Đề kiểm tra 1 tiết Học kì I môn Sinh học Lớp 11 năm học 2012- 2013 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết Học kì I môn Sinh học Lớp 11 năm học 2012- 2013 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra 1 tiết Học kì I môn Sinh học Lớp 11 năm học 2012- 2013 (Có đáp án)
KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: Sinh học 11 – HK I Năm học: 2012 - 2013 I. Ma trận đề Chủ đề chính Các mức độ nhận thức Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Trắc nghiệm KQ Tự luận Trắc nghiệm KQ Tự luận Trắc nghiệm KQ Tự luận Quang hợp ở thực vật 5 câu 1.25 đ 1 câu 2 đ 4 câu 1 đ 10 câu 4.25 đ Hô hấp ở thực vật 3 câu 0.75 đ 1 câu 0.25 đ 4 câu 1 đ Tiêu hoá ở động vật 5 câu 1.25 đ 1 câu 0.25 đ 1 câu 2 đ 7 câu 3.5 đ Hô hấp ở động vật 2 câu 0.5 đ 3 câu 0.75 đ 5 câu 1.25 đ Tổng 12 câu 3 đ 1 câu 2 đ 11 câu 2.75 đ 1 câu 0.25 đ 1 câu 2 đ 26 câu 10 đ II. Đề kiểm tra 1. Trắc nghiệm ( 6 đ) Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất trong mỗi câu sau Câu 1. Vai trò quan trọng nhất của hô hấp đối với thực vật là? a. Cung cấp năng lượng b. Tạo các sản phẩm trung gian c. Tăng khả năng chống chịu d. Miễn dịch cho cây Câu 2. Cá voi sống trong nước có hình thức hô hấp nào sau đây? a. Hô hấp bằng mang b. Hô hấp bằng phổi c. Hô hấp qua da d. Hô hấp bằng mang và da Câu 3. Các phản ứng của pha tối phụ thuộc chủ yếu vào? a. Cường độ ánh sáng b Nhiệt độ c. Nồng độ CO2 d. Độ pH Câu 4. Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào sau có hiệu quả trao đổi khí cao nhất? a. Cơ quan hô hấp của ếch nhái (phổi và da) b. Phổi của bò sát c. Cơ quan hô hấp của chim d. Cơ quan hô hấp của thú Câu 5. Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, CAM giống nhau ở điểm nào? a. Pha sáng b. Pha tối c. Cả 2 pha d. Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên Câu 6. Ở động vật có dạ dày đơn, quá trình biến đổi sinh học với sự tham gia của hệ vi sinh vật diễn ra tại đâu? a. Khoang miệng b. Thực quản c. Dạ dày d. Manh tràng Câu 7. Trong hô hấp, sản phẩm của quá trình phân giải kị khí là? a. Rượu etilic b. Axit lactic c. a hoặc b d. Cả a và b Câu 8. Sự thông khí trong các ống khí của côn trùng thực hiện được là nhờ? a. Sự co dãn của phần bụng b. Sự di chuyển của chân c. Sự nhu động của cơ quan tiêu hóa d. Sự vận động mạnh của đôi cánh Câu 9. Thực vật C3 có đặc điểm nào dưới đây không đúng? a. Có năng suất quang hợp trung bình b. Chất nhận CO2 đầu tiên là RiDP c. Sản phẩm quang hợp đầu tiên là APG d. Không có hô hấp sáng Câu 10. Trong quá trình tiêu hóa ở động vật nhai lại, các quá trình biến đổi thức ăn diễn ra theo thứ tự như thế nào? a. Biến đổi cơ học -> Biến đổi hóa học -> Biến đổi sinh học b. Biến đổi cơ học -> Biến đổi sinh học -> Biến đổi hóa học c. Biến đổi sinh học -> Biến đổi hóa học -> Biến đổi cơ học d. Biến đổi hóa học -> Biến đổi cơ học -> Biến đổi sinh học Câu 11. Bước sóng ánh sáng nào có hiệu quả tốt nhất đối với quang hợp? a. Xanh lục b. Vàng c. Da cam d. Đỏ Câu 12. Vì sao muốn bảo quản thì lại cần phải phơi khô hạt? a. Vì khi hạt khô, cường độ hô hấp bằng 0 b. Vì khi hạt khô, sẽ không bị động vật ăn c. Vì khi hạt khô, độ ẩm trong hạt thấp, cường độ hô hấp giảm d. Vì khi hạt khô, dễ gieo trồng cho vụ sau Câu 13. Chu trình cố định CO2 ở thực vật vùng ôn đới (ngô, mía) diễn ra ở? a. Tế bào mô giậu b. Tế bào mô xốp c. Tế bào bao bó mạch d. Cả a và c Câu 14. Điều kiện cần để có quá trình quang hợp xảy ra? a. Diệp lục, năng lượng ánh sáng, O2, H2O b. Diệp lục, năng lượng ánh sáng, CO2, H2O c. Diệp lục, năng lượng ánh sáng, O2, CO2 d. Diệp lục, năng lượng ánh sáng, CO2, NH3 Câu 15. Dạ dày ở những động vật ăn thực vật nào có 4 ngăn? a. Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò b. Ngựa, thỏ, chuột c. Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê d. Trâu, bò, cừu, dê Câu 16. Trật tự các giai đoạn trong chu trình Canvin là? a. Khử APG thành ALPG àCố định CO2 àTái sinh RiDP (Ribulozơ-1,5 đi phốtphat) b. Cố định CO2 àKhử APG thành ALPG àTái sinh RiDP c. Khử APG thành ALPG àTái sinh RiDP àCố định CO2 d. Cố định CO2 àTái sinh RiDP àKhử APG thành ALPG Câu 17. Một phân tử Glucozo bị oxi hoá hoàn toàn trong hô hấp hiếu khí tạo ra số phân tử ATP là? a. 30 ATP b. 32 ATP c. 40 ATP d. 38 ATP Câu 18. Cây nào sau đây là thực vật CAM? a. Cây thuốc bỏng b. Cây sắn c. Cây rau dền d. Cây ngô Câu 19. Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa như thế nào? a. Tiêu hóa nội bào b. Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào c. Tiêu hóa nội bào và ngoại bào d. Tiêu hoá ngoại bào Câu 20. Vì sao lưỡng cư sống được ở nước và cạn? a. Vì nguồn thức ăn ở 2 môi trường đều phong phú b. Vì chúng hô hấp bằng da và bằng phổi c. Vì da luôn cần ẩm ướt d. Vì chi ếch có màng vừa bơi vừa nhảy được trên cạn Câu 21. Ở chim ăn hạt và gia cầm, quá trình biến đổi cơ học diễn ra ở? a. Miệng b. Diều c. Dạ dày tuyến d. Dạ dày cơ Câu 22. Điểm bù ánh sáng là? a. Cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp lớn hơn cường độ hô hấp b. Cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp c. Cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp nhỏ hơn cường độ hô hấp. d. Cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp lớn gấp 2 lần cường độ hô hấp Câu 23. Răng cửa của chó có đặc điểm gì? a. Hình nêm để gặm và lấy thịt ra khỏi xương b. Có kích thước lớn để cắt thịt thành những mảnh nhỏ c. Nhọn, cắm vào con mồi và giữ mồi cho chặt d. Có kích thước nhỏ và ít sử dụng Câu 24. Hô hấp sáng là quá trình hô hấp? a. Làm tăng sản phẩm quang hợp b. Xảy ra ngoài ánh sáng c. Xảy ra trong bóng tối d. Tạo ra ATP 2. Tự luận (4 đ) Câu 1. Tại sao thức ăn của động vật ăn thực vật chứa hàm lượng protein rất ít nhưng chúng vẫn phát triển và hoạt động bình thường? Câu 2. Nêu thành phần và chức năng của hệ sắc tố quang hợp trong lá xanh? III. Đáp án và thang điểm 1. Trắc nghiệm (6 đ) Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất trong mỗi câu sau Câu Đáp án Thang điểm Câu Đáp án Thang điểm 1 a 0.25 13 d 0.25 2 b 0.25 14 b 0.25 3 c 0.25 15 d 0.25 4 c 0.25 16 b 0.25 5 a 0.25 17 d 0.25 6 d 0.25 18 a 0.25 7 c 0.25 19 c 0.25 8 a 0.25 20 b 0.25 9 d 0.25 21 d 0.25 10 b 0.25 22 b 0.25 11 d 0.25 23 a 0.25 12 c 0.25 24 b 0.25 2. Tự luận (4 đ) Câu 1 (2 đ). Vì - Khối lượng thức ăn hàng ngày lớn (0.5 đ) - Có sự biến đổi sinh học với sự tham gia của hệ vi sinh vật (0.5 đ) - Vì hệ vi sinh vật phát triển sẽ là nguồn bổ sung protein cho cơ thể (1 đ) Câu 2 (2 đ). Hệ sắc tố quang hợp gồm (0.5 đ): + Diệp lục ( Dl a, Dl b) + Carotenoit (Caroten, Xantophyl) Chức năng: + Hấp thu và chuyển hoá năng lượng quang năng thành hoá năng trong ATP và NADPH. Chỉ có diệp lục a (P680 và P700 ) ở trung tâm phản ứng mới trực tiếp tham gia vào chuyển hoá năng lượng quang năng thành hoá năng (0.75 đ) + Carotenoit hấp thụ và chuyển hoá năng lượng cho diệp lục theo sơ đồ :Carotenoit - > Diệp lục b-> diệp lục a-> diệp lục a ở trung tâm phản ứng. Carotenoit còn bảo vệ cho diệp lục và có vai trò lọc ánh sáng (0.75 đ)
File đính kèm:
- de_kiem_tra_1_tiet_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_11_nam_hoc_2012.doc