Đề cương ôn tập kiểm tra Học kì II môn Ngữ Văn Lớp 12 năm học 2019- 2020

docx 23 trang Mạnh Hào 08/10/2024 440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra Học kì II môn Ngữ Văn Lớp 12 năm học 2019- 2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập kiểm tra Học kì II môn Ngữ Văn Lớp 12 năm học 2019- 2020

Đề cương ôn tập kiểm tra Học kì II môn Ngữ Văn Lớp 12 năm học 2019- 2020
 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II- NGỮ VĂN 12
I. Nội dung chung cho cả Chương trình Chuẩn và Nâng cao 
1. Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm Văn học Việt Nam và tác giả, tác phẩm.
Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập các bài:
- Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX 
- Vợ nhặt- Kim Lân 
- Vợ chồng A Phủ (trích)- Tô Hoài 
- Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu 
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích)- Lưu Quang Vũ
-  Nhìn về vốn văn hoá dân tộc (Trích Đến hiện đại từ truyền thống Trần Đình Hượu)   
- Số phận con người (trích)- Sô-lô-khốp  
2. Vận dụng kĩ năng, kiến thức xã hội và đời sống để viết đoạn/bài nghị luận xã hội 
- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống. 
3. Vận dụng kiến thức làm các gói câu hỏi đọc - hiểu.
4. Vận dụng kiến thức đọc - hiểu và  kiến thức văn học, tiếng Việt, làm văn để viết bài nghị luận văn học.
II. Nội dung cụ thể
Phần Văn học
Bài 1: KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG 8-1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX.
I. Những kiến thức cơ bản
A. Khái quát văn học VN từ CM tháng Tám 1945 đến 1975
1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử xã hội văn hoá :
-Văn học VN ra đời trong hoàn cảnh: cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ngày càng ác liệt. 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp. 21 năm kháng chiến chống Mỹ
- Xây dựng CNXH ở Miền bắc
- Nền kinh tế nghèo nàn chậm phát triển
- Điều kiện giao lưu văn hoá với nước ngoài không thuận lợi chỉ giới hạn trong một số nước như Liên Xô, Trung Quốc, Ba Lan
2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu
a. Chặng đường từ năm 1945 đến 1954.
 - Văn học gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến hướng tới đại chúng, phản ánh sức mạnh của quần chúng nhân dân với phẩm chất tốt đẹp như: tình cảm công dân, tình yêu nước, tình đồng chí, đồng bào, lòng căm thù giặc tự hào dân tộc, tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến.
- Phản ánh nội dung trên đây phải đề cập tới truyện ngắn và kí: Một lần tới thủ đô, Trận phố Ràng - Trần Đăng. Đôi mắt, Nhật kí ở rừng – Nam Cao. Làng – Kim Lân
- Thơ: có Việt Bắc - Tố Hữu, Dọn về làng – Nông Quốc Chấn, Bao giờ trở lại – Hoàng Trung Thông, Tây tiến – Quang Dũng, Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm, Nhớ - Hồng Nguyên, Đất nước - Nguyễn Đình Thi, Đồng chí- Chính Hữuvà một số bài thơ như Nguyên tiêu, Báo tiệp, Đăng sơn, Cảnh khuya của Hồ Chí Minh
- Về kịch: Bắc Sơn, Những người ở lại - Nguyễn Huy Tưởng, Chị Hoà - Học Phi
- Lí luận phê bình: Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hoá Việt Nam - Trường Chinh, Nhận đường mấy vấn đề về nghệ thuật - Nguyễn Đình Thi
b . Chặng đường từ 1955 đến 1964.
- Văn xuôi mở rộng đề tài, bao quát được khá nhiều vấn đề và phạm vi của hiện thực đời sống như đề tài kháng chiến chống Pháp: Sống mãi với Thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng ; đề tài hiện thực đời sống trước Cách mạng: Tranh tối tranh sáng của Nguyễn Công Hoan, Mười năm của Tô Hoài; đề tài công cuộc xây dựng CNXH: Sông Đà của Nguyễn Tuân, Mùa lạc của Nguyễn Khải.
- Thơ ca phát triển mạnh mẽ. Các tập thơ tập thơ xuất sắc ở chặng đường này gồm có: Gió lộng của Tố Hữu, Ánh sáng và phù sa của Chế Lan Viên, Riêng chung của Xuân Diệu, Đất nở hoa của Huy Cận , Tiếng sóng của Tế Hanh...
- Kịch nói có phát triển . Tiêu biểu : Một đảng viên của Học Phi, Chị Nhàn và Nổi gió của Đào Hồng Cẩm.
c. Chặng đường từ 1965 đến 1975.
- Văn học tập trung viết về kháng chiến chống Mĩ. Chủ đề bao trùm là ngợi ca tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
- Văn xuôi: Các tác phẩm tiêu biểu như Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng ... Bão biển của Chu Văn, Cửa sông và Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu...
- Thơ: đạt nhiều thành tựu xuất sắc, đánh dấu bước tiến lớn của nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Thơ chặng đường này thể hiện rõ khuynh hướng mở rộng và đào sâu chất liệu hiện thực, đồng thời tăng cường sức khái quát, chất suy tưởng, chính luận. Nhiều tập thơ có tiếng vang , tạo được sự lôi cuốn, hấp dẫn như: Máu và hoa của Tố Hữu, Hoa ngày thường, chim báo bão của Chế Lan Viên, Vầng trăng quầng lửa của Phạm Tiến Duật, Gió lào cát trắng của Xuân Quỳnh, Góc sân và khoảng trời của Trần Đăng Khoa...
-Lịch sử thơ ca chặng đường này đặc biệt ghi nhận sự xuất hiện và những đóng góp của thế hệ nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ: Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Lê Anh Xuân, Lưu Quang Vũ.
 -Kịch cũng có những thành tựu đáng ghi nhận. Quê hương Việt Nam và Thời tiết ngày mai của Xuân Trình, Đại đội trưởng của tôi của Đào Hồng Cẩm là những vở kịch tạo được tiếng vang bấy giờ.
d. Văn học vùng tạm chiếm.
- Dưới chế độ Mĩ và chính quyền Sài Gòn, bên cạnh xu hướng văn học tiêu cực vẫn tồn tại xu hướng văn học tiến bộ, yêu nước và cách mạng. Nội dung tư tưởng nói chung của xu hướng văn học này đều nhằm phủ định chế độ bất công và tàn bạo, lên án bọn cướp nước và bán nước, thức tỉnh lòng yêu nước và ý thức dân tộc.
- Tác giả tiêu biểu: Vũ Hạnh, Trần Quang Long, Đông Trình, Sơn Nam, Võ Hồng, Lý Văn Sâm, Viễn Phương...
3. Những đặc điểm cơ bản của VHVN từ 1945 đến 1975: 3 đặc điểm
- Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
- Nền văn học hướng về đại chúng.
- Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
 II. Khái quát về VHVN từ 1975 đến hết thế kỉ XX.
1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa.
-Với chiến thắng mùa xuân năm1975, lịch sử dân tộc ta mở ra một thời kì mới: thời kì độc lập, tự do và thống nhất đất nước. Tuy nhiên từ năm1975 đến năm1985, đất nước ta gặp những khó khăn, thử thách mới.
-Từ năm 1986 với công cuộc đổi mới do Đảng đề xướng và lãnh đạo, kinh tế nước ta cũng từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, văn hóa cũng có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với nhiều nước trên thế giới. Tất cả đã tạo điều kiện để văn học phát triển phù hợp với nguyện vọng của nhà văn và người đọc cũng như quy luật phát triển khách quan của nền văn học.
2. Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu.
- Thơ sau năm 1975 không tạo được sức lôi cuốn, hấp dẫn như ở giai đoạn trước. Tuy nhiên, vẫn có những tác phẩm ít nhiều tạo được sự chú ý của người đọc.
+ Chế Lan Viên từ lâu vẫn âm thầm đổi mới thơ ca. Những cây bút thời chống Mĩ cứu nước vẫn tiếp tục sáng tác, sung sức hơn cả là Xuân Quỳnh, Nguyễn Duy, Hữu Thỉnh, Thanh Thảo...
