Đề cương ôn tập kiểm tra lại Học kì II môn Công nghệ Lớp 10 năm học 2020- 2021

doc 18 trang Mạnh Hào 21/05/2024 920
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra lại Học kì II môn Công nghệ Lớp 10 năm học 2020- 2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập kiểm tra lại Học kì II môn Công nghệ Lớp 10 năm học 2020- 2021

Đề cương ôn tập kiểm tra lại Học kì II môn Công nghệ Lớp 10 năm học 2020- 2021
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA LẠI HỌC KÌ II
MÔN CÔNG NGHỆ 10 
NĂM HỌC 2020- 2021
Chương 3. BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM, THỦY SẢN (BÀI 40)
BIẾT
Câu 1: Số đặc điểm cơ bản của nông, lâm, thủy sản gồm có
 A. 3 đặc điểm. 	 B. 4 đặc điểm. C. 5 đặc điểm. 	D. 6 đặc điểm.
Câu 2: Mục đích chủ yếu của công tác bảo quản nông, lâm, thủy sản là
A. duy trì những đặc tính ban đầu. 	B. để nâng cao độ nảy mầm. 
C. để làm giống cho vụ sau. 	D. để nâng cao giá trị sản phẩm.
Câu 3: Nhiệt độ môi trường bảo quản tăng lên 100C thì các phản ứng sinh hóa trong rau, quả tươi sẽ
A. tăng 1,5 lần.	B. tăng 2 – 3 lần.
C. giảm 2,5 – 3,5 lần.	D. Giảm 10 lần.
Câu 4: Hoạt động nào sau đây là bảo quản nông, lâm, thủy sản?
 A. Muối dưa cà. B. Sấy khô thóc.
 C. Làm thịt hộp D. Làm bánh chưng
Câu 5: Hoạt động nào sau đây là chế biến nông, lâm, thủy sản?
 A. Cất khoai trong chum. B. Ngâm tre dưới nước.
 C. Rau muống ngâm dấm. D. Để rau trong ngăn mát tủ lạnh.
HIỂU
Câu 6: Cho các phát biểu sau:
I. Nhằm duy trì độ thuần chủng.	II. Duy trì, nâng cao chất lượng sản phẩm.
III. Nâng cao độ nảy mầm.	IV. Tạo nhiều sản phẩm có giá trị.
V. Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo quản.
Có bao nhiêu phát biểu đúng về mục đích, ý nghĩa của công tác chế biến nông, lâm, thủy sản?
A. 2	B. 3	C. 4 	D. 5
Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm cơ bản của nông, thủy sản?
A. Dễ bị vi sinh vật xâm nhiễm gây thối hỏng.
B. Đa số nông sản, thủy sản chứa nhiều nước.
C. Lâm sản chứa chủ yếu là chất xơ.
D. Nông sản, thủy sản chứa chủ yếu là chất xơ.
Câu 8: Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến NLTS trong quá trình bảo quản gồm
A. Ánh sáng, khói bụi.	B. Nhiệt độ, độ ẩm. C. Con người. D. Mưa, gió.
Câu 9: Trong công tác chế biến NLTS, điều kiện môi trường tác động mạnh và quan trọng nhất đến 
A. chất lượng NLTS.	B. số lượng NLTS.
C. hình thái sản phẩm.	D. việc tái sử dụng.
Câu 10: Các vi sinh vật có thể gây hại cho nông, lâm, thủy sản khi gặp các điều kiện nhiệt độ nào sau đây?
A. 10oC-30oC. 	B. 20oC-40oC.	C. 10oC-20oC.	D. 30oC-60oC.
VẬN DỤNG
Câu 11: Cho các sinh vật sau:
I. Mọt gạo.	II. Chuột.	III. Bọ hà.	IV. Sâu ăn lá.
V. Chuồn chuồn kim.	VI. Bọ ba khoang.
Có bao nhiêu sinh vật thường xâm nhiễm và gây hại cho các loại nông, lâm, thủy sản?
A. 2.	B. 3.	C. 4. 	D. 5.
Câu 12: Cho các hoạt động sau:
I. Ướp muối thật nhiều.	II. Ướp đá ngay sau khi đánh bắt.
III. Sấy khô.	IV. Làm đồ hộp.
Có bao nhiêu hoạt động bảo quản cần thực hiện ngay đối với cá, tôm khi đánh bắt xa bờ?
A. 1.	B. 2.	C. 3. 	D. 4.
CHỦ ĐỀ: BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN SẢN PHẨM CÂY TRỒNG
BIẾT
Câu 1: Bảo quản hạt giống trung hạn với thời gian thấp hơn
	A. 2 năm. B. 10 năm. C. 20 năm. D. 1 năm.
Câu 2: Bảo quản củ giống thường được bảo quản với thời gian
A. trung hạn. 	B. trung hạn và dài hạn. C. dài hạn. 	D. ngắn hạn.
Câu 3: Để bảo quản hạt giống dài hạn cần
 A. Giữ ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm bình thường.
 B. Giữ ở nhiệt độ bình thường, độ ẩm 35-40%.
 C. Giữ ở nhiệt độ 30-400 C, độ ẩm 35-40%.
 D. Giữ ở nhiệt độ -100 C, độ ẩm 35-40%.
Câu 4: Để bảo quản hạt giống ngắn hạn cần
 A. Giữ ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm bình thường.
 B. Giữ ở nhiệt độ bình thường, độ ẩm 35-40%.
 C. Giữ ở nhiệt độ 30-400 C, độ ẩm 35-40%.
 D. Giữ ở nhiệt độ -100 C, độ ẩm 35-40%.
Câu 5: Ý nghĩa của việc làm khô trong quy trình bảo quản hạt giống là
 A. làm giảm độ ẩm trong hạt.	
 B. làm tăng độ ẩm trong hạt.
 C. làm cho chín những hạt còn xanh khi thu hoạch.
 D. diệt mầm bệnh, vi khuẩn.
Câu 6: Củ giống bảo quản cần có mấy tiêu chuẩn?
