Đề cương ôn tập kiểm tra Học kì II môn Lịch sử Lớp 10 cơ bản năm học 2019- 2020

pdf 10 trang Mạnh Hào 08/10/2024 410
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra Học kì II môn Lịch sử Lớp 10 cơ bản năm học 2019- 2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập kiểm tra Học kì II môn Lịch sử Lớp 10 cơ bản năm học 2019- 2020

Đề cương ôn tập kiểm tra Học kì II môn Lịch sử Lớp 10 cơ bản năm học 2019- 2020
 Trang 1/10
ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2019 – 2020 
Môn Lịch sử - Khối 10 – chƣơng trình Cơ bản 
A. LỊCH SỬ VIỆT NAM 
Chủ đề 1: TÌNH HÌNH KINH TẾ Ở CÁC THẾ KỶ XVI – XVIII 
1. Tình hình Nông nghiệp ở các thế kỷ XVI – XVII 
- Từ cuối thế kỷ XV, do nhiều nguyên nhân nên nông nghiệp bị hạn chế. 
+ Chiến tranh liên miên (Nam triều - Bắc triều, Đàng Trong - Đàng Ngoài). 
+ Ruộng đất tập trung trong tay đại chủ quan lại. 
+ Nhà ước không quan tâm phát triển nông nghiệp, mất mùa thường xuyên diễn ra 
- Từ thế kỷ XVIII kinh tế nông nghiệp phát triển. 
+ Diện tích mở rộng (do thực hiện tốt chính sách khai khai hoang). 
+ Thuỷ lợi được củng cố. 
+ Giống cây trồng ngày càng phong phú. 
+ Đúc kết kinh nghiệm tronh snr xuất 
+ Đàng Trong thuận lợi về tự nhiên, sản xuất lúa phục vụ buôn bán (hàng hoá). 
2. Sự phát triển của thủ công nghiệp và thƣơng nghiệp 
a. Thủ công nghiệp 
+ Nghề thủ công cổ truyền phát triển và đạt trình độ cao. 
+ Nghề thủ công mới xuất hiện và phát triển. 
+ Làng nghề tăng, một số ra đô thi lập Phường. 
+ Khai mỏ trở thành ngành kinh tế và cho người thầu khai mỏ 
b. Sự phát triển của thương nghiệp 
- Nội thương: 
+ Buôn bán phát triển ở vùng xuôi, chợ mọc nhiều, xuất hiện làng buôn. 
+ Giao lu miền xuôi và miền ngược tăng. 
- Ngoại thương: 
+ Buôn bán với nước ngoài và cho nước ngoài vào buôn bán trong nước ta; 
+ Người nước ngoài lập phố xá, cửa hàng để buôn bán lâu dài. 
 Trang 2/10
3. Sự hưng khởi của các đô thị 
- Nguyên nhân: Do sự phát triển của kinh tế hàng hoá, của nông nghiệp, thủ công và 
thương nghiệp. 
- Các đô thị: 
+ Thăng Long nay gọi là Kẻ Chợ với 8 chợ và 36 phố phường. 
+ Phố Hiến 
+ Hội An ( Phố cảng lớn nhất Đàng Trong trong các thế kỷ XVII - XVIII). 
+ Thanh Hà ( bên bờ sông Hương) 
 Vào đầu thế kỷ XIX các đô thị suy tàn dần do hạn chế ngoại thương và giao lưu các 
vùng. 
Câu hỏi 
1. Vì sao từ nửa sau thế kỉ XVII, nền kinh tế nông nghiệp nước ta ổn định và phát triển 
trở lại. 
2. Nêu nguyên nhân và biểu hiện sự phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp ở 
nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII? 
Chủ đề 2: 
PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƢỚC 
I. Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nƣớc cuối thế kỷ XVIII 
Giữa thế kỷ XVIII chế độ phong kiến Đàng Trong và Đàng Ngoài khủng hoảng sâu 
sắc. Phong trào nông dân nổi lên rần rộ. 
- Năm 1771 cuộc khởi nghĩa nổ ra ở Tây Sơn (Bình Định ) do 3 anh em họ Nguyễn 
lãnh đạo. 
- Từ 1771 – 1782 : Phong trào Tây Sơn đã đánh đổ chúa Nguyễn và làm chủ vùng đất 
Đàng Trong. 
