Đề kiểm tra Giữa Học kì II môn Hóa học Lớp 11 năm học 2020- 2021 - Mã đề 611
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Giữa Học kì II môn Hóa học Lớp 11 năm học 2020- 2021 - Mã đề 611", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra Giữa Học kì II môn Hóa học Lớp 11 năm học 2020- 2021 - Mã đề 611
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGÔ QUYỀN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2020–2021 Môn: HÓA HỌC Khối: 11 (chương trình chuẩn) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm 03 trang) Mã đề: 611 Họ, tên thí sinh: Lớp: Số báo danh: Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H =1, C = 12, N = 14, O = 16, Na = 23, Mg = 24, Al = 27, S =32, Cl = 35,5, K = 39, Ca = 40, Cr = 52, Fe = 56, Cu = 64, Zn = 65, Ag = 108, Ba =137. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm – 28 câu) Câu 1: Đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ là A. liên kết trong phân tử chủ yếu là liên kết ion. B. tan trong nước, không tan trong dung môi hữu cơ. C. nhiêt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao. D. thường kém bền với nhiệt và dễ cháy. Câu 2: Số liên kết π trong phân tử isopren là A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 3: Công thức phân tử tổng quát CnH2n-2 ( n ≥ 3) là công thức của dãy đồng đẳng A. Ankin. B. Anken. C. Ankan. D. Ankađien. Câu 4: Những chất có cùng công thức phân tử nhưng có công thức cấu tạo khác nhau gọi là A. đồng trùng hợp. B. đồng vị. C. đồng phân. D. đổng đẳng. Câu 5: Ankan có những loại đồng phân nào? A. Mạch cacbon. B. Vị trí liên kết bội. C. Vị trí nhóm chức. D. Loại nhóm chức. Câu 6: Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch brom? A. Cacbonđioxit. B. Metan. C. Propen. D. Propan. Câu 7: Số liên kết σ trong phân tử C3H8 là A. 7. B. 10. C. 9. D. 8. Câu 8: Công thức phân tử tổng quát dãy đồng đẳng ankan là A. CnH2n (n ≥ 2). B. CnH2n-2 (n ≥ 2). C. CnH2n+2 (n ≥ 1). D. CnH2n-6 (n ≥ 6). Câu 9: Chất X có tên thay thế: 3,3 – đimetylbut – 1 – in. Công thức cấu tạo của X là A. CH3– CH(CH3)– C ≡ CH. B. CH3– C(CH3)2– CH2–C ≡ CH. C. CH3– C ≡ C – CH3. D. CH3– C(CH3)2–C ≡ CH. Câu 10: Phản ứng đặc trưng của hiđrocacbon no là A. phản ứng thế. B. phản ứng oxi hóa. C. phản ứng tách. D. phản ứng cộng. Câu 11: Hiđrocacbon no là A. hợp chất hữu cơ trong phân tử chỉ có hai nguyên tố C và H. B. hiđrocacbon mà trong phân tử chỉ chứa 1 nối đôi. C. hợp chất hữu cơ mà trong phân tử chỉ có liên kết đơn. D. hiđrocacbon mà trong phân tử chỉ có liên kết đơn. Câu 12: Chất nào sau đây là chất lỏng ở nhiệt độ thường? A. C2H2. B. C5H8. C. CH4. D. C4H10. Câu 13: Thành phần chính của “khí thiên nhiên” là A. propan. B. metan. C. butan. D. etan. Câu 14: Số đồng phân cấu tạo mạch hở của hợp chất C4H8 là A. 3. B. 6. C. 4. D. 5. Câu 15: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa? A. CH3– CH = CH2. B. CH3– C ≡ C – CH3. C. CH3–C ≡ CH. D. CH3– CH – CH = CH2. Câu 16: Chất X có công thức cấu tạo CH3–CH=CH–CH3. Tên thay thế của X là A. but-2-in. B. but-2-en. C. butan. D. but-1-en. Câu 17: Hợp chất hữu cơ X có công thức đơn giản nhất là CH2O. Tỉ khối hơi của X so với Heli (M = 4) bằng 15. Công thức phân tử của X là A. C3H6O2. B. CH2O. C. C4H8O2. D. C2H4O2. Câu 18: Ứng dụng nào sau đây không phải của ankan? A. Chất đốt: nến, giấy nến, giấy dầu. B. Nguyên liệu tổng hợp polime. C. Dung môi, dầu mỡ bôi trơn. D. Nhiên liệu cho động cơ (xăng, dầu,). Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai ankađien kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, thu được 0,21 mol CO2 và 0,15 mol nước. Vậy công thức phân tử của 2 ankađien là A. C3H6 và C4H8. B. C4H8 và C5H10. C. C3H4 và C4H6. D. C4H6 và C5H8. Câu 20: Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất? A. Etan. B. Butan. C. Propan. D. Isobutan. Câu 21: Cracking hoàn toàn C5H12 thu được tối đa bao nhiêu sản phẩm gồm các hiđrocacbon? A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 22: Sản phẩm thu được khi cho axetilen tác dụng với H2O/HgSO4, 800C là A. CH3CHO. B. CH3COOH. C. CH3CH2OH. D. CH2=CH-OH. Câu 23: Khi clo hoá một ankan X chỉ thu được một dẫn xuất monoclo duy nhất. Biết tỉ khối hơi của X so với Heli (M = 4) là 18. Tên của ankan X là A. isopentan. B. 3,3-đimetylhecxan. C. 2,2,3-trimetylpentan. D. 2,2-đimetylpropan. Câu 24: Cho 2 ml ancol etylic vào ống nghiệm khô có sẵn vài viên đá bọt, sau đó thêm từng giọt dung dịch H2SO4đặc, lắc đều. Đun nóng hỗn hợp, sinh ra hiđrocacbon Y, dẫn khí Y vào ống nghiệm đựng dung dịch KMnO4. Hiện tượng quan sát ở ống nghiệm là A. không hiện tượng. B. dung dịch bị nhạt màu. C. dung dịch nhạt màu và có kết tủa vàng. D. dung dịch nhạt màu và có kết tủa đen. Câu 25: Hiđro hóa hoàn toàn isopren thu được A. isopentan. B. pentan. C. butan. D. isobutan. Câu 26: Trong công nghiệp ngày nay, axetilen được điều chế bằng cách A. cho bạc axetilua (AgC≡CAg) tác dụng với axit clohidric. B. nhiệt phân CH4 ở 15000C rồi làm lạnh nhanh sản phẩm. C. cho canxi cacbua (CaC2) tác dụng với nước. D. cho 1,2 – đicloetan tác dụng với KOH trong ancol. Câu 27: Dẫn từ từ 8,4 gam but-1-en lội chậm qua bình đựng dung dịch Br2, khi kết thúc phản ứng thấy có x mol brom phản ứng. Giá trị của x là A. 0,15 mol. B. 0,3 mol. C. 0,2 mol. D. 0,1 mol. Câu 28: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ dung dịch X: Hình vẽ trên minh họa cho phản ứng nào? A. NaCl (rắn) + H2SO4 (đặc) NaHSO4 + HCl. B. C2H5OH C2H4 + H2O. C. CH3COONa(rắn) + NaOH (rắn) Na2CO3 + CH4↑. D. NH4Cl + NaOH NaCl + NH3 + H2O. II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm – 4 câu) Câu 29 (1 điểm): Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các chất mất nhãn sau: etilen và axetilen. Viết phương trình phản ứng xảy ra. Câu 30 (1 điểm): Đốt cháy hoàn toàn 1,12 lít một anken X (đktc), thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc). a. Xác định công thức phân tử của X. b. Viết công thức cấu tạo của X. Biết X tác dụng với dung dịch HBr tạo ra một sản phẩm duy nhất. Câu 31 (0,5 điểm): Xác định các chất X, Y và viết phương trình hóa học của các phản ứng trong sơ đồ chuyển hóa sau: CH3COONa X C2H2 Y C2H5OH. Câu 32 (0,5 điểm): Dẫn 1,68 lít hỗn hợp khí X gồm hai hidrocacbon vào bình đựng dung dịch brom (dư Sau khi phản ứng hoàn toàn, có 4 gam brom đã phản ứng và còn lại 1,12 lít khí Y. Nếu đốt cháy hoàn toàn 1,68 lít hỗn hợp khí X thì sinh ra 2,8 lít khí CO2. Tính phần trăm khối lượng mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu. (Biết thể tích khí đều đo ở đktc). --------------- Hết --------------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_hoa_hoc_lop_11_nam_hoc_2020_2.doc