Đề cương ôn thi lại Lịch sử Lớp 10 - CĐ: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và sự nghiệp Thống Nhất ĐN, bảo vệ tổ quốc

pdf 10 trang Mạnh Hào 13/06/2024 940
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi lại Lịch sử Lớp 10 - CĐ: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và sự nghiệp Thống Nhất ĐN, bảo vệ tổ quốc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn thi lại Lịch sử Lớp 10 - CĐ: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và sự nghiệp Thống Nhất ĐN, bảo vệ tổ quốc

Đề cương ôn thi lại Lịch sử Lớp 10 - CĐ: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và sự nghiệp Thống Nhất ĐN, bảo vệ tổ quốc
TRƯỜNG THPT AN KHÁNH 
 TỔ SỬ-ĐỊA-GDCD 
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI LẠI 
Lịch sử 10 
A. TRẮC NGHIỆM 
CHỦ ĐỀ: NHỮNG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGOẠI XÂM VÀ SỰ NGHIỆP 
THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC, BẢO VỀ TỔ QUỐC 
(Từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII) 
Câu 1: Thời Tiền Lê, nước ta đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược của quân nào ở Trung 
Quốc? 
A. Nhà Tống. B. Nhà Minh. C. Nhà Nguyên. D. Nhà Hán. 
Câu 2: Người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống giặc Tống lần thứ nhất là ai? 
 A. Lê Hoàn. B. Lý Thường Kiệt. 
 C. Lê Lợi. D. Trần Quốc Tuấn. 
Câu 3: Nhà Tống đã giải quyết những khó khăn giữa thế kỉ XI như thế nào? 
A. Đánh hai nước Liêu, Hạ. 
B. Đánh Cham - pa để mở rộng lãnh thổ. 
C. Đánh Đại Việt làm cho Liêu, Hạ kiêng nể. 
D. Giải hoà với Đại Việt để đánh Liêu, Hạ. 
Câu 4: Cuộc kháng chiến chống giặc Tống lần thứ hai diễn ra dưới thời nào? 
A. Thời Tiền Lê. B. Thời Lý. C. Thời Trần. D. Trời Lê sơ. 
Câu 5: Người lãnh đạo cuộc chiến chống giặc Tống lần thứ hai là ai? 
A. Lê Hoàn. B. Lý Thường Kiệt. 
C. Lê Lợi. D. Trần Quốc Tuấn. 
Câu 6: Trận quyết chiến đánh tan quân xân lược Tống lần thứ hai diễn ra trên bờ sông nào? 
A. Sông Hồng. B. Sông Mã. 
C. Sông Bạch Đằng. D. Sông Như Nguyệt. 
Câu 7: Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, ai là người thực hiện chiến lược "Tiên phát 
chế nhân"? 
A. Lê Hoàn. B. Ngô Quyền. C. Lý Bí. D. Lý Thường Kiệt. 
Câu 8: Nước Đại Việt dưới thời nào đã phải đương đầu với cuộc kháng chiến chống quân xâm 
lược Mông – Nguyên? 
A. Thời Đinh - Tiền Lê. B. Thời nhà Lý. 
C. Thời nhà Trần. D. Thời nhà Hồ. 
Câu 9: Ai là nhà quân sự thiên tài đã cùng với các vua Trần và hàng loạt tướng lĩnh tài năng 
chiến đấu chống quân xâm lược Mông - Nguyên giành thắng lợi vẻ vang cho Tổ quốc? 
A. Trần Thủ Độ. B. Trần Khánh Dư. 
C. Trần Hưng Đạo. D. Trần Quang Khải. 
Câu 10: Quân Minh kéo sang xâm lược nước ta dưới triều đại nào? 
 A. Nhà Lý. B. Nhà Trần. C. Nhà Hồ. D. Nhà Tiền Lê. 
Câu 11: Người lãnh đạo cuộc chiến khởi nghĩa Lam Sơn là ai? 
A. Lê Hoàn. B. Lý Thường Kiệt. C. Lê Lợi. D. Trần Quốc Tuấn. 
Câu 12: Trận quyết chiến đánh tan quân Minh xâm lược của nhân dân ta là trận 
A. Hàm Tử. B. bên bờ sông Như Nguyệt. 
C. Bạch Đằng. D. Chi Lăng - Xương Giang. 
Câu 13: Bài thơ “Nam quốc sơn hà” ra đời trong bối cảnh cuộc kháng chiến nào? 
