Đề kiểm tra Học kì I môn Công nghệ Lớp 12 năm học 2012- 2013 (Có đáp án)

doc 5 trang Mạnh Hào 01/03/2024 950
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Học kì I môn Công nghệ Lớp 12 năm học 2012- 2013 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra Học kì I môn Công nghệ Lớp 12 năm học 2012- 2013 (Có đáp án)

Đề kiểm tra Học kì I môn Công nghệ Lớp 12 năm học 2012- 2013 (Có đáp án)
THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN CÔNG NGHỆ 12 – NĂM HỌC 2012-2013
Tên chủ đề (nội dung, chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Mạch chỉnh lưu
 Hiểu được sơ đồ nguyên lí và ưu, nhược điểm của mạch.
Số câu : 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10 %
Số câu: 1
Số điểm: 1 đ 
Mạch khuếch đại 
 Đặc điểm của mạch KĐ dùng IC khuếch đại thuật toán (OA)
Số câu :1
Số điểm: 2 
Tỉ lệ: 20 %
Số câu :1
Số điểm: 2 
Khái niệm về mạch điện tử điều khiển 
 Biết được công dụng mạch điện tử điều khiển.
Ứng dụng thực tế của mạch ĐTĐK
Số câu : 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20 %
Số câu: 1/2
Số điểm: 1 đ 
Số câu: 1/2
Số điểm: 1đ 
Mạch điều khiển tín hiệu 
Sơ đồ khối và nguyên lý chung của mạch điều khiển tín hiệu 
Số câu : 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20 %
Số câu: 1
Số điểm: 2đ 
Mạch điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều 1 pha
Nguyên lí làm việc của mạch ĐK tốc độ ĐCĐXC một pha bằng triac
Nguyên lí làm việc của mạch ĐK tốc độ ĐCĐXC một pha bằng triac
Số câu : 1
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30 %
Số câu: 1/2
Số điểm: 2đ 
Số câu: 1/2
Số điểm: 1đ 
Tổng số câu: 5
Tổng điểm: 10
Tỉ lệ: 100 %
Số câu: 2,5
Số điểm: 5 đ
Tỉ lệ: 60 %
Số câu: 1,5
Số điểm: 3 đ
Tỉ lệ: 30 %
Số câu: 1
Số điểm: 2đ
Tỉ lệ: 10 %
BIÊN SOẠN CÂU HỎI KIỂM TRA THEO MA TRẬN ĐỀ
 Câu 1. Tại sao trong thực tế mạch chỉnh lưu dùng 4 điôt (hình cầu) được dùng nhiều hơn mạch chỉnh lưu dùng 2 điôt (hình tia) ?
Câu 2. Mạch khuếch đại dùng OA mắc kiểu khuếch đại đảo có đặc điểm gì? Muốn điều chỉnh hệ số khuếch đại của mạch điện thì làm thế nào ?
Câu 3. Hãy nêu công dụng của mạch điện tử điều khiển ? Lấy các ví dụ thực tế minh hoạ ?
Câu 4. Vẽ sơ đồ khối và trình bày nguyên lý chung của mạch điều khiển tín hiệu ?
Câu 5. 
a. Khi sử dụng triac để điều khiển tốc độ động cơ cần tác động vào thông số nào của nguồn cấp điện cho động cơ ? 
b. Trong mạch điều khiển bằng triac, muốn điều khiển được tốc độ động cơ cần phải làm thế nào ? Tại sao ?
