Đề kiểm tra Học kì I môn GDCD Khối 12, K11, K10 năm học 2012- 2013 (Có đáp án)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra Học kì I môn GDCD Khối 12, K11, K10 năm học 2012- 2013 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra Học kì I môn GDCD Khối 12, K11, K10 năm học 2012- 2013 (Có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN: GDCD 12 NĂM HỌC 2012 - 2013 (Thời gian 45 phút- không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: 1. Về kiến thức: - Nhằm đánh giá kết quả học tập của học sinh qua các bài 4, bài 5, bài 6. 2. Về kĩ năng - Trên cơ sở những kiến thức đã học có thể vận dụng vào hoạt động thực tiễn trong đời sống xã hội của mình. 3. Về thái độ: - Có ý thức tôn trọng và thực hiện pháp luật - Có thái độ đúng mực và nghiêm túc trong học tập, cũng như trong kiểm tra. Từ đó có nỗ lực vươn lên trong học tập đạt kết quả cao. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: Hình thức tự luận. Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong 45 phút. III. THIẾT LẬP MA TRẬN: ĐỀ CHẴN: Cấp độ nhận thức Tên chủ đề (nội dung, chương, bài) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội Trình bày những nội dung cơ bản của quyền bình đẳng trong kinh doanh. Hiểu được vai trò của bình đẳng trong kinh doanh trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu:1/2 Số điểm:2 Số câu:1/2 Số điểm:2 Số câu: Số điểm: Số câu: Số điểm: Số câu:1 Số điểm:4 40% Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo Nêu nội dung, ý nghĩa bình đẳng giữa các tôn giáo Hiểu và lấy được ví dụ thể hiện bình đẳng giữa các tôn giáo. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu:1/2 Số điểm:2 Số câu:1/2 Số điểm: 1 Số câu: Số điểm: Số câu: Số điểm: Số câu:1 Số điểm:3 30% Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (tiết 1 + tiết 2) Phân biệt được những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm quyền tự do về thân thể và tinh thần của công dân Có ý thức bảo vệ quyền tự do cơ bản của mình và tôn trọng quyền tự do cơ bản của người khác. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: Số điểm: Số câu:1/2 Số điểm:1,5 Số câu: Số điểm: Số câu:1/2 Sốđiểm:1,5 Số câu:1 Số điểm:3 30% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ Số câu:1 Số điểm:4 40% Số câu:1,5 Số điểm: 45 45% Số câu:1/2 Số điểm:1,5 15% Số câu: 3 Số điểm:10 100% ĐỀ LẺ: Cấp độ nhận thức Tên chủ đề (nội dung, chương, bài) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội Trình bày được khái niệm bình đẳng trong HN & GĐ, nội dung BĐ trong quan giữa vợ và chồng Thực hiện bình đẳng trong HN & GĐ có ý nghĩa đối với phụ nữ trong giai đoạn hiện nay Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu:1/2 Số điểm:1,5 Số câu:1/2 Số điểm:1,5 Số câu:1 Số điểm:2 Số câu: Số điểm: Số câu:1 Số điểm:3 30% Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo Nêu được nội dung, của quyền bình đẳng giữa các dân tộc Hiểu và lấy được ví dụ về quyền bình đẳng giữa các dân tộc. có ý thức góp phần thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu:1/2 Số điểm: 2 Số câu:1/2 Số điểm: 1 Số câu: Số điểm: Sốcâu:1/2 Số điểm:1 Số câu:1 Số điểm:4 40% Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (tiết 1 + tiết 2) Phân biệt được những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm quyền tự do về thân thể và tinh thần của công dân Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: Số điểm: Số câu: 1 Số điểm:3 Số câu: Số điểm: Số câu: Số điểm: Số câu:1 Số điểm:4 40% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ Số câu:1 Số điểm:35 35% Số câu: 1,5 Số điểm: 5,5 55% Số câu:1/2 Số điểm:1 10% Số câu: 3 Số điểm:10 100% IV. BIÊN SOẠN ĐỀ THEO MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN GDCD 12 NĂM HỌC 2012 - 2013 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHẴN: Câu 1(4 điểm): Trình bày những nội dung cơ bản của quyền bình đẳng trong kinh doanh. Bình đẳng trong kinh doanh có vai trò quan trọng như thế nào trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa? Câu 2( 3điểm): Tại đường Phan Đình phùng – Thành phố Thái Nguyên đã xảy ra một vụ xô xát gây hậu quả nghiêm trọng. Nguyên nhân là do mâu thuẫn từ việc chiếc ô tô của Quân đỗ chắn trước hàng bà Hoa. Bà Hoa và con gái đã yêu cầu Quân đưa chiếc xe rời đi chỗ khác. Quân không chịu và hai bên đã cãi cọ nhau. Quân đã hành hung bà Hoa. Hậu quả là bà Hoa bị chấn thương vùng mặt, rách da đầu phải khâu 7 mũi. a. Quân đã xâm phạm quyền gì của công dân ? Quân đã phạm tội gì theo quy định của Bộ luật Hình sự và phải bị xử lí như thế nào ? b. Liên hệ bản thân khi học về quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự nhân phẩm của công dân ? Câu 3 (3 điểm) Hãy nêu nội dung, ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các tôn giáo ? Cho ví dụ tương ứng thể hiện bình đẳng giữa các tôn giáo ? ĐỀ LẺ: Câu 1(3 điểm) Thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình ? nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ giữa vợ và chồng ? Theo em điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay ? Câu 2(3 điểm) Do mâu thuẫn từ việc thanh toán tiền tiền thuê nhà giữa Công ty Đông Á và bà Phạm Thị Thanh là chủ nhà, bà Thanh đã tự tiện khoá cửa nhà lại, giam lỏng hai người đàn ông và một người phụ nữ ( là nhân viên của Công ty Đông Á) trong nhà suốt 3 tiếng đồng hồ, sau đó họ mới được giải thoát nhờ sự can thiệp của công an phường. Bà Thanh cho rằng, đây là nhà của bà thì bà có quyền khoá lại chứ không phải nhốt những người của công ty. a. Bà Thanh có vi phạm pháp luật không ? Bà Thanh đã xâm phạm quyền gì của công dân ? b. Theo quy định của Bộ luật Hình sự, bà Thanh đã phạm tội gì ? Phải bị xử lí như thế nào ? Câu 3(4 điểm) Hãy nêu nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc và mỗi lĩnh vực ví dụ tương ứng ? Là học sinh em làm gì để góp phần thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc ? ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHẴN Câu Nội dung câu hỏi Điểm 1 (4 điểm) * Nội dung cơ bản của quyền bình đẳng trong kinh doanh: - Mọi công dân, nếu đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền lựa chọn hình thức kinh doanh, thành lập doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. - Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng ký kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm khi có đủ điều kiện, theo quy định của pháp luật. - Mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều được bình đẳng trong khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế nước ta. - Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về quyền chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh; chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và kí kết các hợp đồng, liên doanh theo quy định của pháp luật. - Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. * Bình đẳng trong kinh doanh có vai trò quan trọng trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vì: - Tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh thúc đẩy các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho người lao động, phát triển kinh tế đất nước. - Tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển. - Góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào sản xuất kinh doanh. - Là điều kiện quan trọng để các doanh nghiệp chủ động, sáng tạo, nâng cao sức cạnh tranh của mình trong quá trình sản xuất kinh doanh. 2 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 2 0,5 0,5 0,5 0,5 2 ( 3điểm) * Quân đã xâm phạm quyền gì của công dân ? Quân đã xâm phạm quyền được được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân. * Quân đã phạm tội gì theo quy định của Bộ luật Hình sự và phải bị xử lí: Theo Bộ luật Hình sự 199, điều 104 tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác, tại khoản 1 quy định: Người nào có ý gây thương tích hoặc gây thiệt hại cho sức khoẻ của người khác mà tỉ lệ thương tật từ 11% đến 30%.... thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm... * Liên hệ bản thân: - Có ý thức bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của mình ở nơi công cộng, ở trường, lớp khi bị người khác xâm phạm. - Thường xuyên rèn luyện và thể hiện ý thức tôn trọng các quyền này của người khác, ví dụ như: Không xúc phạm người khác; không nói xấu người khác, ....... 0,5 1 1,5 3 (3 điểm) * Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật - Công dân thuộc các tôn giáo khác nhau, người có tôn giáo hoặc không có tôn giáo đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ công dân, không phân biệt đối xử vì lí do tôn giáo. - H/S: lấy VD về quyền và nghĩa vụ của công dân.... - Đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo có trách nhiệm sống tốt đời. đẹp đạo, giáo dục cho tín đồ lòng yêu nước, phát huy những giá trị văn hoá đạo đức tốt đẹp của tôn giáo, thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân và ý thức chấp hành pháp luật. - H/S lấy VD về bình đẳng trong chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục.... * Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước bảo đảm; các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ - Quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của công dân trên tinh thần tôn trọng pháp luật, pháp huy giá trị văn hoá, đạo đức tôn giáo được Nhà nước đảm bảo. - H/S lấy VD - Các cơ sở tôn giáo như: chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất, trụ sở, các cơ sở đào tạo,.... được pháp luật bảo hộ; nghiêm cấm việc xâm phạm các tài sản đó. - VD: Cơ quan có thẩm quyền đang xử lí vụ việc sai phạm ở ngôi chùa trăm gian ở Hà Nội.... * ý nghĩa bình đẳng giữa các tôn giáo - Là bộ phận không thể tách rời toàn thể dân tộc Việt Nam - Là cơ sở thực hiện khối đại đoàn kết toàn dân tộc - Góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước. 1,5 0,5 0,25 0,5 0,25 1 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ LẺ Câu Nội dung câu hỏi Điểm 1 (3 điểm) * Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử giữa các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội. * Nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng: - Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau trong quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. + Trong quan hệ nhân thân: Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú; tôn trọng và giữ gìn nhân phẩm, uy tín của nhau ... + Trong quan hệ tài sản: Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, thể hiện ở các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt ... Ngoài ra pháp luật thừa nhận vợ chồng có tài sản riêng và có quyền sở hữu, sử dụng và định đoạt tài sản riêng của mình. * Ý nghĩa: - Góp phần quan trọng trong việc giải phóng phụ nữ - Góp phần tạo điều kiện để người phụ nữ thực hiện được thiên chức làm vợ, làm mẹ của mình ... - Bình đẳng giữa vợ và chồng mang tính xã hội, người phụ nữ có quyền vươn lên về tri thức, địa vị xã hội, việc làm như nam giới. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 2 (3 điểm) * Bà Thanh có vi phạm pháp luật không ?Bà vi phạm quyền gì của công dân - Bà Thanh có vi phạm pháp luật, - Vì bà không có thẩm quyền bắt và giam giữ người. Việc nhốt người của bà là trái pháp luật, lý do đưa ra không chính đáng. - Bà xâm phạm đến bất khả xâm phạm về thânh thể của công dân. * Theo quy định cuả Bộ luật Hình sự, bà đã phạm tội gì và bị xử lí như thế nào? - Theo Bộ luật Hình sự 1999, điều 123, bà Thanh đã phạm tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật . Tại khoản 1 điều này thì bà Thanh bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 0,5 0,5 0,5 1,5 3 (4 điểm) * Nội dung quyền bình đaúng giữa các dân tộc: + Các dân tộc ở Việt Nam đều có quyền bình đẳng về chính trị. - Điều 54, Hiến pháp 1992 đã quy định. - Các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ VN không phân biệt đa số hay thiểu số, không phân biệt trình độ phát triển cao hay thấp đều có đại biểu của mình trong hệ thống các cơ quan Nhà nước. - HS cho ví dụ VD: QH khoá XII ĐB DTTS = 17,6%; ĐB HĐND tỉnh = 18,3%; huyện = 18,7%; xã = 22,7% + Các dân tộc ở VN đều bình đẳng về kinh tế. - Trong chính sách phát triển kinh tế, không có sự phân biệt giữa các dân tộc đa số và thiểu số. Nhà nước luôn quan tâm đầu tư phát triển kinh tế đối với tất cả các vùng, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. - HS cho ví dụ Ví dụ: chương trình 135, 135, 136 + Các dân tộc VN đều bình đẳng về văn hóa, giáo dục. - Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình. Những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc được giữ gìn, khôi phục, phát huy. Đó là cơ sở của sự bình đẳng về văn hóa và sự đoàn kết thống nhất từng dân tộc. - HS cho ví dụ - Các dân tộc ở VN bình đaúng trong việc hưởng thụ một nền giáo dục của nước nhà, được Nhà nước tạo mọi điều kiện để công dân thuộc các dân tộc khác nhau đều được bình đẳng về cơ hội học tập. - HS cho ví dụ * Là học sinh góp phần thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc H/S LH 3 0,5 0,25 0,5 0,25 0,5 0,25 0,5 0,25 1 SỞ GD & ĐT BẮC KẠN TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC KẠN *** ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học: 2012 – 2013 Môn: GDCD - Lớp 12 Thời gian làm bài: 45 phút *** Câu 1(4 điểm): Trình bày những nội dung cơ bản của quyền bình đẳng trong kinh doanh. Bình đẳng trong kinh doanh có vai trò quan trọng như thế nào trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa? Câu 2( 3điểm): Tại đường Phan Đình phùng – Thành phố Thái Nguyên đã xảy ra một vụ xô xát gây hậu quả nghiêm trọng. Nguyên nhân là do mâu thuẫn từ việc chiếc ô tô của Quân đỗ chắn trước hàng bà Hoa. Bà Hoa và con gái đã yêu cầu Quân đưa chiếc xe rời đi chỗ khác. Quân không chịu và hai bên đã cãi cọ nhau. Quân đã hành hung bà Hoa. Hậu quả là bà Hoa bị chấn thương vùng mặt, rách da đầu phải khâu 7 mũi. a. Quân đã xâm phạm quyền gì của công dân ? Quân đã phạm tội gì theo quy định của Bộ luật Hình sự và phải bị xử lí như thế nào ? b. Liên hệ bản thân khi học về quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự nhân phẩm của công dân ? Câu 3 (3 điểm) Hãy nêu nội dung, ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các tôn giáo ? Cho ví dụ tương ứng thể hiện bình đẳng giữa các tôn giáo ? - Hết – SỞ GD & ĐT BẮC KẠN TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC KẠN *** ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học: 2012 – 2013 Môn: GDCD - Lớp 12 Thời gian làm bài: 45 phút *** Câu 1(3 điểm) Thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình ¿ nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ giữa vợ và chồng ? Theo em điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay ? Câu 2(3 điểm) Do mâu thuẫn từ việc thanh toán tiền tiền thuê nhà giữa Công ty Đông Á và bà Phạm Thị Thanh là chủ nhà, bà Thanh đã tự tiện khoá cửa nhà lại, giam lỏng hai người đàn ông và một người phụ nữ ( là nhân viên của Công ty Đông Á) trong nhà suốt 3 tiếng đồng hồ, sau đó họ mới được giải thoát nhờ sự can thiệp của công an phường. Bà Thanh cho rằng, đây là nhà của bà thì bà có quyền khoá lại chứ không phải nhốt những người của công ty. a. Bà Thanh có vi phạm pháp luật không ? Bà Thanh đã xâm phạm quyền gì của công dân ? b. Theo quy định của Bộ luật Hình sự, bà Thanh đã phạm tội gì ? Phải bị xử lí như thế nào ? Câu 3(4 điểm) Hãy nêu nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc và mỗi lĩnh vực ví dụ tương ứng ? Là học sinh em làm gì để góp phần thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc ? Hết – ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN: GDCD 11 NĂM HỌC 2012 - 2013 (Thời gian 45 phút- không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: 1. Về kiến thức: - Nhằm đánh giá kết quả học tập của học sinh từ bài 1 đến bài 7. - Hiểu được một số phạm trù, quy luật kinh tế cơ bản và phương hướng phát triển kinh tế trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng, phát triển kinh tế cá nhân, gia đình và xã hội. - Hiểu được các thành phần kinh tế ở nước ta và liên hệ địa phương. - Biết liên hệ thực tiễn và lấy ví dụ chứng minh cho nội dung kiến thức đã học. 2. Về kĩ năng - Vận dụng được những kiến thức đã học để lí giải một số vấn đề về phát triển kinh tế trong đời sống xã hội. - Có kĩ năng nhận xét, đề xuất và tham gia giải quyết những hiện tượng kinh tế gần gũi, phù hợp với lứa tuổi. 3. Về thái độ: - Tin tưởng vào đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. - Có ý thức tự giác, trung thực trong thi cử. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: Hình thức tự luận. Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong 45 phút. III. THIẾT LẬP MA TRẬN: ĐỀ CHẴN: Cấp độ nhận thức Tên chủ đề (nội dung, chương, bài) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Bài 1: Công dân với sự phát triển kinh tế Nêu được khái niệm phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển đối với cá nhân, gia đình. Hãy cho biết vài nét về phát triển kinh tế của gia đình mình và bản thân góp phần phát triển kinh tế gia đình Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu:1/2 Số điểm: 1,5 Số câu:1/2 Số điểm:1,5 Số câu: Số điểm: Số câu: Số điểm: Số câu:1 Số điểm:3 30% Bài 6: Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Trình bày được khái niệm CNH -HĐH Phân tích tính tất yếu khách quan của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Trách nhiệm của bản thân góp phần vào sự nghiệp CNH – HĐH đất nước Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu:1a Số điểm:1 Số câu:1b Số điểm: 1,5 Số câu:1c Số điểm:1,5 Số câu: Số điểm: Số câu:1 Số điểm: 4 40 % Bài 8: Chủ nghĩa xã hội Nêu những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang phấn đấu xây dựng Là học sinh, chúng ta vận dụng được những đặc trưng cơ bản trên vào bản thân Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu:1/2 Số điểm:2 Số câu: Số điểm: Số câu:1/2 Sốđiểm:1 Số câu: Số điểm: Số câu: 1 Số điểm:3 30% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ Số câu:1 Số điểm:4,5 45% Số câu:1 Số điểm: 3 30% Số câu:1 Số điểm:2,5 25% Số câu: 3 Số điểm:10 100% ĐỀ LẺ: Cấp độ nhận thức Tên chủ đề (nội dung, chương, bài) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lươ thông hàng hoá Nêu tác động của quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hoá. Hiểu lấy được ví dụ tác động của quy luật giá trị Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu:1/2 Số điểm: 1,5 Số câu:1/2 Số điểm: 1,5 Số câu: Số điểm: Số câu: Số điểm: Số câu:1 Số điểm:3 30% Bài 6: Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Trình bày được khái niệm CNH -HĐH Lấy dẫn chứng thực tế chứng minh tác dụng to lớn và toàn diện của CNH – HĐH đất nước ta hiện nay Trách nhiệm của công dân góp phần vào sự nghiệp CNH – HĐH đất nước Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu:1a Số điểm:1 Số câu:1b Số điểm: 2 Số câu:1c Số điểm:1 Số câu:1/2 Số điểm: 2 Số câu:1 Số điểm: 4 40 % Bài 7: Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vai trò quản lý kinh tế của nhà nước. Nêu khái niệm thành phần kinh tế và nêu các thành phần kinh tế Sự cần thiết nước ta phải thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần Trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu:1a Số điểm:1,5 Số câu:1b Số điểm: 0,5 Số câu:1c Số điểm:1 Số câu: Sốđiểm: Số câu:1 Số điểm:3 30% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ Số câu: 1 Số điểm: 40 40% Số câu:1 Số điểm: 40 40% Số câu:1 Số điểm:2 20% Số câu:3 Số điểm:10 100% IV. BIÊN SOẠN ĐỀ THEO MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN GDCD 11 NĂM HỌC 2012 - 2013 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHẴN: Câu 1(3 điểm) Thế nào là sự phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình.? Hãy cho biết vài nét về phát triển kinh tế của gia đình mình và em có thể làm gì để góp phần phát triển kinh tế gia đình? Câu 2 (4 điểm) Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là gì ? Phân tích tính tất yếu khách quan của công ngjhiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Là một học sinh em phải làm gì để góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước? Câu 3 (3 điểm) Theo em, CNXH mà nhân dân ta đang phấn đấu xây dựng có những đặc trưng cơ bản nào ? Là học sinh, chúng ta vận dụng được những đặc trưng cơ bản trên đối với bản thân như thế nào ? ĐỀ LẺ: Câu 1 (3 điểm) Quy luật giá trị có những tác động như thế nào trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa? Lấy ví dụ về sự tác động của quy luật giá trị. Câu 2 (4 điểm) Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là gì ? Bằng dẫn chứng thực tế hãy chứng minh tác dụng to lớn và toàn diện của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ta hiện nay? Trách nhiệm của công dân góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Câu 3 (3điểm) Thành phần kinh tế là gì ? Tại sao trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở nước ta phải thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần ? Hãy kể tên các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay. Công dân có trách nhiệm gì đối với việc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần ? ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHẴN Câu Nội dung câu hỏi Điểm 1 3 điểm * Khái niệm sự phát triển kinh tế: là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội. * Ý nghĩa của phát triển đối với cá nhân, gia đình - Đối với cá nhân + Có việc làm từ đó có thu nhập, nhu cầu vật chất và tinh thần tăng + Được học tập, chăm sóc sức khỏe từ đó tuổi thọ tăng - Đối với gia đình + Gia đình hạnh phúc từ đó được chăm sóc, giáo dục, gia đình văn hóa + Thực hiện được các chức năng KT, sinh sản * - HS liên hệ sự phát triển kinh tế của gia đình mình........ + Kể về tình hình phát triển kinh tế của gia đình........ + Ý nghĩa của sự phát triển kinh tế đó đối với gia đình và mỗi thành viên trong gia đình ......... - HS liên hệ bản thân góp phần phát triển kinh tế gia đình + Tích cực học tập để nâng cao chất lượng lao động của bản thân......... + Làm được một số công việc phù hợp với điều kiện gia đình và khả năng bản thân..................... 0,5 1 0,5 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 1 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 2 4 điểm * Khái niệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản và toàn diện các hoạt động kinh tế và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. * Tính tất yếu khách quan của công ngjhiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do nước ta bước vào CNH với điểm xuất phát thấp, muốn nhanh chóng thu hẹp khoảng cách lạc hậu so với các nước đi trước, khi tiến hành CNH đòi hỏi phải phát triển theo mô hình CNH rút ngắn về thời gian, do đó phải gắn CNH với HĐH. - Do phải xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH; Cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH là nền công nghiệp lớn hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, trình độ xã hội hoá cao, đựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến, được hình thành và phân bố có khoa học trên toàn bộ nền kinh tế quốc dân. - Do phải rút ngắn khoảng cách phát triển; Chúng ta biết rằng; so với các nước đang phát triển trên TG. Nước ta chậm hơn về trình độ KH- CN hàng mấy chục năm thậm trí có những nước chậm hơn hàng 100 năm. Thực tế cho thấy, Nước Anh tiến hành CNH mất hơn 100 năm, Pháp = 80 năm; Đức, Mỹ = 60 năm; Nhật Bản = 50 năm.... Vậy muốn XD thành công CNXH(CNCS) thì phải rút ngắn khoảng cách về KT - kĩ thuật - Công nghệ nước ta so với các nước trong khu vực và TG. Đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và nó có tính chất quyết định đối với sự phát triển về chất của LLSX, năng suất LĐ XH. - Do phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao; => XH sau muốn tiến bộ hơn XH trước thì điều trước hết và chủ yếu là phải làm cho năng suất LĐ tăng lên, cao hơn hẳn so với XH trước đó và chỉ có được nhờ vào CNH, HĐH thành công. * Trách nhiệm của học sinh: - Có nhận thức đúng đắn về tính tất yếu khách quan và tác dụng to lớn, toàn diện của CNH, HĐH đất nước. - Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức, phẩm chất, nhân cách và rèn luyện thể chất. - Phát huy tinh thần sáng tạo, ham học hỏi, tìm tòi, tiếp thu các tri thức khoa học, công nghệ qua các môn học và không ngừng nâng cao trình độ khoa học, công nghệ theo hướng hiện đại. - Lựa chọn cho mình một ngành học phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân hoặc đi vào sản xuất kinh doanh góp phần xây dựng kinh tế của đất nước. - Thực hiện tốt và tuyên truyền các chính sách, đường lối của Đảng, Nhà nước... 1 1,5 0,25 0,5 0,5 0,25 1,5 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 3 3 điểm * Những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - Là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh - Do nhân dân làm chủ - Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của tư liệu sản xuất - Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện - Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng , đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ - Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa xã hội của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam - Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới * Là học sinh: - Cố gắng phấn đấu học tập - Tham gia các phong trào ở trường và địa phương 2 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 1 0,5 0,5 ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ LẺ Câu Nội dung câu hỏi Điểm 1 3 điểm * Tác động của quy luật giá trị: - Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá: thông qua giá cả trên thị trường. + Phân phối lại các yếu tố tư liệu sản xuất và lao động từ ngành này sang ngành khác. + Phân phối lại nguồn hàng từ nơi này sang nơi khác, từ mặt hàng này sang mặt hàng khác theo hướng tăng lợi nhuận. VD: 1 người sản xuất vải, đem ra thị trường bán, nhưng chỉ bán được với giá thấp, bán chậm, không có lãi, nếu tiếp tục sẽ thua lỗ. Vì vậy người này chuyển sang SX, buôn bán quần áo may sẵn có giá cả cao trên thị trường, có lãi. Như vậy để có lãi, người này đã dựa vào giá cả trên thị trường, điều chỉnh từ SX mặt hàng A sang SX mặt hàng B. - Kích thích lực lượng SX phát triển và năng suất lao động tăng lên: + Trên thị trường hàng hóa có giá trị cá biệt khác nhau, nhưng lại được trao đổi và mua bán theo giá trị xã hội của hàng hóa. Vì vậy, người