Đề cương trắc nghiệm ôn tập kiểm tra Học kì II môn Lịch sử Lớp 10 năm học 2019- 2020
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương trắc nghiệm ôn tập kiểm tra Học kì II môn Lịch sử Lớp 10 năm học 2019- 2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương trắc nghiệm ôn tập kiểm tra Học kì II môn Lịch sử Lớp 10 năm học 2019- 2020
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TP ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA LỊCH SỬ 10 HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2020- 2021 A.PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7 điểm) I. Lịch sử Việt Nam (Từ bài 14 đến bài 16) Câu 1. Tiền đề nào dưới đây đã dẫn đến sự ra đời nhà nước đầu tiên Văn Lang – Âu Lạc ? A. chống ngoại xâm, quản lý xã hội. B. Do nhu cầu trị thủy, chống ngoại xâm. C. phân chia giai cấp, trị thủy. D. Chuyển biến kinh tế xã hội, trị thủy, chống ngoại xâm. Câu 2: Những chính sách văn hóa mà chính quyền đô hộ phương Bắc thực hiện ở nước ta nhằm mục đích gì? A. Kìm hãm sự phát triển của nền văn hóa truyền thống B. Phát triển nền văn hóa nước ta C. Khuyền khích, bảo tồn và phát triển những luật tục của người Việt D. Nô dịch, đồng hóa nhân dân ta về văn hóa Câu 3: Trong xã hội nước ta dưới thời Bắc thuộc mâu thuẫn xã hội nào là cơ bản nhất? A. giữa giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến. B. giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc. C. giữa quý tộc với chính quyền đô hộ phương Bắc. D. giữa nông dân với chính quyền đô hộ phương Bắc. Câu 4. Sự kiện lịch sử nào ở thế kỉ X đánh dấu sự chấm dứt thời kì đô hộ của phong kiến phương Bắc đưa nước ta bước vào thời kì độc lập lâu dài? A. Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ năm 905. B. Khúc Hạo cải cách hành chính, xây dựng quyền tự chủ năm 907. C. Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938. D. Ngô Quyền xưng vương lập ra nhà Ngô năm 939. II. Phần Lịch sử Việt Nam ( bài 17 đến bài 26) Câu 5. Nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ XI – XV được xây dựng theo thể chế nào dưới đây ? A. Quân chủ chuyên chế B. Dân chủ đại nghị C. Quân chủ lập hiến D. Dân chủ chủ nô. Câu 6. Dưới thời nhà Lê Sơ, các bia đá dựng ở Văn Miếu để làm gì ? A. Khắc tên những người đỗ Tiến sĩ. B. Khắc tên những vị vua thời Lê. C. Khắc tên những nhà thơ lớn. D. Khắc tên những nhà quân sự lớn. Câu 7. Quân đội nước ta trong cacs thế kỉ X – XV được tuyển chọn theo chế độ nào dưới đây ? A. Con em trong hoàng tộc B. Con nhà dân nghèo C. Ngụ binh ư nông D. Tù binh, dân nghèo bị bắt Câu 8. Biểu hiện sự phát triển vượt bậc của thủ công nghiệp nước ta trong các thế kỉ X – XV là gì ? A. Hệ thống chợ làng phát triển B. Sự phong phú của các mặt hàng mĩ nghệ C. Sự hình thành làng nghề thủ công truyền thống D. Sự ra đời của đô thi Thăng Long. Câu 9. Kế sách “vườn không nhà trống” được nhân dân ta thực hiện có hiệu quả trong cuộc kháng chiến nào dưới đây ? A. Chống quân xâm lược Mông – Nguyên B. Chống quân xâm lược Tống thời Lý C. Chống quân xâm lược Minh D. Chống quân xâm lược Tống thời Tiền Lê. Câu 10. Các triều đại phong kiến Việt Nam đều đề cao Nho giáo nhằm mục đích gì ? A. Hạn chế các cuộc đấu tranh của nhân dân ta B. Duy trì tôn ti trật tự, đẳng cấp trong xã hội để dễ bề cai trị C. Nhằm tập hợp cộng đồng dân cư trong làng xã. D. Nhằm để cầu hòa với phong kiến phương bắc. Câu 11.Hậu quả nghiêm