-Thành tựu nổi bật của thơ ca giai đoạn này là trường ca: Những người đi tới biển của Thanh Thảo, Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh. Một số tập thơ có giá trị khi ra đời ít nhiều tạo được sự chú ý: Tự hát của Xuân Quỳnh, Người đàn bà ngồi đan của Ý Nhi, Thư mùa đông của Hữu Thỉnh. Những cây bút thơ thuộc thế hệ sau năm 1975 xuất hiện nhiều, đang từng bước tự khẳng định mình như: Một chấm xanh của Phùng Khắc Bắc, Tiếng hát tháng giêng của Y Phương...
- Văn xuôi sau năm 1975 có nhiều khởi sắc hơn thơ ca, một số cây bút bộc lộ ý thức muốn đổi mới cách viết về chiến tranh, cách tiếp cận hiện thực đời sống như Nguyễn Trọng Oánh, Thái Bá Lợi...
Từ đầu những năm tám mươi, văn xuôi tạo được sự chú ý của người đọc với những tác phẩm như: Đứng trước biển của Nguyễn Mạnh Tuấn, Gặp gỡ cuối năm của Nguyễn Khải, Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng...
-Từ năm 1986, văn học chính thức bước vào chặng đường đổi mới. Văn học gắn bó hơn, cập nhật hơn những vấn đề của đời sống hàng ngày.
- Phóng sự xuất hiện đề cập đến những vấn đề bức xúc của đời sống.
- Văn xuôi thực sự khởi sắc với những tập truyện ngắn: Chiếc thuyền ngoài xa và Cỏ lau của Nguyễn Minh Châu, Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp; tiểu thuyết Bến không chồng của Dương Hướng, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh; bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
- Kịch nói sau năm 1975 phát triển mạnh mẽ. Một số tác phẩm tạo được sự chú ý của khán giả như Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, Mùa hè ở biển của Xuân Trình...
- Lí luận, nghiên cứu phê bình văn học cũng có sự đổi mới. Ngoài những cây bút có tên tuổi , đã xuất hiện một số cây bút trẻ có nhiều triển vọng.
Như vậy, từ sau năm 1975, nhất là từ 1986, VHVN từng bước chuyển sang giai đoạn mới. Văn học vận động theo hướng dân chủ hóa , mang tính nhân bản và nhân văn sâu sắc. Cái mới của văn học giai đoạn này là tính chất hướng nội, đi vào hành trình tìm kiếm bên trong, quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong hoàn cảnh phức tạp,đời thường. 
II. Luyện tập
Câu 1: Trình bày những thành tựu chủ yếu của văn học Việt nam từ cách mạng tháng tám 1945 -1975 
Câu 2: Nêu những đặc điểm cơ bản của VHVN từ 1945 đến 1975
Câu 3: Trình bày ngắn gọn Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu văn học Việt Nam từ cách mạng tháng 1945- 1975
 Bài 2:
 VỢ NHẶT – Kim Lân
I. Kiến thức cơ bản:
1. Nhà văn Kim Lân (sinh năm 1920), ông viết không nhiều, nhưng được coi là thuộc hàng những cây bút truyện ngắn tài năng của văn học Việt Nam hiện đại. Là nhà văn một lòng một dạ đi về với "đất", với "người" với "thuần hậu nguyên thủy" của cuộc sống nông thôn. Thế giới nghệ thuật của ông thường là khung cảnh nông thôn, hình tượng người nông dân.
- Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân in trong tập truyện "Con chó xấu xí"(1962). Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết"Xóm ngụ cư" được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng dang dở và bị mất bản thảo. Sau khi hoà bình lập lại(1954), Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này.
2. Tình huống truyện
- Tràng là một chàng trai sống ở xóm ngụ cư nghèo mà lại xấu xí, dở hơi, tưởng không thể nào lấy được vợ. Thế mà lại lấy được vợ ngay giữa lúc đói khát thậm chí là vợ theo. Vào thời buổi đói khát, người như Tràng, nuôi thân chẳng nổi mà còn dám đèo bòng. Đó là một tình huống lạ, trái với lẽ thường.
- Việc Tràng lấy vợ đã tạo ra một sự ngạc nhiên và một tâm trạng xáo trộn trong mọi người, từ người dân xóm ngụ cư đến bà cụ Tứ và chính cả Tràng cũng vậy. Họ không biết nên vui hay nên buồn, nên mừng hay nên lo.
-Tình huống trên đã giúp cho câu chuyện triển khai một cách tự nhiên, chân thực và hấp dẫn, tác động đến diễn biến tâm trạng và hành động của các nhân vật đồng thời bộc lộ chủ đề của tác phẩm. 
3. Ý nghĩa nhan đề "Vợ nhặt"
-Nhan đề Vợ nhặt thâu tóm giá trị nội dung tư tưởng của tác phẩm. 
-Từ nhan đề, ta thấy thân phận con người bị rẻ rúng như cái rơm, cái rác có thể nhặt ở bất kì đâu,bất kì lúc nào. Người ta hỏi vợ, cưới vợ còn ở đây Tràng nhặt vợ. 
-Đây thực chất là sự khốn cùng của hoàn cảnh.
4.Cảnh và người được nói đến trong truyện
+. Cảnh  Xóm ngụ cư một buổi chiều tàn và một buổi sáng.
 -Ngã tư xóm chợ về chiều càng xác xơ, heo hút. Gió từ đồng thổi vào ngăn ngắt. Dãy phố úp súp, tối om, không một ánh đèn. Dưới gốc đa, gốc gạo, “Bóng những người đói đi lại dật dờ, lặng lẽ như những bóng ma.” Tiếng quạ kêu từng hồi thê thiết. Mùi đống rấm khép lẹt tử khí. Tiếng hờ khóc tỉ tê của ai có người thân mới chết đói
- Bức tranh thảm đạm về nạn đói năm 1945. Cái đói đã làm xóm Ngụ Cư vốn nghèo khổ giờ đây càng xơ xác, thê lương. Cái đói làm cho bọn trẻ “ngồi ủ rũ dưới những xó tường không buồn nhúc nhích”.Cái đói hành hạ cả xóm khiến nhiều người “xanh xám như những bóng ma và nằm ngổn ngang khắp các lều chợ” Cảnh tang tóc bao trùm lên xóm Ngụ Cư “Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người . Hình ảnh thê lương của người dân Ngụ Cư là bằng chứng tố cáo tội ác tày trời của Pháp – Nhật. Chúng đã dẩy nhân dân ta vào vòng cùng khổ, chết chóc “Đằng thì nó bắt giồng đay, đằng thì nó bắt đóng thuế”.
Trong bức tranh thảm đạm đó, người dân Ngụ Cư vẫn khao khát vươn lên trên cái chết mà vui, hi vọng hướng đến sự sống. Điều này thể hiện qua các nhân vật hiện lên trong tác phẩm..
+Nhânvật
  a-Tràng: Chàng trai nghèo ở xóm ngụ cư, làm nghề kéo xe bò thuê. Ngoại hình của Tràng thô kệch xấu xí “Cái đầu trọc nhẵn” “Hai con mắt gà gà, nhỏ tý” “Cái lưng to rộng như lưng gấu”. Ẩn náu đằng sau ngoại hình ấy là con người hiền lành, chất phác. Gặp người đàn bà đang bơ vơ vất vưởng, anh sẵn sàng chia sẻ dù đang túng quẫn. Tràng đã đãi thị bốn bát bánh đúc rồi dẫn thị về, trong thời đói kém. 
-Trên đường về xóm ngụ cư, Tràng không cúi xuống lầm lũi mà “phởn phơ”, “vênh vênh ra điều”. Trong phút chốc, Tràng quên tất cả tăm tối. Tràng đưa vợ về nhà thì mọi sinh hoạt trong gia đình Tràng thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp.
