Đề cương và ma trận đề kiểm tra Giữa Học kì I môn Lịch sử Lớp 10 năm học 2019- 2020

docx 6 trang Mạnh Hào 22/02/2025 210
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương và ma trận đề kiểm tra Giữa Học kì I môn Lịch sử Lớp 10 năm học 2019- 2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương và ma trận đề kiểm tra Giữa Học kì I môn Lịch sử Lớp 10 năm học 2019- 2020

Đề cương và ma trận đề kiểm tra Giữa Học kì I môn Lịch sử Lớp 10 năm học 2019- 2020
TRƯỜNG THPT TÔN THẤT TÙNG
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM 2020-2021
MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 10
Tên Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1. Chủ đề: Các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây
Trình bày được về điều kiện tự nhiên, kinh tế,chính trị, xã hội, văn hoá của các quốc gia cổ đại.
Hiểu được vì sao các quốc gia cổ đại phương Đông lại ra đời sớm.
- Hiểu được tình hình chính trị , xã hội và các thành tựu về văn hoá của các quốc gia cổ đại.
Lý giải được tại sao người Ai Cập lại giỏi về hình học, người Lưỡng Hà lại giỏi số học.
Đánh giá về đóng góp của văn hoá phương Tây đối với lịch sử nhân loại.
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu: 13
Số điểm: 3,5
Tỉ lệ: 43,4%
Số câu: 6
Số điểm: 1,6
Tỉ lệ: 20 %
Số câu: 1
Số điểm: 0,27
Tỉ lệ: 3.3%
Số câu: 1
Số điểm: 0,27
Tỉ lệ: 3,3%
Số câu: 21
Số điểm: 5,6 
Tỉ lệ: 70% 
2. Trung Quốc thời phong kiến
- Trình bày sự hình thành và phát triển của Trung Quốc thời phong kiến.
- Trình bày sự phát triển văn hoá Trung Quốc.
- Hiểu được giai đoạn phát triển thịnh đạt dưới thời Đường. 
- Chính sách đối ngoại của nhà Thanh.
Giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự phát triển thịnh đạt dưới thời Đường. 
Ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc đối với thế giới và việt Nam.
Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu: 5
Số điểm: 1.35
Tỉ lệ: 16,7%
Số câu: 2
Số điểm: 0,54
Tỉ lệ: 6,7%
Số câu: 1
Số điểm: 0.27
Tỉ lệ: 3,3%
Số câu: 1
Số điểm: 0.27
Tỉ lệ: 0,33%
Số câu: 9
điểm: 2.4
Tỉ lệ: 30% 
TS câu
TS điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 18
Số điểm: 4.9
Tỉ lệ: 60 %
Số câu: 8
Số điểm: 2,1
Tỉ lệ: 26,7%
Số câu: 4
Số điểm: 1,0
Tỉ lệ: 13,3 %
 Số câu: 30
 Số điểm: 8,0
Tỉ lệ: 100%
ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2019-2020
MÔN: LỊCH SỬ LỚP 10
I. CHỦ ĐỀ: XÃ HỘI CỔ ĐẠI
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY
Những kiến thức HS cần nắm vững
Nội dung
Phương đông
Phương tây
Điều kiện tự nhiên
Đất đai màu mỡ, mưa đều
dễ bị lũ lụt, hạn
Giao thông biển thuận lợi
Đất canh tác ít, cứng
kinh tế
Nông nghiệp trồng lúa chủ yếu
Ngoài ra : Chăn nuôi gia súc, làm gốm, dệt vải, trao đổi sản phẩm
Thủ công nghiệp và thương nghiệp là chủ yếu (đặc biệt buôn nô lệ)
Tiền tệ ra đời
Ngoài ra: trồng cây lưu niên, chăn nuôi
Sự hình thành các quốc gia
TNK IV-III TCN. Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc hình thành ở ven sông lớn
TNK I TCN, Hi Lạp, Rô-ma hình thành ở ven bờ Địa Trung Hải
Xã hội
- Quý tộc, nông dân công xã, nô lệ
- Nông dân công xã là lực lượng sx chính sx
Chủ nô, bình dân, nô lệ
Nô lệ là lực lượng sx chính 
Chính trị
Chế độ chuyên chế cổ đại
Chế độ dân chủ cổ đại
Bản chất: dân chủ chủ nô
Văn hóa cổ đại 
* Văn hóa cổ đại phương Đông
a. Sự ra đời của lịch và thiên văn học
- Thiên văn học và lịch là 2 ngành khoa học ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp và trị thủy.
- Nông lịch: 1 năm có 365 ngày, chia thành 12 tháng, tuần, ngày và mùa.
à- Nông lịch có tác dụng đối với việc gieo trồng.
b. Chữ viết
- Nhu cầu trao đổi, lưu giữ kinh nghiệm mà chữ viết sớm hình thành từ thiên niên kỷ IV TCN.
- Ban đầu là chữ tượng hình, sau đó là tượng ý.
- Giấy viết: giấy papirut, đất sét, xương thú, mai rùa, thẻ tre, lụa.
- Tác dụng: đây là phát minh quan trọng nhất, nhờ nó mà chúng ta hiểu được phần nào lịch sử thế giới cổ đại.
c. Toán học
- Nguyên nhân: nhu cầu tính lại ruộng đất, nhu cầu xây dựng... àtoán học ra đời.
- Thành tựu: phát minh ra hệ đếm thập phân, hệ
đếm 60, các phép tính cộng, trừ, nhân, chia; tính diện tích hình tròn, tam giác, số pi = 3,16
- Tác dụng: Phục vụ cuộc sống lúc bấy giờ và để lại kinh nghiệm quý cho giai đoạn sau.
d. Kiến trúc
- Các công trình kiến trúc đồ sộ: Kim tự tháp Ai Cập, vườn treo Ba-bi-lon, Vạn lý trường thành,...
