, hãy nối cột quốc gia (kí hiệu 1, 2, 3, ...) tương ứng với cột nội dung (kí hiệu A, B, C, ...) cho phù hợp với Lich sử thế giới từ năm 1945 đến năm 2000.
Quốc gia
Nội dung
1
Mĩ
A
Trong thập kỉ cuối cùng của thế kỉ XX, trở thành đối trọng của Mĩ trong nhiều vấn đề quan trọng.
2
Pháp
B
Xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
3
Nhật Bản
C
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tiến hành xâm lược trở lại ba nước Đông Dương.
4
 Trung Quốc
D
Quốc gia “kế tục Liên Xô” tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
5
CHLB Đức
E
Từ nửa sau những năm 80, vươn lên thành siêu cường tài chính số một thế giới.
6
Liên bang Nga
F
Khởi đầu “Chiến tranh lạnh” chống Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu.
Ghi chú: Học sinh trình bày bài làm theo cách ghi kí hiệu cột quốc gia – nội dung. 
Ví dụ: 1 - A; 2 - B; 3 - C ...
Câu 2. (3,0 điểm) 
Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai, các giai cấp trong xã hội Việt Nam có sự chuyển biến như thế nào ? Giải thích vì sao mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và tay sai là mâu thuẫn chủ yếu nhất.
Câu 3. (4,0 điểm) 
	Trình bày hoàn cảnh lịch sử, nội dung và ý nghĩa của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930).
--- Hết ---
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 	KIỂM TRA HỌC KỲ I 
 THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM HỌC 2014 - 2015
SƠ LƯỢC ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
MÔN LỊCH SỬ - LỚP 12
(Đáp án – biểu điểm gồm có 02 trang)
Câu 1. (3,0 đ)
Hãy nối nội dung ở cột địa danh (kí hiệu 1, 2, 3, ...) tương ứng với cột nội dung (kí hiệu A, B, C, ...) cho đúng với Lich sử thế giới từ năm 1945 đến năm 2000.
Điểm
1-F [Mĩ – khởi đầu Chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu.].
0,50
2-C [Pháp – Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tiến hành xâm lược trở lại ba nước Đông Dương.].
0,50
3-E [Nhật Bản – Từ nửa sau những năm 80, vươn lên thành siêu cường tài chính số một thế giới.].
0,50
4-B [Trung Quốc – Xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.].
0,50
5-A [CHLB Đức – Trong thập kỉ cuối cùng của thế kỉ XX, trở thành đối trọng của Mĩ trong nhiều vấn đề quan trọng.].
0,50
6-D [Liên bang Nga – Quốc gia “kế tục Liên Xô” tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.].
0,50
Câu 2.
(3,0 đ)
Dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai, các giai cấp trong xã hội Việt Nam có sự chuyển biến như thế nào? Giải thích vì sao mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và tay sai là mâu thuẫn chủ yếu nhất.
- Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa; một bộ phận không nhỏ tiểu, trung địa chủ tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và tay sai.
0,50
- Giai cấp nông dân, bị đế quốc và phong kiến tước đoạt ruộng đất, bị bần cùng, không có lối thoát. Mâu thuẫn giữa nông dân Việt Nam với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai hết sức gay gắt.
0,50
- Giai cấp tiểu tư sản tăng nhanh về số lượng, có tinh thần chống thực dân Pháp và tay sai. Đặc biệt là bộ phận trí thức rất nhạy cảm với thời cuộc và thiết tha canh tân đất nước.
0,50
- Giai cấp tư sản số lượng ít, thế lực yếu, bị phân hóa thành hai bộ phận: tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Bộ phận tư sản dân tộc Việt Nam có khuynh hướng dân tộc dân chủ
0,50
- Giai cấp công nhân ngày càng phát triển, bị nhiều tầng áp bức, bóc lột, có quan hệ gắn bó với nông dân, có tinh thần yêu nước, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản.
0,50
- Dưới chế độ cai trị của thực dân Pháp, các giai cấp trong xã hội Việt Nam đều mâu thuẫn với thực dân Pháp và tay sai. Vì vậy, mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam là mâu thuẫn chủ yếu nhất. Đây là mâu thuẫn giữa những người bị cai trị với những kẻ đi cai trị.
0,50
Câu 3 (4,0 đ)
Trình bày hoàn cảnh lịch sử, nội dung và ý nghĩa của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930).
a. Hoàn cảnh lịch sử 
- Năm 1929, ba tổ chức cộng sản ra đời nhưng hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau, làm cho phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ dẫn đến sự chia rẽ lớn.
0,50
- Trước tình hình đó, Nguyễn Ái Quốc chủ động triệu tập đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng đến Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) để bàn việc hợp nhất.
0,75
- Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản diễn ra từ ngày 6 – 1 – 1930 tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc).
0,50
b. Nội dung 
- Nguyễn Ái Quốc phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản riêng rẽ và nêu chương trình Hội nghị.
0,50
- Hội nghị nhất trí và thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
0,50
- Thảo luận và thông qua Chính cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng, do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Đó là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
0,75
c. Ý nghĩa: Hội nghị có ý nghĩa như một đại hội thành lập Đảng.
0,50
--- Hết ---

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_lich_su_lop_12_so_gddt_thanh_pho_da.doc