Đề kiểm tra Giữa Học kì I môn Hóa học Lớp 12 năm học 2020- 2021 - Mã đề 132 (Kèm đáp án)

doc 4 trang Mạnh Hào 25/09/2024 450
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Giữa Học kì I môn Hóa học Lớp 12 năm học 2020- 2021 - Mã đề 132 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra Giữa Học kì I môn Hóa học Lớp 12 năm học 2020- 2021 - Mã đề 132 (Kèm đáp án)

Đề kiểm tra Giữa Học kì I môn Hóa học Lớp 12 năm học 2020- 2021 - Mã đề 132 (Kèm đáp án)
MÃ ĐỀ: 132
ĐỀ CHÍNH THỨC
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP. CẦN THƠ
TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA
(Đề kiểm tra gồm 04 trang)
KIỂM TRA GIỮA KỲ I LỚP 12
NĂM HỌC 2020 – 2021 
Môn: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Họ và tên học sinh: Lớp:, SBD:
(Biết: H = 1, C =12, O =16, N = 14, Br =80, K = 39, Na =23, Ca =40, Ag =108, Cl =35,5)
Câu 1: Hợp chất nào dưới đây có tính bazơ yếu nhất ?
	A. Metylamin.	B. Amoniac.	C. Phenylamin.	D. Natri hidroxit.
Câu 2: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
	A. 3.	B. 4.	C. 2.	D. 5.
Câu 3: Chất thuộc loại amin thơm bậc 1 là
	A. CH3-CH2-NH2	B. CH3-NH-CH3	C. (CH3)3N	D. C6H5-NH2
Câu 4: Chất nào sau đây là đồng phân của glucozơ ?
	A. Fructozơ.	B. Saccarozơ.	C. Amilozơ.	D. Xenlulozơ.
Câu 5: Thuốc thử để phân biệt glucozơ và fructozơ là
	A. Cu(OH)2.	B. dung dịch Br2.
	C. dung dịch AgNO3/ NH3.	D. dung dịch NaOH.
Câu 6: Chất nào sau đây thuộc loại đipeptit?
	A. H2N-CH2-CONH-CH2-CONH-CH2COOH.
	B. H2NCH2CH2CONH-CH2COOH.
	C. H2NCH2CH2CONH-CH2-CH2COOH.
	D. H2N-CH2CONH-CH(CH3)-COOH.
Câu 7: Thuỷ phân este C4H6O2 trong môi trường axit ta thu được một hỗn hợp các chất đều có phản ứng tráng gương. Vậy công thức cấu tạo của este có thể là
	A. CH3–COO–CH=CH2.	B. H–COO–CH2–CH=CH2.
	C. H–COO–CH=CH– CH3.	D. CH2=CH–COO–CH3.
Câu 8: Este X có M = 86. Thủy phân X trong môi trường kiềm thu được sản phẩm có phản ứng tráng gương. CTCT của X là
	A. CH3–COO–CH=CH2.	B. CH3–COO–CH2–CH=CH2.
	C. H–COO–CH=CH2.	D. CH2=CH–COO–CH3.
Câu 9: Số đồng phân amin của C3H9N là
	A. 4.	B. 2.	C. 1.	D. 3.
Câu 10: Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và
	A. phenol.	B. este đơn chức.
	C. ancol đơn chức.	D. glixerol.
Câu 11: Cho các chất sau: NaOH, HCl, H2SO4, CH3OH (xt HCl), Na2CO3. Số chất tác dụng được với alanin là
	A. 4.	B. 5.	C. 2.	D. 3.
Câu 12: Este nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng tráng gương?
