Đề cương ôn tập kiểm tra Học kì II môn Lịch sử Lớp 11 năm học 2019- 2020

doc 6 trang Mạnh Hào 11/11/2024 220
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra Học kì II môn Lịch sử Lớp 11 năm học 2019- 2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập kiểm tra Học kì II môn Lịch sử Lớp 11 năm học 2019- 2020

Đề cương ôn tập kiểm tra Học kì II môn Lịch sử Lớp 11 năm học 2019- 2020
TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN 	ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA LỊCH SỬ 11
 TỔ: LỊCH SỬ 	 HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2019- 2020
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM. (8.0 ĐIỂM)
Bài 19. NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾNCHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC 
(1858-1873)
Câu 1: Nguyên nhân sâu xa của Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là gì?
A. Bảo vệ giáo sĩ Pháp và giáo dân Việt Nam đang bị sát hại.
B. Khai hóa văn minh cho người Việt Nam.
C. Chiếm Việt Nam làm thuộc địa và căn cứ quân sự.
D. Trả thù triều đình Huế đã làm nhục quốc thể nước Pháp.
Câu 2. Tổng chỉ huy việc xây dựng đại đồn Chí Hòa là ai?
A. Nguyễn Trung Trực. B. Nguyễn Tri Phương. C. Võ Duy Dương. D. Trương Định.
Câu 3. Khi đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì của Việt Nam, thực dân Pháp đã:
A. rất vất vả, tốn kém. B. vấp phải sự kháng cự quyết liệt của triều đình nhà Nguyễn.
C. phải tiến hành mấy tháng. D. thực hiện rất nhanh chóng mà không tốn một viên đạn
Câu 4: Sắp xếp theo trình tự thời gian quá trình Pháp xâm lược Việt Nam
(1) Pháp tấn công Gia Định, (2) Pháp tấn công Đà Nẵng, (3)Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây, (4) Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông
A. 2,1,4,3 B. 2,4,1,3 C. 1,2,3,4 D. 3,1,2,4
Câu 5. Thực dân Pháp chiếm được 6 tỉnh Nam Kì (1867) là do nguyên nhân cơ bản nào?
A. Lực lượng Pháp mạnh vũ khí hiện đại.
B. Nhà Nguyễn bạc nhược mang nặng tư tưởng chủ hòa, thất bại.
C. Phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân không quyết liệt.
D. Nhà Thanh giúp Pháp ngăn cản cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
Câu 6: Nội dung nào sau đây không phải là âm mưu của Pháp khi đánh chiếm Đà Nẵng
A. Làm bàn đạp tấn công Huế B. Lợi dụng vào lực lượng giáo dân
C. Vị trí chiến lược quan trọng D. Buộc nhà Nguyễn phải đầu hàng
Câu 7. Vào giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam trong tình trạng như thế nào?
A. khủng hoảng, suy yếu.	B. tình hình ổn định.
C. kinh tế kém phát triển.	D. phát triển nhanh chóng.
Câu 8. Ý nào sau đây không phải là lí do triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất(5-6-1862)
A. Nhà vua và đa số quan lại trong triều đình Huế có tư tưởng sợ Pháp
B. Triều đình Huế không tin tưởng vào năng lực chiến đấu của nhân dân
C. Triều đình Huế không đủ sức để chống Pháp ở Nam kì và chống lại các cuộc nổi dậy của nhân dân ở Nam Kì.
D. Triều đình Huế có thời gian hòa hoãn để chuẩn bị cuộc kháng chiến lâu dài chống Pháp
Câu 9: Tại Đà Nẵng Nguyễn Tri Phương dùng chiến thuật gì để chống liên quân Pháp và Tây Ban Nha?
A. Tập trung lực lượng chủ động tấn công Pháp
B. Đắp lũy phòng thủ, thực hiện kế hoạch “ vườn không nhà trống”
C. Tạm thời rút toàn bộ lực lượng về bảo vệ kinh thành Huế
D. Cử người sang thương thuyết, hòa với Pháp.
Câu 10: Đặc điểm nổi bật trong phong trào kháng chiến của nhân dân ta ở các tỉnh miền Tây Nam Kì?
A. Lôi cuốn nhiều văn thân , sĩ phu tham gia B. Sử dụng hình thức đấu tranh phong phú
C. Do nông dân khởi xướng và lãnh đạo.D.Kết hợp giữa chống ngoại xâm với chống phong kiến tay sai.
Câu 11: Vì sao khi đánh chiếm Đà Nẵng âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bị thất bại?
