Đề kiểm tra Giữa Học kì I môn Hóa học Lớp 11 năm học 2020- 2021 - Mã đề 485 (Kèm đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Giữa Học kì I môn Hóa học Lớp 11 năm học 2020- 2021 - Mã đề 485 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra Giữa Học kì I môn Hóa học Lớp 11 năm học 2020- 2021 - Mã đề 485 (Kèm đáp án)
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP. CẦN THƠ TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề kiểm tra gồm 03 trang) KIỂM TRA GIỮA KỲ I LỚP 11 NĂM HỌC 2020 – 2021 Môn: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề MÃ ĐỀ: 485 Họ và tên học sinh: Lớp:, SBD: (Cho: H=1; N =14; O = 16; Mg = 24; P = 31; S = 32; K = 39; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65) A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 câu – 7,0 điểm) Câu 1: N2 thể hiện tính khử khi phản ứng với A. H2. B. Li. C. O2. D. Mg. Câu 2: Oxit nào sau đây được điều chế trực tiếp từ khí nitơ và khí oxi? A. NO2. B. NO. C. N2O5. D. N2O. Câu 3: Muối nào sau đây nhiệt phân tạo khí N2O? A. NH4NO2 hoặc NH4NO3. B. NH4HCO3. C. NH4NO2 D. NH4NO3. Câu 4: Ứng dụng của muối nitrat trong nông nghiệp là A. điều chế thuốc diệt nấm. B. dùng làm phân bón. C. điều thuốc kích diệt cỏ. D. điều chế thuốc trừ sâu. Câu 5: Axit nitric tinh khiết, không màu để ngoài ánh sáng lâu ngày sẽ chuyển thành: A. màu trắng đục. B. màu xanh nhạt. C. màu vàng. D. không chuyển màu. Câu 6: Chất khí nào sau đây có mùi khai? A. CO2. B. O2. C. H2. D. NH3. Câu 7: Axit photphoic là một axit A. rất yếu. B. mạnh. C. yếu. D. trung bình. Câu 8: Photpho cháy trong oxi dư thu được sản phẩm là A. P2O5. B. P2O3. C. PO3. D. P2O4. Câu 9: Khi tác dụng với oxi, NH3 thể hiện tính A. khử. B. axit. C. oxi hóa. D. bazơ. Câu 10: Cho dung dịch NaOH dư vào 150 ml dung dịch (NH4)2SO4 1M, đun nóng nhẹ. Thể tích khí thu được (ở đktc) là bao nhiêu lít? A. 0,15. B. 3,36. C. 0,30. D. 6,72. Câu 11: Muối nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng tạo ra khí NH3? A. (NH4)2SO4. B. NaNO3. C. HCl. D. NaCl. Câu 12: Trong các phản ứng sau đây, phản ứng nào HNO3 đóng vai trò là chất oxi hóa? A. ` B. ` C. ` D. ` Câu 13: NH3 thể hiện tính bazơ trong phản ứng: A. 4NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2O. B. 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl. C. NH3 + HCl → NH4Cl. D. 2NH3 + 3CuO → 3Cu + N2 + H2O. Câu 14: Nhiệt phân muối Cu(NO3)2, tổng hệ số cân bằng (nguyên, tối giản) của phản ứng là A. 9. B. 8. C. 4. D. 5. Câu 15: Hai dạng thù hình quan trọng của photpho là A. P trắng và P đỏ. B. P đỏ và P đen. C. P trắng và P đen. D. P trắng và P đen . Câu 16: Nhiệt phân hoàn toàn muối RNO3 (R: hoá trị 1) thu được khí màu nâu đỏ và phần rắn không tan trong H2SO4 loãng. Chọn muối thích hợp: A. NH4NO3. B. Cu(NO3)2. C. AgNO3. D. NaNO3. Câu 17: Muối được ứng dụng làm bột nở trong thực phẩm là A. NH4Cl. B. Na2CO3. C. (NH4)2CO3. D. NH4HCO3. Câu 18: Khí N2 rất bền, ở điều kiện thường không tham gia phản ứng hoá học là do A. Độ âm điện của nitơ lớn nhưng chỉ thua O và F. B. Trong phân tử nitơ có liên kết ba rất bền. C. Nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ nhất. D. Nitơ có độ âm điện lớn nhất trong phân nhóm chính. Câu 19: Muối nitrat nào khi nhiệt phân cho ra oxit kim loại? A. KNO3. B. Cu(NO3)2. C. NaNO3. D. AgNO3. Câu 20: Axit nitric đặc nguội không phản ứng được với các chất trong nhóm nào sau đây? A. Fe, Cu. B. Cu, Zn. C. Ag, Mg. D. Al, Fe. Câu 21: Cho 0,09 mol Cu vào 400 ml dung dịch chứa HNO3 0,3 M và H2SO4 0,1M. Đến khi phản ứng kết thúc, thể tích khí NO (sản phẩm khử duy nhất) thoát ra ( ở đktc) là A. 1,344 lít. B. 0,896 lít. C. 1,12 lít. D. 0,672 lít. Câu 22: Trộn 200ml dung dịch KOH 1,5 M với 300ml dung dịch H3PO4 0,8M. Sản phẩm thu được trong dung dịch sau phản ứng là A. K3PO4 và K2HPO4. B. K3PO4. C. KH2PO4 và K3PO4. D. KH2PO4 và K2HPO4. Câu 23: Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3, và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch axit HNO3 loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 35,50. B. 49,09. C. 38,72. D. 34,36. Câu 24: Cho 13 gam Zn tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch HNO3 thu được 6,72 lít hỗn hợp NO và NO2 ở đktc (không có sản phẩm khử khác). Số mol HNO3 cần dùng là A. 1,2. B. 0,7. C. 0,5. D. 1,0. Câu 25: Hoà tan hết một lượng bột Fe vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được hỗn hợp khí gồm 0,03 mol N2O và 0,02 mol NO. Khối lượng Fe đã bị hoà tan là A. 8,4 gam. B. 5,6 gam. C. 2,8 gam. D. 3,36 gam. Câu 26: Cho dung dịch NH3 dư vào 120 ml dung dịch AlCl3 1M. Khối lượng kết tủa sinh ra là bao nhiêu gam? A. 9,36. B. 6,12. C. 2,04. D. 13,35. Câu 27: Để điều chế được 51 gam NH3 với hiệu suất phản ứng đạt 25%, thể tích khí N2 (đktc) cần dùng là A. 134,4 lít. B. 100,8 lít. C. 403,2 lít. D. 25,2 lít. Câu 28: Dung dịch axit photphoric có chứa các ion (bỏ qua sự điện li của nước):. A. H+, HPO42-, PO43-. B. H+, H2PO4- , HPO42-, PO43-. C. H+, PO43-. D. H+, H2PO42-, PO43-. B. PHẦN TỰ LUẬN ( 3,0 điểm ) Câu 29: Viết phương trình của các phản ứng hóa học theo sơ đồ sau: (1,5đ) NH3 NO NO2 HNO3 Câu 30: Hòa tan hoàn toàn 16,78 gam hỗn hợp Cu và Zn bằng HNO3 đặc, thấy sinh ra 11,648 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc) bay ra. Viết phương trình của các phản ứng hóa học xảy ra. (0,5đ) Tính số mol HNO3 cần dùng. (1,0đ) ..HẾT.. Học sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_hoa_hoc_lop_11_nam_hoc_2020_20.doc
- ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA HKI - K11.docx