 - Cuộc hôn nhân kỳ lạ đã đánh thức trong lòng Tràng khát vọng hạnh phúc. Hắn cảm thấy “yêu thương, gắn bó với căn nhà đến lạ lùng”. Hắn đã có một gia đình và trong cái buổi sáng đầu tiên ấy, Tràng thấy cái gì cũng “thay đổi mới mẻ khác lạ”. Trong lòng hắn tràn ngập “một nguồn vui sướng phấn chấn”. Hắn nghĩ tới bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn ăn cháo cám nhớ lại lá cờ đỏ và đoàn người đói đi phá kho thóc Nhật mà hắn mới gặp hôm nào. Với Tràng, hạnh phúc muộn mằn đến bất ngờ, lòng Tràng chứa chan hy vọng về một sự đổi đời.
 b/ Người vợ    Không quê quán. Không người thân thương. Không tên tuổi. Sắp chết đói: “áo quần tả tơi như tổ đỉa, gầy sọp hẳn đi, trên khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”. Giữa trận đói, chẳng có cheo cưới gì, chị đã thành vợ nhặt của Tràng. Thật chua chát, “Cái giá” của người con gái chỉ có 4 bát bánh đúc, 2 hào dầu, một cái thúng. Bữa cơm đầu tiên thị ăn ở nhà chồng là bát cháo cám!.
Khi có gia đình, cuộc sống thay đổi thị, biến thành "người đàn bà hiền hậu đúng mực, không có vẻ gì chao chát chỏng lỏng". Người vợ nhặt cùng mẹ chồng quét tước, thu dọn nhà cửa, sân vườn mong mang lại một sinh khí mới. Chính chị đã làm cho niềm hi vọng của mọi người trổi dậy khi kể chuyện Bắc Giang Thái Nguyên người ta đi phá kho thóc.
c- Bà cụ Tứ: Già nua. Goá bụa. Nghèo khổ. Có tấm lòng nhân hậu thật đáng quý. Bỗng nhiên, Tràng có vợ, tâm trạng bà cụ Tứ lẫn lộn buồn vui.
-Lúc đầu bà ngạc nhiên vì trong nhà xuất hiện người đàn bà lạ, lại chào mình bằng “U”. Bà hờn tủi vì chưa làm tròn trách nhiệm “ Chao ôi, người dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì”.
Bà lo lắng “Chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua cơn đói khát này không”. Bà khổ tâm không lo được cho con “Kể có ra, làm được dăm ba mâm yhì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo, cũng chả ai người ta chấp nhặt chi cái lúc này”. Bà lạc quan hy vọng “Ai giàu ba họ ,ai khó ba đời”. Bà vẻ ra diễn cảnh tương lai cho con “khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà... Này nghoảnh đi nghoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem”. Điều chủ yếu là bà mừng cho hai người và khuyên con những điều đôn hậu, chí tình. Tất cả những chi tiết ấy đã thể hiện tấm lòng thương con, thương dâu của bà mẹ nghèo. Trong bức tranh xã hội xám ngắt ấy, Tràng và bà mẹ là điểm sáng tươi đẹp. Bà cụ Tứ tiêu biểu cho bà mẹ Việt Nam nhân hậu, bao dung.
Bà cụ Tứ: vượt lên nỗi xót xa, tủi phận để chấp nhận nàng dâu.Bà cụ Tứ vui rạng rỡ, quét dọn nhà cửa, hi vọng làm ăn khá, chuẩn bị bữa ăn sáng chu đáo, phát họa chuyện tương lai “nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên”.
-Tấm lòng của bà cụ Tứ không chỉ là tình thương con mà còn là đức tính vị tha cao cả. Đó là vẻ đẹp tâm hôn của người mẹ nghèo khổ Việt Nam.
5. Nghệ thuật đặc sắc của “Vợ Nhặt” Ngoài việc sáng tạo được một tình huống truyện độc đáo hấp dẫn, tác giả còn thành công ở nghệ thuật kể chuyện tự nhiên mà hấp dẫn. Cách dẫn dắt câu chuyện tự nhiên, giản dị nhưng chặt chẽ. Kim Lân đã khéo léo làm nổi bật sự đối lập giữa hoàn cảnh và tình cách nhân vật. Đối thoại sinh động, hấp dẫn, làm rõ tâm lí của từng nhân vật. Miêu tả tâm lí tinh tế. Ngôn ngữ mộc mạc, giản di, gần với khẩu ngữ nhưng được chắt lọc kĩ lưỡng; do đó tạo được sức gợi đáng kể. 
6. Đoạn kết của truyện ngắn Vợ nhặt có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm. Truyện được khép lại bằng hình ảnh đoàn người đi phá kho thóc của Nhật và hình ảnh lá cờ đỏ của Việt Minh phấp phới bay trong đầu óc Tràng. Những hình ảnh này đối lập vời những hình ảnh thê thảm về cuộc sống của người nông dân trong nạn đói khủng khiếp năm 1945, được tác giả miêu tả ở phần đầu của thiên truyện. Cái kết thúc như vậy gợi ra xu hướng phát triển theo chiều hường tích cực của tác phẩm: Khi bị đẩy vào tình huống đói khổ cùng đường, thì người nông dân lao động sẽ hướng tới cách mạng. Đây cũng là xu hướng vận động chủ yếu của văn học Việt Nam từ l945 đến l975.
II. luyện tập
Câu1: Nêu ngắn gọn ý nghĩa nhan đề của tác phẩm “Vợ nhặt”. Vì sao có thể nói rằng “Vợ nhặt” đã được xây dựng một tình huống truyện độc đáo? 
Câu 2: Phân tích giá trị nhân đạo sâu sắc trong “Vợ nhặt” của Kim Lân. 
Câu 3: Phân tích tâm trạng của bà cụ Tứ trong “Vợ nhặt”của Kim Lân. 
Bài 3: VỢ CHỒNG A PHỦ – Tô Hoài
I.Những kiến thức cơ bản:
1.Tô Hoài sinh năm 1920. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, sáng tác của Tô Hoài xoay quanh 2 đề tài chính: Truyện các loài vật và truyện về cuộc sống của những người dân nghèo, thợ thủ công ở vùng quê ngoại thành Hà Nội. Những tác phẩm chính: Dế mèn phiêu lưu ký, Quê người (tiểu thuyết, 1941), O chuột (tập truyện về loài vật, 1942). Sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông viết về đề tài: Miền núi Tây Bắc, Việt Bắc trong cách mạng, kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội.Tô Hoài là nhà văn có nhiều đóng góp cho văn xuôi Việt Nam hiện đại. 
2. Mùa thu năm 1952, Tô Hoài đi với bộ đội và giải phóng Tây Bắc. Chuyến đi dài tám tháng này đã để lại cho nhà văn những kỷ niệm sâu sắc, tình cảm thắm thiết với con người và thiên nhiên Tây Bắc. Truyện Tây Bắc (1953) là Kết quả chuyến đi ấy, gồm 3 truyện: Cứu đất cứu mường, Mường Giơn và Vợ chồng A Phủ. Tác phẩm đã được trao Giải Nhất giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954-1955.
- Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn trong tập Truyện Tây Bắc. Truyện có hai phần, viết về hai giai đoạn của cuộc đời Mị và A Phủ: Giai đoạn ở Hồng Ngài, trong nhà thống lí Pá Tra; giai đoạn ở Phiềng Sa, hai vợ chồng gặp gỡ cách mạng rồi trở thành du kích.
- Thông qua số phận của Mị và A Phủ, tác giả thể hiện tấm lòng yêu thương, trân trọng con người và ngợi ca ý nghĩa nhân đạo của sự nghiệp giải phóng con người thoát khỏi tối tăm và áp bức.
3. Hình tượng nhân vật Mị
- Mở đầu tác phẩm tác giả đã gây ấn tượng, gợi ra số phận đau khổ, éo le của nhân vật trung tâm Mị. Những chi tiết Mi ngồi bên tảng đá, cạnh tàu ngựa, lúc nào cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi, được lập lại nhiều lần trong tác phẩm, rất giàu sức gợi tả, gợi cảm.