A. 3 B. 4	C. 5 D. 6
Câu 7: Mục đích chủ yếu của việc bảo quản hạt giống là 
A. bảo quản để hạt còn tươi và sử dụng được lâu dài.	
B. tăng năng suất cây trồng, giảm đa dạng sinh học.
C. giữ được độ nảy mầm của hạt.
D. giữ nguyên lượng nước của hạt.
Câu 8: Bảo quản bằng chiếu xạ là phương pháp bảo quản	
 A. hạt giống. B. củ giống. C. thóc, ngô D. rau, hoa, quả tươi. 
Câu 9: Các dạng kho bảo quản thóc, ngô là	
A. Kho lạnh, kho silô. B. Kho lạnh, kho thông thường. 
C. Nhà kho, kho lạnh. 	D. Kho silô, nhà kho.
Câu 10: Ở nước ta, người ta thường dùng mấy phương pháp để bảo quản thóc, ngô?
A. 2.	B. 3.	C. 4. 	D. 5.
HIỂU
Câu 11: Trong các phương pháp bảo quản rau, hoa, quả tươi thì phương pháp nào sau đây được xem là phổ biến nhất?
A. Bảo quản lạnh.	B. Bảo quản ở điều kiện bình thường.
C. Bảo quản bằng hóa chất.	D. Bảo quản bằng chiếu xạ.
Câu 12: Bảo quản củ, hạt làm giống khác với bảo quản NLTS nói chung ở đặc điểm nào sau đây?
 A. Duy trì đặc tính ban đầu. 	B. Duy trì độ nảy mầm.
 C. Hạn chế sự tổn thất về số lượng. D. Hạn chế sự tổn thất về chất lượng.
Câu 13: Ở các nước phát triển, lương thực được tập trung bảo quản chủ yếu trong phương tiện nào sau đây?
A. Chum vại.	B. Kho silô. 	C. Thùng sắt.	D. Bao tải.
Câu 14: Quy trình bảo quản hạt giống mà bà con nông dân thực hiện phổ biến theo quy mô gia đình được thực hiện theo thứ tự nào sau đây?
A. Thu hoạchàTách hạt àLàm khô à Phân loại à Xử lí bảo quản à Đóng gói à Bảo quản à Sử dụng.
B. Thu hoạch à Tách hạt à Phân loại à Làm khô à Xử lí bảo quản à Đóng gói à Bảo quản àSử dụng.
C. Thu hoạch à Làm khô à Tách hạt à Phân loại à Xử lí bảo quản à Đóng gói à Bảo quản à Sử dụng.
D. Thu hoạch àPhân loại à Làm khô àTách hạt à Xử lí bảo quản à Đóng gói à Bảo quản à Sử dụng.
Câu 15: Quy trình bảo quản củ giống mà bà con nông dân thực hiện phổ biến theo quy mô gia đình được thực hiện theo thứ tự nào sau đây?
A.
Thu hoạch à Làm sạch, Phân loại à Xử lí chống VSV hại à Xử lí ức chề nảy mầm à Bảo quản à Sử dụng.
B.
Thu hoạch à Phân loại à Xử lí ức chề nảy mầm à Làm khô à Đóng gói à Bảo quản à Sử dụng.
C.
Thu hoạch à Phân loại à Xử lí chống VSV hại à Làm khô à Đóng gói à Bảo quản à Sử dụng.
D.
Thu hoạch à Phân loại à Làm khô à Xử lí bảo quản à Đóng gói à Bảo quản à Sử dụng.
Câu 16: Quy trình: “ Thu hoạch→ Tuốt, tẻ hạt → Làm sạch, phân loại → Làm khô → Làm nguội → Phân loại theo chất lượng → Bảo quản → Sử dụng ” là quy trình bảo quản
A.
thóc, ngô.
B.
khoai lang tươi.
C.
hạt giống.
D.
sắn lát khô.
Câu 17: Tác dụng của việc bao gói trước khi làm lạnh trong bảo quản rau, quả tươi là
A.
giảm hoạt động sống của rau, quả và vi sinh vật gây hại.
B.
tránh đông cứng rau, quả.
C.
tránh lạnh trực tiếp.
D.
tránh mất nước.
Câu 18: Quy trình: “ Thu hái → Chọn lựa → Làm sạch → Làm ráo nước → Bao gói → Bảo quản lạnh → Sử dụng ” là quy trình
A.
chế biến rau quả.
B.
bảo quản lạnh rau, quả tươi.
C.
chế biến xirô.
D.
bảo quản ướt rau, quả tươi.
Câu 19: Đặc điểm không phải của nhà kho là
A. dạng kho hình trụ, hình vuông hay hình sáu cạnh.
B. dưới sàn kho có gầm thông gió.
C. vòm cuốn của kho xây bằng tôn hay fibrô.
D. máy che có vòm cuốn và phải có trần cách nhiệt.
Câu 20: Trong quy trình chế biến rau quả theo phương pháp đóng hộp bước ‘xử lí nhiệt’ có tác 
dụng là
A. làm chín sản phẩm. B. làm mất hoạt tính các loại enzim. 
C. tiêu diệt vi khuẩn. D. thanh trùng.
Câu 21: Quy trình công nghệ chế biến rau, quả theo phương pháp đóng hộp gồm mấy bước?
A. 13. 	B. 12. 	C. 14. 	D. 11.
Câu 22: Quy trình chế biến gạo từ thóc gồm mấy bước?
A. 8. 	 B. 7. 	C. 5. 	 	D. 6.	
Câu 23: Bước tiếp theo của bước ‘tách bã’  trong quy trình chế biến tinh bột sắn là
A. nghiền. 	 B. làm khô.	 C. thu hồi tinh bột.	D. tách bã.
Câu 24: Cho các điều kiện bảo quản như sau:
I. Giữ ở nhiệt độ phòng bình thường.	II. Giữ ở độ ẩm bình thường.
III. Giữ ở nhiệt độ 0oC.	IV. Giữ trong độ ẩm 35-40%.
V. Giữ ở nhiệt độ -10 oC.
Hạt giống dài hạn cần bảo quản trong những điều kiện nào sau đây?
A. I và II.	B. II và III.	C. III và IV.	D. IV và V.
Câu 25: Xác định giai đoạn giống nhau trong quy trình bảo quản hạt giống và củ giống.