Từ 1786 – 1788 : tiến quân ra Bắc đánh đổ chính quyền Lê - Trịnh, làm chủ đất nước 
bước đầu hoàn thành thống nhất đất nước. 
II. Các cuộc kháng chiến ở cuối thế kỷ XVIII 
1. Cuộc kháng chiến chống Xiêm ( 1785) 
- Đầu những năm 80 của thế kỉ XVIII, Nguyễn Ánh cầu ngoại viện Xiêm. 
 Trang 3/10
- Năm 1784 Xiêm đã huy động 5 vạn quân thuỷ - bộ vào nước ta. 
- Tháng 1/1785 Nguyễn Huệ đem binh thuyền vào chống giặc ở Gia Định. Tổ chức 
đánh địch ở Rạch Gầm - Xoài Mút thắng lợi 
2. Kháng chiến chống Thanh (1789) 
- Lê Chiêu Thống cầu cứu nhà Thanh. 
- Năm 1788 nhà Thanh đã cử Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân chia làm 4 đạo vào nước 
ta. 
- Lực lượng của Tây Sơn đã rút về Tam Điệp – Biện Sơn xây dựng phòng tuyến. 
- Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (Quang Trung) tiến quân ra Bắc. 
- Đêm 30 tết (25/1/1789), quân ta tấn công quan địch. 
- Sau 5 ngày (đêm 30 đến trưa 5 Tết Kỉ Dậu), quân ta tiến quân thần tốc đánh Hà Hồi, 
Ngọc Hồi - Đống Đa. giải phóng Thăng Long (trưa 5 tết Kỉ Dậu ). 
III. Vƣơng triều Tây Sơn 
* Sự thành lập 
- Từ 1778 sau khi diệt Nguyễn, Nguyễn Nhạc xưng Hoàng đế (hiệu Thái Đức). 
- Cuối 1778 trước khi ra Bắc chống Thanh, Nguyễn Huệ xng Hoàng đế, sau chiến 
thắng xây dựng vương triều theo chế độ quân chủ (đóng đô ở Phú Xuân). 
- Vương triều Tây Sơn (Quang Trung – Nguyễn Huệ) 
* Chính sách 
- Đối nội 
+ Kêu gọi khôi phục sản xuất (Chiếu khuyến nông). 
+ Thực hiện chế độ quản lý mới (lập Sổ hộ khẩu). 
+ Tổ chức lại giáo dục, thi cử (Chiếu cầu hiền). 
+ Xây dựng quân đội mạnh. 
- Đối ngoại: Quan hệ hoà hảo với Thanh, Lào và Chân Lạp. 
Câu hỏi 
1. Nêu nguyên nhân thắng lợi các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược trong thế kỉ 
XVIII 
2. Đánh giá vai trò của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc 
 Trang 4/10
B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI 
Chủ đề 1: 
CÁCH MẠNG HÀ LAN VÀ CÁCH MẠNG TƢ SẢN ANH 
1. Cách mạng Hà Lan 
2. Cách mạng Tƣ sản Anh 
a. Nước Anh trước cách mạng 
* Kinh tế 
 Đầu thế kỷ XVII kinh tế phát triển nhất châu Âu. 
- Thủ công nghiệp 
+ Công trường thủ công phổ biến; 
+ Số lượng và chất lượng sản phẩm ngày càng tăng. 
- Thương nghiệp: Ngoại thương phát triển mạnh mẽ với các mặt hàng chủ yếu là len dạ 
và nô lệ da đen. 
- Nông nghiệp 
+ Chủ nghĩa tư bản thâm nhập sâu vào nông nghiệp. 
+ Nạn “Rào đất cướp ruộng” diễn ra phổ biến. 
* Chính trị - Xã hội: 
- Chính trị: Chế độ quân chủ chuyên chế do Sác-lơ I đứng đầu, kìm hãm sự phát kinh tế 
+ Đặt ra nhiều thứ thuế. 
+ Nhà nước nắm độc quyền về thương mại và thu thuế thuyền bè. 
+ Duy trì các đặc quyền phong kiến. 
- Xã hội 
+ Hình thành giai cấp Tư sản và Quý tộc mới 
+ Mâu thuẫn tư sản, quý tộc mới với thế lực phong kiến phản động diễn ra gay gắt. 
b. Diễn biến CM (tham khảo SGK) 
c. Tính chất và ý nghĩa 
- Tính chất: Là cuộc CMTS chưa triệt để. 