trọng của quá trình tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn PK Việt Nam trong các thế kỉ XVI – XVIII là gì ? A. Đất nước bị chia cắt thành hai Đàng. B. Đất nước đứng trước nguy cơ bị thực dân xâm lược C. Tạo điều kiện cho quân Thanh xâm lược. D. Nhà lê sụp đổ, họ Trịnh thâu tóm quyền lực cho phối nhà Lê. Câu 12. Thế kỉ XVII - XVIII, ở Đàng Ngoài có hai đô thị lớn, đó là đô thị nào ? A. Thăng Long, Phố Hiến B. Hội An, Phố Hiến C. Thanh Hà, Phố Hiến D. Kinh Kì, Thanh Hà. Câu 13: Sau khi làm chủ được vùng đất từ Quảng Nam trở vào, nhiệm vụ còn lại của quân Tây Sơn là phải làm gì? A. Tiến quân ra Bắc hội với quân vua Lê để đánh chúa Trịnh. B. Tiến quân ra Bắc để đánh đổ chính quyền vua Lê - chúa Trịnh, thực hiện thống nhất đất nước. C. Tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh. D. Tiến quân ra Bắc tiêu diệt chúa Trịnh, thành lập vương triều Tây Sơn. Câu 14: Phong trào Tây Sơn mang tính chất là gì ? A. Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm B. Cuộc khởi nghĩa nông dân C. Chiến tranh giải phóng dân tộc D. Cuộc nội chiến giữa các tập đoàn PK trong nước Câu 15. Chữ Nôm chính thức được đưa vào trong giáo dục thi cử từ thời kì nào ? A. Triều Mạc B. Triều Tiền Lê C. Triều Tây Sơn D. Triều Nguyễn Câu 16. Ý nào sau đây không phản ánh đúng tình hình phát triển của khoa học kĩ thuật nước ta từ các thế kỉ XVI – XVIII ? A. Số công trình khoa học tăng nhanh B. Xuất hiện nhiều công trình sử học, địa lý, quân sự, y dược, ... C. Khoa học tự nhiên được quam tâm phát triển D. Một số thành tựu kĩ thuật phương Tây được du nhập bào nước ta. Câu 17. Nhà Nguyễn đặt quan hệ ngoại giao với các nước phương Tây như thế nào ? A. Thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước phương Tây B. Thi hành chính sách mở rộng quan hệ đối ngoại với phương Tây C. Thực hiện chính sách mở cửa, đẩy mạnh quan hệ ngoại thương với phương Tây D. chủ trương đóng cửa, không chấp nhận quan hệ với phương Tây. Câu 18. Thể loại văn học nào dưới đây phát triển mạnh nhất dưới triều Nguyễ ? A. Văn học chữ Hán B. Văn học chữ Nôm C. Văn học dân gián D. Văn học chữ quốc ngữ Câu 19. Vì sao chính sách Quân điền của nhà Nguyễn không đạt hiệu quả ? A. Nông nghiệp quá lạc hậu B. Nông dân không quan tâm đến ruộng đất C. Tình trạng chiếm ruộng đất của giai cấp thống trị D. Diện tích ruộng đất công ở làng xã quá nhiều. Câu 20. Cuộc khởi nghĩa nông dân nào dưới đây tiêu biểu và rộng lớn nhất đầu thế kỉ XIX ? A. Khởi nghĩa Cao Bá Quát, Phan Bá Vành B. Khởi nghĩa Cao Bá Quát, Nông Văn Vân C. Khởi nghĩa Cao Bá Quát, Lê Văn Khôi D. Khởi nghĩa Lê Văn Khôi, Nông văn Vân Câu 21. Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến phong trào đấu tranh của nhân dân ta dưới triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX bùng nổ? A. Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân với triềuNguyễn B. Do mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phongkiến C. Mâu thuẫn giữa nông dân với triều đình phongkiến D. Mâu thuẫn giữa thợ thủ công với địa chủ II. Phần Lịch sử Thế giới Bài 29: CÁCH MẠNG HÀ LAN VÀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN ANH Câu 1 Từ thế kỉ XVII, tình hình kinh tế Anh có điểm gì nổi bật? A.Nền kinh tế phát triển nhất châu Âu. B. Công nghiệp tương đối phát triển, nông nghiệp lạc hậu. C. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã thâm nhập vào nông nghiệp. D. Bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp. Câu 2. Từ thế kỉ XVI, ngành công nghiệp nào phát triển nhất ở nước Anh? A. Sản xuất thủ công nghiệp. B. Sản xuất nông nghiệp. C. Sản xuất len dạ. D. Sản xuất và chế biến thủy tinh. Câu 3. Một số địa chủ phong kiến ở Anh chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa trở thành tầng lớp nào? A. Tư sản công nghiệp. B. Tư sản nông nghiệp C. Địa chủ mới D. Qúy tộc mới. Câu 4: Nguyên nhân sâu xa dẫn tới cách mạng tư sản Anh vào giữa thế kỉ XVII là: A. Tư sản , quý tộc mới mâu thuẫn với chế độ phong kiến. B. Nông dân mâu thuẫn với quý tộc, địa chủ. C. Nông dân mâu thuẫn với quý tộc mới. D. Quý tộc mới mâu thuẫn với tư sản. Câu 5. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bùng nổ cuộc cách mạng ở Anh là: A. Những mâu thuẫn trong xã hội Anh không thể điều hòa được nữa. B. Nhà vua Anh dùng vũ lực đàn áp Quốc hội khi yêu cầu về tài chính không được thông qua. C. Quân đội đứng về phía Quốc hội chống lại nhà vua. D. Nhân dân đứng về phía Quốc hội phản đối nhà vua quyết liệt Câu 6: Giai cấp, tầng lớp nắm ngọn cờ lãnh đạo cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII là: A. Qúy tộc mới và nông dân. B. Tư sản và thợ thủ công. C.Qúy tộc mới và tư sản. D. Tất cả giai cấp, tầng lớp trên. Câu 7: Cuộc cách mạng tư sản Anh diễn ra dưới hình thức nào? A.Nội chiến. B. Chiến tranh giải phóng dân tộc. C. Nội chiến kết hợp chiến tranh giải phóng dân tộc. D. Bạo động của giai cấp tư sản chống đế độ phong kiến. Câu 8. Vì sao chế độ quân chủ lập hiến ở Anh được thiết lập A. Đó là một thế chế phù hợp nhất cho sự phát triển của nước Anh. B. Xét về bản chất, quý tộc mới vẫn có quan hệ với chế độ phong kiến. C. Là sự thỏa hiệp của quý tộc mới và tư sản Anh với lực lượng phong kiến cũ. D. Quần chúng bất mãn với chế độ cộng hòa vì đã không đem lại quyền lợi cho họ. Bài 30:CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC THUỘC ĐỊA ANH Ở BẮC MĨ. Câu 9. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là gì ? A. 13 thuộc địa bị cấm phát triển sản xuất. B. 13 thuộc địa bị cấm không được buôn bán với nước ngoài. C. 13 thuộc địa bị cấm không được khai hoang những vùng đất ở miền Tây. D. Mâu thuẫn giữa nhân dân 13 thuộc địa với chính phủ Anh ngày càng sâu sắc. Câu 10. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ ? A. Thực dân Anh đặt ra thuế chè. B. Đại hội lục địa lần thứ nhất được tổ chức. C. Đại hội lục địa lần thứ hai thông qua Tuyên ngôn Độc lập. D. Nhân dân cảng Bôxtơn tấn công ba tàu chở chè của Anh. Câu 11:Theo Hiến pháp nước Mĩ năm 1789, cơ quan nào có quyền lập pháp? A. Quốc hội. B. Tòa án C. Tổng thống D. Hội đồng nhân dân Câu 12: Chiến thắng nào tạo nên bước ngoặt trong cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ? A. Chiến thắng Bô-xtơn. B. Chiến thắng ở Xa-ra-tô-ga. C. Chiến thắng ở I-ooc-tao. D. Đại hội lục địa lần thứ hai. Câu 13: Sự kiện lịch sử nào đánh dấu thực dân Anh chính thức công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ? A.Kí kết hòa ước Véc-xai ở Pháp tháng 9/1783. B.Mĩ thông qua Hiến pháp năm 1787. C.Thông qua bản Tuyên ngôn độc lập ngày 4/7/1776. D.Chiến thắng Xa-ra-tô-ga ngày 17/10/1777. Câu 14. Đặc điểm kinh tế của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ nửa đầu thế kỉ XVIII là: A. Miền Nam phát triển kinh tế công nghiệp. B. Miền Bắc phát triển kinh tế thương