Đề cương ôn thi lại Học kì II môn GDCD Lớp 11 năm học 2020- 2021
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn thi lại Học kì II môn GDCD Lớp 11 năm học 2020- 2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn thi lại Học kì II môn GDCD Lớp 11 năm học 2020- 2021
Cần Thơ, tháng 5 năm 2021 ĐỀ CƯƠNG ÔN THI LẠI MÔN GDCD KHỐI 11 HKII NH 2020 – 2021 TRƯỜNG THPT AN KHÁNH TỔ: SỬ - ĐỊA - GDCD -----&----- Nguồn gốc, bản chất của nhà nước Khuyến khích hs tự học Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam BÀI 9: NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam - Gương mẫu thực hiện và tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. - Tích cực tham gia các hoạt động: Xây dựng, củng cố, bảo vệ chính quyền; giữ gìn trật tự, an toàn xã hội - Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của dân, do nhân dân, vì nhân dân, quản lí mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo. - Bản chất của NN pháp quyền XHCN VN. :+ Tính nhân dân:NN của dân, do dân, vì dân; Nhân dân tham gia quản lý Nhà nước; thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân. + Tính dân tộc:Đoàn kết toàn dân tộc; có những chính sách đúng, chăm lo lợi ích các dân tộc.Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc - Chức năng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Chức năng đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; tổ chức và xây dựng, bảo đảm thực hiện các quyền tự do, dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân. BÀI TẬP CŨNG CỐ Câu 1: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của A. giai cấp công nhân. B. giai cấp nông dân. C. đội ngũ trí thức. D. giai cấp tư sản. Câu 2: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do tổ chức nào dưới đây lãnh đạo ? A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. B. Đảng Cộng sản Việt Nam. C. Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. D. Liên đoàn Lao động Việt Nam. Câu 3: Bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao hàm A. tính nhân dân và tính tôn giáo. B. tính dân tộc và tính nhân dân. C. tính dân tộc và tính tôn giáo. D. tính tôn giáo và tính xã hội. Câu 4: Chức năng nào dưới đây của Nhà nước ta là căn bản nhất ? A. Chức năng tổ chức và xây dựng. B. Chức năng đảm bảo an ninh chính trị. C. Chức năng bảo đảm trật tự , an toàn xã hội. D. Chức năng tổ chức và giáo dục. Câu 5:Tính nhân dân của nhà nước ta được thể hiện là công cụ chủ yếu để nhân dân thực hiện A. quyền lãnh đạo. B. quyền làm chủ. C. quyền tự do. D. quyền bình đẳng. Câu 6: Nhà nước quản lí mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật được gọi là nhà nước gì? A. Pháp luật B. Pháp chế C. Pháp quyền D. Công pháp. Câu 7: Ý kiến nào dưới đây là đúng về trách nhiệm tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ? A. Mọi công dân đều phải có trách nhiệm tham gia xây dựng và bảo vệ Nhà nước. B. Chỉ cán bộ, công chức Nhà nước mới có trách nhiệm tham gia xây dựng Nhà nước. C. Xây dựng và bảo vệ Nhà nước là trách nhiệm của lực lượng công an nhân dân. D. Chỉ lực lượng quân đội nhân dân mới có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Nhà nước. Câu 8.Yếu tố nào dưới đây không thể hiện tính dân tộc của Nhà nước ta? A. Có chính sách dân tộc đúng đắn. B. Chăm lo lợi ích mọi mặt cho các dân tộc. C. Của dân, do dân, vì dân . D. Thực hiện đoàn kết dân tộc. Câu 9.Nội dung nào sau đây là trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam? A. Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật. B. Ban hành hệ thống pháp luật để bảo vệ lợi ích của mọi người. C. Tổ chức xây dựng và quản lý văn hóa, giáo dục, khoa học. D.Xây dựng và quản lý nền kinh tế nhiều thành phần. Câu 10. Tính dân tộc của Nhà nước ta được thể hiện ở nội dung nào dưới đây? A. Nhà nước ta là Nhà nước của các dân tộc. B. Nhà nước chăm lo lợi ích mọi mặt cho các dân tộc ở Việt Nam. C. Mỗi dân tộc đều có bản sắc riêng của mình. D. Dân tộc nào cũng có chữ viết riêng. Câu 11. Việc làm nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam? A. Anh A không sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông. B. Anh B không đội nón bảo hiểm khi đi xe gắn máy. C. Anh C tham gia nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi. D. Anh D tuyên truyền, vận động mọi người trồng cây xanh. Câu 12. Hành vi nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam? A. không tố giác tội phạm. B. dừng xe lại khi có tín hiệu đèn đỏ. C. tham gia vào đội dân quân tự vệ của phường. D. không đi xe ngược chiều. Câu 13: Nhà nước thực hiện tuyển nghĩa vụ quân sự hằng năm nhằm bảo đảm an ninh chính trị để xây dựng và phát triển kinh tế là nội dung nào của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa? A. Chức năng. B. Khái niệm. C. Bản chất. D. Vai trò. Câu 14: Nhà nước thực hiện trưng cầu ý dân là nói đến nội dung nào trong bản chất của Nhà nước? A. Tính xã hội. B. Tính nhân dân. C. Tính giai cấp. D. Tính quần chúng. Câu 15: P thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù khi đọc những thông tin trên mạng