Đề cương ôn tập kiểm tra Học kì II môn Hóa học Lớp 9 năm học 2020- 2021

docx 4 trang Mạnh Hào 11/05/2024 1180
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra Học kì II môn Hóa học Lớp 9 năm học 2020- 2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập kiểm tra Học kì II môn Hóa học Lớp 9 năm học 2020- 2021

Đề cương ôn tập kiểm tra Học kì II môn Hóa học Lớp 9 năm học 2020- 2021
PHÒNG GD&ĐT CHÂU ĐỨC
HĐBM HÓA HỌC THCS
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Châu Đức, ngày 15 tháng 4 năm 2021
ĐỀ CƯƠNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020- 2021
MÔN: HÓA HỌC - LỚP 9 
Lí thuyết 
1. Tính chất của phi kim, clo, cacbon, các oxit của cacbon, axit cacbonic và muối cacbonat, sơ lược bảng HTTH các nguyên tố hóa học..
2.Viết công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ (metan, etilen, axetilen, rượu etylic, axit axetic), Tính chất hoá học của metan, etilen, axetilen, rượu etylic, axit axetic, glucozo, saccarozo, tinh bột. Viết phương trình minh họa cho mỗi tính chất
3. Viết các phương trình điều chế hợp chất hữu cơ. Giải thích các hiện tượng thực tế liên quan đến ứng dụng trong đời sống.
4. Định nghĩa độ rượu, phản ứng este hóa, phản ứng thủy phân, phản ứng xà phòng hóa.
B.Bài tập 
1. Dạng thực hiện chuỗi phản ứng
2. Bài tập định lượng tính theo PTHH
3. Xác định công thức phân tử hợp chất hữu cơ 
4. Bài tập định lượng về độ rượu, hiệu suất..
PHÒNG GD-ĐT CHÂU ĐỨC
HĐBM HÓA HỌC THCS
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 Châu Đức, ngày 15 tháng 4 năm 2021
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020- 2021
MÔN: HÓA HỌC - LỚP 9 ( Thời gian 45 phút )
I. Mục tiêu đề kiểm tra
1. Kiến thức:
- Chủ đề 1: Phi kim – Sơ lược bảng tuấn hoàn các nguyên tố hóa học
 - Chủ đề 2: Hidro cacbon – Nhiên liệu.
 - Chủ đề 3: Dẫn xuất hidro cacbon - Polime.
2. Kĩ năng:
 - Tái hiện kiến thức 
 - Lập PTHH minh họa tính chất hóa học của phi kim (clo, cacbon), các oxit của cacbon, axit cacbonic, muối cacbonat và các hợp chất hữu cơ (metan, etilen, axetilen, rượu etylic, axit axetic, glucozo, saccarozo, tinh bột).
 - Liên hệ thực tế về ứng dụng của các hợp chất hữu cơ trong đời sống và sản xuất.
 - Thực hiện chuỗi phản ứng gọi tên các loại hợp chất của chúng 
 - Bài tập định lượng có liên quan đến nồng độ rượu
 - Vận dụng làm bài tập tính theo PTHH và biện luận theo phương trình
 - Làm bài tập về tìm công thức hợp chất hữu cơ
3. Thái độ
- Xây dựng lòng tin và tính quyết đoán của học sinh khi giải quyết vấn đề
- Rèn tính cẩn thận, nghiêm túc trong kiểm tra.
II. Hình thức đề kiểm tra
Trắc nghiệm 30%, Tự luận 70%
III. Ma trận đề kiểm tra:
Tên Chủ đề
Mức độ nhận thức
Cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng nâng cao
Phi kim -sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Nêu được tính chất hoá học của phi kim.
- Chỉ ra mức độ hoạt động hoá học mạnh, yếu của một số phi kim.
- Nêu được tính chất hoá học của clo và là phi kim hoạt động hoá học mạnh.
- Nêu được ứng dụng, phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp và cách thu khí clo.
- Nêu được 3 dạng thù hình của cacbon
- Chỉ ra cacbon có tính hấp phụ và ứng dụng của nó.
- Nêu được tính chất hoá học của CO, CO2 và muối cacbonat.
- Nêu được ứng dụng quan trọng của silic, silic đioxit và muối silicat.
- Nêu được cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: Ô nguyên tố, chu kì, nhóm. Lấy ví dụ minh hoạ.
- Quy luật biến đổi tính kim loại, phi kim trong chu kì và nhóm. Lấy ví dụ minh hoạ.
- Nêu được ý nghĩa của bảng tuần hoàn
-Viết một số phương trình hoá học theo sơ đồ chuyển hoá của phi kim.
- Nhận biết được khí clo bằng giấy màu ẩm.
-Viết các phương trình hoá học của cacbon với oxi, với một số oxit kim loại;
- Xác định phản ứng có thực hiện được hay không và viết các phương trình hoá học.