nghiệp. C. Miền Nam phát triển kinh tế đồn điền, miền Bắc phát triển kinh tế công thương nghiệp D. Cả hai miền Bắc – Nam đều có các đồn điền, trang trại lớn. Câu 15. Tại sao thực dân Anh ra sức kìm hãm sự phát triển kinh tế ở 13 thuộc địa Bắc Mĩ? A. Nền kinh tế 13 thuộc địa đang thoát dần sự kiểm soát của thực dân Anh. B. Nền kinh tế 13 thuộc địa phát triển một cách tự phát. C. Tạo ra phát triển cân đối giữa hai miền Nam và Bắc của 13 thuộc địa. D. Nền kinh tế 13 thuộc địa trở thành đối thủ cạnh tranh với thực dân Anh. Câu 16. Chiến thắng nào có tính chất quyết định trong cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ? A .Chiến thắng Bô-xtơn. B. Trận đánh ở Xa-ra-tô-ga. C .Trận đánh ở I-óoc-tao. D. Trận đánh ở Oa-sinh-tơn. Câu 17. Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là gì? A. Giải phóng Bắc Mĩ khỏi sự thống trị của thực dân Anh. B. Đưa đến sự ra đời một nhà nước mới ở Tây bán cầu. C. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở Mĩ phát triển. D. Thúc đẩy phong trào chống phong kiến ở Châu Âu và giành độc lập ở Mĩ Latinh. BÀI 31: CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII Câu 18: Khẩu hiệu nổi tiếng trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1789 của nước Pháp là gì? A. Tự do - Bình đẳng - Độc lập B. Tự do- Bình đẳng - Hạnh phúc C. Tự do- Bình đẳng - Bác ái D. Tự do- Bình đẳng - Phát triển Câu 19: Tại sao cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII được xem là cuộc cách mạng tư sản triệt để? A. Giai cấp tư sản nắm quyền. B. Lật đổ chính quyền quân chủ chuyên chế. C. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. D. Hoàn thành các nhiệm vụ của một cuộc CMTS. Câu 20:Sự kiện mở đầu cho cách mạng tư sản Pháp 1789 là gì? A. Vua Lu- i 16, triệu tập hội nghị 3 đẳng cấp. B. Đẳng cấp thứ 3 tuyên bố thành lập Quốc hội. C. Vua và quý tộc đàn áp cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân. D. Quần chúng nhân dân tấn công ngục Baxti và giành thắng lợi. Câu 21: Cuối thế kỉ XVIII, ở nước Pháp những đẳng cấp nào được hưởng mọi đặc quyền, đặc lợi? A. Tăng lữ, Đẳng cấp thứ ba. B. Tăng lữ, Quý tộc. C. Quý tộc, Đẳng cấp thứ ba. D. Tăng lữ, tưsản. Câu 22: Mâu thuẫn cơ bản dẫn đến sự bùng nổ cuộc cách mạng tư sản Pháp (XVIII) là gì? A. Đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp Tăng lữ và Quýtộc B. Phong kiến, Tăng lữ với nôngdân C. Nông dân với quý tộc phongkiến D. Công nhân, nông dân với quýtộc Câu 23 : Trào lưu Triết học Ánh sáng có ý nghĩa gì đối với cách mạng tư sản Pháp? A. Dọn dường cho cách mạng xã hội bùngnổ. B. Đưa ra lý thuyết để xây dựng nhà nướcmới. C. Phê phán những giáo lý lạc hậu, những quan điểm lỗithời. D. Đề xuất những tư tưởng tiến bộ, thúc đẩy xã hội pháttriển. BÀI 32: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP Ở CHÂU ÂU Câu 24: Điều kiện cần và đủ để nước Anh tiến hành cách mạng công nghiệp là gì? A. Tư bản, nhân công. B. Vốn, đội ngũ công nhân làm thuê. C .Tư bản, nhân công và sự phát triển khoa học kĩ thuật. D. Tư bản và các thiết bị máy móc. Câu 25: Vì sao cách mạng công nghiệp làm cho giai cấp vô sản ngày càng đông? A. Giai cấp vô sản bị áp bức, bóc lột nặng nề nên họ tập trung ngày càng đông. B.Qúa trình cơ giới hóa trong nông nghiệp làm cho nông dân trở thành giai cấp vô sản. C .Qúa trình phát triển công nghiệp cần phải có nhiều người lao động. D .Máy móc ra đời thay thế cho lao động con người. Câu 26: Đến giữa thế kỷ XIX, nước Anh được mệnh danh là gì? A. “Nước có nền công nghiệp phát triển nhất thế giới”. B. “Nước công nghiệp hiện đại”. C. “Nước đi tiên phong trong công nghiệp” D .