nói xấu Đảng, Nhà nước ta. P đã thể hiện điều nào dưới đây trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền? A. Trí tuệ của công dân. B. Nghĩa vụ của công dân. C. Lí tưởng của công dân D.Trách nhiệm của công dân. Câu 16: H viết đơn tố cáo hành vi thường xuyên xả nước thải ra môi trường của ông K. Vậy việc làm của H thể hiện điều nào dưới đây trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền? A. Trách nhiệm. B. Nghĩa vụ. C. Sự hiếu thắng. D. Sự góp ý. Câu 17: Ông A kinh doanh vật liệu xây dựng nhưng không nộp thuế cho nhà nước theo đúng quy định, cơ quan thuế đã quyết định xử phạt hành chính đối với doanh nghiệp của ông. Điều đó chứng tỏ Nhà nước đã sử dụng phương tiện nào sau đây để quản lí Nhà nước? A. Pháp chế. B. Chủ trương. C. Pháp luật. D. Hiến pháp. Câu 18: Để đảm bảo an ninh cho biên giới quốc gia, hằng ngày, hằng giờ các chiến sĩ bộ độ biên phòng luôn tuần tra, canh gác, bảo đảm A. an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. B. các điều kiện tổ chức, xây dựng đất nước. C. các quyền tự do dân chủ của nhân dân. D. lợi ích hợp pháp của nhân dân. Câu 19:Anh K bị một tổ chức chuyên kích động, phá hoại an ninh đất nước mua chuộc và lôi kéo tham gia vào tổ chức. Sau đó, K liên hệ với M, N rủ tham gia chung. Nhận lệnh của tổ chức K, M, N đi rải truyền đơn nói xấu UBND phường X. Vô tình biết được sự việc chị V đi tố giác cơ quan chức năng bắt trọn tổ chức nói trên. Ai dưới đây thực hiệntốttrách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam? A. Anh K. B. Anh M. C. Anh N. D. Chị V. Câu 20: Anh H đăng ký tham gia vào đội dân quân tự vệ tại nơi cư trú. Việc làm của anh đã thực hiện nội dung nào trong phần Nhà nước XHCN? A. Khái niệm. B. Bản chất. C. Chức năng. D. Trách nhiệm của công dân. Câu 21: Trong không khí vui mừng, phấn khởi của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư, các đại biểu, cán bộ và nhân dân thôn 6, xã Chính Lý cùng nhau ôn lại truyền thống vẻ vang của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam qua 88 năm xây dựng và trưởng thành; đánh giá kết quả thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Các đại biểu, cán bộ và nhân dân thôn 6, xã Chính Lý đã thể hiện A. tính nhân dân của Nhà nước ta. B. tính dân tộc của Nhà nước ta. C. vai trò của Nhà nước pháp quyền XHCN. D. chức năng của Nhà nước pháp quyền XHCN. --------------------------------------------------------------------------- Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Những hình thức cơ bản của dân chủ BÀI 10: NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA - Dân chủ trực tiếp: là hình thức dân chủ với những qui chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết, tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước. ( không phân biệt giới tính, địa vị, tôn giáo...) - Dân chủ gián tiếp: là hình thức dân chủ thông qua những qui chế, thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện thay mặt mình quyết định các công việc chung của cộng đồng, của Nhà nước. - Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực chính trị: quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quanTham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung Kiến nghị với các cơ quan nhà nướcQuyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí... - Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực văn hóa: Tham gia đời sống văn hóa, hưởng lợi ích từ sáng tạo văn hóa, văn nghệ, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật... * Khái niệm: Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, là quyền làm chủ của nhân dân; dân chủ là một hình thức nhà nước gắn với giai cấp thống trị; dân chủ luôn mang bản chất giai cấp. * Bản chất của nền dân chủ XHCN. + Mang bản chất của giai cấp công nhân + Có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất + Lấy hệ tư tưởng Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng, do Đảng cộng sản VN lãnh đạo. + Là nền dân chủ của nhân dân lao động + Gắn liền với pháp luật, kỉ luật, kỉ cưởng. II. BÀI TẬP CŨNG CỐ Câu 1: Đặc điểm của nền dân chủ XHCN là gì? A. Phát triển cao nhất trong lịch sử. B. Rộng rãi nhất và triệt để nhất trong lịch sử. C. Tuyệt đối nhất trong lịch sử. D. Hoàn bị nhất trong lịch sử. Câu 2: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được thực hiện trên các lĩnh vực nào? A. Chính trị, văn hóa, xã hội. B. Chính trị, văn hóa, tôn giáo. C. Tôn giáo, văn hóa, tinh thần. D. Chính trị, văn hóa, tín ngưỡng. Câu 3: Những yếu tố không thể thiếu để xây dựng nền dân chủ XHCN là gì? A. Pháp luật, kỷ luật, nhà tù. B. Pháp luật, kỉ luật, kỉ cương. C. Pháp luật,kỉ cương, nhà tù. D. Pháp luật, quân đội, kỉ luật. Câu 4:Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là A. nền dân chủ của đại đa số nhân dân lao động. B. nền dân chủ của người lao động. C. nền dân chủ của giai cấp công nhân. D. nền dân chủ của đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Câu 5:Dân chủ trong lĩnh vực chính trị được thể hiện ở A. Quyền bình đẳng nam nữ . B. Quyền tự do kinh doanh. C. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội . D. Quyền có việc làm . Câu 6: Biểu hiện nào dưới đây là dân chủ trong lĩnh vực văn hóa? A. Quyền bình đẳng nam nữ . B. Quyền tự do ngôn luận. C. Quyền sáng tác. D. Quyền lao động. Câu 7: Biểu hiện nào dưới đây không phải là dân chủ trong lĩnh vực xã văn hóa? A. Bạn A được nhận nhuận bút của báo Mực tím . B. Nhân dân thành phố Cần Thơ tham gia vào Lễ hội bánh dân gian. C. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. D. Học sinh tham gia cuộc thi viết thư UPU. Câu 8: Việc trưng cầu ý dân là biểu hiện hình thức dân chủ A. gián tiếp . B. đại diện. C. phổ biến. D. trực tiếp. Câu 9: Biểu hiện nào dưới đây không là dân chủ trong lĩnh vực văn hóa? A. Quyền phê bình văn học. B. Quyền tham gia vào đời sống văn hóa. C. Quyền sáng tác. D. Quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân. Câu 10: Biểu hiện nào dưới đây không phải là hình thức dân chủ trực tiếp? A. Trưng cầu ý dân. B. Thực hiện sáng kiến pháp luật. C. Đại biểu Quốc hội đại diện nhân dân. D. Nhân dân tự quản. Câu 11.Thấy anh Y đang chặt trộm gỗ ở rừng phòng hộ, X liền tố cáo anh Y,vậy X đang thực hiện quyền dân chủ trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Trong lĩnh vực kinh tế. B. Trong lĩnh vực chính trị. C. Trong lĩnh vực văn hoá. D. Trong lĩnh vực xã hội. Câu 12: “ Công dân Việt Nam đủ từ 18 tuổi trở lên( trừ những trường hợp không được bầu cử theo quy định pháp luật) đều được tham gia bầu cử” là thể hiện của nội dung dân chủ trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Văn hóa. B. Chính trị. B. Kinh tế. D. Xã hội. Câu 13: Trong buổi họp thôn, bác A tham gia góp ý kiến về việc xây dựng đường bê tông của thôn mình. Vậy, bác A đã thực hiện hình thức dân chủ nào dưới đây? A. Dân chủ trực tiếp. B. Dân chủ gián tiếp. C. Dân chủ mở rộng. D. Dân chủ đại diện. Câu 14: A đã 18 tuổi, A rất vui mừng vì đây là lần đầu mình được cầm lá phiếu đi bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp. Vậy A đã thực hiện hình thức dân chủ nào dưới đây? A. Dân chủ trực tiếp. B. Dân chủ gián tiếp. C. Dân chủ mở rộng. D. Dân chủ của nhân dân. Câu 15: A là học sinh trường THPT đã tham gia cuộc thi sáng tác thơ văn trên báo Hoa học trò và đạt giải nhất. Vậy A đã tham gia xây dựng nền dân chủ XHCN ở lĩnh vực nào dưới đây? A. Kinh tế. B. Chính trị. C. Văn hoá. D. Xã hội. Câu 16: Phường H tổ chức và xây dựng lại kế hoạch cuộc thi hát “quan họ” là thể hiện dân chủ ở lĩnh vực nào sau đây? A. Kinh tế. B. Chính trị. C. Văn hóa. D. Xã hội. Câu 17: Hành vi nào dưới đây thể hiện dân chủ trong lĩnh vực văn hóa? A. Anh X ứng cử vào hội đồng nhân dân phường. B. Chị B tham gia phê bình văn học. C. Anh H tham gia góp ý vào dự thảo luật. D. Chị C phát biểu ý kiến trong cuộc họp cơ quan. Câu 18: H có giọng hát hay nên bạn muốn tham gia hội thi văn nghệ do trường tổ chức, nhưng mẹ H nhất định không đồng ý vì sợ ảnh hưởng đến học tâp. Theo em, mẹ H đã vi phạm quyền dân chủ nào sau đây của công dân? A. Quyền sáng tác, phê bình văn học nghệ thuật. B. Quyền được tham gia vào đời sống văn hóa. C. Quyền được hưởng lợi từ sáng tạo của mình. D. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. Câu 19: Hành vi nào dưới đây không phải là dân chủ trong lĩnh vực chính trị? A. Ông T viết báo phản ánh về tình hình dịch bệnh. B. Anh H tham gia bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã. C. Chị C tố cáo hành vi tham nhũng. D. Anh B đi xuất khẩu lao động nước ngoài. Câu 20: Hành vi nào dưới đây thể hiện dân chủ trong lĩnh vực văn hóa? A. Anh X ứng cử vào Hội đồng nhân dân phường. B. Chị B tham gia phê bình văn học. C. Anh H tham gia đóng góp ý kiến dự thảo luật. D. Chị C phát biểu ý kiến trong cuộc họp cơ quan. ------------------------------------------------------------------- Chính sách dân số Chính sách giải quyết việc làm Trách nhiệm của công dân đối với chính sách dân số và giải quyết việc làm BÀI 11: CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆT LÀM - Chấp hành chính sách dân số, pháp luật về dân số - Chấp hành chính sách về việc làm và pháp luật về lao động - Động viên người thân trong gia đình và những người khác cùng chấp hành - Có ý chí vươn lên nắm bắt khoa học kĩ thuật tiên tiến, định hướng nghề nghiệp đúng đắn. . - Mục tiêu + Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số + Sớm ổn định quy mô, cơ cấu dân số và phân bố dân số hợp lý + Nâng cao chất lượng dân số - Phương hướng + Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí + Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục + Nâng cao sự hiểu biết của người dân + Nhà nước đầu tư đúng mức - Tình hình việc làm ở nước ta hiện nay - Tình trạng thiếu việc làm ở nước ta vẫn là vấn đề rất bức xúc ở cả thành thị và nông thôn - Mục tiêu + Tập trung sức giải quyết việc làm ở cả thành thị và nông thôn + Phát triển nguồn nhân lực + Mở rộng thị trường lao động + Giảm tỉ lệ thất nghiệp và tang tỉ lệ ngườilao động đã qua đào tạo nghề - Phương hướng + Thúc đẩy phát triển sản xuất và dịch vụ + Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tự do hành nghề + Đẩy mạnh xuất khẩu lao động + Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn BÀI TẬP CŨNG CỐ Câu 1:Nói đến chất lượng dân số là nói đến tiêu chí nào sau đây? A. Yếu tố thể chất. B. Yếu tố thể chất, trí tuệ và tinh thần. C. Yếu tố trí tuệ. D. Yếu tố thể chất và tinh thần. Câu 2: Một trong những mục tiêu của chính sách dân số nước ta là gì? A. Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số. B. Tiếp tục giảm quy mô dân số. C. Tiếp tục giảm cơ cấu dân cư. D. Duy trì phân bố dân cư như hiện tại. Câu 3: Nội dung nào dươi đây là một trong những mục tiêu của chính sách dân số nước ta ? A. Tuyên truyền các biện pháp kế hoạch hóa gia đình.B. Tổ chức tốt bộ máy làm công tác dân số. C. Nâng cao chất lượng dân số. D. Phát triển nguồn nhân lực. Câu 4: Phân bố dân cư hợp lí là một trong những mục tiêu của A. Chính sách dân số. B. Chính sách giải quyết việc làm. C. Chính sách tài nguyên. D. Chính sách bảo vệ môi trường. Câu 5: Đảng, Nhà nước ta coi chính sách dân số là một yếu tố cơ bản để A. Nâng cao chất lượng cuộc sống toàn xã hội. B. ổn định quy mô dân số. C. phát huy nhân tố con người. D. giảm tốc độ tăng dân số. Câu 6: Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách dân số nước ta là gì? A. Nâng cao đời sống nhân dân. B. Tăng cường nhận thức, thông tin. C. Nâng cao hiệu quả đời sống nhân dân. D. Nâng cao hiểu biết của người dân. Câu 7: Nội dung nào sau đây không thuộc phương hướng cơ bản của chính sách dân số nước ta? A. Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí. B. Làm tốt công tác tuyên truyền. C. Nhà nước đầu tư đúng mức. D. Ổn định cơ cấu dân số. Câu 8: Tình hình việc làm nước ta hiện nay như thế nào? A.Thiếu việc làm ở nông thôn và thành thị. B. Việc làm là vấn đề không cần quan tâm nhiều. C. Việc làm đã được giải quyết hợp lí. D. Việc làm là vấn đề bức xúc ở nông thôn và thành thị. Câu 9: Một trong những mục tiêu của chính sách giải quyết việc là nước ta là gì? A. Phát triển nguồn nhân lực. B. Thúc đẩy phát triển sản xuất. C. Tự do hành nghề theo pháp luật. D. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Câu 10:Một trong những mục tiêu của chính sách giải quyết việc làm ở nước ta là gì? A. Tăng tỉ lệ người lao động đã qua đào tạo nghề. B. Thúc đẩy phát triển dịch vụ. C. Khuyến khích làm giàu theo pháp luật. D. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn. Câu 11: Hành vi, việc làm nào dưới đây vi phạm chính sách dân số của Đảng và Nhà nước A. tuyên truyền, phổ biến biện pháp kế hoạch hóa gia đình. B. cũng cấp các phương tiện tránh thai. C. lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức. D. cung cấp các dịch vụ dân số. Câu 12: Quan niệm dân gian nào dưới đây ảnh hưởng xấu đến chính sách dân số của Nhà nước? A. Cơn hơn cha là nhà có phúc. B. Một giọt máu đào hơn ao nước lã. C. Cha mẹ sinh con trời sinh tính. D. Đông con hơn nhiều của Câu 13: Nhà nước khuyến khích các cặp vợ chồng thực hiện kiểm tra sức khỏe trước sinh và sau sinh nhằm mục đích nào dưới đây ? A. Lựa chọn giới tính thai nhi. B. Góp phần nâng cao chất lượng dân số. C. Thực hiện kế hoạch hóa gia đình. D. Sinh con theo ý muốn. Câu 14: Kế hoạch hóa gia đình là biện pháp chủ yếu để A. lựa chọn tuổi con cho phù hợp. B. lựa chọn số con theo mong muốn của vợ chồng. C. hạn chế việc sinh con. D. điều chỉnh số con và khoảng cách sinh con. Câu 15: Trong các biện pháp thực hiện chính sách dân số dưới đây, biện pháp nào tác động trực tiếp tới nhân thức của người dân? A. Nhà nước tăng cường đầu tư kinh phí. B. Tranh thủ sự giúp đỡ của Liên hợp quốc. C. Tuyên truyền, giáo dục về chính sách dân số. D. Nhà nước chủ động xây dựng văn bản pháp luật về dân số. Câu 16: Cán bộ chuyên trách dân số xã A phát tờ rơi cho người dân về các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Việc làm này thực hiện phương hướng nào dưới đây của chính sách dân số ? A.Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí nhà nước đối với dân số. B.Nâng cao sự hiểu biết của người dân về vai trò của gia đình. C.Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục. D. Nhà nước đầu tư đúng mức cho chính sách dân số. Câu 17: Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện Q thường xuyên thực hiện giao ban với cán chuyên trách các xã, thị trấn để cập nhật thông tin, nắm bắt tình hình biến dộng về dân số - kế hoạch hóa gia đình ở cơ sở. Việc làm này thể hiện nội dung nào dưới đây trong chính sách dân số? A. Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền về dân số. B. Nâng cao vai trò của cán bộ dân số. C. Tăng cường công tác lãnh đạo, quản lí đối với công tác dân số. D. Thực hiện xã hội hóa công tác dân số. Câu 18: Học sinh tham gia thi tìm hiểu về giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên của trường là góp phần thực hiện chính sách nào dưới đây? A. Chính sách giáo dục và đào tạo. B. Chính sách dân số. C. Chính sách giải quyết việc làm. D. Chính sách văn hóa. Câu 19: T tốt nghiệp đại học nhưng không xin được việc làm. Để có thu nhập, T đã chung vốn với M cùng mở của hàng kinh doanh đồ ăn uống, nhưng bố T là ông Q phản đối vì cho rằng công việc này không ổn định nên đã không cho tiền làm vốn. Thêm vào đó bà N là mẹ của M cũng phản đối nên việc kinh doanh của T và M ngày càng khó khăn hơn. Thấy vậy E là anh trai của T đã giúp T và M vay tiền để kinh doanh. Ai đã thực hiện tốt chính sách giải quyết việc làm? A. T và M và bà N. B. Ông Q, bà N và E. C. E, T và M. D. T, E và ông Q. Câu 20. Anh H và chị G kết hôn được 10 năm và đã có 2 con gái. Vì là anh H con trai duy nhất trong nhà nên bà C mẹ của anh mong muốn chị G sinh thêm cậu con trai để nối dõi tông đường nhưng chị G không đồng ý. Bực mình, bà C đã lăng mạ và chửi bới chị G và bố mẹ chị. Vì áp lực sinh con trai nên anh H đã đi cặp bồ với chị K và hứa nếu chị K chịu sinh con trai cho anh thì anh sẽ ly hôn vợ để cưới chị . Biết chuyện chị G đã thuê Y đến đe dọa và quay clip tung lên mạng xã hội làm chị K bị hoảng loạn tinh thần. Những ai dưới đây vi phạm chính sách dân số? A. Anh H và bà C. B. Bà C, chị K và chị Y. C. Anh H, chị K và bà C. D. Anh H và bà G. Tình hình tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay (hướng dẫn học sinh tự học) Mục tiêu, phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường Trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường BÀI 12: CHÍNH SÁCH TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG - Tình hình tài nguyên. - Tình hình môi trường. - Tìm hiểu một số nguyên nhân.. - Ảnh hưởng. - Mục tiêu: Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học,từng bước nâng cao chất lượng môi trường, góp phần phát triển KT- XH bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. - Phương hướng cơ bản: + Tăng cường công tác quản lí của Nhà nước + Thường xuyên gd, tuyên truyền, xd ý thức trách nhiệm về bảo vệ TN, MT cho toàn dân + Coi trong công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác quốc tế, khu + Chủ động phòng ngừa ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện MT, bảo tồn thiên nhiên + Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm TN, TN + Áp dụng công nghệ hiện đại. - Chấp hành chính sách và pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường - Tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường - Vận động mọi người cùng thực hiện; chống lại các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên và bảo vệ môi trường. BÀI TẬP CŨNG CỐ Câu 1: Cách xử lí rác nào sau đây có thể đỡ gây ô nhiễm môi trường nhất? A. Đốt và xả khí lên cao. B. Chôn sâu. C. Đổ tập trung vào bãi rác . D. Phân loại và tái chế. Câu 2: Một trong những mục tiêu tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường ? A. Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường B. Tăng tỉ lệ che phủ rừng, bảo vệ động thực vật C. Xây dựng hệ thống xử lí chất thải D. Bảo tồn đa dạng sinh học Câu 3: Biểu hiện nào dưới đây là trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường? A. Tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ tài nguyên. B. Tăng cường công tác quản lý của Nhà nước. C. Khuyến cáo mọi người không khai thác tài nguyên. D. Làm ngơ với các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên. Câu 4: Biểu hiện nào dưới đây không là mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường? A. Sử dụng hợp lý tài nguyên. B.Áp dụng công nghệ hiện đại. C. Bảo tồn đa dạng sinh học. D. Từng bước nâng cao chất lượng môi trường. Câu 5: Nhà nước ta chủ trương khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên nhằm mục đích A.Chấm dứt tình trạng khai thác bừa bãi gây lãng phí B. Giữ gìn không sử dụng nguồn tài nguyên nào. C. Ngăn chặn mọi hình thức khai thác tài nguyên. D. Cấm tất cả các hoạt động có sử dụng tài nguyên. Câu 6: Hoạt động bảo vệ môi trường nào dưới đây không được khuyến khích? A. Sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng sản phẩm thân thiện với môi trường. B. Giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng và tái chế chất thải. C. Sử dụng năng lượng sạch. D.Chôn lấp các loại rác thải vào đất. Câu 7: Một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ rừng đang được triển khai ở nước ta hiện nay là biện pháp nào dưới đây? A. Cấm không được khai thác và xuất khẩu gỗ. B. Nhập khẩu gỗ từ các nước để chế biến. C. Giao đất giao rừng cho nông dân. D. Trồng mới rừng trên tất cả diện tích đất nước ta. Câu 8: Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã làm cho danh mục các loại tài nguyên thiên nhiên có xu hướng A. mở rộng. B. giữ nguyên. C. thu hẹp. D. ngày càng cạn kiệt. Câu 9: Nhà máy X không áp dụng công nghệ xử lí rác thải mà chôn lấp rác thải gần khu dân cư. Hành động này đã vi phạm chính sách A. khoa học và công nghệ. B. tài nguyên và bảo vệ môi trường. C. bảo vệ và phát triển tài nguyên. D. bảo tồn thiên nhiên. Câu 10:Nhà máy Thủy điện Sơn La có công suất lắp máy 2.400 MW, với 6 tổ máy. Là nhà máy đầu tiên ở Việt Nam sử dụng thiết bị tự động hóa nên tại mỗi phòng chức năng chỉ cần một đến hai kỹ sư giám sát. Hệ thống truyền đóng cắt truyền dẫn kín, cho phép truyền dẫn dòng điện 500kV vận hành trong không gian nhỏ. Thông tin trên thể hiện mục tiêu, phương hướng cơ bản nào của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường ở nước ta? A. Tăng cường công tác quản lí của Nhà nước về bảo vệ MT. B. Áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên. C. Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. D. Phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên. Câu 11: Việc làm nào dưới đây thực hiện đúng mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường ? A. Kinh doanh động vật hoang dã quý hiếm. B. Sử dụng thuốc trừ sâu trong trồng trọt. C. Dùng điện để đánh bắt thủy sản. D. Xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên. Câu 12. M tìm tòi và sáng chế ra một loại máy làm sạch không khí. Anh đã được Ủy Ban nhân dân thành phố trao tặng bằng khen vì những đóng góp trong bảo vệ môi trường. Ủy ban nhân dân thành phố đã thực hiện tốt phương hướng nào trong chính sách Tài nguyên và bảo vệ môi trường? A. Tích cực tham gia vào hoạt động bảo vệ tài nguyên và môi trường. B. Vận động mọi người cùng thực hiện bảo vệ tài nguyên và môi trường. C. Phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia. D. Coi trọng công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ trong bảo vệ môi trường. Câu 13:Cơ sở sản xuất A đã xây dựng dây chuyền xử lí rác thải bằng công nghệ hiện đại. Việc làm này là A. Áp dụng công nghệ hiện đại để xử lí rác thải B. Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm môi trường C. Đổi mới trang thiết bị sản xuất D. Tiết kiệm chi phí trong sản xuất Câu 14: Những hành vi nào dưới đây của công dân không thực hiện đúng chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường? A.Tham gia ngày tết trồng cây. B. Xây cống rãnh thóat nước. C. Xả nước thải chưa qua xử lí vào nguồn nước. D.Thả động vật hoang dã vào rừng. Câu 15: Cách xử lí rác nào dưới đây sẽ không ô nhiễm môi trường? A. Đốt và xả khí lên cao. B. Chôn sâu chất độc vào lòng đất. C. Thả rác xuống sông, suối. D. Phân loại rác và tái chế để sử dụng. Câu 16: Việc làm nào sau đây góp phần thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường? A. Đánh bắt thủy hải sản bằng chất nổ. B. Tiêu thụ động vật hoang dã quí hiếm. C. Chôn chất độc hại thuốc trừ sâu xuống đất. D. Bảo tồn động vật hoang dã quí hiếm. Câu 17: Trong bảo vệ môi trường, hoạt động nào có tầm quan trọng đặc biệt? A. Bảo vệ nguồn nước sinh hoạt. B. Bảo vệ môi trường khu dân cư. C. Bảo vệ và phát triển rừng. D. Bảo vệ môi trường sản xuất kinh doanh. Câu 18: Đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường thì việc tăng cường công tác quản lí của Nhà nước về bảo vệ môi trường là A. mục tiêu. B. thực trạng. C. phương hướng. D. ý nghĩa. Câu 19: Nhóm bạn gồm H, K,N, V, T, R tổ chức vào rừng cấm trại, nướng thức ăn nhưng do gia đình có việc nên T và R đã trở lại nhà. Các bạn còn lại tiếp tục hoạt động như dự kiến. Vô tình đám lửa đang sử dụng cháy lan ra khu rừng xung quanh. Lo sợ nên cả nhóm ra về nhưng không dập tắt lửa nên đã gây thiệt hại 2 ha rừng. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm chính sách về bảo vệ môi trường ? A. Bạn K, H, T và N. B. Bạn H, K, N và V. C. Bạn H, K, V và T. D. Bạn H, K, T và R. Câu 20: Thấy bạn B và G thường xuyên để rác thải không đúng nơi quy định nên H báo với nhà trường. B bực tức, B đã nhờ T đánh H. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm chính sách về bảo vệ môi trường? A. Bạn B, G. B. Bạn B, G, T. C. Bạn B, G, H. D. Bạn B, G, T và H. --------------------------------------------------------------- Chính sách Giáo dục và Đào tạo Chính sách Khoa học và công nghệ Chính sách văn hóa BÀI 13: CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, VĂN HÓA - Vai trò của văn hoá. - Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội; vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội; khơi dậy tiềm năng, phát huy sức sáng tạo của con người.. - Nhiệm vụ của văn hoá. Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc b. Phương hướng cơ bản để xây dựng nềnvăn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. - Làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng HCM giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân. - Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hoá của dân tộc. - Tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại: tiếp thu tư tưởng tiến bộ để làm giàu cho trí tuệ, tâm hồn người Việt Nam... - Nâng cao sự hiểu biết và mức hưởng thụ văn hoá, phát huy tiềm năng sáng tạo văn hoá của nhân dân. - Nhiệm vụ của khoa học và công nghệ. - Giải đáp kịp thời những vấn đề về lí luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra. - Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. - Đổi mới nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. - Nâng cao trình độ quản lý, hiệu quả của hoạt động khoa học và công nghệ. - Phương hướng cơ bản để phát triển Khoa học và công nghệ. - Đổi mới cơ chế quản lý KH&CN: - Tạo thị trường cho khoa