SX, kinh doanh muốn không bị phá sản, đứng vũng trên thị trường phải tìm cách cải tiến kĩ thuật, nâng cao tay ngề sử dụng thành tựu KHKT, cải tiến quản lý SX, tiết kiệm=> kích thích lực lượng SX phát triển => năng suất LĐ tăng lên. VD: Khí người thợ may lđ ở mức trung bình, mỗi ngày 8h may được 4 áo, giá trị 1 áo là 8h/4 áo = 2h nhưng nhờ cải tiến kĩ thuật, dùng máy may tốt hơn, số áo may đựơc 1 ngày tăng thành 8 chiếc, năng suất lúc này đã tăng gấp đôi, giá trị 1 áo chỉ còn 8h/8 áo = 1h => tăng lợi nhuận. - Phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hoá. + Dưới tác động của quy luật giá trị, người SX có điều kiện thuận lợi, khả năng đổi mới kĩ thuật công nghệ, hợp lý hóa SX, năng động, biết nắm bắt quan hệ cung cầu sẽ thu được nhiều lợi nhuận và ngày càng giàu lên. + Ngược lại những người không đáp ứng được các yêu cầu trên sẽ bị thua lỗ, thu hẹp SX, thậm chí bị phá sản trở thành người nghèo. => Đây là mặt hạn chế của quy luật giá trị. VD: h/s tự lấy. 1,5 0,5 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 0,5 2 4 điểm * Khái niệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản và toàn diện các hoạt động kinh tế và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. * tác dụng to lớn và toàn diện của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước: + Tạo điều kiện để phát triển lực lượng sản xuất và tăng năng xuất lao động xã hội..... (Liên hệ thực tế chứng minh) + Tạo ra lực lượng sản xuất mới làm tiền đề cho việc củng cố quan hệ sản xuất XHCN........ (Liên hệ thực tế chứng minh) + Tạo tiền đề hình thành và phát triển nề văn hoá mới XHCN..... (Liên hệ thực tế chứng minh) VD: Sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại tạo tiền đề cho nền văn hóa mới XHCN phát triển theo hướng hiện đại. + Tạo cơ sở vật chất – kĩ thuât cho việc xây dựng nền KT độc lập tự chủ gắn với chủ động hội nhập KT quốc tế, củng cố và tăng cường quốc phòng, an ninh. (Liên hệ thực tế chứng minh) * Trách nhiệm của công dân: - Nhận thức đúng đắn về tính tất yếu khách quan và tác dụng to lớn của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Lựa chọn ngành, mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao, phù hợp với nhu cầu của thị trường. - Ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất. - Học tập, nâng cao trình độ văn hóa, khoa học - công nghệ hiện đại. 1 2 0,5 0,5 0,5 0,5 1 0,25 0,25 0,25 0,25 3 3 điểm * Thành phần kinh tế là Thành phần kinh tế là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất. * Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta : + Do trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nước ta vẫn tồn tại một số thành phần kinh tế của xã hội trước đây; đồng thời xuất hiện thêm những thành phần kinh tế của chế độ xã hội chủ nghĩa. + Do lực lượng sản xuất kém chất lượng , trình độ chênh lệch , có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất khác nhau. * Nêu năm thành phần kinh tế: + Thành phần kinh tế nhà nước. + Thành phần kinh tế tập thể. + Thành phần kinh tế tư nhân. + Thành phần kinh tế tư bản nhà nước. + Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. * Trách nhiệm công dân: - Tin tưởng và chấp hành tốt chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. - Tham gia lao động sản xuất ở gia đình; vận động người thân tham gia đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. - Tổ chức sản xuất, kinh doanh các ngành, nghề và mặt hàng mà pháp luật không cấm. - Chủ động tìm kiếm việc làm trong các thành phần kinh tế. 0,25 0,5 0,25 0,25 1,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 1 0,25 0,25 0,25 0,25 SỞ GD & ĐT BẮC KẠN TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC KẠN *** ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học: 2012 – 2013 Môn: GDCD - Lớp 11 Thời gian làm bài: 45 phút *** Câu 1(3 điểm) Thế nào là sự phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình ? Hãy cho biết vài nét về phát triển kinh tế của gia đình mình và em có thể làm gì để góp phần phát triển kinh tế gia đình? Câu 2 (4 điểm) Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là gì ? Phân tích tính tất yếu khách quan của công ngjhiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Là một học sinh em phải làm gì để góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước? Câu 3 (3 điểm) Theo em, CNXH mà nhân dân ta đang phấn đấu xây dựng có những đặc trưng cơ bản nào ? Là học sinh, chúng ta vận dụng được những đặc trưng cơ bản trên đối với bản thân như thế nào ? - Hết - SỞ GD & ĐT BẮC KẠN TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC KẠN *** ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học: 2012 – 2013 Môn: GDCD - Lớp 11 Thời gian làm bài: 45 phút *** Câu 1 (3 điểm) Quy luật giá trị có những tác động như thế nào trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa? Lấy ví dụ về sự tác động của quy luật giá trị. Câu 2 (4 điểm) Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là gì ? Bằng dẫn chứng thực tế hãy chứng minh tác dụng to lớn và toàn diện của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ta hiện nay? Trách nhiệm của công dân góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Câu 3 (3điểm) Thành phần kinh tế là gì ? Tại sao trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở nước ta phải thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần ? Hãy kể tên các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay. Công dân có trách nhiệm gì đối với việc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần ? - Hết - ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN: GDCD 10 NĂM HỌC 2012 - 2013 (Thời gian 45 phút- không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: 1. Về kiến thức: - Nhằm đánh giá kết quả học tập của học sinh từ bài 1 đến bài 9. 