A. Thu hoạch, làm sạch và bảo quản kín.	B. Thu hoạch, làm sạch và sấy khô.
C. Thu hoạch, làm sạch và để nơi thoáng.	D. Thu hoạch, làm sạch và phân loại.
VẬN DỤNG
Câu 26: Loài sinh vật nào sau đây thường gây hại củ khoai lang?	
A. Gián. B. Bọ xít. C. Bọ rùa.	D. Bọ hà.
Câu 27: Trong quy trình chế biến gạo từ thóc, tấm là 	
A. gạo đã xát trắng theo phương pháp truyền thống.
B. hạt gạo bị gẫy khi quá trình chế biến.
C. gạo lức được chuyển sang giai đoạn chế biến đặc biệt.
D. gạo và cám trộn chung với nhau tạo nên.
Câu 28: Gạo sau khi tách bỏ vỏ trấu được gọi là	
A. gạo gẫy (tấm). B. gạo cao cấp. C. gạo lật (gạo lức). D. gạo xuất khẩu.
Câu 29: Trong quy trình chế biến rau quả theo phương pháp đóng hộp bước ‘thanh trùng’ có tác 
dụng là
A. làm chín sản phẩm. B. làm mất hoạt tính các loại enzim. 
C. tiêu diệt vi khuẩn. D. làm hết không khí. 
Câu 30: Trước khi bảo quản, các phương tiện bảo quản phải 
A. được làm sạch hoặc khử trùng.	C. được ngâm trong nước.
B. cất giữ kĩ trong hộp.	D. được ngâm trong nước tẩy.
VẬN DỤNG CAO
Câu 33: Theo các em, muốn bảo quản tốt NLTS cần phải thực hiện điều nào sau đây?
A. Bảo quản NLTS trong điều kiện bình thường, thoáng mát.
B. Bảo quản trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm thích hợp với NLTS và hạn chế VSV xâm nhiễm.
C. Bảo quản trong điều kiện thật lạnh để NLTS lâu hư và chất lượng được nâng cao.
D. Bảo quản ở những điều kiện thích hợp cho VSV phát triển.
Câu 34: Trong qui trình công nghệ chế biến rau, quả theo phương pháp đóng hộp thì môi trường bên trong của sản phẩm hoàn chỉnh sau khi chế biến là
A. môi trường khí biến đổi.	B. nhiệt độ và độ ẩm cao.
C. không có không khí.	D. nhiệt độ và độ ẩm thấp.
Câu 35: Môi trường khí biến đổi là môi trường có đặc điểm 
A. không có khí oxi và khí cacbonic.
B. có hàm lượng khí oxi cao (10%-15%), hàm lượng khí cacbonic thấp (1%-2%).
C. có hàm lượng khí oxi thấp (5%-10%), hàm lượng khí cacbonic cao (2%-4%) . 
D. nhiệt độ phòng, độ ẩm tự nhiên.
BÀI 48: CHẾ BIẾN SẢN PHẨM CÂY CÔNG NGHIỆP
BIẾT
Câu 1: Có mấy phương pháp chế biến cà phê nhân?
A. 1.	B. 2.	C. 3. 	D. 4.
Câu 2: Nguyên liệu dùng chế biến trà xanh theo qui mô công nghiệp là bộ phận nào sau đây của cây trà xanh?
A. Rễ. B. Thân.	 C. Hoa. 	D. Lá.
HIỂU
Câu 3: Cà phê được chế biến theo phương pháp ướt sẽ có chất lượng ............. so với cà phê chế biến bằng phương pháp khô.
A. thấp hơn.	B. cao hơn.	C. như nhau.	D. kém hơn nhiều.
Câu 4: Cà phê được người dân sử dụng để nghiền bột cà phê là
A. cà phê thóc.	B. cà phê nhân.	
C. cà phê chưa bóc vỏ.	D. cà phê còn xanh.
Câu 5: Bước tiếp theo sau bước “ diệt men trong lá trà” là
A. làm héo.	B. làm khô.	C. vò chè.	D. sử dụng.
Câu 6: Cho các đặc điểm sau:
I. Chưa bóc vỏ trấu.	II. Đã bóc vỏ trấu.
III. Đã ngâm ủ (lên men).	IV. Chưa rửa nhớt.
V. Đã rửa nhớt.
Cà phê thóc có những đặc điểm gồm
A. I, II và III. B. II, III, và IV. C. III, IV và V.	 D. I, III và V.
 Câu 7: Quy trình: “Nguyên liệu (lá trà) à Làm héo à Diệt men trong lá tràà Vò trà à Làm khô à Phân loại, đóng gói à Sử dụng” là quy trình công nghệ chế biến loại trà nào sau đây?
A. Trà đỏ.	B. Trà đen.	C. Trà xanh.	D. Trà vàng.
Câu 8: Bước tiếp theo sau bước “cà phê thóc” là
A. làm khô. B. cà phê nhân.	C. xát bỏ vỏ trấu.	 D. rửa nhớt.
BÀI 49: BÀI MỞ ĐẦU
BIẾT
Câu 1: Việc thực hiện một hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm thu lợi nhuận được gọi là
A. cơ hội kinh doanh.	B. hoạt động đầu tư.
C. kinh doanh.	D. hoạt động mua sắm.
Câu 2: Nơi gặp gỡ giữa người bán và người mua được gọi là 
 A. thị phần. 	B. thị trường. 	C. thị trấn. 	 D. cửa hàng.
Câu 3: Vốn điều lệ của công ty được chia làm nhiều phần bằng nhau được gọi là
A. cổ đông. B. cổ phần. C. cổ phiếu. D. cổ tức.
Câu 4: Một tổ chức kinh tế được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh được gọi là
A. doanh nghiệp. 	B. xí nghiệp. C. công ty. D. hợp tác xã.
Câu 5: Theo luật doanh nghiệp, có mấy loại công ty?