- Ý nghĩa: 
+ Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. 
+ Có ý nghĩa trọng đại trong thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ TBCN. 
 Trang 5/10
Câu hỏi 
1. Nguyên nhân dẫn đến cuộc cách mạng tư sản Anh? 
2. Hãy nêu tính chất là ý nghĩa của cuộc cách mạng tư sản Anh? Vì sao nói “Cách 
mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để” 
3. Thế nào là Cách mạng tư sản 
Chủ đề 2: 
CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP 
CỦA CÁC THUỘC ĐỊA ANH Ở BẮC MĨ 
1. Sự phát triển của CNTB ở Bắc Mĩ. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh 
Đến giữa thế kỷ XVIII, người Anh đã lập 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ ở dọc bờ biển Đại Tây 
Dương (1,3tr dân). 
a. Sự phát triển của CNTB ở Bắc Mĩ 
- Giữa thế kỉ XVIII: Kinh tế của 13 thuộc địa phát triển mạnh theo con đường TBCN. 
+ Ở miền Bắc: công trường thủ công phát triển : rượu, thủy tinh, luyện kim, đóng tàu. 
+ Ở miền Nam: sản xuất lương thực, bông, mía, thuốc lá... phục vụ nội địa và xuất 
khẩu. 
- Hệ quả 
+ Nhu cầu trao đổi giữa các thuộc địa tăng ; 
+ Hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc tiến bộ; 
+ Hình thành thị trường thống nhất; 
+ Ngôn ngữ chính : tiếng Anh 
=> Cơ sở hình thành dân tộc (Nation). 
b. Chính sách của thực dân Anh 
Chính phủ Anh tìm mọi biện pháp nhằm kìm hãm sự phát triển của kinh tế thuộc địa 
+ Cấm Bắc Mĩ sản xuất nhiều mặt hàng công nghiệp; 
+ Cấm mở doanh nghiệp; 
+ Cấm đưa máy móc và thợ từ Anh sang; 
+ Ban hành chế độ thuế khóa nặng nề ; 
+ Không được tư do buôn bán với nước khác ; 
 Trang 6/10
+ Không được khai hoang những vùng đất miền Tây. 
=> Gây sự phản ứng mạnh mẽ trong mọi tầng lớp nhân dân. 
2. Diễn biến chiến tranh và sự thành lập Hợp chúng quốc châu Mĩ 
a. Nguyên nhân trực tiếp 
 Sự kiện “chè Bô – xtơn” đã thổi bùng ngọn lửa chiến tranh ở Bắc Mĩ. 
b. Diễn biến : 2 giai đoạn 
* Giai đoạn 1: 1775 – 1777 
- Ngày 4/7/1776: thông qua Tuyên ngôn độc lập. 
Nội dung: 
+ Tố cáo chế độ áp bức thuộc địa của thực dân Anh; 
+ Tuyên bố 13 thuộc địa thoát li khỏi chính quốc và thành lập một quốc gia độc lập – 
Hợp chúng quốc Mĩ. 
Ý nghĩa: 
- Là văn kiện có ý nghĩa lịch sử trọng đại; 
- Lần đầu tiên quyền con người và quyền công dân được chính thức tuyên bố; 
- Nguyên tắc chủ quyền của nhân dân được đề cao 
* Giai đoạn 2: 1777 – 1783 
Năm 1781, quân Anh đầu hành. Năm 1782, chiến tranh kết thúc. 
3. Kết quả và ý nghĩa của chiến tranh giành độc lập 
a. Kết quả 
- Tháng 9/1783 hoà ước được ký kết ở Vecxai, Anh công nhận độc lập của 13 thuộc địa 
ở Bắc Mĩ. 
- 1787 thông qua hiến pháp, củng cố vị trí nhà nước mới. 
b. Tính chất- ý nghĩa 
* Ý nghĩa: 
- Giải phóng Bắc Mĩ khỏi sự thống trị của thực dân Anh; 
- Thành lập Nhà nước mới; 
- Mở đường cho kinh tế TBCN phát triển. 
- Góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng chống phong kiến ở châu Âu và PT đấu 
tranh giành độc lập ở Mĩ Latinh cuối thế kỉ XVIII – đầu XIX; 
* Tính chất : Đây là một cuộc cách mạng tư sản diến ra dưới hình thức chiến tranh giải 
phóng dân tộc. 