A. Quân và dân ta anh dũng chống trả quân xâm lược
B. Lực lượng của Pháp mỏng do phải chia sẽ cho các chiến trường khác
C. Triều đình Huế có đường lối kháng chiến đúng đắn sáng tạo
D. Do chiến lược “ vường không nhà trống” của Nguyễn Tri Phương
Câu 12. Vì sao cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta sau Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 lại khó khăn hơn thời kì trước?
A.Triều đình nhà Nguyễn đàn áp cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
B.Do thực dân Pháp tiến hành bắt bớ, giết hại những người lãnh đạo kháng chiến.	
C. Nhà Nguyễn đã thỏa hiệp với Pháp, bỏ rơi cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
D. Thực dân Pháp đã xâm chiếm xong Lào và Căm-pu-chia nên có điều kiện tập trung lực lượng đàn áp cuộc kháng chiến.
Câu 13. Khi Pháp đánh vào Đà Nẵng (1858) thái độ của triều đình nhà Nguyễn như thế nào?
A. Tỏ ra run sợ, chấp nhận buông vũ khí.
B. Tổ chức đánh Pháp nhưng thiếu kên quyết.
C. Cùng với nhân dân đứng lên chống Pháp đến cùng
D. Thỏa hiệp với Pháp để đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta.
Câu 14. Nhận xét nào là đúng về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vào năm 1858?
A. Nhân dân ta đầu hàng Pháp. B. Nhân dân ta chần chừ, do dự.
C. Nhân dân ta đánh Pháp nhưng thiếu kiên quyết. D. Nhân dân ta anh dũng chống trả quân xâm lược.
Bài 20. CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA
NHÂN DÂN TA TỪ 1873 – 1884. NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG.
Câu 15. Người lãnh đạo cuộc chiến đấu chống Pháp tấn công thành Hà Nội lần nhất là 
A. Hoàng Diệu. B.Phan Thanh Giản. C. Nguyễn Lâm. D. Nguyễn Tri Phương 
Câu 16. Với Hiệp ước Giáp Tuất ( ký năm 1874), triều đình Nguyễn đã chính thức thừa nhận
A. ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ là đất thuộc Pháp. B. sáu tỉnh Nam Kỳ là đất thuộc Pháp. 
C. ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ là đất thuộc Pháp .D. sáu tỉnh Nam Kỳ và đảo Côn Lôn là đất thuộc Pháp 
Câu 17. Sau Hiệp ước Hắc- măng (1883), thái độ của triều đình đối với phong trào kháng chiến của nhân dân :
A. Ra lệnh chấm dứt các hoạt động chống Pháp ở Bắc Kỳ.
B. Ra lệnh chấm dứt các hoạt động chống Pháp ở Nam Kỳ. 
C. Ra lệnh chấm dứt các hoạt động chống Pháp ở Trung Kỳ. 
D. Ra lệnh chấm dứt các hoạt động chống Pháp trong cả nước.
Câu 18. Với việc kí hoa ước nào, triều đình Huế thừa nhận nên bảo hộ của Pháp trên toàn bộ đất nước Việt Nam
A. Hiệp ước Hắc-măng. B. Hiệp ước 1874.
C. Hiệp ước Pa-tơ-nốt D. Hiệp ước Hắc-măng va Hiệp ước Pa-tơ-nốt
Câu 19: Thực dân Pháp đem quân tấn công Hà Nội lần nhất với lý do: 
A. Nhà Nguyễn tiếp tục liên lạc với nhà Thanh. B. Vì nhu cầu về thị trường, nguyên liệu,nhân công
C. Nhà Nguyễn không trả chiến phí cho Pháp. D. Giải quyết vụ gây rối của Đuy-puy 
Câu 20. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai thể hiện điều gì trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta
A. Thể hiện lòng yêu nước và quyết tâm bảo vệ tổ quốc nhân dân ta
B. Thể hiện ý chí quyết tâm sẵn sàng tiêu diệt giặc của nhân dân ta
C. Thể hiện lối đánh tài tình của nhân dân ta
D. Thể hiện sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ của nhân dân ta trong việc phá thế vòng vây của địch.
BÀI 21. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP
CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX.
Câu 21: Thế nào là phong trào Cần Vương ?
A. Là phong trào đấu tranh đòi thực dân Pháp cải cách .	
B. Là phong trào đấu tranh của công nhân chống Pháp.
C. Là phong trào tự phát của nông dân chống Pháp cuối thế kỷ XIX.
D. Là phong trào yêu nước giúp vua chống Pháp cuối thế kỉ XIX.
Câu 22: Tác dụng của chiếu Cần vương là gì ?