A. 5. 	B. 4.	C. 3.	D. 2.
Câu 6: Loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu được gọi là
A. doanh nghiệp nhà nước. 	B. doanh nghiệp tư nhân.
C. công ty. 	D. hợp tác xã.
Câu 7: Doanh nghiệp có chủ là một cá nhân là	
 A. doanh nghiệp nhà nước. 	 B. doanh nghiệp tư nhân.
 C. công ty. D. hợp tác xã.	
Câu 8: Phần vốn góp của các thành viên phải được đóng đủ ngay từ khi thành lập công ty là đặc điểm của 
 A. doanh nghiệp nhà nước. 	 B. doanh nghiệp tư nhân.
 C. công ty trách nhiệm hữu hạn. 	 	 D. công ty cổ phần.
Câu 9: Các điều kiện, hoàn cảnh thuận để nhà kinh doanh thực hiện được mục tiêu kinh doanh được gọi là
A. cơ hội kinh doanh.	B. hoạt động đầu tư.
C. kinh doanh.	D. hoạt động mua sắm.
Câu 10: Doanh nghiệp bao gồm mấy đơn vị sản xuất kinh doanh?
 A. 2. 	 	B. 3. 	C. 4. 	D. 5.
Câu 11: Loại hình doanh nghiệp có ít nhất hai thành viên trở lên là
A. doanh nghiệp nhà nước. 	B. doanh nghiệp tư nhân.
C. công ty. 	D. hợp tác xã.
Câu 12: Đặc điểm nào sau đây là của công ty cổ phần?
A. Có ít nhất 7 thành viên.	B. Có ít nhất 2 thành viên.
C. Có ít nhất 17 thành viên.	D. Có ít nhất 20 thành viên.
Câu 13: Thị trường hàng hóa gồm
 A. hàng điện máy, vận tải, nông sản. 	B. hàng điện máy, du lịch, nông sản. 
 C. du lịch, vận tải, nông sản. 	D. hàng điện máy, nông sản, vật tư nông nghiệp.
HIỂU
Câu 14: Những người nào sau đây là người bán
A. Người có nhu cầu tiêu dùng hàng hóa.	B. Người có nhu cầu tiêu dùng dịch vụ.
C. Người sản xuất, người cung ứng.	D. Người đầu tư kinh doanh.
Câu 15: Những người nào sau đây là người mua
A. Người sản xuất.	 B. Người cung ứng. 
C. Người có nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ. D. Người đầu tư kinh doanh.
Câu 16: Việc chuyển nhượng phần vốn góp giữa các thành viên được thực hiện tự do là đặc điểm của 
 A. doanh nghiệp nhà nước. 	 B. doanh nghiệp tư nhân.
 C. công ty trách nhiệm hữu hạn. 	 	 	D. công ty cổ phần.
Câu 17: Việc phân chia các loại thị trường dựa theo khu vực kinh doanh gồm các loại thị trường nào sau đây?
A. Thị trường hàng điện máy, vận tải, nông sản. 
B. Thị trường lương thực, quần áo, nông sản. 
C. Thị trường địa phương, thị trường thế giới.
D. Thị trường đồ gốm, nông sản, vật tư nông nghiệp.
Câu 18: Doanh nghiệp nào sau đây không được quyền phát hành chứng khoán?
 A. Doanh nghiệp nhà nước. 	 B. Doanh nghiệp nước ngoài.
 C. Công ty trách nhiệm hữu hạn. 	 	 D. Công ty cổ phần.
Câu 19: Cổ phiếu của các thành viên nào sau đây phải có ghi tên?
A. Tất cả các cổ đông.	B. Quản lí doanh nghiệp.
C. Thành viên hội đồng quản trị.	D. Công nhân của doanh nghiệp.
Câu 20: Việc chuyển nhượng vốn góp được thực hiện tự do là đặc điểm của doanh nghiệp nào sau đây?
A. Doanh nghiệp nhà nước. 	 	B. Doanh nghiệp nước ngoài.
C. Công ty cổ phần. 	 	D. Công ty trách nhiệm hữu hạn.
Câu 21: Cần có sự thống nhất các thành viên đại diện với tỉ lệ bao nhiêu thì các cổ đông sẽ chuyển được cổ phần cho người khác công ty?
A. ¾.	 	B. 2/4.	C. ¼.	D. 2/3.
BÀI 50: DOANH NGHIỆP, HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
BIẾT
Câu 1: Doanh nghiệp nhỏ có khó khăn nào sau đây?
A. Khó đổi mới công nghệ. 	B. Khó quản lí chặt chẽ.
C. Khó đầu tư đồng bộ. 	 	D. Khó kinh doanh linh hoạt.
Câu 2: Doanh nghiệp nhỏ có thuận lợi nào sau đây?
A. Dễ dàng đổi mới công nghệ.	B. Dễ đầu tư đồng bộ. 
C. Có nhiều thông tin thị trường.	D. Trình độ lao động cao.
Câu 3: Các lĩnh vực kinh doanh nào sau đây phù hợp với hoạt động kinh doanh hộ gia đình?
A. Thương mại, du lịch sinh thái.	B. Sản xuất, thủ công mĩ nghệ, nông nghiệp.
C. Sản xuất, dịch vụ, thương mại.	 	D. Sản xuất, dịch vụ, nông nghiệp.
Câu 4: Vốn kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành những loại nào sau đây?
A. Vốn vay từ người thân hay ngân hàng.	B. Vốn cố định và vốn lưu động.
C. Vốn tự có, vay khác.	D. Vốn chủ sở hữu, vốn vay.
Câu 5: Trình độ quản lí thiếu chuyên nghiệp là 
A. đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ	B. đặc điểm kinh doanh hộ gia đình
C. thuận lợi của doanh nghiệp nhỏ	D. khó khăn của doanh nghiệp nhỏ
Câu 6: Kế hoạch mua gom sản phẩm để bán sẽ phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Khả năng và nhu cầu bán ra.	B. Khả năng tiêu dùng.
C. Khả năng của doanh nghiệp.	D. Khả năng mua sắm của dân cư.
Câu 7: Doanh nghiệp nào sau đây là loại hình kinh doanh nhỏ và thuộc sở hữu tư nhân?