2. Về kĩ năng. - Nhận biết nhanh, phân tích và khả năng vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. - Biết phân tích đánh giá trong phần kiểm tra tự luận. - Rèn kỹ năng phát triển tư duy của bản thân trong cuộc sống. 3.Về thái độ: - Trung thực, tự giác, tích cực nghiêm túc trong học tập, cũng như trong kiểm tra. Từ đó có nỗ lực vươn lên trong học tập để đạt kết quả cao. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: Hình thức tự luận. Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong 45 phút. III. THIẾT LẬP MA TRẬN: Cấp độ nhận thức Tên chủ đề (nội dung, chương, bài) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng Trình bày được phủ định biện chứng và đặc điểm cơ bản của phủ định biện chứng Vận dụng quan điểm phủ định biện chứng trong cuộc sống Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu:1/2 Số điểm:1,5 Số câu: Số điểm: Số câu: Số điểm: Số câu:1/2 Số điểm:1,5 Số câu:1 Số điểm:3 30 % Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức Vai trò của thực tiễn đối với hoạt động nhận thức Lấy ví dụ về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức từ đó rút ra bài học cho bản thân trong việc nâng cao chất lượng học tập. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu:1/2 Số điểm: 2 Số câu: Số điểm: Số câu:1/2 Sốđiểm:1 Số câu: Số điểm: Số câu:1 Sốđiểm:3 30% Bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội vai trò là chủ thể lịch sử của con người. vai trò là chủ thể lịch sử của con người. Lấy một số ví dụ con người sáng tạo ra những giá trị tinh thần cho xã hội ở nước ta. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1/2 Số điểm: 1,5 Số câu:1/2 Số điểm: 2,5 Số câu: Số điểm: Số câu: Số điểm: Số câu:1 Số điểm:4 40% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ Số câu: 1,5 Số điểm:5 50% Số câu: 1/2 Số điểm: 2,5 25% Số câu:1 Số điểm:2,5 25% Số câu: 3 Số điểm:10 100% IV. BIÊN SOẠN ĐỀ THEO MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN GDCD 10 NĂM HỌC 2012 - 2013 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1 (3 điểm) Phủ định biện chứng là gì ? Đặc điểm của phủ định biện chứng được thể hiện như thế nào ? Trong quá trình đi lên Chủ nghĩa xã hội chúng ta kế thừa và loại bỏ những gì của xã hội phong kiến ? Câu 2 (3 điểm) Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Lấy ví dụ chứng minh, từ đó rút ra bài học gì cho quá trình học tập của bản thân ? Câu 4 (4 điểm) vai trò là chủ thể lịch sử của con người. Lấy một số ví dụ con người sáng tạo ra những giá trị tinh thần cho xã hội ở nước ta. SỞ GD & ĐT BẮC KẠN TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC KẠN *** ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học: 2012 – 2013 Môn: GDCD - Lớp 10 Thời gian làm bài: 45 phút *** Câu 1 (3 điểm) Phủ định biện chứng là gì ? Đặc điểm của phủ định biện chứng được thể hiện như thế nào ? Trong quá trình đi lên Chủ nghĩa xã hội chúng ta kế thừa và loại bỏ những gì của xã hội phong kiến ? Câu 2 (3 điểm) Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Lấy ví dụ chứng minh, từ đó rút ra bài học gì cho quá trình học tập của bản thân ? Câu 4 (4 điểm) vai trò là chủ thể lịch sử của con người. Lấy một số ví dụ con người sáng tạo ra những giá trị tinh thần cho xã hội ở nước ta. Hết – SỞ GD & ĐT BẮC KẠN TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC KẠN *** ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học: 2012 – 2013 Môn: GDCD - Lớp 10 Thời gian làm bài: 45 phút *** Câu 1 (3 điểm) Phủ định biện chứng là gì ? Đặc điểm của phủ định biện chứng được thể hiện như thế nào ? Trong quá trình đi lên Chủ nghĩa xã hội chúng ta kế thừa và loại bỏ những gì của xã hội phong kiến ? Câu 2 (3 điểm) Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Lấy ví dụ chứng minh, từ đó rút ra bài học gì cho quá trình học tập của bản thân ? Câu 4 (4 điểm) vai trò là chủ thể lịch sử của con người. Lấy một số ví dụ con người sáng tạo ra những giá trị tinh thần cho xã hội ở nước ta. - Hết - ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung câu hỏi Điểm 1 3 điểm * Phủ định biện chứng: Là phủ định được diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng cũ để phát triển sự vật và hiện tượng mới. VD: Chế độ phong kiến phủ định chế độ chiếm hữu nô lệ. * Đặc điểm của phủ định biện chứng: -Tính khách quan: nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân svht. PĐBC tạo điều kiện, làm tiền đề cho sự phát triển. -Tính kế thừa:là yếu tố khách quan, đảm bảo sự vật hiện tượng giữ lại yếu tố tích cực, gạt bỏ các tiêu cực, lỗi thời để svht phát triển liên tục không ngừng * Đi lên CNXH tính kế thừa và loại bỏ: - Kế thừa: + Truyền thống : tôn sư trọng đạo, yêu nước, đoàn kết, hiếu học... + trang phục : áo dài, áo tứ thân... + nghệ thuật : Hát quan họ, cải