 A. Kháng chiến chống Tống lần 1. B. Kháng chiến chống Tống lấn 2. 
C. Kháng chiến chống quân Nam Hán. D. Kháng chiến chống quân Mông-Nguyên. 
Câu 14: Bài “Hịch tướng sĩ” ra đời trong bối cảnh cuộc kháng chiến nào? 
A. Kháng chiến chống Tống lần 1. B. Kháng chiến chống Tống lấn 2. 
C. Kháng chiến chống quân Mông-Nguyên. D. Kháng chiến chống quân Minh. 
Câu 15: Bài “Bình Ngô đại cáo” ra đời trong bối cảnh cuộc kháng chiến nào? 
A. Kháng chiến chống Tống lần 1. B. Kháng chiến chống Tống lấn 2. 
C. Kháng chiến chống quân Minh. D. Kháng chiến chống quân Mông-Nguyên. 
Câu 16: Trong lịch sử chống xâm lược từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, tác phẩm nào sau đây được 
xem như “Bản tuyên ngôn độc lập” lần thứ nhất dân tộc ta? 
A. Nam quốc sơn hà. B. Hịch tướng sĩ. 
C. Bình Ngô đại cáo. D. Bạch Đằng giang phú. 
Câu 17: Lý giải tại sao thế kỉ XV, khi quân Minh xâm lược nước ta, cuộc kháng chiến do Hồ 
Quý Ly lãnh đạo lại nhanh chóng thất bại? 
 A. Quân Minh quá mạnh. B. Quân nhà Hồ quá yếu. 
 C. Nhà Hồ không được lòng dân. D. Quân nhà Hồ thiếu kinh nghiệm chiến đấu. 
Câu 18: Đến thế kỉ XV, nước Đại Việt rơi vào ách đô hộ nghiệt ngã, tàn bạo của quân xâm lược 
nào? 
A. Quân xâm lược nhà Thanh. B. Quân xâm lược nhà Minh. 
C. Quân xâm lược nhà Xiêm. D. Quân xâm lược nhà Tống. 
Câu 19: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ năm 1407 mau chóng bị thất 
bại. Nguyên nhân nào là chủ yếu? 
A. Thế giặc quá mạnh. B. Nhà Hồ không có tướng tài. 
C. Nhà Hồ Không đoàn kết được nhân dân. D. Nhà Hồ có nội phản trong triều. 
Câu 20: Chiến thắng có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc 
dưới ngọn cờ khởi nghĩa Lam Sơn là trận nào? 
A. Tốt Động - Chúc Động (1426). B. Chi Lăng - Xương Giang (1427). 
C. Chí Linh 91424). D. Diễn Châu (1425). 
Câu 21: Đầu thế kỷ XVIII, xã hội phong kiến Đàng Ngoài và Đàng Trong như thế nào? 
A. Bước vào giai đoạn suy yếu và khủng hoảng 
B. Vẫn còn ổn định và phát triển thịnh vượng. 
C. Đàng Ngoài khủng hoảng, Đàng Trong vẫn còn ổn định và phát triển 
D. Đàng Trong khủng hoảng, Đàng Ngoài vẫn còn ổn định và phát triển 
Câu 22: Khi quân Tây Sơn giải phóng hầu hết đất Đàng Trong và tiêu diệt lực lượng cát cứ của 
cháu Nguyễn, ai là người còn sống sót đã chạy sang cầu cứu quân Xiêm? 
A. Nguyễn Kim. B. Nguyễn Hoàng. C. Lê Chiêu Thống. D. Nguyễn Ánh. 
Câu 23: Vua Xiêm tổ chức các đạo quân thuỷ - bộ bao gồm 5 vạn quân đánh chiếm vùng nào 
của nước ta? 
A. Gia Định. B. Quy Nhơn. C. Đồng Nai. D. Rạch Gầm- Xoài Mút. 
Câu 24: Địa danh nơi nơi bùng nổ phong trào nông dân Tây Sơn là 
A. Đà Nẵng. B. Bình Định. C. Gia Định. D. Quảng Bình. 
Câu 25: Ai là người lãnh đạo phong trào nông dân Tây Sơn? 
A. Chúa Nguyễn ở Đàng Trong. B. Chúa Trịnh ở Đàng ngoài. 
C. Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ. D. Nhân dân Tây Sơn. 
Câu 26: Phong trào Tây Sơn đã đánh đổ được chính quyền nào? 