A. Doanh nghiệp nhỏ.	B. Kinh doanh hộ gia đình.
C. Doanh nghiệp lớn.	D. Doanh nghiệp vừa.
Câu 8: Mức bán sản phẩm ra thị trường được tính bằng
A. Hiệu của số lượng sản phẩm mua vào và bán ra.
B. Hiệu của số lượng sản phẩm sản xuất ra với sản phẩm tự tiêu dùng.
C. Tổng của số lượng sản phẩm mua vào và bán ra.
D. Tổng của số lượng sản phẩm sản xuất ra với sản phẩm tự tiêu dùng.
HIỂU
Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không phải của kinh doanh hộ gia đình? 
A. Quy mô kinh doanh nhỏ. 	B. Công nghệ kinh doanh đơn giản. 
C. Là một loại hình kinh doanh nhỏ. 	D. Doanh thu không lớn.
Câu 10: Việc tổ chức lao động linh hoạt được thực hiện theo cách nào sau đây?
A. Một người làm một công việc.	B. Một người có thể làm nhiều việc.
C. Một việc huy động nhiều người.	D. Người lao động được nghỉ ngơi nhiều.
Câu 11: Các hoạt động mua bán hàng hóa thuộc đại lí bán hàng gồm
A. vé số, vận tải, vật tư nông nghiệp.
B. lương thực, quần áo, nông sản. 
C. bút bi, giày dép, giấy, quần áo. 
D. xăng dầu, bảo hiểm xe máy, vật tư nông nghiệp.
Câu 12: Hoạt động sản xuất các mặt hàng nào sau đây được xem là sản xuất các mặt hàng công nghiệp? 	
 A. Hàng điện máy, vận tải, nông sản. 
 B. Lương thực, quần áo, nông sản. 
 C. Bút bi, giày dép, giấy, quần áo. 
 D. Đồ gốm, nông sản, vật tư nông nghiệp.
Câu 13: Lĩnh vực kinh doanh dịch vụ gồm các hoạt động kinh doanh nào sau đây?
A. Internet, mở tiệm cho thuê sách, tạp hóa.
B. Xí nghiệp giày da, đại lí xăng dầu, nhà hàng.
C. Vật liệu xây dựng, cà phê và nước giải khát.
D. Hớt tóc, sửa xe gắn máy, vận tải.
Câu 14: Đại lí vé số thuộc hoạt động nào sau đây?
A. Sản xuất với hoạt động đại lí bán hàng.	
B. Thương mại với hoạt động bán lẻ hàng hóa.
C. Dịch vụ với hoạt động đại lí bán hàng.
D. Thương mại với hoạt động đại lí bán hàng.
VẬN DỤNG
Câu 15: Anh T ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, anh trồng lúA. Mỗi năm thu hoạch được 5000kg lúa, anh thường bán ra thị trường khoảng 85%, còn lại 15% để dùng trong gia đình. Hãy cho biết mức bán sản phẩm ra thị trường của anh T trong mỗi năm là
A. 6250kg. B. 5250 kg.	C. 4250kg.	D. 3000kg.
Câu 16: Gia đình em 1 năm sản xuất được 65 tấn lúa, số lúa dùng làm giống là 0,5 tấn, số lúa để gia đình sử dụng trong năm là 3 tấn, số còn lại dùng để bán. Vậy, số lúa gia đình em đã bán ra thị trường là
A. 40,5 tấn. 	B. 68,5 tấn.	 	C. 62,3 tấn.	 	D. 61,5 tấn. 
Câu 17: Gia đình chị H kinh doanh máy lạnh, mỗi ngày bán được 5 cái. Như vậy kế hoạch mua gom mặt hàng mỗi năm đủ để bán ra là 
A. 3000 cái. 	B. 3650 cái. 	C. 1825 cái. 	D. 1300 cái.
VẬN DỤNG CAO
Câu 18: Mặt hàng X mỗi ngày bán được 250 cái. Hãy cho biết kế hoạch mua gom mặt hàng X đủ để bán trong 2 năm và 1 quý. Qui ước: Một năm có 360 ngày.
A. 240.000 cái.	B. 220.000 cái.	C. 202.500 cái.	D. 180.000 cái.
BÀI 51: LỰA CHỌN LĨNH VỰC KINH DOANH
BIẾT
Câu 1: Có mấy bước trong việc phân tích lựa chọn lĩnh vực kinh doanh?
A. 3 	B. 4	C. 5	D. 6
Câu 2: Kinh doanh dịch vụ vật tư nông nghiệp phù hợp với các doanh nghiệp ở vùng nào sau đây?
A. Thành phố.	B. Khu đô thị. 	C. Nông thôn.	D. Núi cao.
Câu 3: Huy động có hiệu quả mọi nguồn lực của doanh nghiệp là căn cứ để xác định
A. lĩnh vực kinh doanh.	B. kế hoạch kinh doanh.	
C. môi trường kinh doanh.	D. nội dung kế hoạch kinh doanh.
Câu 4: Có mấy căn cứ xác định lĩnh vực kinh doanh?
A. 3 	B. 4	C. 5	D. 6
Câu 5: Lĩnh vực kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp ở các thành phố lớn là
A. thương mại, du lịch sinh thái.	B. sản xuất, thủ công mĩ nghệ.
C. dịch vụ, thương mại.	 	D. sản xuất, dịch vụ.
Câu 6: Lĩnh vực kinh doanh cho phép doanh nghiệp thực hiện mục đích kinh doanh, hợp pháp được gọi là lĩnh vực
A. kinh doanh tiềm năng.	B. kinh doanh phát triển.
C. kinh doanh thương mại	. 	D. kinh doanh phù hợp.
Câu 7: Trên thị trường, có mấy lĩnh vực kinh doanh chính?
A. 3 	B. 4	C. 5	D. 6
Câu 8: Qui trình quyết định lựa chọn lĩnh vực kinh doanh gồm có mấy bước?
A. 3. 	B. 4.	C. 5.	D. 6.
HIỂU
Câu 9: Căn cứ nào sau đây là quan trọng để xác định lĩnh vực kinh doanh cho doanh nghiệp?
 A. Thị trường có nhu cầu. 	B. Loại trừ rủi ro. 
 C. Huy động vốn của nhà nước. 	D. Khả năng của doanh nghiệp.
Câu 10: Các lĩnh vực kinh doanh không phù hợp gồm
A. đại lí xăng dầu, vé số.	B. số đề, đá gà.
C. bán tạp hóa, nước mía.	D. bán trái cây, bánh kẹo.
Câu 11: Tìm hiểu chính sách pháp luật, nhu cầu thị trường thuộc bước nào trong các bước lựa chọn lĩnh vực kinh doanh?
A. Phân tích tài chính.	B. Phân tích môi trường kinh doanh.
C. Phân tích nguồn lực nhân sự.	D. Đánh giá năng lực đội ngũ lao động.
Câu 12: Việc phân tích đánh giá vốn đầu tư, khả năng huy động vốn thuộc bước nào sau đây?
A. Phân tích tài chính.	B. Phân tích môi trường kinh doanh.
C. Phân tích nguồn lực nhân sự.	D. Đánh giá năng lực đội ngũ lao động.
Câu 13: Buôn bán ma túy là lĩnh vực kinh doanh phù hợp với vùng nào sau đây?
A. Thành phố.	B. Không được phép kinh doanh.
C. Nông thôn.	D. Núi cao.
Câu 14: Phân tích trình độ và năng lực quản lí kinh doanh thuộc bước nào sau đây?
A. Phân tích tài chính.	B. Phân tích môi trường kinh doanh.
C. Phân tích nguồn lực nhân sự.	D. Đánh giá năng lực đội ngũ lao động.
Câu 15: Việc xác định lĩnh vực kinh doanh do người nào sau đây quyết định?
A. Giám đốc tài chính.	B. Chủ doanh nghiệp.
C. Quản lí nhân viên.	D. Giám đốc nhân sự.
Câu 16: Thương mại gồm các hoạt động chính nào sau đây?
A. Sửa chữa, bán lẻ hàng hóa.	B. Đại lí bán hàng, sản xuất công nghiệp.
C. Mua bán trực tiếp, đại lí bán hàng.	D. Văn hóa, du lịch.
Câu 17: Việc phân tích thời gian hoàn vốn đầu tư thuộc bước nào sau đây?
A. Phân tích tài chính.	B. Phân tích môi trường kinh doanh.
C. Phân tích nguồn lực nhân sự.	D. Đánh giá năng lực đội ngũ lao động.
Câu 18: Việc kinh doanh các dịch vụ y tế, văn hóa phù hợp với vùng nào sau đây?
A. Thành phố.	B. Hải đảo. 	C. Nông thôn.	D. Núi cao.
Câu 19: Việc lựa chọn lĩnh vực kinh doanh cho doanh nghiệp phải được thực hiện với các đặc điểm nào sau đây?
A. Nhanh chóng, gọn nhẹ, đơn giản.	
B. Đơn giản, hiệu quả từ từ, tính hiện thực thấp. 
C. Thận trọng, đảm bảo tính hiện thực, hiệu quả cao.
D. Tập trung, nhanh chóng, khó thực hiện.
Câu 20: Theo qui thực hiện quyết định lựa chọn cơ hội và lĩnh vực kinh doanh, doanh nghiệp cần thực hiện trước nhất điều nào sau đây?
A. Phân tích năng lực đội ngũ lao động.
B. Quan sát, phân tích thị trường.
C. Đánh giá cơ hội đã phát hiện được.
D. Phân tích tài chính.
BÀI 53. XÁC ĐỊNH KẾ HOẠCH KINH DOANH
BIẾT
Câu 1: Có mấy căn cứ lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp
	A. 4.	B. 5.	C. 6. D. 7.
Câu 2: Trong nền kinh tế thị trường, điều kiện quan trọng đối với doanh nghiệp là
A. Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. B. Xác định cơ hội kinh doanh phù hợp.
C. Đổi mới công nghệ kinh doanh. D. Tiết kiệm chi phí.
Câu 3: Kế hoạch vốn kinh doanh được tính theo phương pháp
A. Vốn hàng hóa + tiền công.	 B. Tiền công + tiền thuế.	
C. Vốn hàng hóa + tiền thuế.	 D. Vốn hàng hóa+ tiền công + tiền thuế.
Câu 4: Nội dung kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp gồm mấy phần
A. 3. 	B. 4.	C. 5.	D. 6.
Câu 5: Kế hoạch mua hàng được tính theo phương pháp
A. Mức bán kế hoạch + Nhu cầu dự trữ hàng hóa.	
B. Mức bán kế hoạch – Nhu cầu dự trữ hàng hóa.
C. Mức bán thực tế trong thời gian qua.	
D. Mức bán kế hoạch ± nhu cầu dự trữ hàng hóa.
Câu 6: Kế hoạch bán hàng được xác định trên cơ sở
A. nhu cầu thị trường.	B. kế hoạch mua hàng.
C. khả năng năng sản xuất của doanh nghiệp.	D. vốn kinh doanh.
Câu 7: Công thức: Năng lực sản xuất 1 tháng x số tháng là công thức tính kế hoạch nào sau đây?
A. Sản xuất. B. Vốn kinh doanh. C. Mua hàng. D. Bán hàng.
Câu 8: Nhu cầu thị trường thể hiện qua 
A. nhu cầu của khách hàng. B. nhu cầu bán hàng.
C. đơn đặt hàng.	 D. đơn đặt hàng hoặc hợp đồng mua bán.
HIỂU
Câu 9: Nghiên cứu thị trường không nhằm mục đích nào sau đây?
A. Xác định cơ hội kinh doanh. B. Xác định nhu cầu khách hàng.
C. Xác định khả năng kinh doanh. D. Xác định lợi nhuận kinh doanh.
Câu 10: Đánh giá trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động không nhằm mục đích nào sau đây?
A. Sử dụng đúng người, đúng việc, luân chuyển hợp lý.	
B. Sử dụng lao động linh hoạt.
C. Sử dụng lao động có hiệu quả.	
D. Sử dụng lao động cố định, không luân chuyển.
Câu 11: Điều nào sau đây không được xem là căn cứ lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp?