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN CÔNG NGHỆ 12 – NĂM HỌC 2012-2013
Câu
Nội dung cần đạt
Thang điểm
1
Trong thực tế mạch chỉnh lưu dùng 4 điôt (hình cầu) được dùng nhiều hơn C là vì: 
- Biến áp nguồn là loại thông thường, không có yêu cầu đặc biệt (Mạch chỉnh lưu hình tia thì cuộn thứ cấp của biến áp nguồn phải được quấn thành hai nửa cân xứng nhau); 
- Tuổi thọ của mạch cao hơn vì điôt chỉ phải chịu điện áp ngược bằng điện áp làm việc của mạch (Mạch chỉnh lưu hình tia điôt phải chịu điện áp ngược cao gấp đôi biên độ điện áp làm việc)
1đ
2
- Mạch khuếch đại dùng OA mắc kiểu khuếch đại đảo có đặc điểm: Mạch có hồi tiếp âm thông qua Rht. Đầu vào không đảo được nối đất (nối với điểm chung của mạch điện). Tín hiệu vào đưa đến đầu vào đảo của OA, điện áp ở đầu ra ngược dấu với điện áp ở đầu vào và đã được khuếch đại.
- Hệ số khuếch đại điện áp Kd = Rht / R1. 
Muốn điều chỉnh hệ số khuếch đại của mạch điện thì chỉ cần điều chỉnh trị số Rht.
1đ
1đ
3
Công dụng của mạch điện tử điều khiển và ví dụ thực tế minh hoạ:
- Điều khiển tín hiệu. VD mạch điều khiển đèn tín hiệu giao thông, điều khiển bảng điện tử, ...
- Tự động hoá các máy móc thiết bị. VD mạch điều khiển dây chuyền sản xuất, lắp ráp ô tô, máy tiện tự động CNC, ...
- Điều khiển các thiết bị dân dụng. VD mạch điều khiển quạt, máy điều hoà, ti vi, ...
- Điều khiển trò chơi giải trí. VD điều khiển ô tô, máy bay,...
2đ
4
Sơ đồ khối của mạch điều khiển tín hiệu: 
Nhận lệnh
Xử lí
Khuếch đại
Chấp hành
- Nguyên lý chung: Sau khi nhận lệnh báo hiệu từ một cảm biến, mạch điều khiển xử lí tín hiệu đã nhận, điều chế theo một nguyên tắc nào đó. Sau khi xử lí xong, tín hiệu được khuếch đại đến công suất cần thiết và đưa tới khối chấp hành. Khối chấp hành sẽ phát lệnh báo hiệu bằng chuông, đèn, hàng chữ nổi và chấp hành lệnh.
1đ
1đ
5
a. Khi sử dụng triac để điều khiển tốc độ động cơ cần tác động vào điện áp của nguồn cấp điện cho động cơ.
b. Trong mạch điều khiển bằng triac, muốn điều khiển được tốc độ động cơ cần phải điều chỉnh biến trở VR.
Vì: Khi thay đổi điện trở VR, hằng số thời gian nạp tụ thay đổi, thời điểm mở triac thay đổi, khoảng thời gian dẫn dòng điện của triac thay đổi, điện áp và dòng điện đưa vào động cơ được điều chỉnh làm thay đổi tốc độ của động cơ.
1đ
2đ
Họ tên: ............................................ 	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Lớp: .............. 	MÔN CÔNG NGHỆ 12 – NĂM HỌC 2012-2013
	Điểm ...................
Câu 1. Tại sao trong thực tế mạch chỉnh lưu dùng 4 điôt (hình cầu) được dùng nhiều hơn mạch chỉnh lưu dùng 2 điôt (hình tia) ?
Câu 2. Mạch khuếch đại dùng OA mắc kiểu khuếch đại đảo có đặc điểm gì? Muốn điều chỉnh hệ số khuếch đại của mạch điện thì làm thế nào ?
Câu 3. Hãy nêu công dụng của mạch điện tử điều khiển ? Lấy các ví dụ thực tế minh hoạ ?
Câu 4. Vẽ sơ đồ khối và trình bày nguyên lý chung của mạch điều khiển tín hiệu ?
Câu 5. 
a. Khi sử dụng triac để điều khiển tốc độ động cơ cần tác động vào thông số nào của nguồn cấp điện cho động cơ ? 
b. Trong mạch điều khiển bằng triac, muốn điều khiển được tốc độ động cơ cần phải làm thế nào ? Tại sao ?
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_cong_nghe_lop_12_nam_hoc_2012_2013.doc