- Viết các phương trình hoá học thể hiện tính chất hóa học của CO, CO2 và muối cacbonat.
- Chỉ ra thành phần và các công đoạn chính sản xuất thuỷ tinh, đồ gốm, xi măng.
- Vận dụng về của một số nguyên tố điển hình (thuộc 20 nguyên tố đầu tiên) suy ra vị trí và tính chất hoá học cơ bản của chúng và ngược lại.
-Tính lượng phi kim và hợp chất của phi kim trong phản ứng hoá học.
-Tính thể tích khí clo tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng hoá học ở điều kiện tiêu chuẩn.
-Tính lượng cacbon và hợp chất của cacbon trong phản ứng hoá học.
- So sánh tính kim loại hoặc tính phi kim của một nguyên tố cụ thể với các nguyên tố lân cận
- Tính thành phần phần trăm thể tích khí CO và CO2 trong hỗn hợp
3 điểm
30%
Hidro cacbon – Nhiên liệu
Nêu được khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ.
+ Phân loại hợp chất hữu cơ 
+ Phân biệt được chất vô cơ hay hữu cơ
+ Đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ
- Viết được CTPT, CTCT và nêu được đặc điểm cấu tạo của metan, etylen, axetilen.
- Nêu được tính chất hóa học của metan, etylen và axetilen.
- Nêu được ứng dụng: Dầu mỏ và khí thiên nhiên.
.
+ Quan sát mô hình cấu tạo phân tử, rút ra được đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ
- Giải thích tính chất hóa học đặc trưng của metan, etylen, axetilen dựa vào đặc điểm cấu tạo
- Phân biệt khí metan với etylen, axetilen và một vài khí khác
- Sử dụng có hiệu quả một số sản phẩm dầu mỏ và khí thiên nhiên.
- Tính thể tích khí cacbonic tạo thành khi đốt cháy than, khí metan..
- Giải thích được cách sử dụng nhiên liệu (gas, dầu hỏa, than,...) an toàn có hiệu quả, giảm thiểu ảnh hưởng không tốt tới môi trường
+ Tính % các nguyên tố trong một hợp chất hữu cơ
- Viết được một số công thức cấu tạo (CTCT) mạch hở, mạch vòng của một số chất hữu cơ đơn giản (< 4C) khi biết CTPT.
- Tính % khí metan, etilen, axetilen trong hỗn hợp.
- Tính được thể tích không khí cần dùng để đốt một lượng khí metan, etilen, axetilen.
+ Lập được công thức phân tử hợp chất hữu cơ dựa vào thành phần % các nguyên tố 
- Tính % thể tích khí metan, etilen, axetilen trong hỗn hợp khí hoặc thể tích khí đã tham gia phản ứng ở đktc 
4,0 điểm 40%
Dẫn xuất hidro cacbon-Polime
- Viết được CTPT, CTCT và nêu được đặc điểm cấu tạo của rượu etylic, axit axetic.
- Nêu được tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng và điều chế: của rượu etylic, axit axetic, chất béo.
- Khái niệm độ rượu 
- Viết được CTPT, trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí, tính chất hóa học và ứng dụng của glucozơ
- Viết được CTPT, trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí, tính chất hóa học và ứng dụng của saccarozơ
- Giải thích tính chất hóa học đặc trưng của rượu etylic, axit axetic, chất béo dựa vào đặc điểm cấu tạo phân tử.
- Viết các PTHH dạng công thức phân tử và CTCT thu gọn
- Phân biệt rượu etylic, axit axetic, dầu ăn. 
- Mối liên hệ giữa các chất: etylen, rượu etylic, axit axetic, etylaxetat. Viết các PTHH minh họa cho các mối liên hệ
- Viết được các PTHH (dạng CTPT) minh họa tính chất hóa học của glucozơ
- Phân biệt dung dịch glucozơ với rượu etylic và axit axetic
-Viết được của phản ứng thủy phân saccarozơ.
- Viết được PTHH thực hiện chuyển hóa từ saccarozơ - glucozơ - rượu etylic - axit axetic
- Tính nồng độ axit hoặc khối lượng dụng dịch axit axetic tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.
- Tính khối lượng rượu etylic tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng có sử dụng độ rượu và hiệu suất quá trình.
-Tính khối lượng xà phòng thu được theo hiệu suất 
- Tính khối lượng glucozơ trong phản ứng lên men khi biết hiệu suất của quá trình
3 điểm 30%
Số điểm
Số điểm Tỉ lệ %
4,0đ
(40%)
3,0đ
(30%)
2,0đ
(20%)
1,0đ
(10%)
10đ
(100%)

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_hoa_hoc_lop_9_nam_hoc.docx