	A. etyl axetat.	B. metyl propionat.
	C. metyl fomiat.	D. propyl axetat.
Câu 13: Thuốc thử dùng nhận biết hồ tinh bột là dung dịch
	A. I2.	B. HCl.	C. NaOH.	D. AgNO3/NH3.
Câu 14: Số liên kết peptit có trong một phân tử tetrapeptit là
	A. 4.	B. 3.	C. 2.	D. 1.
Câu 15: Số trieste tối đa có thể được tạo ra từ axit stearic và axit oleic với glixerol là
	A. 2.	B. 4.	C. 6.	D. 8.
Câu 16: Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3COOCH2CH3. Tên gọi của X là
	A. metyl axetat.	B. etyl axetat.
	C. propyl axetat.	D. metyl propionat.
Câu 17: Chất béo nào sau đây tồn tại trạng thái lỏng ở điều kiện thường?
	A. C15H31COOC3H5(OOCC17H35)2.	B. (C17H33COO)3C3H5.
	C. (C17H35COO)3C3H5.	D. (C15H31COO)3C3H5.
Câu 18: Khi thủy phân saccarozơ thì thu được
	A. ancol etylic.	B. glucozơ.
	C. fructozơ.	D. glucozơ và fructozơ.
Câu 19: Công thức cấu tạo dạng mạch hở của fructozơ là
	A. CH2OH[CHOH]4CHO.	B. CH2OH[CHOH]3CHO.
	C. CH2OH[CHOH]4CH2OH.	D. CH2OH[CHOH]3COCH2OH.
Câu 20: Khi cho lòng trắng trứng tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm sẽ tạo hợp chất có màu
	A. đỏ.	B. vàng.	C. xanh.	D. tím.
Câu 21: Trong số các chất: Glucozơ, Fructozơ, Saccarozơ, Tinh bột, Xenlulozơ. Số chất có phản ứng tráng bạc là
	A. 3.	B. 2.	C. 4.	D. 5.
Câu 22: Cho các chất (1) glucozơ, (2) saccarozơ, (3) tinh bột, (4) glixerol, (5) xenlulozơ, (6) fructozơ . Những chất bị thuỷ phân là
	A. (2), (3), (5).	B. (2), (3), (4).	C. (1), (2), (3).	D. (4), (5), (6).
Câu 23: Dung dịch làm quì tím hóa xanh là
	A. Lysin.	B. Alanin.	C. Glyxin.	D. Axit glutamic.
Câu 24: Thuỷ phân hỗn hợp metyl fomiat và metyl axetat trong dung dịch NaOH đun nóng, sau phản ứng ta thu được
	A. 2 muối và 1 ancol.	B. 1 muối và 2 ancol.
	C. 2 muối và 2 ancol.	D. 1 muối và 1 ancol.
Câu 25: Phản ứng nào sau đây chuyển hoá glucozơ và fructozơ thành một sản phẩm duy nhất?
	A. Phản ứng với Cu(OH)2.	B. Phản ứng với dd AgNO3/NH3.
	C. Phản ứng với Na.	D. Phản ứng với H2/Ni, t0.
Câu 26: Để chuyển hóa hoàn toàn 0,1 mol triolein thành 0,1 mol tristearin trong điều kiện thích hợp, người ta cần dùng một thể tích khí hidro là
	A. 2,24 lit.	B. 8,96 lit.	C. 6,72 lit.	D. 4,48 lit.
Câu 27: Nhận biết glucozơ, ancol etylic, anđehit axetic và glixerol có thể chỉ dùng một thuốc thử là
	A. dung dịch brom.	B. AgNO3/NH3.
	C. Cu(OH)2.	D. HNO3.
Câu 28: Khối lượng phân tử trung bình của xenlulozơ trong sợi bông là 64.800.000 đ.v.C. Vậy số gốc glucozơ có trong xenlulozơ nêu trên là
	A. 300.000.	B. 400.0000.	C. 100.000.	D. 200.000.
Câu 29: Cho 0,15 mol axit glutamic vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho KOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol KOH đã phản ứng là
	A. 0,50.	B. 0,60.	C. 0,65.	D. 0,55.
Câu 30: Cho các dung dịch : glucozơ, glixerol, etanol và lòng trắng trứng. Tất cả các chất tác dụng được với Cu(OH)2 là