- Các công trình này thường đồ sộ thể hiện cho uy quyền của vua chuyên chế.
- Là những di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng thế giới, thể hiện sức lao động và tài năng sáng tạo của con người.
Phương Tây: Văn hoá cổ đại Hy Lạp và Rôma
a. Lịch và chữ viết
- Lịch:
+ Cư dân ĐTH tính được một năm có 365 ngày và ¼ ngày.
+ Một năm có 12 tháng, một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 ngày. 
=> Như vây, cách tính lịch của họ rất gần với lịch của chúng ta ngày nay.
- Chữ viết: 
+ Phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C lúc đầu có 20 chữ, sau thêm 6 chữ trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay; ghép chữ linh hoạt.
+ Họ sáng tạo ra hệ chữ số La Mã.
+Ý nghĩa: đây là cống hiến lớn lao của cư dân Địa Trung Hải cho nền văn minh nhân loại.
b. Sự ra đời của khoa học
- Khoa học đến thời Hy Lạp, Rôma mới thực sự trở thành khoa học vì:
+ Họ đã vươn lên trên sự ghi chép và giải những bài toán cụ thể, có độ chính xác của khoa học, đạt tới trình độ khái quát thành định lý, tiên đề.
+ Các nhà khoa học có tên tuổi, đặt nền móng cho ngành khoa học sau này (Talet, Pitago, Ơ-clit).
c. Văn học
- Hi Lạp, văn học phát triển rực rỡ:
 + Anh hùng ca nổi tiếng của Hô-me là I-li-át và Ô-đi-xê.
+ Nhiều nhà biên kịch nổi tiếng (kịch kèm theo hát) xuất hiện như Ê-xin với vở Ôrextơ, Xô-phốc-lơ vở Ơ-đíp làm vua, Ơ-ri-pít vở Mê-đê
+ Giá trị của các vở kịch: Ca ngợi cái đẹp, cái thiện và có tính nhân đạo sâu sắc.
- Rô-ma xuất hiện những nhà văn hóa, nhà thơ nổi tiếng: Lucrexơ, Viêc-gin
d. Nghệ thuật
- Người Hi Lạp cổ đại để lại nhiều tượng và đền đài tuyệt mĩ, đậm tính hiện thực và nhân đạo.
 Đền Pác-tê-nông, tượng thần vệ nữ A-tê-na đội mũ chiến binh, tượng người lực sĩ ném đĩa
- Rô-ma có nhiều kiến trúc: đền đài, cầu máng, đấu trường oai nghiêm, đồ sộ, hoành tráng
BÀI 5: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN 
1. Chế độ phong kiến thời Tần - Hán
- Đồ sắt xuất hiện, năng suất phát triển.
- XH TQ có những biến đổi sâu sắc: giai cấp địa chủ pk ra đời, nông dân bị phân hóa.
- Quan hệ bóc lột của quý tộc và nông dân công xã thay bằng qh bóc lột địa tô giữa địa chủ với nống dân lĩnh canh.
- Năm 221 TCN, nhà Tần đã thống nhất Trung Quốc, vua Tần tự xưng là Tần Thủy Hoàng.
- Lưu Bang lập ra nhà Hán 206 TCN - 220.
àĐến đây chế độ phong kiến Trung Quốc đã được xác lập.
2. Sự phát triển chế độ phong kiến dưới thời Đường: đỉnh cao của chế độ phong kiến Trung Quốc.
a. Thành lập:
- Năm 618 Lý Uyên lên ngôi hoàng đế, lập nên nhà Đường (618-907).
b. Về kinh tế:
+ Nông nghiệp: chính sách quân điền, áp dụng kỹ thuật canh tác mới, chọn giống,... dẫn tới năng suất tăng.
+ TCN và TN: phát triển thịnh đạt, có các xưởng thủ công (tác phường) luyện sắt, đóng thuyền; buôn bán mở rộng đến các nước xung quanh (con đường tơ lụa)
® Kinh tế thời Đường phát triển cao hơn so với các triều đại trước.
c. Về chính trị:
- Từng bước hoàn thiện chính quyền từ TW xuống địa phương, có chức Tiết độ sứ (thân tộc và công thần đi cai trị vùng biên cương).
- Tuyển dụng quan lại bằng thi cử (con em địa chủ).
- Tiếp tục chính sách xâm lược mở rộng lãnh thổ. Đến cuối thời Đường lãnh thổ TQ mở rộng.
3. Trung Quốc thời Minh – Thanh
a. TQ thời Minh:
* Năm 1368, Chu Nguyên Chương lập nên nhà Minh.
*Kinh tế:
- Từ thế kỷ XVI đã xuất hiện mầm mống kinh tế TBCN:
+ Thủ công nghiệp: xuất hiện công trường thủ công, quan hệ chủ - người làm thuê.
+ Thương nghiệp phát triển, thành thị mở rộng và phồn thịnh.
*Chính trị: 
- Bỏ chức Thái úy và Thừa tướng, vua nắm quân đội. Lập ra 6 bộ
- Mở rộng bành trướng ra bên ngoài trong đó có sang xâm lược Đại Việt nhưng đã thất bại nặng nề (lấy vd k/n Lam Sơn).
b. TQ thời Thanh:
- Ra sức củng cố bộ máy chính quyền
- Đối nội: Áp bức dân tộc, Tập trung quyền lực vào tay người Mãn.
- Đối ngoại: Thi hành chính sách "bế quan tỏa cảng". 
 Bành trướng ra bên ngoài (xâm lược Việt Nam)
- Chế độ phong kiến nhà Thanh sụp đổ năm 1911.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_va_ma_tran_de_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_lich_su_lo.docx