A. Chúa Nguyễn. B. Chúa Trịnh. 
C. Lê - Trịnh. D. Chúa Nguyễn, Lê-Trịnh. 
Câu 27: Công lao to lớn nhất của phong trào Tây Sơn đối với đất nước là 
A. đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn. B. bước đầu hoàn thành thống nhất đất nước. 
C. đánh đổ chính quyền Lê – Trịnh. D. hoàn thành thống nhất đất nước. 
Câu 28: Người được nhân dân ca ngợi là “anh hùng áo vải” của dân tộc ta là ai? 
A. Ngô Quyền. B. Lê Hoàn. 
C. Trần Quốc Tuấn. D. Nguyễn Huệ. 
Câu 29: Ai là người đã cầu cứu 5 vạn quân Xiêm kéo sang xâm lược nước ta? 
A. Lê Chiêu Thống. B. Chúa Trịnh. 
C. Mạc Đăng Dung. D. Nguyễn Ánh. 
Câu 30: Trận thắng quyết định đánh tan 5 vạn quân Xiêm là trận 
A. Bạch Đằng ( năm 938). B. Rạch Rầm – Xoài Mút (năm 1785). 
C. Ngọc Hồi – Đống Đa (năm 1789). D. Chi Lăng – Xương Giang (năm 1427). 
Câu 31: Ai là người đã cầu cứu 29 vạn quân Thanh kéo sang xâm lược nước ta? 
A. Lê Chiêu Thống. B. Nguyễn Kim. 
C. Mạc Đăng Dung. D. Nguyễn Ánh. 
Câu 32: Trận thắng quyết định đánh tan 29 vạn quân Thanh là trận 
A. Bạch Đằng ( năm 938). B. Rạch Rầm – Xoài Mút (năm 1785). 
C. Ngọc Hồi – Đống Đa (năm 1789). D. Chi Lăng – Xương Giang (năm 1427). 
Câu 33: Cuộc hành quân ra Bắc chống quân Thanh của nghĩa quân Tây Sơn được mệnh danh là 
cuộc tiến quân 
A. táo bạo. B. bất ngờ. C. thần tốc. D. gian khổ. 
Câu 34: Ý nào sau đây không đúng khi nhận xét về những đóng góp của vương triều Tây Sơn 
trong lịch sử dân tộc? 
 A. Tiêu diệt các thế lực phong kiến, bước đầu hoàn thành thống nhất đất nước. 
B. Đánh tan các thế lực ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. 
C. Thống nhất đất nước, định hình lãnh thổ Việt Nam như ngày nay. 
D. Thực hiện chính sách ngoại giao khôn khéo với các nước láng giềng. 
Câu 35: Địa danh nơi diễn ra trận Rạch Gầm – Xoài Mút, hiện nay thuộc tỉnh nào? 
A. Tiền Giang. B. Long An. C. Đồng Tháp. D. Bến Tre. 
Câu 36: Khi Nguyễn Huệ quyết định tiến quân thẳng ra Đàng Ngoài, ông đã nên khẩu hiệu gì? 
A. "Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chác thắng". C. "Phù Lê diệt Trịnh". 
B. "Quyết tâm tiêu diệt vua Lê, chúa Trịnh". D. "Phù Trịnh diệt Lê". 
Câu 37: Hãy điền vào chỗ trống câu sau đây sao cho đúng: "Trong 17 năm liên tục chiến đấu, 
phong trào Tây Sơn đã đánh tan cuộc chiến tranh xâm lược của..... bảo vệ nền độc lập và lãnh 
thổ của Tổ Quốc? 
A. Quân Mãn Thanh. B. Quân Xiêm La. 
C. Quân Xiêm, Thanh. D. Quân của Sầm Nghi Đống. 
BÀI 25. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓA DƯỚI TRIỀU NGUYỄN 
Câu 1: Triều nhà Nguyễn thành lập trên cơ sở nào? 
A. Đánh bại nhà Mạc. B. Đánh bại chính quyền Lê-Trịnh. 
C. Đánh bại vương triều Tây Sơn. D. Đánh tan quân Thanh. 
Câu 2: Vị vua đầu tiên của triều nhà Nguyễn là 
A. Nguyễn Hoàn. B. Gia Long. C. Minh Mạng. D. Bảo Đại. 
Câu 3: Dưới triều nhà Nguyễn chính quyền trung ương được tổ chức theo mô hình thời 
A. nhà Mạc. B. nhà Trần. C. nhà Lý. D. nhà Lê. 
Câu 4: Thời vua Gia Long, nước ta được chia thành 3 vùng là: 
 A. Bắc thành, Trung thành, Nam thành. B. Đánh bại chính quyền Lê-Trịnh. 
C. Bắc thành, Gia Định thành, Trực doanh. D. Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ. 
Câu 5: Thời vua nào của triều nhà Nguyễn, nước ta được chia làm 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên? 