 Trang 7/10
Chủ đề 3: 
CÁCH MẠNG TƢ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII 
I. Nƣớc Pháp trƣớc cách mạng 
1. Tình hình kinh tế, xã hội 
a. Kinh tế 
b. Tình hình chính trị - xã hội 
* Chính trị: chế độ quân chủ chuyên chế, với chế độ đảng cấp khắt khe 
* Xã hội: 
Chia thành 3 đẳng cấp 
- Tăng lữ, quý tộc: có nhiều đặc quyền, đặc lợi; nắm giữ các chức vụ quan trọng trong 
chính quyền và Giáo hội; sống xa hoa trên cơ sở bóc lột Đẳng cấp thứ ba; không phải đóng 
thuế. 
- Đẳng cấp thứ 3 bao gồm: tư sản (đại tư sản, tư sản công thương, tư sản vừa và nhỏ); 
nông dân, bình dân thành thị; tạo ra của cải vật chất chủ yếu, phải đóng thuế và không có thế 
lực chính trị. 
2. Đấu tranh trên lĩnh vực tƣ tƣởng. 
Vào thế kỉ XVIII, xuất hịên trào lưu “Triết học Ánh sáng” tiêu biểu là: Mông-te-xki-ơ, 
Vôn-te, Rút-xô 
- Nội dung 
+ Kịch liệt phê phán sự thối nát của chế độ PK và nhà thờ Kitô giáo. 
+ Đưa ra những lí thuyết về việc xây dựng nhà nước mới. 
- Vai trò 
+ Tấn công vào hệ tư tưởng phong kiến, Giáo hội. 
+ Dọn đường cho cách mạng Pháp bùng nổ 
II. Tiến trình của cách mạng 
1. Cách mạng bùng nổ. Nền quân chủ lập hiến 
a. Cách mạng bùng nổ 
- Ngày 5/5/1789 Vua Lu-i XVI, triệu tập hội nghị ba đẳng cấp để tăng thuế. 
+ Đẳng cấp thứ ba phản đối, tuyên bố tự thành lập Quốc hội lập hiến. 
+ Nhà vua và quý tộc dùng quân đội để uy hiếp. 
=> Cách mạng bùng nổ. 
 Trang 8/10
Ngày 14/7/1789, quần chúng phá ngục Ba-xti, mở đầu cho Cách mạng Pháp. 
b. Nền quân chủ lập hiến 
* Sau ngày 14/7/1789: phái Lập hiến lên nắm quyền, nền quân chủ lập hiến xác lập. 
* Các chính sách: 
- Tiến bộ 
+ Ban hành một số chính sách khuyến khích công thương nghiệp phát triển; 
+ Thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền; 
+ Thông qua Hiến pháp 1791. 
- Hạn chế 
+ Cuộc sống của nhân dân chưa được cải thiện. 
+ Ban hành các đạo luật cấm công nhân hội họp, bãi công.... 
Tháng 4/1792, chiến tranh giữa Pháp với liên minh phong kiến Áo – Phổ bùng nổ. 
Quốc hội ra lệnh động viên quân tình nguyện. Cách mạng Pháp phát triển sang giai đoạn 
mới. 
2. Tƣ sản Công Thƣơng cầm quyền. Nền cộng hoà đƣợc thành lập 
- Ngày 10/8/1792: nhân dân tấn công hoàng cung, bắt giam vua và hoàng hậu. 
-> Chính quyền sang tay tư sản Công thương (Girôngđanh). Quốc hội mới được bầu 
theo phổ thông đầu phiếu. 
- Ngày 21/9/1792: Quốc hội tuyên bố phế truất vua Lu – i XVI, thiết lập nền cộng hoà 
thứ nhất. 
- Ngày 21/1/1793 : vua Lu – i XVI bị xử tử. 
- Năm 1793 đất nước gặp khó khăn, Phái Girôngđanh không muốn đưa cách mạng phát 
triển. 
- Ngày 31/5/1793 quần chúng bao vây trụ sơ quốc hội và 2/6/1793 chính quyền sang 
tay Giacôbanh. 