A. Làm thực dân Pháp suy yếu. B. Tăng sĩ khí cho quân ta, tiếp tục kháng chiến chống Pháp.
C. Thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong nhân dân. D. Kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp 
Câu 23: Đặc điểm nổi bật của phong trào Cần Vương giai đoạn 1888 – 1896 là ?
A. Phong trào nổ ra lẻ tẻ, thiếu đoàn kết. B. Tập trung thành các trung tâm kháng chiến lớn.
C. Nổ ra rộng khắp, nhưng chủ yếu ở miền Trung và miền Bắc. D. Nổ ra khắp nơi trong cả nước.
Câu 24: Khi vua Hàm Nghi bị bắt (1888), phong trào Cần Vương tiếp tục bùng nổ là vì ?
A. Phong trào đã chuyển thành phong trào yêu nước.
B. Phong trào đã được các quan lại triều Nguyễn lãnh đạo.
C. Phong trào đang lan rộng, tinh thần đấu tranh dâng cao nên chưa thể chấm dứt.
D. Tinh thần vì vua đấu tranh luôn tồn tại trong tư tưởng người dân Việt.
Câu 25: Ai là người đại diện tiêu biểu nhất cho phe Chủ chiến trong triều Nguyễn?
A. Tôn Thất Thuyết B. Phan Thanh Giản C. Hoàng Diệu D. Nguyễn Tri Phương
Câu 26: Từ sự thất bại của phong trào Cần Vương, để đưa cách mạng Việt Nam tiếp tục phát triển, các nhà yêu nước có sự thay về tư tưởng như thế nào?
A. Hạn chế tư tưởng Nho giáo, giương cao ngọn cờ đấu tranh giải phóng dân tộc
B. Tiếp tục đưa tư tưởng Nho giáo phát triển, kêu gọi nhân dân tham gia nhiều hơn
C. Tiếp thu phong trào cách mạng vô sản đang lan rộng.
D. Phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc.
Câu 27: Phong trào Cần Vương đã lại bài học quý báu nào cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay?
A. Cần phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc
B. Cần xây dựng tiềm lực an ninh - quốc phòng vững mạnh
C. Cần có đường lối đấu tranh phù hợp, khôn khéo từng thời kỳ
D. Phải tăng cường xây dựng quân đội
Câu 28: Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt (11/1888) phong trào Cần Vương đã.
A. Tiếp tục hoạt động, quy tụ lại thành những trung tâm lớn, có xu hướng đi vào chiều sâu.
B. Hoạt động cầm chừng.
C. Tiếp tục hoạt động, nhưng thu hẹp vào Nam Trung Bộ.
D. Chấm dứt hoạt động.
Bài 22. XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG CUỘC KHAI THÁC LẦN THỨ NHẤT CỦA
THƯC DÂN PHÁP
Câu 29: Năm 1897, thực dân Pháp ép Triều đình nhà Nguyễn “nhượng” cho chúng quyền gì?
A. Khai thác khoáng sản. 	B. Khai khẩn đất hoang. 
C. Làm chủ các cửa biển. 	D. Xây dựng đồn điền.
Câu 30: Chính quyền thuộc địa chú ý đến việc xây dựng hệ thống giao thông để phục vụ mục đích khai thác và 
A. mục đích quân sự. B. mục đích kinh tế. 	C. đầu tư đồn điền. D. mở rộng giao thông.
Câu 31: Trong cuộc khai thác của Pháp đã làm chuyển biến cơ cấu kinh tế Việt Nam, kéo theo sự biến đổi về ?
A. Xã hội. B. Chính trị. 	C. Văn hóa. D. Tài chính.
Câu 32: Phương thức sản xuất nào được du nhập vào Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ?
A. Phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa 	B. Phương thức sản xuất phong kiến
C. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa 	D. Kinh tế nhiều thành phần
Câu 33: Khi tiến hành khai thác thực dân Pháp đã duy trì hình thức bóc lột nào trong mọi lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội ?
A. Phương thức bóc lột phong kiến 	 B. Phương thức bóc lột tư bản
C. Cướp đoạt ruộng đất của nông dân 	D. Bóc lột sức lao động của công nhân. 
Câu 34: Năm 1897, thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác ở VN sau khi 
A. bộ máy chính quyền đã hoàn toàn theo Pháp. B. cơ bản bình định được Việt Nam bằng quân sự.
C. Nhân dân ta đã không còn ý định đấu tranh. D. Pháp đã đàn áp hết các cuộc khởi nghĩa.
Câu 35. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, Pháp chú trọng khai thác lĩnh vực nào nhiều nhất ?