A. Vua Gia Long. B. Vua Minh Mạng. 
C. Vua Thiệu Trị. D. Vua Tự Đức. 
Câu 6: Dưới triều đại nào nước ta có quốc hiệu là Việt Nam? 
A. Nhà Lý. B. Nhà Trần. C. Nhà Lê sơ. D. Nhà Nguyễn. 
Câu 7: Bộ luật nổi tiếng dưới triều Nguyễn có tên gọi là 
A. Quốc triều hình luật. B. luật Hồng Đức. 
C. Hoàng việt luật lệ. D. bộ Hình thư. 
Câu 8: Thế kỉ XIX, thủ công nghiệp ở nước ta xuất hiện nghề mới, đó là nghề gì? 
A. Làm gốm. B. Làm thủy tinh. 
C. In tranh dân gian. D. Làm giấy. 
Câu 9: Dưới triều nhà Nguyễn, ngoài Nho giáo thì đặc biệt là tôn giáo nào bị hạn chế hoạt động? 
A. Đạo Phật. B. Đạo Thiên chúa. C. Đạo Hồi. D. Đạo Giáo. 
Câu 10: Vị vua nào đã đặt quốc hiệu nước ta là Việt Nam? 
A. Lý Thái Tổ. B. Trần Nhân Tông. 
C. Lê Thánh Tông. D. Gia Long. 
Câu 11: “Gia Định thành” (thế kỉ XIX), chỉ vùng đất nào ở nước ta hiện nay? 
A. Bắc Bộ. B. Trung Bộ. 
C. Nam Bộ. D. Thành phố Hồ Chí Minh. 
Câu 12: Dưới triều nhà Nguyễn, buôn bán trong nước phát triển chậm chạp chủ yếu do đâu? 
A. Sản xuất không phát triển. B. Nhà Nguyễn độc quyền. 
C. Chính sách thuế nặng nề. D. Nhu cầu trong nước ít. 
Câu 13: Nhận xét nào sau đây là đúng khi đánh giá về vai trò của vương triều nhà Nguyễn trong 
lịch sử dân tộc? 
A. Đánh bại vương triều Tây Sơn, lập ra triều đại mới. 
B. Hoàn thành thống nhất đất nước từ Bắc vào Nam. 
C. Ổn định tình hình kinh tế, xã hội của đất nước. 
D. Bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. 
Câu 14: Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho phong trào Tây Sơn bị thất bại trước cuộc tấn công 
của Nguyễn ánh? 
A. Nội bộ Tây Sơn chia rẽ, mâu thuẫn ngày càng sâu sắc. 
B. Quân của Nguyễn Ánh rất mạnh. 
C. Nguyễn Ánh được sự giúp đỡ của quân Tây Sơn. 
D. Quang Trung mất, Quang Toàn nối ngôi nhưng không đủ năng lực. 
Câu 15: Dưới triều Nguyễn, địa danh nào được chọn làm kinh đô là trung tâm đầu não của cả 
nước? 
A. Thăng Long (Hà Nội). B. Phủ Quy Nhơn. 
C. Phú Xuân (Huế). D. Gia Định (Sài Gòn). 
Câu 16: Tổ chức bộ máy cai trị ở địa phương dưới thời Minh Mạng như thế nào? 
A. Tỉnh, phủ, huyện và xã. B. Tỉnh, phủ, huyện, châu, tổng và xã. 
C. Tỉnh, huyện, phủ, tổng và xã. D. Tỉnh, phủ, huyện, châu và xã. 
Câu 17: Nhà Nguyễn chủ trương thần phục triều đại nào ở Trung Quốc? 
A. Nhà Minh. B. Nhà Tống. C. Nhà Nguyễn. D. Nhà Thanh. 
Câu 18: Trong chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn đã tỏ thái độ như thế nào đối với các nước 
phương Tây? 
A. Ngăn cản ảnh hưởng của người phương Tây trên đất nước Việt Nam. 
B. Thi hành chính sách tương đối cởi mở với Pháp và đạo Thiên Chúa. 
C. Thi hành chính sách "đóng cửa" và đàn áp Công giáo. 
D. Khước từ quan hệ đối với các nước phương Tây. 
Câu 19: Đến thời Minh Mạng, triều Nguyễn quan hệ với các nước phương Tây như thế nào? 