“Công xưởng của thế giới”. Câu 27: Cải tiến kỹ thuật trong cách mạng công nghiệp ở Anh được tiến hành đầu tiên trong lĩnh vực nào? A. Dệt B. Giao thông vận tải. C.Thông tin liên lạc. D.Luyện kim Câu 27: Vì sao nước Anh là nước tiến hành cách mạng công nghiệp đầu tiên trên thế giới? A .Nước Anh nổ ra cuộc cách mạng tư sản sớm. B. Nước Anh có điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất. C. Nước Anh thu được nhiều lợi nhuận trong các cuộc phát kiến địa lý. D. Nước Anh có thuộc địa rộng lớn. Câu 29: Hệ quả xã hội của cách mạng công nghiệp ở châu Âu cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX là gì? A. Làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản. B. Thúc đẩy những chuyển biển trong nông nghiệp và giao thông. C .Hình thành giai cấp tư sản và vô sản. D .Góp phần giải phóng nông dân, góp phần bổ sung lao động cho thành thị. Câu 30 : Nội dung nào dưới đây không phải là hệ quả kinh tế của cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX? A. Thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinhtế. B. Quá trình lao động ngày càng được xã hội hóacao. C. Xuất hiện nhiều trung tâm và thành thị đôngdân. D. Thúc đẩy sự chuyển biến trong nông nghiệp và giao thông vậntải. Bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX. Câu 31. Vì sao sau cuộc chiến tranh giành độc lập, giữa thế kỉ XIX nước Mĩ tiến hành cuộc cách mạng tư sản lần thứ hai ? A.Chính quyền vẫn còn rơi vào tay phong kiến B.Chưa giải quyết vấn đề ruộng đất và chế độ Nô lệ C.Giai cấp tư sản vẫn chưa nắm được chính quyền cách mạng D.Chưa thống nhất được thị trường để phát triển kinh tế Câu 32. Vì sao sự duy trì chế độ Nô lệ đồn điền ở miền Nam đã cản trở sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Mĩ ? Kìm hãm sự phát triển kinh tế nông nghiệp ở miền Nam Ngăn cản sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Mĩ Tạo điều kiện cho chế độ phong kiến ở Mĩ phục hồi Ngăn cản sự giao lưu kinh tế giữa các bang ở miền Nam Câu 33. Cuộc nội chiến ở Mĩ vào giữa thế kỉ XIX diễn ra giữa các thế lực nào ? Tư sản tiến bộ ở miền Nam chống lại chế độ Nô lệ ở miền Bắc Tư sản tiến bộ ở miền Bắc chống lại chế độ Nô lệ ở miền Nam Phong kiến ở miền Nam chống lại chế độ Nô lệ ở miền Bắc Tư sản, quý tộc tiến bộ miền Bắc chống lại phong kiến ở miền Nam Câu 34. Vì sao nói cuộc nội chiến ở Mĩ có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản thứ hai sau chiến tranh giành độc lập ? Giải phóng giai cấp nông dân, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển Xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc ở miền Nam mở đường cho CNTB phát triển Xóa bỏ chế độ Nô lệ đồn điền ở miền Nam, mở đường cho CNTB phát triển Tạo điều kiện cho giai cấp tư sản giành thắng lợi và củng cố địa vị thống trị của mình Câu 35. Nguyên nhân trực tiếp nào dưới đây dẫn đến nội chiến ở Mĩ giữa thế kỉ XIX ? A. Mâu thuẫn giữa tư sản và chủ nô B. Lin-côn trúng cử tổng thống C. Sự tồn tài chế độ Nô lệ D. Sự kiện chè Bô – xtơn Câu 36. Ngày 1/1/1862 tổng thống Lin-côn đã thực hiện chính sách gì dưới đây ? A. Cấp đất cho dân tự do ở miền Tây B. Tuyên bố tách 11 bang miền nam ra khỏi Liên bang C. Xóa bỏ chế độ Nô lệ D. Giai cấp tư sản tuyên chiến với chủ nô Bài 34 CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHUYỂN SANG GIAI ĐOẠN ĐẾ QUỐC CHỦ NGHĨA. Câu 37.Giữa thế kỉ XIX, phát minh quan trọng nhất trong lĩnh vực liên lạc là gì? A. Điện thoại cố định. B. Điện thoại di động. C .Máy điện tín. D. Máy Fax. Câu 38. Năm 1903, sự kiện đánh dấu sự phát triển của giao thông vận tải là: A. Xuất hiện chiếc ô tô đầu tiên trên thế giới. B .Xuất hiệnchiếc máy bay đầu tiên trên thế giới. C. Xuất hiện tàu thủy đầu tiên trên thế giới. D.Xuất hiện tàu hỏa đầu tiên trên thế giới. Câu 39. Học thuyết Đác-uyn (Anh ) đề cập đến vấn đề gì? A. Hoạt động các tế bào. B. Hoạt động hệ thần kinh cao cấp. C. Biến dị và da truyền. D.Sự tiến hóa và di truyền. Câu 40. Việc phát minh ra máy điện tín giữa thế kỉ XIX có tác dụng gì? A. Phục vụ cho một số ngành công nghiệp. B .Giúp cho liên lạc ngày càng xa và nhanh. C .Giúp cho nhà máy phát điện hoạt động. D .Giúp cho sản lượng một số ngành tăng lên. Câu 41. Học thuyết nào cho thấy nguyên tử không phải là phần tử nhỏ nhất của vật chất? A .Thuyết electron. B .Thuyết tiến hóa. C .Thuyết năng lượng hạt nhân. D .Thuyết về hiện tượng phóng xạ. Câu 42. Những tiến bộ về khoa học kĩ thuật cưới thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX có tác dụng gì ? A. Giúp kinh tế Nông nghiệp, công nghiệp được cải tiến B. Thay đổi cơ bản nền sản xuất, cơ cấu kinh tế, đánh dấu bước tiến mới của CNTB C. Làm tăng năng suất lao động một số ngành công nghiệp. D. Máy mọc được sử dụng ngày càng nhiều vào kinh tế. Bài 36. Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân Câu 43. Hình thức đấu tranh tự phát đầu tiên của giai cấp vô sản trên thế giới là: A.Đập phá máy móc, đốt nhà xưởng. B.Chống lại giai cấp tư sản. C.Mít tinh, biểu tình. D.Đập phá má móc. Câu 44. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở nửa đầu thế kỉ XIX chủ yếu đòi quyền lợi gì ? Đòi tăng lương giảm giờ làm B. Đòi nghỉ ngày chủ nhật có lương C. Đòi quyền phổ thông đầu phiếu D. Đòi quyền tự do dân chủ Câu 46. Các nhà tư tưởng đã phê phán sâu sắc xã hội tư bản, muốn xây dựng một xã hội tốt hơn không có tư hữu, không có bóc lột. Tư tưởng đó là nội dung của : Trào lưu triết học ánh sáng B. Phong trào cải cách tôn giáo C. Chủ nghĩa xã hội không tưởng D. Chủ nghĩa xã hội khoa học Câu 47. Sự kiện lịch sử nào ở thế kỉ XIX đã làm tiền đề cho chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời ? Sự phát triển của phong trào công nhân B. Sự thành lập quốc tế thứ nhất C. Sự ra đời, hoạt động của chủ nghĩa xã hội không tưởng D, Sự xuất hiện Mác và Ăng ghen Câu 48: Ý nào dưới đây không phải là nội dung của chủ nghĩa xã hội không tưởng? A. Phê phán xã hội tư bản một cách sâu sắc. B. Kêu gọi xây dựng một xã hội công bằng. C. Xây dựng xã hội mới bằng đấu tranh vũ trang. D. Xây dựng xã hội mới bằng tuyên truyền, thuyết phục, nêu gương. Câu 49. Sự kiện lịch sử nào ở thế kỉ XIX đã làm tiền đề cho chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời ? A. Sự phát triển của phong trào công nhân B. Sự ra đời và hoạt động của CNXH không tưởng C. Sự thành lập quốc tế thứ nhất D. Sự xuất hiện của Mác và Ăng-ghen. Bài 37. Mác - Ăng ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học Câu 50. Tổ chức Đồng minh những người cộng sản ra đời trên cơ sở tổ chức nào ? Đảng công nhân quốc tế B. Đồng minh những người chính nghĩa C. Liên minh công -nông - binh D. Liên minh những người chính nghĩa Câu 51. Mục đích của tổ chức Đồng minh những người cộng sản là gì ? Đoàn kết vô sản tất cả các nước Đoàn kết vô sản và nông dân các nước Đoàn kết vô sản và nhân dân các nước thuộc địa Đoàn kết các nuowcs thuộc địa chống laiij thực dân Câu 52. Tháng 2 năm 1848 cương lĩnh của Đồng minh được công bố dưới hình thức gì ? Luận cương chính trị của Đảng cộng sản B. Cương lĩnh chính trị của Đồng minh C. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản D. Báo cáo chính trị của Đảng cộng sản Câu 53. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản xác định vai trò của giai cấp vô sản như thế nào ? Cùng với nông dân lãnh đạo cuộc đấu tranh chống lại tư sản Lãnh đạo cách mạng lật đổ ách thống trị của tư sản, xây dựng nền chuyên chính vô sản Là lực lượng cách mạng to lớn và đông đảo trong cuộc đấu tranh chống tư sản Lãnh đạo cuộc đấu tranh nhằm giải phóng dân tộc khỏi chủ nghĩa thực dân Câu 54. Tháng 2 năm 1848 một tác phẩm nổi tiếng của Các Mác, Ăng ghen ra đời. Đó là tác phẩm nào ? Đồng minh những người vô sản B. Đồng minh những người cộng sản C. Tuyên ngôn cuuar Đảng cộng sản D. Tuyên ngôn những người chính nghĩa. Câu 55. Chính Đảng đầu tiên của giai cấp vô sản quốc tế là gì ? Đồng minh những người chính nghĩa B. Đồng minh những người cộng sản C. Quốc tế thứ nhất D. Quốc tế thứ hai Bài 38. Quốc tế thứ nhất và công xã Pa-ri Câu 56. Để chuẩn bị lực lượng chống quân Phổ xâm lược, quần chúng nhân dân Pari đã thành lập các đơn vị nào ? A. Vệ quốc quân B. Quốc dân quân C. Quân đội nhân dân D. Đội tự vệ đỏ Câu 57. Khi quân Phổ chuẩn bị tấn công vào nước Pháp, giai cấp tư sản thành lập chính phủ lâm thời với tên gọi gì dưới đây ? A. Chính phủ vệ quốc B. Chính phủ yêu nước C. Chính phủ lập quốc D. Chính phủ cứu quốc Câu 58. Khi quân Phổ tiến sâu vào nước Pháp và bao vây Pari, chính phủ tư sản đã làm gì ? A. Đầu hàng và xin đình chiến B. Kiên quyết chống Phổ đến cùng C. kêu gọi nhân dân cứu nguy cho tổ quốc D. Giải tán lực lượng vũ trang Câu 59. Ngày 26/03/1871 ở Pháp diễn ra sự kiện gì sau đây ? A. Quân khởi nghĩa đánh chiếm các trụ sở của chính phủ lâm thời tư sản B. Lá cờ cách mạng tung bay trên nóc tòa thị chính C. Tiến hành bầu cử hội đồng công xã D. Hội đồng công xã ra mắt trước quốc dân đồng bào Câu 60. Cơ quan cao nhất dưới đây là của nhà nước kiểu mới trong công xã Pari ? A. Hội đồng công xã B. Hội đồng nhân dân C. Quốc hội lập hiến D. Ủy ban trung ương quốc dân quân Câu 61. Vì sao công xã Pari là nhà nước kiểu mới ? A. do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu B. Vì ban bố và thi hành nhiều sắc lệnh phục vụ quyền lợi cho nhân dân C. Đã giải phóng quân đội, cảnh sát của chế độ cũ D. Công xã vừa ban bố pháp lệnh vừa thi hành pháp lệnh. B. PHẦN TỰ LUẬN: (3 điểm) 1. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII. 2: So sánh cách mạng tư sản Anh và cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ về nguyên nhân, lực lượng lãnh đạo, động lực cách mạng, tính chất? 3: So sánh cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII và cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ về nguyên nhân, lực lượng lãnh đạo, động lực cách mạng, tính chất? 4. Cách mạng công nghiệp ở châu Âu. -------Hết-------
File đính kèm:
- de_cuong_trac_nghiem_on_tap_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_lich_su_l.docx