A. Nông nghiệp	 B. Công nghiệp nặng. C. Thương nghiệp D. Giao thông vân tải.	 
Câu 36: Dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa, xã hội Việt Nam phân hóa thành những giai cấp, tầng lớp nào ?
A. Địa chủ, nông dân, nô lệ, tư sản, công nhân. B. Địa chủ, nông dân, tư sản, công nhân.
C. Địa chủ, nông dân, tiểu tư sản, tư sản, công nhân. 	 D. Địa chủ, nông dân, nô lệ, công nhân.
Câu 37: Chính sách thâm độc nhất của thực dân Pháp trên lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam trong quá trình khai thác thuộc địa là chính sách
A. Đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất của nông dân Việt Nam.
B. Lập các đồn điền để trồng các loại cây công nghiệp.
C. Thu mua lương thực với giá rẻ mạt đối với nông dân.
D. Tăng các loại thuế đối với sản xuất nông nghiệp.
Câu 38: Trong quá trình khai thác trên lĩnh vực công nghiệp ở Việt Nam thực dân Pháp chú trọng khai thác ngành ?
A.Công nghiệp nặng B. Công nghiệp nhẹ 	C. Khai thác mỏ D. Luyện kim cơ khí
Câu 39: Giai cấp và tầng lớp nào ra đời trước khi thực dân Pháp khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở nước ta ?
A. Địa chủ phong kiến và nông dân 	B. Tư sản, tiểu tư sản và công nhân
C. Công nhân và nông dân 	D. Tiểu tư sản và nông dân
Câu 40: Giai cấp tầng lớp ra đời gắn với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở nước ta là ?
A. Địa chủ phong kiến và nông dân 	B. Tư sản, tiểu tư sản và công nhân
C. Công nhân và nông dân, tiểu tư sản 	D. Tiểu tư sản và nông dân
Câu 41: Trong quá trình khai thác thuộc địa ở Việt Nam, giai cấp nào trở thành chỗ dựa vững chắc cho thực dân Pháp ? 
A. Tư sản dân tộc B. Địa chủ phong kiến 	C. Công nhân, nông dân D. Tiểu tư sản.
Câu 42: Để tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam, trước hết thực dân Pháp phải ?
A. Hoàn thành công cuộc bình định về quân sự 	B. Tiến hành xâm lược Việt Nam
C. Thôn tính các nước Lào và Campuchia 	D. Thoát khỏi cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. 
Câu 43: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, bản chất của giai cấp địa chủ phong kiến là ?
A. Có tinh thần dân tộc, đứng về phía nhân dân chống Pháp. 
B. Đánh mất ý thức dân tộc làm tay sai cho Pháp.
C. Có thái độ chính trị chưa rõ ràng. 
D. Căm thù và sẵn sàng đấu tranh chống Pháp.
Câu 44: Kiên quyết chống đế quốc giành độc lập, xóa bỏ chế độ phong kiến, họ là lực lượng lãnh đạo cách mạng. Đó là giai cấp, tầng lớp nào ?
A. Giai cấp công nhân 	B. Tầng lớp trí thức tiểu tư sản
C. Giai cấp nông dân 	D. Giai cấp tư sản dân tộc
Câu 45. “Họ chịu nhiều thứ thuế, địa tô, phu phen, tạp dịch, bị cướp ruộng dất, là lực lượng to lớn trong phong trào chống Pháp”. Đó là giai cấp nào ?
A. Giai cấp Nông dân B. Giai cấp Công nhân C. Giai cấp tư sản D. Giai cấp địa chủ.
Câu 46: Đặc điểm kinh tế dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp là
A. Nền kinh tế phong kiến tiếp tục phát triển
B. Nền kinh tế phong kiến đan xen tồn tại với kinh tế tư bản chủ nghĩa
C. Nền kinh tế phong kiến bị thủ tiêu nhường chổ cho kinh tế tư bản chủ nghĩa
D. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa chiếm vị trí quan trọng.
Bài 23. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG Ở VIỆT NAM
TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914)
Câu 47. Chủ trương của hội Duy tân do Phan Bội Châu thành lập năm 1904 là gì ?
A. Chống đế quốc, chống phong kiến, giành độc lập dân tộc.
B. Chống phong kiến giành ruộng đất cho dân cày.
C. Đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, xây dựng chế độ quân chủ lập hiến.
D. Đánh đuổi giặc Pháp, xây dựng chế độ cộng hòa dân quốc.
Câu 48. Chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu là gì ?