A. Khước từ dần quan hệ đối với các nước phương Tây. 
B. Đặt quan hệ thân thiện với các nước phương Tây. 
C. Thực hiện chính sách "mở cửa" để quan hệ với phương Tây. 
D. Thi hành chính sách tương đối cởi mở đối với các nước phương Tây. 
Câu 20: Điểm cơ bản nhất trong chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Nguyễn là gì? 
A. Siết chặt ách thống trị đối với nhân dân, đóng kín, bảo thủ, mù quáng. 
B. Đàn áp nhân dân, thuần phục nhà Thanh. 
C. Đàn áp nhân dân, khước từ mọi tiếp xúc với các nước phương Tây. 
D. Áp dụng chặt chẽ bộ luật Gia Long, xem nhà Thanh là "Thiên triều". 
BÀI 29. CÁCH MẠNG TƯ SẢN ANH 
Câu 1 : Đầu tế kỉ XVII, Anh là nước có nền kinh tế phát triển như thế nào ? 
A. Thứ nhất châu Âu. B. Thứ hai châu Âu. 
C. Thứ ba châu Âu. D. Thứ tư châu Âu. 
Câu 2: Thế kỉ XVII, nền kinh tế Anh phát triển theo xu hướng nào? 
A. Tư bản chủ nghĩa. B. Phong kiến. 
C. Xã hội chủ nghĩa. D. Thuộc địa. 
Câu 3: Thế kỉ XVII, sự phát triển của nền kinh tế Anh luôn bị sự kìm hãm của 
 A. chế độ nô lệ. B. chế độ phong kiến. 
C. chế độ xã hội chủ nghĩa. D. chế độ thuộc địa. 
Câu 4: Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh (thế kỉ XVII ), ở nông thôn phần lớn ruộng đất 
bị biến thành 
A. đồn điền. B. công trường thủ công. 
C. nhà máy, xí nghiệp. D. đồng cỏ nuôi cừu. 
Câu 5: Thế kỉ XVII ở Anh, bộ phận quý tộc chuyển hướng kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa 
được gọi là gì? 
A. Quý tộc phong kiến. B. Tư sản. 
C. Quý tộc mới. D. Địa chủ. 
Câu 6: Mâu thuẩn chủ yếu trong xã hội Anh (thế kỉ XVII) là mâu thuẩn 
A. tư sản với chế độ phong kiến. B. quý tộc mới với quý tộc phong kiến. 
C. tư sản, quý tộc mới với chế độ phong kiến. D. tư sản với quý tộc mới. 
Câu 7: Nguyên nhân trực tiếp bùng nổ cách mạng ở Anh (thế kỉ XVII) bắt đầu từ sự kiện nào? 
A. Vua Sác-lơ I triệu tập Quốc hội nhằm tăng thuế. B. Sác-lơ I đàn áp Quốc hội. 
 C. Sác-lơ I tuyên chiến với Quốc hội. D. Sác-lơ I bị xử tử. 
Câu 8: Nắm quyền lãnh đạo cách mạng tư sản Anh là giai cấp nào? 
A. Tư sản và quý tộc mới. B. Tư sản. 
C. Quý tộc mới. D. Quý tộc phong kiến và tư sản. 
Câu 9: Sự kiện nào đánh dấu giai đọan đỉnh cao của cách mạng tư sản Anh? 
A. Sác-lơ I bị bắt. 
B. Sác-lơ I tuyên chiến với Quốc hội. 
C. Chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập. 
D. Sác-lơ I bị xử tử, Anh trở thành nước cộng hòa. 
Câu 10: Ý nghĩa to lớn của cách mạng tư sản Anh là gì? 
A. Mang lại quyền lợi cho nhân dân lao động. 
B. Đưa giai cấp tư sản và quý tộc mới lên nắm quyền. 
C. Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới. 
D. Lật đổ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. 
Câu 11: Nhận xét nào sau đây là đúng nhất khi nói cuộc cách mạng tư sản Anh là cuộc cách 
mạng tư sản không triệt để? 
A. Chỉ có tư sản và quý tộc mới được hưởng quyền lợi 
B. Chưa giải quyết quyền lợi cho nhân dân lao động. 
C. Sau khi lên nắm quyền, tư sản và quý tộc mới quay lại bóc lột nhân dân. 
D. Chưa xóa bỏ chế độ phong kiến, chưa mang lại quyền lợi cho nhân dân lao động. 
Câu 12: Từ thể kỉ XVI, ngành sản xuất nào dưới đây được đánh giá là ngành sản xuất nổi tiếng 
nhất ở Anh? 