- Mị cô gái người dân tộc vùng tây bắc trẻ trung, xinh đẹp, hiếu thảo, chăm chỉ làm ăn, tràn đầy sức sống, có tài thổi kèn thổi sáo, Mị là niềm khao khát và ước mơ của nhiều chàng trai. Đặc biệt Tô Hoài đã xây dựng nhân vật Mị ý thức về nhân phẩm và có tinh thần phản kháng mảnh liệt. Mị đẹp vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống.
- Bị kịch thân phận làm dâu trừ nợ: Bị tước đoạt tình yêu hạnh phúc. Lúc đầu bị bắt về làm dâu trừ nợ, Mị phản kháng quyết liệt: “ Suốt mấy tháng đêm nào Mị cũng khóc”, đòi tự vẫn nhưng cuối cùng vì thương bố nên không nỡ chết. 
-Từ đó Mị làm trâu làm ngựa tại nhà thống lí Pá Tra để trả món nợ truyền kiếp từ đời cha mẹ. Mị là nô lệ bị chiếm đoạt sức lao động, tuổi xuân tự do. Mị bị bóc lột về thể xác, bị trói buộc về tinh thần. Bị bắt làm việc quần quật như trâu ngựa, bị đối xử thậm tệ, bị đánh đập, bị trói và bỏ đói bất cứ lúc nào. 
-Cô là nạn nhân của sự áp chế về tinh thần, cam phận nô lệ, Mị bị cúng trình ma và Mị tin mình là con ma của nhà thống lý Pá Tra.
-Bi kịch thân phận nô lệ: Cam chịu, nhẫn nhục, không hề than vãn, căn buồng Mị nằm kín mít, “của sổ lỗ vuông bằng bàn tay nhìn ra không biết sương hay là nắng”. Mị đã mất ý niệm về không gian và thời gian. Mị không biết mình về làm dâu khi nào và bao lâu, mất ý niệm về tình yêu và hạnh phúc. Cha chết nhưng Mị không còn ý định tự tử nữa. Mỵ mất ý niệm về sự sống cái chết. Mị sống “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”)
- Sự trổi dậy mãnh liệt của lòng ham sống và khát vọng hạnh phúc. Sức sống của Mị trong đêm tình mùa xuân. Bằng sự quan sát tinh tế, phân tích tâm lí sâu sắc, nhà văn đã khám phá và diễn tả thành công diễn biến tâm lí của Mị trong đêm tình xuân ấy. Điều kiện có tác dụng trực tiếp cho việc biểu hiện sức sống của Mị là không gian của đêm tình mùa xuân, hơi rượu và tiếng sáo. Âm thanh của mùa xuân, tiếng sáo gọi bạn tình thoang thoảng bên tai, đã thức dậy trong Mị ký ức về cuộc sống, khát vọng tự do của những ngày tươi đẹp. Mị uống rượu “ uống ừng ực từng bát. Mị lắng nghe tiếng sáo “nhẫm lời bài hát”. “Mi thấy mình vẫn còn trẻ”. Mỵ cảm thấy “phơi phới đến góc nhà lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng” Mỵ thắp sáng niềm tin, giã từ bóng tối. Mị lấy váy áo định đi chơi nhưng ngay lập tức bị A Sử trói vào cột nhà, thổi tắt ngọn đèn, thổi tắt niền hi vọng. Khi bị A Sử trói đứng Mỵ sống trong sự giằng xé. 
- Sức sống của Mị vào đêm đông trên núi cao.Tô Hoài đã chọn cái đêm A Phủ bị trói đứng ở cọc để tạo sự tao ngộ giữa hai nhân vật. Trong những đêm A Phủ bị trói đứng, Mị ngồi bên bếp lửa lúc đầu Mị thản nhiên hơ lửa chỉ biết ở với ngọn lửa. Mị vẫn chìm vào trạng thái vô cảm, “Dù A Phủ có là cái xác chết đứng đấy cũng vậy thôi”. Nhưng cái đêm thấy “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã đen xám lại” của A Phủ. Mỵ xúc động , thương người, thương mình. Mỵ nhận ra bản chất độc ác của cha con Pá Tra. Từ số kiếp A Phủ, Mị lại nghĩ tới mình đã về “trình ma nhà nó rồi” không phương thoát khỏi, nhưng A Phủ không lí gì phải chết Những ý nghĩ ấy thực ra nó thúc đẩy bắt buộc Mị phải có hành động đáp ứng. Mị cởi trói cho A Phủ và đặt mình phải lựa chọn con đường chạy theo A Phủ hay là được trói đứng như ngày nào cho đến chết. Thời điểm hệ trọng này “con ma” cũng không đủ sức giữ chân Mị lại, Mị cứu A Phủ là tự cứu mình. Kết quả của sức sống tiềm tàng Mị cởi trói cho A Phủ và cùng A Phủ trốn hỏi Hồng Ngài đến với cuộc sống tự do. 
- Đây là hành động tất yếu nói lên sự vận động trong cuộc đấu tranh của con người để dành lại sự sống, khát vọng tự do giải phóng cái nhân. Thể hiện giá trị nhân đạo mới của Tô Hoài
4- Nhân vật A Phủ : Chàng trai Nghèo, mồ côi cha mẹ. Là người lao động giỏi, siêng năng, thạo công việc cần cù chịu khó, lớn lên giữa núi rừng A Phủ trở thành chàng trai Mông khỏe mạnh: “Chạy nhanh như ngựa”, “Biết đúc lưỡi cày, biết đục cuốc, lại cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo”. 
Con gái trong làng nhiều người mê. Vì không chịu được sự bất công cũng như thái độ hống hách, cậy quyền thế của A Sử - con trai thống lý Pá Tra, A Phủ đã đánh A Sử. 
 -A Phủ bị bắt về nhà thống lí Pá Tra, bị đánh đập rất tàn nhẫn: “Hai đầu gối sưng bạnh lên như mặt hổ phù” rồi A Phủ bị xử kiện một cách bất công phi lí, Phải sống thân phận của kẻ làm công trừ nợ, ở đợ cho nhà thống lí, quanh năm A Phủ “Bôn ba rong ruổi ngoài gò rừng” làm mọi thứ.
- Một lần, vì mải bẫy nhím, để hổ bắt mất bò, A Phủ điềm nhiên vác nửa con bò hổ ăn dở về 1 cách thản nhiên. A Phủ không biết sợ cái uy của bất cứ ai. Thống lí Pá Tra bắt A Phủ đi lấy cọc và dây mây, rồi đóng cọc trói đứng A Phủ. Là người mạnh mẽ và gan góc, A Phủ không sợ cả cái chếtNếu không được Mỵ giải thoát A Phủ sẽ đứng đó cho đ ến chết.
 5- Vài nét về nghệ thuật.
-Bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật rất sâu sắc hợp lý những diễn biến nội tâm tinh tế và phức tạp của nhân vật. Khắc hoạ tính cách nhân vật sinh động, có cá tính.
-Tả cảnh đặc sắc. Đó là cảnh thiên nhiên Tây bắc hùng vĩ, thơ mộng, con người Tây Bắc hồn nhiên và ngay thẳng
-Nghệ thuật kể chuyện theo trình tự thời gian, có lúc đan xen các hồi ức 1 cách tự nhiên, có lúc pha trộn quá khứ với hiện tại 1 cách ý nhị. Câu chuyện diễn ra 1 cách rất hợp lí, giàu chất thơ chất trữ tình.
-Ngôn ngữ sinh động, chọn lọc, sáng tạo.
6- Thông qua số phận và cuộc đời khổ nhục của Mỵ và A Phủ, tác giả đã tố cáo tội ác dã man của giai cấp thống trị đối với người dân miền núi, đặc biệt là người phụ nữ. Qua đó đề cao khát vọng về tình yêu, hạnh phúc, khát vọng sống, khát vọng tự do của con người. Tác phẩm mang Giá trị hiện thực và Giá trị nhân đạo sâu sắc
II. Luyện tập
 Đề 1: Phân tích nhân vật Mị và A Phủ trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài để thấy được giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
 Đề 2: Phân tích diễn biến tâm trạng Mị khi quyết định cắt đứt dây trói cứu A Phủ. 