A. Duy tân đất nước B. Cải cách chính trị 
C. Bạo động vũ trang D. Bạo động và cải cách chính trị.
Câu 49. Chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh là gì ?
A. Cải cách kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân
B. Cải cách, nâng cao dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và phong kiến
C. Cải cách xã hội, mở cuộc vận động Duy tân.
D. Cải cách xã hội kết hợp với bạo động vũ trang chống Pháp.
Câu 50. Do ảnh hưởng của phong trào Duy tân, một phong trào lớn đã diễn ra ở Trung kì. Đó là phong trào gì ?
A. Phong trào đấu tranh chống Pháp của nông dân và binh lính người Việt.
B. Phong trào chống sưu thuế.
C. Phong trào thành lập các hội kín chống Pháp.
D. Phong trào đánh phá các nhà giam của Pháp.
Câu 51. Những người đi tiên phong trong phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX là ? 
A. Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài	 B. Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Khắc Nhu 
C. Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh D. Nguyễn Ái Quốc, Phan Bội Châu
Câu 52. Tôn chỉ của Việt Nam Quang phục hội là gì ?
A. Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc VN
B. Đánh đuổi giặc Pháp, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam
C. Thành lập nước Việt Nam độc lập tự chủ
D. Đánh đuổi giặc Pháp, thành lập nước Việt Nam dân chủ
Câu 53. Hai xu hướng cứu nước xuất hiện vào đầu thế kỉ XX là gì ?
A. Xu hướng bạo động và cải cách 	B. Xu hướng bạo động và khởi nghĩa vũ trang
C. Xu hướng biểu tình và khởi nghĩa vũ trang 	D. Xu hướng duy tân và đổi mới
Câu 54. Con đường cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh có điểm gì giống nhau ?
A. Cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản B. Cứu nước theo khuynh hướng phong kiến
C. Cứu nước theo khuynh hướng vô sản D. Đều dựa vào Nhật để đánh Pháp.
BÀI 24. VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 – 1918)
Câu 55. Con đường đi tìm chân lí cứu nước của Nguyễn Ái Quốc khác với con đường cứu nước của lớp người đi trước là ?
A. Sang châu Mĩ tìm đường cứu nước. 	 	B. Sang phương Tây tìm đường cứu nước. 
C. Sang châu Phi tìm đường cứu nước. 	D. Sang phương Đông tìm đường cứu nước.
Câu 56. Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn từ 1911-1918 nhằm mục đích gì ?
A. Giúp đất nước phát triển kinh tế. B. Mở rộng quan hệ giao lưu với nước ngoài.
C. Xác định con đường cứu nước đúng đắn.D. Tìm hiểu cuộc sống của nhân dân lao động khắp thế giới.
Câu 57. Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành từ 1911-1918 là cơ sở để?
A. Người tham gia Quốc tế cộng sản.
B. Người gửi bản yêu sách đến Hội nghị vec-xai.
C. Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
D. Người tìm ra con đường ra con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam.
Câu 58. Cơ sở Nguyễn Ái Quốc xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam ?
A. Người tham gia Quốc tế cộng sản
B. Người gửi bản yêu sách đến Hội nghị vec-xai
C. Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành từ 1911-1918
D. Quá trình chuẩn bị lý luận của Nguyễn Tất Thành từ 1911 đến 1918
Câu 59. Nguyễn Ái Quốc quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước vì ?
A. Muốn tìm hiểu xem các nước phương Tây làm cách mạng thế nào.
B. Muốn nhờ sự giúp đỡ của Pháp để khai thác hóa văn minh.
C. Muốn nhờ sự giúp đỡ của các nước phương Tây đối với Việt Nam.
D. Tìm liên lạc với những người Việt Nam ở nước ngoài.
Câu 60. Yếu tố nào tác động đến tình hình xã hội Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất ?
A. Chính sách về kinh tế, xã hội của Pháp ở Việt Nam
B. Những biến động về kinh tế ở Việt Nam
C. Chính sách của Pháp và những biến động về kinh tế ở Việt Nam
D. Pháp là một bên tham chiến trong chiến tranh thế giới thứ nhất.
B. CÂU HỎI TỰ LUẬN ( 2.0 ĐIỂM).
1. Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp.
 a. Những chuyển biến về kinh tế
 b. Những chuyển biến về xã hội.
2. Bài 23: Phong trào yêu nước cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914).
 a. Những hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu
 b. Những hoạt động cứu nước của Phan Châu Trinh.
 c. Điểm giống và khác nhau trong Chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.
 3. Bài 24: Việt nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất( 1914-1918)
 Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 đến 1917
---Hết----

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_lich_su_lop_11_nam_ho.doc