A. Sản xuất thủ công nghiệp. B. Sản xuất nông nghiệp, 
C. Sản xuất len dạ. D. Sản xuất và chế biến thủy tinh. 
BÀI 30. CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC THUỘC ĐỊA ANH Ở BẮC MĨ. 
Câu 1: Sau phát kiến của Cô-lôm-pô, đến thế kỉ XVIII, nước nào đã xác lập được 13 thuộc địa 
ở Bắc Mĩ? 
A. Anh. B. Pháp. C. Bồ Đào Nha. D. Italia. 
Câu 2: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc 
Mĩ là 
A. mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với vô sản. 
B. mâu thuẫn giữa nông dân vối phong kiến. 
C. mâu thuẫn giữa thuộc địa với thực dân Anh. 
D. mâu thuẫn giữa tư sản miền Bắc với chủ nô miền Nam. 
Câu 3: Sự kiện thổi bùng lên ngọn lửa chiến tranh ở Bắc Mĩ là 
A. chính phủ Anh ra lệnh phong tỏa cảng Bôxtơn. 
B. 13 thuộc địa tiến hành “Đại hội lục địa lần thứ nhất”. 
C. nhân dân thuộc địa tấn công 3 tàu chở chè của Anh ở cảng Bôxtơn. 
D. 13 thuộc địa thông qua bản tuyên ngôn độc lập, tố cáo chế độ áp bức của Anh. 
Câu 4: Điểm hạn chế trong Bản tuyên ngôn độc lập của Mĩ ? 
A. Tố cáo chế độ áp bức thuộc địa của thực dân Anh. 
B. Tuyên bố thành lập Hợp chúng quốc Mĩ. 
C. Thông qua các quyền con người và quyền công dân. 
D. Vẫn duy trì chế độ nô lệ và việc bóc lột nhân dân lao động. 
Câu 5: Sau cuộc chiến tranh giành độc lập, nước Mĩ theo thể chế chính trị nào? 
A. Phong kiến. B. Chiếm hữu nô lệ. 
C. Tư bản chủ nghĩa. D. Quân chủ lập hiến. 
Câu 6: Người được bầu làm tổng thống đầu tiên của nước Mĩ là 
A. Lin Côn. B. Oa-sinh-tơn. C. Ô-ba-ma. D. Ních-xơn. 
Câu 7: Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ kết thúc bằng sự kiện 
nào? 
A. Đại hội lục địa lần thứ nhất (1774). 
B. Kí kết hòa ước Véc-xai (1783). 
C. Thông qua bản tuyên ngôn độc lập (1776). 
D. Nước Mĩ thông qua Hiến Pháp (1787). 
Câu 8: Sự kiện nào sau đây ở Việt Nam có liên hệ đến Bản tuyên ngôn độc lập của Mĩ mà em 
biết? 
A. Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. B. Cách mạng tháng Tám thành công. 
C. Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945). D. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. 
Câu 9: Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về ý nghĩa cuộc chiến tranh giành độc lập của các 
thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ? 
A. Giải phóng nhân dân lao động khỏi áp bức bóc lột. 
B. Mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Mĩ phát triển. 
C. Thúc đẩy phong trào công nhân ở châu Âu. 
D. Cổ vũ phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Á. 
BÀI 31. CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỈ XVIII. 
Câu 1: Đến cuối thế kỷ XVIII, Pháp vẫn là một nước 
A. công nghiệp. B. nông nghiệp lạc hậu. 
C. công-nông nghiệp. D. công - thương nghiệp. 
Câu 2: Trước cách mạng, người nông dân Pháp chịu sự bóc lột chủ yếu của giai tầng nào? 
A. Tư sản. B. Quý tộc. 
C. Lãnh chúa phong kiến và Giáo hội. D. Giáo hội. 
Câu 3: Về chính trị, đến cuối thế kỷ XVIII, Pháp là nước duy trì chế độ 
 A. quân chủ chuyên chế. B. quân chủ lập hiến. 
 C. cộng hòa. D. dân chủ. 
Câu 4: Trước cách mạng, đứng đầu nước Pháp là vua nào? 