 Đề 3: Phân tích Mị để thấy được “Tô hoài đã xây dựng nhân vật theo quá trình phát triển cách mạng” .
 Bài 4: 
 CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA 
- Nguyễn Minh Châu-
I.Những kiến thức cơ bản:
1. Nguyễn Minh Châu là nhà văn quân đội. Sau 1975 văn chương Nguyễn Minh Châu đi vào cuộc sống đời thường. Là nhà văn “Thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay”. Nguyễn Minh Châu một trong số những nhà văn đầu tiên của thời kì đổi mới đã đi sâu khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức thế sự. Tâm điểm những khám phá nghệ thụât của ông là con người trong cuộc mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn kiếm tiềm hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách. Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa ra đời năm 1983. Lúc đầu được in trong tập “Bến quê” xuất bản năm 1985. Tác phẩm mang đậm phong cách tự sự triết luận dung dị đời thường tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ hai. 
2. Tình huống truyện được phát hiện qua sự khám phá, nhận thức của Phùng - nghệ sĩ nhiếp ảnh - về hai bức tranh. Bức tranh ngoại cảnh khi chiếc thuyền neo ngoài khơi xa và bức tranh khi chiếc thuyền tiến sát vào bờ.
 -Phát hiện thứ nhất đầy thơ mộng của người nghệ sĩ nhiếp ảnh. Để có tấm lịch nghệ thuật về thuyền và biển theo yêu cầu của trưởng phòng, Phùng đã tới một vùng biển từng là chiến trường cũ, anh đã “phục kích” mấy buổi sáng để “chộp” được một cảnh thật ưng ý. Đôi mắt nhà nghề của người nghệ sĩ đã phát hiện ra một vẻ đẹp “trời cho” trên mặt biển mờ sương: “Trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù màu trắng như sữa có pha đôi chút mâu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào...”. Niềm hạnh phúc của người nghệ sĩ chính là cái hạnh phúc của khám phá và sáng tạo, của sự cảm nhận cái đẹp tuyệt diệu. Trong hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa giữa biển trời mờ sương, anh đã cảm nhận cái đẹp toàn bích, hài hoà, lãng mạn của cuộc đời, thấy tâm hồn mình được thanh lọc. 
- Phát hiện thứ hai đầy nghịch lí của người nghệ sĩ nhiếp ảnh. Phùng đã từng có “cái khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn mình đo cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh vừa mang lại”, anh đã từng chiêm nghiệm “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”, vậy mà hoá ra đằng sau chiếc thuyền ngư phủ đẹp như trong mơ ấy bước ra một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi và cam chịu; một lão đàn ông thô kệch, dữ đẵn, độc ác, coi việc đánh vợ như một phương cách để giải toả những uất ức, khổ đau. Phùng đã từng là người lính cầm súng chiến đấu để có vẻ đẹp thanh bình, anh không thể chịu được khi chứng kiến cảnh lão đàn ông đánh vợ một cách vô lí và thô bạo. Chứng kiến cảnh vô lí và thô bạo đó, Phùng đã “kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu .... vứt chiếc máy ảnh xuống đất, chạy nhào tới”. Hành động đó nói lên cuộc đời vốn chứa đựng nhiều điều phức tạp, đầy mâu thuẫn. 
4. Câu chuyện của của người đàn bà ở toà án huyện. là câu chuyện về sự thật cuộc đời, nó giúp những người như Phùng, Đẩu hiểu rõ nguyên do của những điều tưởng như vô lí. Nhìn bề ngoài, đó là người đàn bà quá nhẫn nhục, cam chịu, bị đánh đập... “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”, vậy mà vẫn nhất quyết gắn bó với lão đàn ông vũ phu ấy. Chỉ qua những lời giãi 
bày thật tình của người mẹ đáng thương đó mới thấy nguồn gốc mọi sự chịu đựng, hi sinh của bà là tình thương vô bờ đối với những đứa con: “... đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làng ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa.... phải sống cho con chứ không thể sống cho mình....”. Nếu hiểu sự việc một cách đơn giản, chỉ cần yêu cầu người đàn bà bỏ chồng là xong. Nhưng nếu nhìn vấn đề một cách thấu suốt sẽ thấy suy nghĩ và xử sự của bà là không thể khác được. Trong khổ đau triền miên, người đàn bà ấy vẫn chắt lọc được những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi: “Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no...”, “Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn...”. Qua câu chuyện của người đàn bà, ta càng thấy rõ: không thể dễ dãi. Đơn giản trong việc nhìn nhận mọi sự việc, hiện tượng của cuộc sống.
5. Về các nhân vật trong truyện
- Người đàn bà vùng biển: Tác giả gọi một cách phiếm định “người đàn bà”. Điều tác giả gây ấn tượng chính là số phận của chị. Ngoài 40, thô kệch, mặt rỗ, xuất hiện với “khuôn mặt mệt mỏi”, người đàn bà gợi ấn tượng về một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ, nhiều cay đắng. Bà thầm lặng chịu mọi đau đớn khi bị chồng đánh không kêu một tiếng, không chống trả, không trốn chạy, “tình thương con cũng như nỗi đau, sự thâm trầm trong cái việc hiểu thấu các lẽ đời hình như mụ chẳng để lộ ra bên ngoài”.... - Một sự cam chịu đáng chia sẻ, cảm thông. Thấp thoáng trong người đàn bà ấy là bóng dáng bao người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha. 
- Người chồng: Cuộc sống đói nghèo, vất vả, quẩn quanh bao nhiêu lo toan, cực nhọc đã biến “anh con trai cục tính nhưng hiền lành” xưa kia thành một người chồng vũ phu, một lão đàn ông độc ác. Cứ khi nào thấy khổ quá là lão đánh vợ, đánh như để giải toả uất ức, để trút cho sạch nỗi tức tối, buồn phiền: “lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà”. Lão đàn ông “mái tóc tổ quạ”, “chân chữ bát”, “hai con mắt đầy vẻ độc dữ” vừa là nạn nhân của cuộc sống khốn khổ, vừa là thủ phạm gây nên bao đau khổ cho chính những người thân của mình. 
- Chị em thằng Phác: Phác đã chứng kiến cảnh mẹ nó bị bố đánh tàn bạo. Phản ứng manh động của đứa con. Giận dữ, căng thẳng. Nó nhảy xổ vào người bố, giằng chiếc thắt lưng, liền dướn thẳng người vung chiếc khóa sắt quật vào giữa khuôn ngực người bố. Hành động của Phác phản ánh thực tế : vì yêu mẹ, thương mẹ mà nó đã căm ghét bố. Nó xông vào đánh bố để bảo vệ mẹ. Và như vậy niềm tin trong trẻo của trẻ thơ đã bị rạn vỡ. Thằng Phác thương mẹ theo kiểu một cậu bé con còn nhỏ, theo cái cách một đứa con trai vùng biển. Nó “lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ trên khuôn mặt người mẹ, như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chặng chịt”, “nó tuyên bố với các bác ở xưởng đóng thuyền rằng nó còn có mặt ở dưới biển này thì mẹ nó không bị đánh”. Hình ảnh thằng Phác khiến người đọc cảm động bởi tình thương mẹ dạt dào.
Chị thằng Phác, một cô bé yếu ớt mà can đảm, đã phải vật lộn để tước con dao trên tay thằng em trai, không cho nó lành một việc trái với luân thường đạo lí. Cô bé là điểm tựa vững chắc của người mẹ đáng thương, cô đã hành động đúng khi cản được việc làm dại dột của đứa em, lại biết chăm sóc, lo toan khi mẹ phải đến toà án huyện.