3. Nền chuyên chính Giacôbanh đỉnh cao của cách mạng 
- Phái Giacôbanh nắm quyền trong tình trạng đất nước khó khăn : 
+ Trong nước bọn phản cách mạng quấy rối, đời sống nhân dân khó khăn ; 
+ Ngoài mặt trận, quân Pháp liên tiếp thất bại ; 
+ Liên minh phong kiến châu Âu do Anh đứng đầu vượt qua biên giới, quyết tâm « bóp 
chết » nền cộng hòa. 
- Các chính sách 
 Trang 9/10
+ Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân (động viên nông dân). 
+ Tháng 6/1793 thông qua hHến pháp mới, tuyên bố chế độ cộng hoà, ban bố rộng rãi 
quyền dân chủ. 
+ Tháng 3/1793 Quốc hội thông qua lệnh “Tổng động viên toàn quốc”; 
+ Ban hành luật giá tối đa với lương thực, thực phẩm; 
+ Ban hành luật về lương tối đa của công nhân. 
- Kết quả: 
+ Dập tắt nội loạn, ổn định tình hình trong nước; 
+ Đuổi quân xâm lược ra khỏi biên giới. 
->Cách mạng đạt tới đỉnh cao. 
- Ngày 27/7/1794 tư sản phản cách mạng đã đảo chính lật đổ GiabôBanh, chấm dứt sự 
phát triển của cách mạng. 
III. Ý nghĩa của cách mạng Tƣ sản Pháp cuối thế kỷ XVIII 
+ Lật đổ chế độ phong kiến, thủ tiêu tàn dư phong kiến, giải quyết vấn đề ruộng đất, 
những cản trở đối với công thương nghiệp bị phá bỏ, thống nhất thị trường dân tộc. 
+ Giai cấp tư sản lãnh đạo, quần chúng đóng vai trò quyết định cách mạng phát triển và 
thành công 
+ Góp phần làm lung lay chế độ phong kiến châu Âu; 
+ Mở ra thời đại mới – thời đại thắng lợi và củng cố CNTB ở các nước tiên tiến thời 
bấy giờ. 
Câu hỏi 
1. Phân tích những mâu thuẫn xã hội của nước Pháp trước cách mạng? 
2. Tai sao nói: thời kỳ chuyên chính Gia cô banh là đỉnh cao của Cách mạng tư sản 
Pháp. 
3. Hãy nêu ý nghiã lịch sử của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XIX. 
4. Vai trò của quần chúng nhân dân được thể hiện như thế nào trong Cách mạng tư sản 
Pháp. 
 Trang 10/10
Chủ đề 4: 
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP Ở CHÂU ÂU 
1. Cách mạng công nghiệp ở Anh 
a. Tiền đề 
- Chính trị: Cách mạng tư sản nổ ra sớm, chính quyền thuộc về tay giai cấp tư sản. 
- Kinh tế: KT TBCN phát triển mạnh, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp tạo điều 
kiện đẩy mạnh sản xuất : TB, nhân công, kĩ thuật. 
- Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn (thuận lợi cho tư sản tích luỹ vốn đầu tư vào công 
nghiệp trong nước) 
 -> Anh tiến hành cách mạng công nghiệp đầu tiên 
b. Thời gian 
 Bắt đầu từ những năm 60 của TK XVIII - Kết thúc vào những năm 40 của TK XIX. 
c. Những phát minh máy móc 
3. Hệ quả của cách mạng công nghiệp. 
a. Kinh tế 
- Năng cao năng suất lao đông, làm tăng khối lượng sản phẩm cho xã hội. 
- Thay đổi bộ mặt các nước tư bản, nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông 
dân ra đời. 
- Thúc đẩy mạnh mẽ sự chuyển biến các lĩnh vực khác: nông nghiệp, GTVT. Giải 
phóng nông dân, bổ sung lực lượng cho lao động thành phố. 
b. xã hội 
- Hình thành 2 giai cấp mới là TSCN và VSCN. 
+ Tư sản nắm tư liệu sản xuất và thống trị. 
+ Vô sản làm thuê, đời sống cơ cực. 
- Mâu thuẫn xã hội và đấu tranh của vô sản không ngừng tăng lên 
Câu hỏi 
1. Vì sao nước Anh lai tiến hành cách mạng công nghiệp sớm? 
2. Cách mạng công nghiệp đem lai những hệ quả gì? Liên hệ Việt Nam. 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_lich_su_lop_10_co_ban.pdf