A. Sác-lơ I. B. Lu-i XIV. C. Lu-i XVI. D. Na-pô-lê-ông. 
Câu 5: Cuối thế kỉ XVIII, xã hội Pháp chia thành ba đẳng cấp gồm 
 A. vua, quý tộc và đẳng cấp thứ ba. B. tăng lữ, quý tộc, tư sản. 
C. tăng lữ, quý tộc và đẳng cấp thứ ba. D. quý tộc, tư sản và đẳng cấp thứ ba. 
Câu 6: Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Pháp cuối thế kỉ XVIII là mâu thuẩn giữa 
 A. đẳng cấp 1 với đẳng cấp thứ ba. B. đẳng cấp 1 và 2 với đẳng cấp thứ ba. 
 C. đẳng cấp 2 với đẳng cấp thứ ba. D. đẳng cấp 1 với đẳng cấp 2. 
Câu 7: Sự kiện quan trọng, đánh dấu sự bùng nổ của cách mạng Pháp 1789 là 
A. Lu-i XVI triệu tập Hội nghị 3 đẳng cấp. 
B. đẳng cấp thứ ba tuyên bố là Quốc hội. 
C. Quốc hội lập hiến thành lập. 
D. quần chúng đánh chiếm ngục Ba-xti. 
Câu 8: Ý nào sau đây không đúng khi nói về đẳng cấp 1 và 2 trong xã hội Pháp cuối thế kỉ 
XVIII? 
 A. Chiếm số lượng đông đảo. 
 B. Được hưởng mọi đặc quyền, đặc lợi. 
C. Giữ những chức vụ cao trong chính quyền. 
D. Không phải nộp thuế, có nhiều bổng lộc. 
Câu 9: Ý nào sau đây là đúng khi nói về đẳng cấp thứ ba trong xã hội Pháp cuối thế kỉ XVIII? 
 A. Chiếm số lượng rất ít. 
B. Không phải nộp thuế, có nhiều bổng lộc. 
C. Không có quyền lợi chính trị, bị lệ thuộc vào đẳng cấp 1 và 2. 
D. Được hưởng mọi đặc quyền, đặc lợi. 
Câu 10: Trong các giai đoạn sau, giai đoạn nào là đỉnh cao của cách mạng Pháp 1789? 
 A. Cách mạng bùng nổ, nền quân chủ lập hiến được thiết lập 
B. Tư sản công thương cầm quyền. Nền cộng hòa thành lập. 
C. Nền chuyên chính Gia-cô-banh được thiết lập. 
D. Cách mạng bước vào thời kì thoái trào. 
Câu 11: Ý nào sau đây không phải là chính sách dưới thời chính quyền Gia-cô-banh? 
 A. Chia ruộng đất cho nông dân. B. Quy định giá lương thực, thực phẩm. 
C. Ban hành lệnh tổng động viên. D. Thông qua tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền. 
Câu 12: Sự kiện nào đánh dấu mốc kết thúc của cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789? 
 A. Quần chúng đánh chiếm ngục Ba-xti. B. Lu-i XVI bị xử tử. 
C. Nền cộng hòa thành lập. D. Na-pô-lê-ông lên ngôi hoàng đế. 
Câu 13: Trong cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789, lực lượng nào đóng vai trò quyết định, đưa 
cách mạng đến thành công? 
 A. Giai cấp tư sản. B. Giai cấp quý tộc. 
C. Quần chúng nhân dân. D. Giai cấp công nhân. 
Câu 14: Tại sao nói nền chuyên chính Gia-cô-banh đỉnh cao của cách mạng Pháp 1789? 
 A. Mang lại nhiều quyền lợi cho giai cấp tư sản. 
 B. Xóa bỏ được chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời. 
C. Nền cộng hòa được thiết lập, vua Lu-i XVI bị xử tử. 
D. Thủ tiêu mọi tàn dư phong kiến, mang nhiều quyền lợi cho quần chúng nhân dân. 
B. TỰ LUẬN 
1. Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỷ X – XVIII với nội dung 
Triều đại Quân xâm lược Trận đánh tiêu biểu Người lãnh đạo Kết quả 
2. Ý nghĩa của việc cải cách dưới triều đại vua Minh Mạng? 
3. Thế nào là cuộc cách mạng tư sản? Tại sao việc Sac – lơ I bị xử tử được xem là đỉnh cao của 
cách mạng Anh? 
4. Ý nghĩa của cách mạng tư sản Anh? 
5. Kết quả và ý nghĩa Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ? 
6. Ý nghĩa của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII? Vì sao nói Cách mạng tư sản Pháp là 
cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất? 