- Người nghệ sĩ nhiếp ảnh: Một nghệ sĩ đang săn tìm cái đẹp, thỏa mãn với cái đẹp ngoại cảnh từ hình ảnh “chiếc thuyền ngoài xa” . Nhưng khi chiếc thuyền tiến sát vào bờ người nghệ sĩ nhận ra sự thật trần trụi, phủ phàng, nghiệt ngã. Khi khám phá cuộc sống, người nghệ sĩ phải đối diện với những vấn đề phức tạp, đa dạng. Ranh giới giữa cái tốt, cái xấu rất mong manh, người nghệ sĩ không thể dễ dàng đứng về một phía. Vốn là người lính thường vào sinh ra tử, Phùng căm ghét mọi sự áp bức, bất công, sẵn sàng làm tất cả vì điều thiện, lẽ công bằng. Anh xúc động ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tinh khôi của thuyền biển lúc bình minh. Một người nhạy cảm như anh tránh sao khỏi nỗi tức giận khi phát hiện ra sự bạo hành của cái xấu, cái ác ngay sau cảnh đẹp huyền ảo trên biển. Hơn bao giờ hết, Phùng hiểu rõ: trước khi là một nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp, hãy làm ột người biết yêu ghét vui buồn trước mọi lẽ đời thường tình, biết hành động để có một cuộc sống xứng đáng với con người.
7. Nghệ thuật: Giọng điệu trần thuật linh hoạt đa dạng. Ngôn ngữ giàu sắc thái suy tư, linh hoạt Lời văn giản dị, mộc mạc và dư vị.Cách khắc hoạ nhân vật, xây dựng cốt truyện sinh động, hấp dẫn. Cách sử dụng ngôn ngữ rất linh hoạt, sáng tạo đã góp phần làm nổi bật tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Tác phẩm thể hiện những triết lí, chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và nghệ thuật, thấu hiểu cuộc sống trong cái nhìn đa chiều trĩu nặng tình thương và lo âu trước thân phận con người 
II. Luyện tập
Đề 1: Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở toà án huyện giúp Phùng và Đẩu hiểu được điều gì ? 
Đề 2: Cảm nghĩ của anh (chị) về hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa 
Đề 3: Cách nhìn nhận cuộc sống, con người rút ra từ tác phẩm Chiếc thuyêng ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
Bài 5:
 Hồn Trương Ba, da hàng thịt 
(Trích) 
- Lưu Quang Vũ-
I.Những kiến thức cơ bản:
1.Lưu Quang Vũ (1948- 1988) là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, vẽ tranh, viết truyện, viết tiểu luận, nhưng thành công nhất là kịch. Ông là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại. Kịch Lưu Quang Vũ đặc sắc trên hai phương diện: kịch bản văn học và nghệ thuật sân khấu với tính hiện đại kết hợp các giá trị truyền thống; sự phê phản mạnh mẽ, quyết liệt và chất trữ tình đằm thắm, bay bổng.
-Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, được Lưu Quang Vũ viết vào năm 1981, công diễn vào năm 1984. Từ một cốt truyện dân gian, tác giả đã xây dựng thành một vở kịch nói hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ có ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc.Vở kịch nhấn mạnh vào sự phản kháng của linh hồn nhân hậu, thanh cao chống lại sự lấn át và chế ngự của thể xác thô lỗ phàm tục
2. Vớ kịch gồm 7 cảnh. Đoạn trích cảnh VII và đoạn kết của vở kịch đúng vào lúc xung đột trung tâm của vở kịch lên đến đỉnh điểm. Trong thể xác của hàng thịt,Trương Ba dần dần đổi tính: uống rượu nhiều, ham bán thịt, thích ăn ngon, không thích những trò chơi thanh cao, nước cờ không sáng như xưa. Lí Trưởng đến gây chuyện để kiếm tiền, con trai Trương Ba hư hỏng chỉ nghĩ đến tiền, muốn bán mảnh vườn mở cửa hàng thịt. Hồn Trương Ba đau khổ đối thoại với xác hàng thịt, đối thoại với vợ, với cháu, với con dâu, với Đế Thích. Trương Ba quyết định không sống trong xác hàng thịt nữa và chấp nhận cái chết, để thoát ra khỏi nghịch cảnh trớ trêu.
3. Mở đầu đoạn trích tác giả đã để cho diễn ra cuộc đối thoại giã hồn và xác. Hồn Trương Ba "ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi vụt đứng dậy" với một lời độc thoại đầy khẩn thiết: "- Không. Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi”. Hồn Trương Ba đang ở trong tâm trạng vô cùng bức bối, đau khổ bởi không thể nào thoát ra khỏi cái thân xác mà hồn ghê tởm. Hồn đau khổ bởi mình không còn là mình nữa. Trong cuộc đối thoại với xác anh hàng thịt, Hồn Trương Ba ở vào thế yếu, đuối lí bởi xác nói những điều mà dù muốn hay không muốn Hồn vẫn phải thừa nhận. Xác anh hàng thịt gợi lại tất cả những sự thật ấy khiến Hồn càng cảm thấy xấu hổ, cảm thấy mình ti tiện. Xác anh hàng thịt còn cười nhạo vào cái lí lẽ mà ông đưa ra để ngụy biện: "Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn,". 
- Trong cuộc đối thoại này, xác thắng thế nên rất hể hả tuôn ra những lời thoại dài với chất giọng khi thì mỉa mai cười nhạo khi thì lên mặt dạy đời, chỉ trích, châm chọc. Hồn chỉ buông những lời thoại ngắn với giọng nhát gừng kèm theo những tiếng than, tiếng kêu.
- Màn đối thoại này cho thấy Trương Ba được trả lại cuộc sống nhưng là một cuộc sống đáng hổ thẹn vì phải sống chung với sự dung tục và bị sự dung tục đồng hoá. Không chỉ đừng lại ớ đó, tác giả cảnh báo: khi con người phải sống trong dung tục thì tất yếu cái dung tục sẽ ngự trị, sẽ thắng thế, sẽ lấn át và sẽ tàn phá những gì trong sạch, đẹp đẽ, cao quý trong con người. 
4. Nỗi đau khổ, tuyệt vọng của Hồn Trương Ba càng được đẩy lên khi đối thoại với những người thân. 
- Người vợ mà ông rất mực yêu thương giờ đây buồn bã và cứ nhất quyết đòi bỏ đi. Với bà "đi đâu cũng được còn hơn là thế này". Bà đã nói ra cái điều mà chính ông cũng đã cảm nhận được: "ông đâu còn là ông, đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa". 
- Cái Gái, cháu ông giờ đây đã không cần phải giữ ý. Nó một mực khước từ:”tôi không phải là cháu ông Ông nội tôi chết rồi”. Cái Gái yêu quý ông nó bao nhiêu thì giờ đây nó không thể chấp nhận cái con người có "bàn tay giết lợn", bàn chân "to bè như cái xẻng". Nỗi giận dữ của cái Gái đã biến thành sự xua đuổi quyết liệt: "Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút đi!".
- Chị con dâu là người cảm thấy thương bố chồng trong tình cảnh trớ trêu. Chị biết ông khổ lắm, "khổ hơn xưa nhiều lắm". Dù thông cảm nhưng chị con dâu buồn đau trước tình cảnh gia đình. Đau buồn vì ”có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa"
-Màn đối thoại giũa Trương Ba với những người thân cho thấy sở dĩ Trương Ba trở thành kẻ xa lạ thậm chí đáng ghét ngay trong mắt người thân của mình là bởi vì cái cảnh ngộ mà Trương Ba đang lâm vào. Người chồng, người cha, người ông trong sạch, nhân hậu trước đây đã và đang trở thành một kẻ khác ngày càng bộc lộ những thói tật không chịu đựng nổi của một đồ tể thô lỗ, phàm tục. Chính Trương Ba cũng nhận thấy điều đó và cố sống đúng như con người mình trước đây mà không thể. 
-Nhà viết kịch đã để cho Hồn Trương Ba còn lại trơ trọi một mình với nỗi đau khổ, tuyệt vọng lên đến đỉnh điểm, qua những lời độc thoại đầy chua chát nhưng cũng đầy quyết liệt: "Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ Nhưng lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất phục mày và tự đánh mất mình? "Chẳng còn cách nào khác"! Mày nói như thế hả? Nhưng có thật là không còn cách nào khác? Có thật không còn cách nào khác? Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!". Đây là lời độc thoại có tính chất quyết định dẫn tới hành động châm hương gọi Đế Thích một cách dứt khoát. 