học và công nghệ: - Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ: - Tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm: vật liệu mới. - Nhiệm vụ của GD&ĐT - Nâng cao dân trí: - Đào tạo nhân lực - Bôì dưỡng nhân tài. - Phương hướng cơ bản để phát triển Giáo dục và Đào tạo. - Nâng cao chất lượng, hiệu quả GD & ĐT - Mở rộng quy mô GD - Ưu tiên đầu tư cho GD & ĐT - Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục - Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục: huy động mọi nguồn lực vật chất và trí tuệ của xã hội tham gia vào sự nghiệp giáp dục. - Tăng cường hợp tác quốc tế về GD&ĐT: vì để tiếp cận với giáo dục tiên tiến trên thế giới. II. BÀI TẬP CŨNG CỐ Câu 1: Xác định đâu là nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo ở nước ta? A. Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện. B. Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. C. Phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. D. Giữ gìn, phát triển và truyền bá văn minh nhân loại. Câu 2: Các nước phát triển nhanh, giàu có, nền kinh tế có sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường thế giới chủ yếu là nhờ A. tài nguyên thiên nhiên phong phú. B. nguồn nhân lực dồi dào. C. sử dụng hiệu quả thành tựu của khoa học công nghệ. D. không có chiến tranh và có nguồn lao động dồi dào. Câu 3: Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục nhằm A. đảm bảo quyền học tập suốt đời của công dân. B. tạo mọi điều kiện để người nghèo có cơ hội được học tập. C. tạo môi trường cho công dân nâng cao nhận thức. D. đáp ứng nhu cầu học tập của công dân. Câu 4: Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đảng và Nhà nước ta coi vấn đề gì là quốc sách hàng đầu? A. Khoa học và công nghệ. B. Dân số. C. Quốc phòng và an ninh. D. Văn hóa. Câu 5: Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách giáo dục và đào tạo ở nước ta là A. nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. B. nâng cao chất lượng, hiệu qủa giáo dục và đào tạo. C. nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa. D. nâng cao hiệu quả của hoạt động khoa học và công nghệ. Câu 6: Nhà nước huy động mọi nguồn lực để phát triển giáo dục và đào tạo là thực hiện nội dung của phương hướng? A. Mở rộng quy mô giáo dục. B. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục. C. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. D. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục. Câu 7: Nhà nước tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và quốc tế về giáo dục là nhằm A. tiếp cận chuẩn mực giáo dục tiên tiến của thế giới. B. mở rộng quy mô giáo dục. C. đa dạng hóa các hình thức giáo dục. D. mở rộng quan hệ giao lưu quốc tế. Câu 8: Nội dung nào dưới đây thuộc phương hướng của chính sách giáo dục và đào tạo nước ta? A. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. B. Củng cố và tăng cường quan hệ với các nước. C. Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ. D. Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo. Câu 9: Một trong những nhiệm vụ của khoa học và công nghệ là A. đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp hoàn toàn. B. giải quyết kịp thời vấn đề lí luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra. C. nâng cao trình độ khoa học hiện có. D. đào tạo nguồn nhân lục cho đất nước. Câu 10: Đa dạng hóa các loại hình trường lớp và các hình thức giáo dục là nội dung cơ bản của phương hướng nào dưới đây? A. Mở rộng quy mô giáo dục. B. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục. C. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục. D. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. Câu 11: Để xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ nước ta cần phải có biện pháp như thế nào? A. Khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và công nghệ. B. Tạo ra thị trường cạnh tranh bình đẳng. C. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học và công nghệ. D.Nâng cao chất lượng và số lượng đội ngũ nghiên cứu khoa học. Câu 12: Nội dung nào sau đây không phải là phương hướng để phát triển giáo dục ở nước ta? A. Mở rộng quy mô giáo dục. B. Đẩy mạnh nghiên cứu giáo dục. C. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục. D. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục. Câu 13: Đảng và Nhà nước ta coi giáo dục và đào tạo là A. yếu tố quyết định để phát triển đất nước. B. nhân tố quan trọng trong chính sách của Nhà nước. C. chính sách xã hội cơ bản. D. quốc sách hàng đầu. Câu 14: Nhà nước thực hiện chính sách miễn, giảm học phí cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn là thể hiện A. chủ trương giáo dục toàn diện. B. công bằng xã hội trong giáo dục. C. xã hội hóa sự nghiệp giáo dục. D. sự quan tâm đến giáo dục và đào tạo. Câu 15: Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức các kì thi học sinh giỏi nhằm mục đích nào dưới đây? A. Thực hiện mục tiêu đào tạo nhân tài cho đất nước. B. Phát triển tiềm năng trí tuệ của người học. C. Góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. D. Khuyến khích người học tham gia học tập. Câu 16: Nhà nước cấp ngân sách xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị cho giáo dục qua “Chương trình kiên cố hóa trường học”. việc làm này thể hiện phương hướng nào dưới đây? A. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo. B. Mở rộng quy mô giáo dục. C. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục. D. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục. Câu 17: Nhà nước thực hiện chính sách phổ cập giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu nào dưới đây A. nâng cao dân trí. B. đào tạo nhân tài. C. bồi dưỡng nhân tài. D. phát triển nhân lực. Câu 18: Một trong những phương hướng của chính sách khoa học và công nghệ ở nước ta hiện nay? A. Đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. B. Nâng cao hiệu quả của hoạt động khoa học và công nghệ. C. Coi trọng công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ. D. Đổi mới cơ chế quản lí lhoa học và công nghệ. Câu 19: Một trong những phương hướng cơ bản của khoa học công nghệ là gì? A. Cung cấp luận cứ khoa học. B. Giải đáp kịp thời vấn đề lí luận và thực tiễn. C. Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ. D. Xây dựng lực lượng lao động. Câu 20: Nguồn lực tài chính cho phát triển khoa học và công nghệ (KH và CN) đã được bố trí tăng dần trong những năm gần đây, theo đó trong năm 2019, tổng chi sự nghiệp cho KH và CN đạt 12.825 tỷ đồng. Thông tin này chứng tỏ nhà nước ta đã: A. Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ. B.Tạo thị trường cho khoa học và công nghệ. C. Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ. D. Tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm. Câu 21.Nội dung nào sau đây không phải là phương hướng cơ bản để phát triển khoa học và công nghệ? A. Tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ. B. Chuyển giao công nghệ phục vụ nông nghiệp. C. Tạo thị trường cho khoa học và công nghệ. D. Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ. Câu 22:Nội dung nào dưới đây thuộc chính sách văn hóa? A. Cải tiến máy móc sản xuất. B. Chủ động tìm kiếm thị trường. C. Phòng chống tệ nạn xã hội. D. Lưu giữ các tác phẩm văn hóa nghệ thuật. Câu 23:Đảng và Nhà nước ta coi trọng việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, di sản văn hóa của đất nước là việc làm thể hiện A. kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc. B. tạo điều kiện để nhân dân được tham gia các hoạt động văn hóa. C. giữ nguyên các di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc. D. bảo vệ những gì thuộc về dân tộc. Câu 24:Hành vi nào dưới đây không thực hiện đúng chính sách văn hóa? A. Tổ chức các lễ hội truyền thống. B. Bảo tồn, tu bổ các di tích lịch sử. C. Phá bỏ đình chùa, đền miếu. D. Tổ chức lễ hội Hùng Vương hàng năm. Câu 25:Di sản văn hóa nào dưới đây là di sản văn hóa phi vật thể? A. Hát cải lương. B. Vịnh Hạ Long. C. Phố cổ Hội An. D. Cố đô Huế. Câu 26:Hành vi nào dưới đây góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa A. phá bỏ những di sản văn hóa cũ. B. đào bới trái phép địa điểm khảo cổ. C. sưu tầm di vật, cổ vật. D. mua bán, trao đổi trái phép bảo vật quốc gia. Câu 27:Nhà nước bảo vệ và phát triển tiếng nói, chữ viết của các dâ tộc ở Việt Nam là thể hiện A. chính sách giáo dục và đào tạo. B. chính sách văn hóa. C. chính sách khoa học và công nghệ. D. chính sách dân tộc. Câu 28: Hiện nay có nhiều cá nhân, tập thể mua quần áo, đồ dùng học tập, thực phẩm mang tặng trẻ em nghèo miền núi. Việc làm trên thể hiện phương hướng cơ bản nào trong phát triển giáo dục và đào tạo? A. Mở rộng quy mô giáo dục. B. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. C. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục. D. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục. Câu 29: Tại kỳ thi Olympic Toán quốc tế 2019 lần thứ 60 tại Anh từ 15 đến 22/7/2019, cả 6/6 học sinh đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi đều giành huy chương. Trong đó có 2 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc. Đoàn học sinh Việt Nam lọt vào TOP 10 đội mạnh nhất thế giới với vị trí thứ 7/110 quốc gia dự thi. Kết quả này thể hiện Việt Nam thực hiện thành công nhiệm vụ giáo dục và đào tạo nào trong các nhiệm vụ sau đây? A. Đào tạo nhân lực. B. Phát triển tiềm năng trí tuệ. C. Bồi dưỡng nhân tài. D. Nâng cao dân trí. Câu 30: Việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân ở địa phương em là thể hiện việc A. kế thừa và phát huy những di sản truyền thống của dân tộc. B. nâng cao sự hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa cho nhân dân. C. làm đẹp hơn các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh. D. thu hút khách du lịch nhằm tạo thêm việc làm cho nhân dân. ----------------------------------------------------------------------------- II. Phần tự luận: (3,0đ) Học sinh học bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, Khoa học – công nghệ và văn hóa.
File đính kèm:
- de_cuong_on_thi_lai_hoc_ki_ii_mon_gdcd_lop_11_nam_hoc_2020_2.docx