	A. glucozơ, glixerol, etanol, lòng trắng trứng.
	B. glucozơ và lòng trắng trứng.
	C. glucozơ, glixerol và lòng trắng trứng.
	D. Glucozơ và glixerol.
Câu 31: Cho ba dung dịch có cùng nồng độ mol : (1) H2NCH2COOH, (2) CH3COOH, (3) CH3CH2NH2. Dãy xếp theo thứ tự tính bazơ tăng dần là
	A. (2), (1), (3).	B. (3), (1), (2).	C. (2) , (3) , (1).	D. (1), (2), (3).
Câu 32: Một mẫu glucozơ có chứa 2% tạp chất được lên men rượu với hiệu suất 45% thì thu được 1 lít ancol 46o. Tính khối lượng mẫu glucozơ đã dùng. Biết khối lượng riêng của ancol nguyên chất là 0,8g/ml.
	A. 1632,65gam.	B. 816,32gam.	C. 720,0gam.	D. 1600,00gam.
Câu 33: Đun nóng 8,8 gam etyl axetat với 150 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì khối lượng chất rắn khan thu được là bao nhiêu?
	A. 8,2 gam.	B. 8,4 gam.	C. 10,4 gam.	D. 10,2 gam.
Câu 34: Thuỷ phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X thì thu được 3 mol glyxin; 1 mol alanin và 1 mol valin. Khi thuỷ phân không hoàn toàn X thì trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipeptit Ala-Gly; Gly-Ala và tripeptit Gly-Gly-Val. Amino axit đầu N, amino axit đầu C ở pentapeptit X lần lượt là:
	A. Ala, Val.	B. Gly, Val.	C. Gly, Gly.	D. Ala, Gly.
Câu 35: Chất A là một-amino axit chỉ chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH. Cho 7,25 g A tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 9,075 gam muối clorua. CTCT của A là
	A. CH3-CH(NH2)-COOH.	B. H2N-[CH2]2-COOH.
	C. CH2(NH2)-[CH2]4-CH(NH2)-COOH.	D. CH3-[CH2]4-CH(NH2)-COOH.
Câu 36: Cho 1,76 gam một este no, đơn chức phản ứng vừa hết với 40ml dung dịch NaOH 0,5M thu được chất X và chất Y. Đốt cháy hoàn toàn 1,2 gam chất Y được 2,64 gam CO2 và 1,44 gam H2O. Công thức cấu tạo của este là
	A. HCOOCH2CH2CH3.	B. CH3COOC2H5.
	C. C2H5COOCH3.	D. CH3COOCH(CH3)2.
Câu 37: Có thể tổng hợp ancol etylic theo sơ đồ sau: 
	 CO2 → Tinh bột → Glucozơ → Ancol etylic.
Tính thể tích khí CO2 sinh ra kèm theo sự tạo thành ancol etylic nếu CO2 lúc đầu dùng là 1120 lít (đktc) và hiệu suất của mỗi quá trình lần lượt là 60%; 75%; 80%.
	A. 373,3 lít.	B. 149,3 lit.	C. 134,4 lít.	D. 112,0 lit.
Câu 38: Xà phòng hóa 13,6 gam phenyl axetat bằng 230 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch, thu được chất rắn khan có khối lượng là
	A. 8,2 gam.	B. 20,6 gam.	C. 21 gam.	D. 9 gam.
Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn một lượng amin đơn chức thu được hơi H2O và CO2 với tỉ lệ thể tích là 7 : 6. CTPT của A là
	A. C2H7N.	B. C3H7N.	C. C3H9N.	D. C4H9N.
Câu 40: Cho m gam glucozơ lên men thành etanol với hiệu suất 80%. Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 sinh ra vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 20g kết tủa.Giá trị m là
	A. 42,5.	B. 22,25	C. 11,25.	D. 22,5.
..HẾT..
Học sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_hoa_hoc_lop_12_nam_hoc_2020_20.doc
  • xlsxĐáp án Hóa 12.xlsx