5. Cuộc trò chuyện giữa Hồn Trương Ba với Đế Thích: Trương Ba thể hiện thái độ kiên quyết chối từ, không chấp nhận cái cảnh phải sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo nữa và muốn được là mình một cách toàn vẹn. Lúc đầu Đế Thích ngạc nhiên nhưng khi hiểu ra thì khuyên Trương Ba nên chấp nhận vì thế giới vốn không toàn vẹn, dưới đất, trên trời đều thế cả. Nhưng Trương Ba không chấp nhận lí lẽ đó. Trương Ba thẳng thắn chỉ ra sai lầm của Đế Thích: “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!” Lòng tốt hời hợt thì chẳng đem lại điều gì thực sự có ý nghĩa cho ai mà sự vô tâm còn tệ hại hơn, nó đẩy người khác vào nghịch cảnh, vào bi kịch!
-Đế Thích định tiếp tục sửa sai của bằng một giải pháp khác, là cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị nhưng Trương Ba đã kiên quyết từ chối, không chấp nhận cái cảnh sống giả tạo, không chấp nhận cái cuộc sống mà theo ông là còn khổ hơn là cái chết. Nhận thức tỉnh táo ấy cùng tình thương mẹ con cu Tị càng khiến Hồn Trương Ba đi đến quyết định dứt khoát. Qua quyết định này, chúng ta càng thấy Trương Ba là con người nhân hậu, sáng suốt, giàu lòng tự trọng. Đặc biệt, đó là con người ý thức được ý nghĩa của cuộc sống. Đế Thích cuối cửng cũng đã thuận theo đề nghị của Trương Ba với lời nhận xét: “Con người hạ giới các ông thật kì lạ”.
-Qua màn đối thoại, có thể thấy tác giả gửi gắm nhiều thông điệp vừa trực tiếp vừa gián tiếp, vừa mạnh mẽ, quyết liệt vừa kín đáo và sâu sắc về thời chúng ta đang sống. Tuy vậy, chỉ cần nhấn mạnh ở đây vẻ đẹp tâm hồn của những người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự dung tục, giả tạo để bảo vệ quyền được sống toàn vẹn, hợp với lẽ tự nhiên cùng sự hoàn thiện nhân cách. Chất thơ của kịch Lưu Quang Vũ cũng được bộc lộ ở đây. 
6. Màn kết: Trương Ba trả xác cho anh hàng thịt; chấp nhận cái chết để được là chính mình và linh hồn được trong sạch. Trương Ba hóa thân vào cây cỏ, các sự vật thân thương để tồn tại vĩnh viễn bên cạnh những người thân yêu với niềm tin cuộc sống vẫn tuần hoàn theo quy luật của muôn đời
- Bi kịch mang âm hưởng lạc quan; thông điệp về sự chiến thắng của cái Thiện- cái Đẹp- của cuộc sống đích thực
7. Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, nhiều xung đột giàu kịch tính. Ngôn ngữ đặc trưng cho ngôn ngữ kịch. tác phẩm kết hợp tính hiện đại với các giá trị truyền thống, mang chất thơ, chất trữ tình bay bổng.Từ một truyện cổ dân gian Lưu Quang Vũ đã đưa ra một quan niệm cao đẹp về cách sống : Hãy sống chân thật với chính mình, phải biết đấu tranh với nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới nhưng giá trị tinh thần cao quý. Không chí có ý nghĩa triết lí về nhân sinh, về hạnh phúc con người, trong vở kịch nói chung và đoạn kết nói riêng, Lưu Quang Vũ muốn góp phần phê phán một số biểu hiện tiêu cực trong lối sống, con người đang có nguy cơ chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thụ đến nỗi trở nên phàm phu, thô thiển. 
II. Luyện tập
Đề 1: Anh (chị) suy nghĩ gì về quan niệm sống sau đây:
“Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”.
(Hồn Trương Ba da hàng thịt - Lưu Quang Vũ)
Đề 2: Cảm nhận của anh chị về nhân vật Trương Ba qua đoạn trích cảnh VII và đoạn kết của vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt - Lưu Quang Vũ.
Đề 3: Ý nghĩa cảnh đối thoại giữa hồn và xác qua đoạn trích cảnh VII và đoạn kết của vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ.
Bài 6:
 NHÌN VỀ VỐN VĂN HÓA DÂN TỘC
Trần Đình Hượu
I.Những kiến thức cơ bản 
1. Trần Đình Hượu ( 1926 - 1995) Là một chuyên gia về các vấn đề văn hóa, tư tưởng Việt Nam. Ông là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa, tư tưởng có giá trị. Năm 2000 được tặng giải thưởng nhà nước về khoa học và công nghệ. Tác phẩm "Đến hiện đại từ truyền thống" Là công trình nghiên cứu văn hoá có ý nghĩa của Trần Đình Hượu về một số mặt của vốn văn hoá truyền thống. Văn bản Nhìn về vốn văn hóa dân tộc được trích ở phần II, bài Về vấn đề tìm đặc sắc văn hóa dân tộc in trong cuốn Đến hiện đại từ truyền thống. Nhan đề do người biên soạn đặt
2. Văn bản Nhìn về vốn văn hóa dân tộc. Trần Đình Hượu dựa trên cơ sở các phương diện chủ yếu của đời sống tinh thần và vật chất là tôn giáo, nghệ thuật (kiến trúc hội họa, văn học), ứng xử (giao tiếp cộng đồng, tập quán), sinh hoạt (ăn, ở, mặc) làm cơ sở để phân tích các đặc điểm của văn hóa truyền thống. Tác giả nêu lên những mặt tích cực, hạn chế của nền văn hóa . Hai mặt này được trình bày đan xen không tách bạch riêng lẽ. Về tôn giáo: Người Việt không cuồng tín, không cực đoan mà dung hòa các tôn giáo khác nhau để tạo nên sự hài hòa nhưng không tìm sự siêu thoát, siêu việt ( không xãy ra xung đột về tôn giáo và sắc tộc). Về nghệ thuật: Người Việt sáng tạo được những tác phẩm tinh tế nhưng không có quy mô lớn, không mang vẻ đẹp kì vĩ, tráng lệ phi thường. Không có những công trình kiến trúc đồ sộ. Âm nhạc, hội họa, kiến trúc đều không phát triển đến thành có truyền thống đến tuyệt kĩ  Về cách ứng xử: Người Việt trọng tình nghĩa, chú đến tính thiết thực nhưng không chú ý nhiều đến trí, dũng, khéo léo, không kì thị cực đoan, thích yên ổn.( lới nói không mất tiền mua.) Về sinh hoạt: Người Việt ưa sự chừng mực, vừa phải ( Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm, Ở sao cho vừa lòng ngườingười chê; ) 
3. Văn hoá việt có bản sắc riêng trong mối quan hệ với các nền văn hoá khác. Bản sắc này hình thành từ chính thực tế địa lí, lịch sử, đời sống cộng đồng của người Việt và quá trình giao lưu, tiếp xúc, tiếp nhận, biến đổi các giá trị văn hoá của một số nền văn hoá khác (Trung Hoa, Ấn Độ). Văn hoá Việt giàu tính nhân bản, tinh tế, hướng tới sự hài hoà trên mọi phương diện (tôn giáo, nghệ thuật, ứng xử, sinh hoạt.) Việt Nam có nhiều tôn giáo, nhiều dân tộc cùng tồn tại trên lãnh thổ nhưng hầu như trong lịch sử không xảy ra xung đột dữ dội về tôn giáo và sắc tộc. Các công trình kiến trúc như chùa chiền, nhà thờ, tháp, đài,... thường có kích thước và quy mô nhỏ, vừa nhưng vẫn có nhưng điểm nhấn tinh tế, hài hoà với thiên nhiên. Cách sống trọng tình nghĩa, trọng những gì thiết thực, gần gũi của người Việt được biểu hiện thông qua ca dao, tục ngữ: “Người làm ra của, của không làm ra người”, “Cái nết đánh chết cái đẹp”, “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, “Con người được ưa chuộng là con người hiền lành, ân nghĩa [...] Trong tâm trí nhân dân thướng cô Thần, và Bụt mà không có Tiên”. Trần Đình Hượu đã khẳng định tác giả: “Nhìn vào lối sống, quan niệm sống, ta có thể nói người Việt Nam sống có văn hoá, người Việt Nam có nền văn hoá của mình. Những cái thô dã, những cái hung bạo đã bị xoá bỏ để có cái nền nhân bản”. Tinh thần chung của văn hoá Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hoà” 
4. Ngay trong mặt tích cực của văn hoá Việt cũng tiềm tàng những hạn chế. Do quan niệm “dĩ hoà vi quý” trong mọi lĩnh vực của đời sống tinh thần, vật chất, văn hoá Việt chưa có một tầm vóc lớn lao, chưa có một vị trí quan trọng, chưa nổi bật và chưa có khả năng tạo được ảnh hưởng sâu sắc tới các nền văn hoá khác. “Giữa các dân tộc, chúng ta không thể tự hào là nền văn hoá của ta đồ sộ, có những cống hiến lớn lao cho nhân loại, hay có những đặc sắc nổi bật” và: . “Tôn giáo hay triết học đều không phát triển”, . Trần Đình Hượu nhận định khái quát về bản chất của nền văn hoá truyền thống: “Đó là văn hoá của dân nông nghiệp định cư, không có nhu cầu lưu chuyển, trao đổi, không có sự kích thích của đô thị” và nhận định lí giải về nguyên nhân của những hạn chế này: “Phải chăng đó là kết quả của ý thức lâu đời về sự nhỏ yếu, về thực tế khó khăn, nhiễu bất trắc?” 