A. Nhu cầu thị trường.	 	B. Nhu cầu của doanh nghiệp.
C. Pháp luật hiện hành. 	D. Khả năng của doanh nghiệp.
Câu 12: Nội dung kế hoạch kinh của doanh nghiệp không có kế hoạch nào sau đây? 
A. Sản xuất. B. Tiêu thụ. C. Bán hàng.	 D. Mua hàng.
Câu 13: Doanh nghiệp X tháng rồi nhập 200 sản phẩm, bán ra 180 sản phẩm, kế hoạch bán tháng này là 180 sản phẩm. Vậy số sản phẩm cần mua là
A. 180.	B. 200. 	C. 160.	D. 220.
VẬN DỤNG
Câu 14: Một doanh nghiệp X có năng lực sản xuất 7000 sản phẩm/tháng. Vậy kế hoạch sản xuất 1 năm của doanh nghiệp X là
A. 7000 sản phẩm. B. 14000 sản phẩm. C. 70000 sản phẩm. D. 84000 sản phẩm.
Câu 15: Một xưởng bánh mì A, một ngày sản xuất được 3500 cái bánh, mỗi người sản xuất được 700 cái/ngày. Vậy kế hoạch lao động cần sử dụng là
A. 5 người. B. 10 người.	 C. 15 người.	 D. 20 người.
Câu 16: Trong sản xuất cơ sở phải thuê 10 nhân công, mỗi nhân công phải trả khoảng 1 440 000 đồng/tháng. Hãy xác định tiền công cơ sở phải trả trong 1 tháng?
A. 14 400 000 đ. B. 15 000 000 đ. C. 1 4500 000 đ. D. 16 000 000 đ.
Câu 17: Mức bán hàng của doanh nghiệp X năm 2020 là 500 triệu đồng. Năm 2021 dự kiến phấn đấu tăng thêm 200 triệu đồng. Hãy xác định kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp X năm nay?
A. 600 triệu đồng.	B. 500 triệu đồng.	C. 800 triệu đồng.	D. 700 triệu đồng.
Câu 18: Công ty ABC có 30 nhân viên. Tiền lương trả cho mỗi nhân viên là 3 triệu đồng/ tháng. Công ty sản xuất sản phẩm Q và giao hàng 300 sản phẩm/ ngày. Giá bán mỗi sản phẩm là 100.000đ. Giá mua nguyên liệu để sản xuất trung bình là 20.000đ/ sản phẩm. Mức thuế giá trị gia tăng là 10% doanh thu. Hãy tính kế hoạch vốn kinh doanh cho công ty ABC trong vòng một tháng . Qui ước : Một năm có 360 ngày.
A. 360 triệu.	B. 36 triệu.	C. 180 triệu.	D. 18 triệu.
Câu 19: Doanh nghiệp X tháng rồi nhập 500 sản phẩm A, bán ra 220 sản phẩm A, kế hoạch bán hàng tháng này là 240 sản phẩm B. Vậy số sản phẩm cần chuẩn bị theo kế hoạch cho sản phẩm B là: 
 A. 240. B. 200. C. 150. 	 	 D. 130.
Câu 20: Doanh nghiệp H có doanh số bán hàng theo kế hoạch là 600.000.000đ/ tháng. Mỗi nhân viên sale cần đạt doanh số 2.000.000đ/ngày. Vậy, kế hoạch lao động cho bộ phận sale cần sử dụng để đạt doanh số theo kế hoạch là bao nhiêu?
A. 100 người. 	 B. 300 người. C. 10 người. D. 30 người.
BÀI 54: THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
Câu 1. Theo thuật ngữ kinh doanh, trên thị trường của doanh nghiệp có các nhóm khách hàng nào sau đây ?
A. Khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại	
B. Khách hàng hiện tại và khách hàng truyền thống	
C. Khách hàng truyền thống và khách hàng tương lai
D. Khách hàng thân thiết và khách hàng VIP
Câu 2. Nhu cầu của khách hàng về sản phẩm hàng hóa phụ thuộc vào các yếu tố nào?
A. Chủ yếu là tìm thấy niềm vui trong cuộc sống
B. Thu nhập bằng tiền, nhu cầu tiêu dùng và giá cả hàng hóa
C. Thu nhập, giá cả, sở thích cá nhân
D. Tính cách , giới tính, thu nhập của cá nhân
Câu 3. Thị trường thành phố có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm xoài lắc. Vì vậy, các hộ nông dân tiến hành trồng xoài cung cấp cho nhu cầu sử dụng của dân cư ở thành phố.
Trong tình huống trên, ý tưởng kinh doanh xuất phát từ lí do nào sau đây?
A. Có nhu cầu làm giàu cho bản thân	B. Có nhu cầu của thị trường
C. Có tiền nhàn rỗi	D. Có mặt bằng rộng ở khu đông dân
Câu 4. Một xí nghiệp A sản xuất phân bón với số vốn ban đầu 800 triệu đồng, xí nghiệp có hơn 200 công nhân sản xuất với dây chuyền công nghệ cao đạt công suất 4 tấn / giờ, đạt doanh thu trên 3 tỉ đồng và thu lợi nhuận trên 300 triệu đồng mỗi năm. Dự kiến năm sau doanh nghiệp A sẽ đạt mức tăng trưởng cao hơn 20 % so với năm trước.
Trong tình huống trên, yếu tố xác định khả năng kinh doanh của doanh nghiệp là:
A. Nguồn lực của doanh nghiệp	B. Lợi thế tự nhiên của doanh nghiệp
C. Khả năng quản lí của doanh nghiệp	D. Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng
Câu 5. Xác định vì sao nhu cầu của khách hàng chưa được thỏa mãn thuộc thuộc chủ đề nào sau đây?
A. Căn cứ xác định lĩnh vực kinh doanh	B. Căn cứ lập kế hoạch kinh doanh
C. Phân tích môi trường kinh doanh	D. Nội dung lựa chọn cơ hội kinh doanh
Câu 6. Qui trình lựa chọn cơ hội kinh doanh gồm có mấy bước?
A. 3 	B. 4	C. 5	D. 6
Câu 7. Ông cha ta có câu: “Phi thương bất phú”. Em hãy cho biết ý nghĩa của câu nói trên.