Đáp án 
1. Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỷ X – XVIII với nội 
dung 
Triều đại Quân xâm lược Trận đánh tiêu biểu Người lãnh đạo Kết quả 
Tiền Lê 
(981) 
Nhà Tống Vùng Đông Bắc Lê Hoàn Thắng lợi 
Nhà Lý 
(1075-1077) 
Nhà Tống Phòng tuyến Như 
Nguyệt 
Lý Thường Kiệt Thắng lợi 
Nhà Trần 
(1258, 1285, 
1287-1288) 
Quân Mông-
Nguyên 
Đông Bộ Đầu, 
Chương Dương, Bạch 
Đằng, 
Vua Trần và các 
tướng nhà Trần (Trần 
Quốc Tuấn) 
Thắng lợi 
Nhà Hồ 
(1400-1407) 
Nhà Minh Hồ Quý Ly Thất bại 
Nhà Lê sơ 
(1418-1427) 
Nhà Minh Chi Lăng-Xương 
Giang 
Lê Lợi, Nguyễn Trãi Thắng lợi 
Tây Sơn 
(1771- 1789) 
Xiêm - Thanh Rạch Gầm – Xoài 
Mút, Ngọc Hồi – 
Đống Đa 
Quang Trung 
(Nguyễn Huệ) 
Thắng lợi 
2. Ý nghĩa của việc cải cách dưới triều đại vua Minh Mạng? 
- Hệ thống cơ quan hành chính được tổ chức chặt chẽ, gọn nhẹ chưa từng có. 
- Thống nhất hệ thống đơn vị hành chính trong cả nước, làm cơ sở cho sự phân chia tỉnh, huyện 
ngày nay. 
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lí nhà nước từ trung ương đến địa phương. 
3. Thế nào là cuộc cách mạng tư sản? Tại sao việc Sac – lơ I bị xử tử được xem là đỉnh cao 
của cách mạng Anh? 
- Là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản (hay quý tộc mới) lãnh đạo nhằm lật đổ chế độ phong 
kiến, thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản 
(động lực cách mạng là nhân dân). 
- Xử tử Sác-lơ I, kết thúc chế độ phong kiến ở nước Anh, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát 
triển, giai cấp tư sản lên nắm quyền, nước Anh trở thành nước cộng hòa. 
4. Ý nghĩa của cách mạng tư sản Anh: 
- Lật đổ chế độ phong kiến. 
- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở Anh phát triển. 
- Mở ra thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản. 
5. Kết quả và ý nghĩa của Chiến tranh giành độc lập: 
a/ Kết quả: 
- Năm 1783, Hòa ước được kí kết ở Véc-xai (Pháp), Anh công nhận nền độc lập của 13 thuộc 
địa ở Bắc Mĩ. 
- Năm 1787, Hiến pháp nước Mĩ được thông qua, củng cố vị trí nhà nước mới: nước Mĩ theo 
chế độ cộng hòa liên bang. 
b/ Ý nghĩa của Chiến tranh giành độc lập: 
- Giải phóng Bắc Mĩ khỏi sự thống trị của thực dân Anh, thành lập quốc gia tư sản, mở đường 
cho chủ nghĩa tư bản phát triển. 
- Góp phần thúc đẩy các phong trào cách mạng chống phong kiến ở châu Âu, phong trào đấu 
tranh giành độc lập ở Mĩ La-tinh cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX. 
6. Ý nghĩa của cách mạng tư sản Pháp? 
a/ Đối với nước Pháp: 
- Lật đổ chính quyền quân chủ chuyên chế, thủ tiêu mọi tàn dư phong kiến. 
- Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. 
- Những cản trở đối với công thương nghiệp bị xóa bỏ, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát 
triển. 
b/ Đối với thế giới: 
- Chế độ phong kiến bị lung lay ở khắp châu Âu. 
- Mở ra một thời đại mới, thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản trên thế giới. 
* Cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất, vì: 
- Lật đổ chế độ phong kiến đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, mở đường cho CNTB phát triển. 
Quần chúng nhân dân là lực lượng chính đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao - chuyên chính dân chủ 
cách mạng Gia-cô-banh. 
- Là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất, xứng đáng là một cuộc đại cách mạng cổ vũ tinh thần 
đấu tranh của nhân dân thế giới chống lại chế độ phong kiến và thực dân. 
Duyệt của Tổ trưởng
Nguyễn Thanh Tâm 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_thi_lai_lich_su_lop_10_cd_nhung_cuoc_khang_chien.pdf