Những điều kiện thực tế này là một trong những nguyên nhân tạo nên tâm lí ưa sự thu hẹp sao cho vừa đủ và ngại giao lưu, thay đổi: “thắt lưng buộc bụng”, “một vừa hai phải”, “đóng cửa bảo nhau”, “trâu ta ăn cỏ đồng ta”,... đồng thời ngăn cản khả năng kiến tạo và khám phá các giá trị văn hoá lớn lao. Chằng hạn, ở phạm vi tôn giáo, có thể lấy thực tiễn: Việt Nam có rất nhiều chùa thờ Phật, mỗi làng đều có ngôi chùa: “Đất của vua, chùa của làng” nhưng không có nhưng miền đất Phật với các ngôi chùa bề thế, kiến trúc thật sự độc đáo như ớ Thái Lan, Cam-pu-chia,..Trong phạm vi đời sổng văn hoá vật chất lao động, sản xuất có thể nêu những hiện tượng thực tế: Người Việt xưa thường canh tác, đánh bắt ớ quy mô nhỏ, không vươn ra khám phá đại dương. 
-Phật giáo và Nho giáo là những tôn giáo có ảnh hưởng mạnh nhất đến văn hoá truyền thống của Việt Nam. Tuy nhiên, người Việt tiếp nhận các tôn giáo này theo tinh thần: thiết thực, linh hoạt, dung hoà. chứ không phải để đạt giác ngộ, siêu thoát. Nho giáo ảnh hưởng rộng đến đời sống văn hoá Việt nhưng không trở thành tư tưởng cực đoan mà dung hoà với các tôn giáo khác. Tư tưởng trung quân ái quốc, tôn sư trọng đạo của Nho giáo được Việt hoá theo hướng phù hợp với xã hội và tâm lí người Việt. Trong sự học-một lĩnh vực mà Nho giáo bàn đến rất nhiêu, người Việt cũng tâm niệm: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” nhưng vẫn nhắc nhở: “Học thầy không tầy học bạn”. Trong thiết chế xã hội, người Việt ý thức rõ “đất của vua” nhưng lại quan niệm “chùa của làng” nên chấp nhận hiện tượng: “Phép vua thua lệ làng”. Tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo được nhiều nhà nho yêu nước Việt Nam tiếp nhận ở khía cạnh tích cực để tạo nên sức mạnh tinh thần cho dân tộc. 
5.Tinh thần chung của văn hoá Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hoà.Thiết thực là coi trọng hiện thế, chuộng những gì cụ thể, không thích mơ hồ, viển vông. Linh hoạt là gặp khó khăn biết tìm cách tháo gỡ, khả năng tiếp biến các giá trị văn hóa. Dung hòa biểu hiện chuộng sự bình ổn, an cư lạc nghiệp, an phận thủ thường, không ưa tham lam giành giật.
-Đặc điểm này vừa là điểm tích cực, vừa tiềm ẩn những mặt hạn chế của văn hoá Việt Nam. Đây là điểm tích cực vì: Tính thiết thực trong quá trình sáng tạo và tiếp biến các giá trị văn hoá khiến cho văn hoá Việt gắn bó sâu sắc với đời sống của cộng đồng, của từng chủ thể văn hoá. Tính linh hoạt của văn hoá Việt biểu hiện rõ ở khả năng tiếp biến các giá trị văn hoá thuộc nhiều nguồn khác nhau sao cho phù hợp với đời sống bản địa của người Việt. Tính dung hoà là hệ quả tất yếu của hai thuộc tính trên trong nền văn hoá Việt: các giá tri văn hoá thuộc nhiều nguồn khác nhau không loại trừ nhau trong đời sống văn hoá Việt, người Việt chọn lọc và kế thừa những giá trị này để tạo nên sự hài hoà, bình ổn trong đời sống văn hoá. Chính vì thế, vốn văn hoá Việt truyền thống giàu giá trị nhân bản không sa vào tình trạng cực đoan, cuồng tín. Tuy nhiên, trong mặt tích cực lại tiềm ẩn những hạn chế. Vi quá thiết thực nên văn hoá Việt thiếu sáng tạo lớn không đạt đến những giá tri phi phàm, kì vĩ. Vì luôn dung hoà nên văn hoá Việt không có những giá tri đặc sắc nổi bật. Tính thiết thực, linh hoạt và dung hoà đã đảm bào cho sự tồn tại của văn hoá Việt qua những gian nan và bất trắc của lịch sử. 
-Thực tế các giá trị văn hóa của VN: không phải chỉ là thành quả sáng tạo của riêng cộng đồng VHóa VN mà là sự tích tụ của một quá trình tiếp nhận có chọn lọc. Đây là quá trình chiếm lĩnh”, “đồng hóa” các giá trị văn hóa của một cộng đồng khác. Bản sắc văn hóa là cái riêng, cái độc đáo mang tính bền vững và tích cực của một cộng đồng văn hóa, cần có nội lực bền vững và sự thừa hưởng, tiếp thu những giá trị tinh hoa và tiến bộ của văn hóa nhân loại.
6. Với hệ thống lập luận chặt chẽ, sắc sảo, mạch lạc, bài viết thể hiện rõ tính khách quan, khoa học và trí tuệ, qua đó gợi mở nhiều điều quan trọng. Nền văn hóa Việt Nam tuy không lớn nhưng có nét riêng mà tinh thần cơ bản: là thiết thực, linh hoạt, dung hòa. Tiếp cận vấn đề bản săc văn hóa VN phải có một con đường riêng, không thể áp dụng những mô hình cứng nhắc, phải biết tiếp thu có chọn lọc từ những tinh hoa văn hóa nhân loại. Tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc có ý nghĩa đối với việc xây dựng một chiến lược phát triển mới cho đất nước, trên tinh thần làm sao phát huy được tối đa mặt mạnh vốn có, khắc phục được những nhược điểm dần thành cố hữu để tự tin đi lên. Tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc gắn liền với việc quảng bá cái hay, cái đẹp của dân tộc để thúc đẩy một sự giao lưu lành mạnh, có lợi chung cho việc xây dựng một thế giới hòa bình, ổn định và phát triển.
II. Luyện tập
Câu 1: Nêu những điểm tích cực, những mặt hạn chế của tinh thần chung văn hoá Việt Nam.
Câu 2: Trình bày suy nghĩ của em về những đặc điểm của vốn v

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_12_nam_ho.docx