lương, tuồng, chèo, nhã nhạc, cồng chiêng... + nghi lễ : Thờ cúng, ma chay, cưới hỏi... - Loại bỏ : + Tư tưởng : Trong nam khinh nữ, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy... + chế độ xã hội : phân chia giai cấp, áp bức bóc lột 0,5 0,5 0,5 1,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 2 3 điểm * Vai trò của thực tiễn: - Thực tiễn là cơ sở của nhận thức: + Mọi nhận thức của con người dù trực tiếp hay gián tiếp đều bắt nguồn từ thực tiễn. Nhờ hoạt động thực tiễn mà con người tiếp xúc tác động vào SVHT, tiếp thu những tri thức của thế hệ trước . Từ đó phát hiện ra các thuộc tính, hiểu được bản chất, quy luật của chúng. + Qua quá trình hoạt động thực tiễn các giác quan của con người cũng phát triển và hoàn thiện, nhờ đó khả năng nhận thức của con người ngày càng sâu sắc và đầy đủ hơn. + VD: Quan sát thời tiết từ đó có tri thức về thiên văn, từ sự đo đạc ruộng đất con người có tri thức về khoa học toán học... - Thực tiễn là động lực của nhận thức: + Thực tiễn luôn đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ, phương hướng cho nhận thức phát triển. + VD : Thực dân Pháp bóc lột nhân dân ta một cách da man. Hàng triệu người Việt Nam ta lúc bấy giờ bị chết đói. Thực tế đó đặt ra nhiệm vụ giải phóng áp bức nô lệ, đánh đuổi thực dân Pháp của dân tộc ta.... - Thực tiễn là mục đích của nhậ thức : + Mục đích cuối cùng của nhận thức là nhằm cải tạo hiện thực khách quan đáp ứng nhu cầu vật chất tinh thần của con người . Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi nó được vận dụng vào thực tiễn. + VD: Phát minh khoa học của con người đưa vào hoạt động thực tiễn làm ra của cải vật chất cho xã hội. - Thực tiễn là tiêu chuẩn chân lý. + Chỉ đem những tri thức thu nhận được ra kiểm nghiệm qua thực tiễn mới thấy tính đúng đắn hay sai sót. + Chân lý là những tri đúng đắn phù hợp với SVHT mà đã thông qua thực tiễn kiểm nghiệm . + VD: Bác Hồ đã chứng minh “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Nhµ b¸c häc Gadilª ph¸t hiÖn ra ®Þnh luËt søc c¶n cña kh«ng khÝ. * Bài học : - Trong häc tËp vµ cuéc sèng cÇn coi träng thùc tiÔn - Tr¸nh lÝ luËn su«ng hoÆc xa rêi thùc tiÔn 2 0,5 0,2 0,5 0,2 0,5 0,2 0,5 0,2 0,2 4 4 điểm * Vai trò là chủ thể lịch sử của con người: - Con người tự sáng tạo ra lịch sử của mình: + Giữa con người và con vật có nhiều điểm khác nhau (con người biết sử dụng ngôn ngữ, chữ viết, hoạt động có ý thức, mục đích,...), nhưng điểm khác nhau cơ bản nhất là con người biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động (CCLĐ), con vật thì không. + Chỉ có con người mới có khả năng chế tạo và sử dụng CCLĐ. Thông qua hoạt động chế tạo và sử dụng CCLĐ con người đã sáng tạo ra lịch sử và tạo ra chính bản thân mình. - Con người là chủ thể sáng tạo nên giá trị vật chất và tinh thần của XH: + Để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu cho sự tồn tại và phát triển (ăn, mặc, ở, đi lại và các sinh hoạt khác), con người không ngừng lao động sáng tạo, tạo ra của cải vật chất phục vụ cho bản thân và xã hội. Sản xuất của cải vật chất là đặc trưng riêng chỉ có ở con người. Quá trình này không chỉ tạo ra của cải vật chất đảm bảo cho sự tồn tại của xã hội, mà còn thúc đẩy trình độ phát triển của xã hội. + Bên cạnh việc tạo ra các giá trị vật chất, con người còn sáng tạo ra các giá trị tinh thần cho xã hội, giúp cho cuộc sống con người nhẹ nhàng, thoải mái, phong phú, đa dạng hơn. - Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội: + Ngay từ những ngày đầu tách mình ra khỏi thế giới động vật - dưới chế độ Cộng sản nguyên thủy, con người luôn khát khao cháy bỏng về một cuộc sống tốt đẹp: tự do, bình đẳng, ấm no, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện...Và không ngừng đấu tranh cho khát vọng này. + Nhưng khi xã hội có giai cấp, thì sự phát triển của xã hội lại đi liền với áp bức, bất công; tự do, dân chủ của một bộ phận nhỏ người đã tước đoạt, chà đạp lên tự do, bình đẳng, dân chủ, hạnh phúc của đại đa số người khác. + Vì vậy, động lực thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để cải tạo xã hội là nhu cầu về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Và thực tế, lịch sử xã hội loài người đã chứng kiến nhiều cuộc cách mạng xã hội với mục đích trên (Cách mạng Pháp 1789, Cách mạng tháng Mười Nga 1917, Cách mạng tháng Tám 1945...) * Ví dụ về con người sáng tạo ra những giá trị tinh thần cho xã hội ở Việt Nam: - Không gian văn hóa cồng chiên Tây Nguyên, hhã nhạc cung đình Huế - Hát xoan, dân ca quan họ Bắc Ninh, Ca trù, truyện Kiều (Nguyễn Du). - Lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh bất khuất chống giặt ngoại xâm, tinh thần quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh, vì nước quên thân vì dân phục vụ (liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm, La Văn Cầu, Phan Đình Dót,tất cả những con người không ai biết mặt đặt tên, nhưng họ đã làm nên Đất nước) - Lòng bao dung, vị tha, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là lành đùm lá rách, giúp đỡ nhau vượt qua hoạn nạn, khó khăn. - Truyền thống hiếu học, ham học hỏi tiếp thu cái mới, tiến bộ 1,5 0,5 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 2,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_gdcd_khoi_12_k11_k10_nam_hoc_2012_2.doc