A. Muốn giàu phải làm kinh doanh	B. Không có lòng thương thì không giàu
C. Làm thương mại thì không phú quí	D. Muốn được phú quí thì phải làm giàu
Câu 8. Những khách hàng mà doanh nghiệp có khả năng phục vụ và họ sẽ đến với doanh nghiệp là khách hàng nào sau đây?
A. Khách hàng thân thiết	B. Khách hàng hiện tại	
C. Khách hàng truyền thống 	D. Khách hàng tiềm năng
Câu 9. Những khách hàng thường xuyên mua bán với doanh nghiệp được gọi là 
A. Khách hàng thân thiết	B. Khách hàng hiện tại	
C. Khách hàng truyền thống 	D. Khách hàng tiềm năng
Câu 10. Khả năng của doanh nghiệp phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Nguồn thu nhập của dân cư	B. Lĩnh vực kinh doanh
C. Khả năng quản lí của doanh nghiệp	D. Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng
Câu 11. Đặc trưng của cơ cấu tổ chức doanh nghiệp là:
A. Tính chuyên môn, tính tập trung. B. Tính nghiệp vụ, tính tiêu chuẩn hoá.
C. Tính tập trung, tính tiêu chuẩn hoá. D. Tính tự động hóa, tính tập trung.
Câu 12. Nhu cầu làm giàu cho bản thân và xã hội gọi là:
A. Mục tiêu kinh doanh.	 B. Ý tưởng kinh doanh.
C. Căn cứ lập kế hoạch kinh doanh. D. Căn cứ xác định lĩnh vực kinh doanh
Bài 55. QUẢN LÍ DOANH NGHIỆP
Đặc trưng của cơ cấu tổ chức doanh nghiệp là
A. Tính chuyên môn. B. Tính nghiệp vụ. C. Tính tập trung. D. Tính tự động hóa.
Mô hình cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp lớn không có đặc điểm là
A. Cấu trúc theo chuyên môn.	 B. Quản lí chặt chẽ và hiệu quả.
C. Cấu trúc phức tạp.	 D. Cấu trúc theo ngành.
Để tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh phải theo dõi gì đúng nhất?
A. Nguyên vật liệu.	B. Tiến độ thực hiện từng công việc.
C. Tài chính.	D. Hàng hoá.
Doanh nghiệp không thể huy động vốn kinh doanh từ nguồn nào?
A. Vốn của các thành viên trong doanh nghiệp. B. Vốn của chủ doanh nghiệp.
.C. Vốn từ khách hàng.	 D. Vốn của nhà cung ứng,vốn vay.
Trường hợp nào không phải là nguồn vốn tìm kiếm và huy động
A. Các thành viên đóng góp.	B. Bán sản phẩm.
C. Vốn của doanh nghiệp.	D. Vốn vay.
Trường hợp nào không phải là nguồn lực của doanh nghiệp?
A.Vốn. B. Thị trường. C. Cơ sở vật chất. D. Nhân sự.
Sử dụng lao động linh hoạt là:
A. Có thể thay đổi lao động được.
B. Một lao động làm được nhiều việc khác nhau.
C. Sử dụng lao động là thân nhân, một lao động làm được nhiều việc.
D. Mỗi lao động làm được một việc.
Hạch toán kinh tế là
A. Xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
B. Việc tính toán chi phí và doanh thu cuả doanh nghiệp.
C. Việc điều chỉnh thu, chi của doanh nghiệp.
D. Việc thu ngân và điều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu nào sau đây phản ánh qui mô của doanh nghiệp?
A. Tỉ lệ sinh lời B. Lợi nhuận C. Doanh thu D. Mức giảm chi phí.
Chỉ tiêu nào sau đây đánh giá hiệu quả quản lí của doanh nghiệp?
A. Lợi nhuận. B. Tỉ lệ sinh lời. C. Doanh thu, thị phần. D. Mức giảm chi phí.
Tiêu chí để quyết định doanh nghiệp có qui mô lớn hay nhỏ là
A. Số vốn, doanh thu.	B. Số vốn, lợi nhuận.	
C. Số vốn, số lao động	D. Lợi nhuận, doanh thu.
Để thu hút khách hàng thì nhà kinh doanh phải thực hiện điều gì?
A. Giá rẻ và chất lượng thấp.	 B. Chất lượng và giá cả phù hợp.
C. Giá cao và chất lượng bình thường. D. Chất lượng tốt mà giá rất rẻ.
Một cửa hàng mua bán xe gắn máy trong tháng 7 bán được trung bình mỗi ngày 10 chiếc xe máy, qua thông tin về thị trường trong tháng 8 nhu cầu xe máy tăng lên 6%. Vậy cửa hàng phải mua vào bao nhiêu xe máy để bán trong tháng 8? 
A. 318 xe. B. 300 xe.	 C. 272 xe.	D. 350 xe.
Doanh nghiệp thương mại mỗi tháng bán được 1000 sản phẩm A và 500 sản phẩm B, giá bán bình quân của một sản phẩm A là 25 000 đồng và sản phẩm B là 20 000 đồng. Vậy doanh thu của doanh nghiệp trong 1 tháng là
A. 10 000 000 đồng. B. 32 500 000 đồng. C. 25 000 000 đồng. D. 35 000 000 đồng.
Doanh thu bán sản phẩm hàng hoá của công ti A trong 1 năm đạt 100 tỉ đồng. Tổng chi phí kinh doanh trong 1 năm khoảng 92 tỉ đồng. Vậy lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp này là
A. 8 tỉ đồng. B. 0,8 tỉ đồng. C. 92 tỉ đồng. D. 100 tỉ đồng.
Câu 16. Doanh nghiệp thương mại mỗi tháng bán được 2000 sản phẩm A, giá bán bình quân của một sản phẩm là 35.000 đồng. Vậy doanh thu của sản phẩm A là
A. 35 000 đồng.	B. 1 000 000 đồng.	
C. 70 000 000 đồng.	D. 35 000 000 đồng.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_kiem_tra_lai_hoc_ki_ii_mon_cong_nghe_lop_10.doc